1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan niệm văn chương của nguyễn bỉnh khiêm qua bạch vân âm thi tập và bạch vân quốc ngữ thi

109 1,5K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 529,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HOÀNG MẠNH HÙNG QUAN NIỆM VĂN CHƯƠNG CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM QUA BẠCH VÂN AM THI TẬP BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI Chuyªn ngµnh: v¨n häc viÖt nam M· sè: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN 2 Vinh 2010 Mục lục Trang Mở đầu .1 1. Lý do chọn đề tài .2 2. Lịch sử vấn đề .11 3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu 12 4. Phạm vi t liệu đối tợng nghiên cứu .12 5. Phơng pháp nghiên cứu .12 6. Đóng góp mới của luận văn 13 7. Cấu trúc của luận văn 13 Chơng 1. Những tiền đề văn hoá - văn học chi phối quan niệm văn chơng của Nguyễn Bỉnh Khiêm 14 1.1. Nguyễn Bỉnh Khiêm - cuộc đời thơ văn 14 1.1.1. Cuộc đời . 14 1.1.2. Sự nghiệp thơ văn .16 1.2. Cơ sở văn hoá- văn học quan niệm văn chơng của Nguyễn Bỉnh Khiêm .19 1.2.1. Cơ sở văn hoá sự hình thành kiểu nhà nho Nguyễn Bỉnh Khiêm 19 1.2.2. Tiến trình phát triển văn học sự định hình quan niệm văn chơng của Nguyễn Bỉnh Khiêm 27 Chơng 2. Những nội dung cơ bản trong quan niệm văn chơng của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập Bạch Vân quốc ngữ thi .38 2.1. Quan niệm văn chơng gắn với nhiệm vụ hành đạo của Nho sĩ . 38 2.1.1. Hành đạo gắn với lý tởng phò vua, giúp nớc . 38 2.1.2. Hành đạo gắn với tấm lòng lo nớc, thơng đời . 45 2.2. Quan niệm văn chơng gắn với chức năng giáo huấn, tải đạo 51 2.2.1. Giáo huấn, khuyên răn noi theo chính đạo giữ gìn đạo lý của dân tộc .51 2.2.2. Giáo huấn qua việc phê phán những tệ lậu của xã hội . 57 2.3. Quan niệm văn chơng gắn với t tởng nhàn dật 62 2.3.1. T tởng nhàn dật gắn với nội dung khẳng định cuộc sống an bần, lạc đạo . 62 2.3.2. T tởng nhàn dật gắn với việc chiêm nghiệm lẽ biến dời của nhân sinh, vũ trụ . 68 Chơng 3. Quan niệm văn chơng của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua các phơng diện hình thức thể hiện 75 3.1. Quan niệm văn chơng của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua hệ thống đề tài .75 3 3.1.1. Hệ thống đề tài trong Bạch Vân am thi tập . 75 3.1.2. Hệ thống đề tài trong Bạch Vân quốc ngữ thi 81 3.2. Quan niệm văn chơng của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua ngôn ngữ bút pháp nghệ thuật .88 3.2.1. Ngôn ngữ bút pháp nghệ thuật trong Bạch Vân am thi tập 88 3.2.2. Ngôn ngữ bút pháp nghệ thuật trong Bạch Vân quốc ngữ thi 92 KếT LUậN 100 TàI LIệU THAM KHảO 103 4 mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nguyễn Bỉnh Khiêm là gơng mặt tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam thế kỉ XVI. Với một khối lợng sáng tác thơ văn khá đồ sộ, chỉ riêng về thơ, cho đến nay còn khoảng hơn tám trăm bài thơ cả chữ Hán lẫn chữ Nôm đợc tuyển trong hai tập Bạch Vân am thi tập (thơ chữ Hán) Bạch Vân quốc ngữ thi (thơ chữ Nôm) ngoài ra ông còn có một số bài văn bia kí có giá trị khác. Đợc đánh giá là cây đại thụ rợp bóng đến một thế kỉ, một thế kỉ lắm biến cố nhất trong lịch sử Việt Nam [18; 94], tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm có sức lan toả tầm ảnh hởng sâu rộng không những ở thời đại của ông mà còn trong cả thời kì văn học Việt Nam trung đại. Bên cạnh đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là một trong những tác giả có quan niệm về văn chơng khá sớm trong lịch sử văn học dân tộc. Quan niệm này không chỉ đợc phát biểu qua bài Tựa tập thơ Bạch Vân am mà còn đợc đề cập đến trong một số tác phẩm, cả về thơ chữ Hán lẫn thơ chữ Nôm. Do đó, việc nghiên cứu quan niệm văn chơng của Nguyễn Bỉnh Khiêm không những góp phần hiểu thêm những giá trị độc đáo trong thơ văn của ông mà còn hình dung đợc rõ nét về sự định hình tiếp biến những quan niệm văn chơng Việt Nam thời trung đại. 1.2. Thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, từ lâu vốn đợc đánh giá là thơ triết lý về thế sự, thờng chú trọng chức năng giáo huấn, dạy đời giàu tính chất thuyết lý. Việc nghiên cứu, tìm hiểu quan niệm văn chơng của Nguyễn Bỉnh Khiêm một mặt lí giải đợc những đặc tính vừa nêu, mặt khác cũng có thể khẳng định: thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ngoài đặc điểm chung của những đặc trng thi pháp thơ ca thời trung đại vẫn có một phong cách riêng: đa dạng trong sự độc đáo đợc chi phối bởi một quan niệm văn chơng - quan niệm thơ cụ thể. 1.3. Về mặt thực tiễn, là một trong những đại biểu mặt xuất sắc của văn học Việt Nam thời trung đại, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đợc tuyển chọn vào chơng trình môn văn ở các cấp học trong nhà trờng khá sớm - cả về thơ chữ Hán chữ Nôm. lẽ dĩ nhiên, đó là những thi phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ 5 thuật ít nhiều thể hiện quan niệm văn chơng của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy vậy, để tiếp nhận một cách thấu đáo nội dung tởng của tác giả trong các thi phẩm đợc tuyển chọn không phải dễ dàng, đặc biệt là khoảng cách về mặt thời gian nhận thức của đối tợng tiếp nhận. Do đó, việc nghiên cứu quan niệm văn chơng của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy tác phẩm của ông cũng nh thơ văn Việt Nam thời trung đại nói chung trong nhà trờng. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về cuộc đời sự nghiệp thơ văn cũng nh quan niệm về văn chơng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, cho đến nay cũng đã có bề dày hơn bốn trăm năm, kể từ việc su tập tác phẩm của ông các môn sinh thực hiện đến bài viết của Vũ Khâm Lân, Lê Quý Đôn (thế kỉ XVIII), Phan Huy Chú (thế kỉ XIX) hàng loạt công trình có quy mô mang tính chất hợp tuyển Nguyễn Bỉnh Khiêm - danh nhân văn hoá, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Bỉnh Khiêm về tác gia tác phẩm Nhìn chung, khi nghiên cứu về cây đại thụ văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm, các học giả, nhà khoa học đều tập trung ở một số phơng diện nh những biến động của thời đại có tác động đến cuộc đời sự nghiệp thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm; Nhà t tởng - triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm; Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tâm thức dân gian, đặc biệt quy tụ nhiều công trình, bài viết công phu chất lợng hơn cả là nghiên cứu Nguyễn Bỉnh Khiêm với t cách là một đỉnh cao, một đại diện tiêu biểu nhất của thơ văn thế kỉ XVI, đồng thời là một gơng mặt xuất sắc của văn học Việt Nam thời trung đại. Với phạm vi là một luận văn khoa học nghiên cứu về quan niệm văn chơng của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập Bạch Vân quốc ngữ thi, chúng tôi tổng hợp lại nội dung những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài gắn với những mốc thời gian cụ thể. 2.1. Trớc thế kỉ XX Bên cạnh việc su tầm biên soạn trớc tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm, các nhà nghiên cứu cũng đã có nhiều bài viết đề cập đến những giá trị văn chơng 6 đặc sắc độc đáo của ông. mặc dù cha tìm hiểu quan niệm văn chơng của Nguyễn Bỉnh Khiêm nh một đối tợng cụ thể, tuy nhiên trong những công trình nghiên cứu đó, các tác giả đã ít nhiều đề cập đến những biểu hiện trong quan niệm văn chơng của ông. Đáng chú ý, có thể kể đến tác giả Vũ Khâm Lân trong thiên: Bạch Vân am c sĩ Nguyễn Công Văn Đạt phả kí (Công d tiệp kí). ở bài viết này, Vũ Khâm Lân đã đề cập khá toàn diện về Nguyễn Bỉnh Khiêm ở con ngời cuộc đời. Đặc biệt tác giả của bài phả kí này cũng đã đánh giá cao về sức hấp dẫn của văn chơng Nguyễn Bỉnh Khiêm: Văn chơng tiên sinh rất tự nhiên không cần điêu luyện, giản dị mà lu loát, thanh đạm mà nhiều ý vị, câu nào cũng có quan hệ đến sự dạy đời [62; 632]. Tác giả còn khẳng định: Nay ta đọc những văn chơng còn lại, khác chi nghe thấy những tiếng ném ngọc gieo vàng, rực rỡ nh mây năm sắc, sáng sủa nh vừng thái dơng; mà cái phong vị tắm sông Nghi, hóng mát ở cầu Vũ Vu của ông Tăng Điểm ngày trớc, cái phong thú yêu sen, hái lan của tiền nho ngày xa, thì khiến cho ta hình nh lại đợc nhìn thấy tiên sinh đợc bái kiến ở trong giáng trớng [62; 635 ]. theo ngời viết sức hấp dẫn của văn chơng Nguyễn Bỉnh Khiêm xét cho cùng cũng chịu sự chi phối của một lối viết, một quan niệm tự nhiên, giản dị gắn đến việc dạy đời bởi vậy mà hấp dẫn, có giá trị. Phan Huy Chú trong bộ sách Lịch triều hiến chơng loại chí cũng đã có cái nhìn tơng tự khi đánh giá Nguyễn Bỉnh Khiêm ở tài năng văn chơng. Theo tác giả, Nguyễn Bỉnh Khiêm xứng đáng là: một bậc kì tài, hiển danh muôn thuở, Ông rong chơi nhàn nhã hơn 40 năm mà không ngày nào quên đời; lòng lo thời, thơng đời thể hiện ra ở văn thơ [62; 642]. Không chỉ vậy, ở thiên Nhân vật chí ngoài việc giới thiệu Bạch Vân am thi tập Bạch Vân quốc ngữ thi, Phan Huy Chú còn có những tình cảm u ái khi đánh giá sức hấp dẫn của văn chơng Trạng Trình: Văn chơng ông tự nhiên, nói ra là thành, không cần gọt giũa, giản dị mà linh hoạt, không màu mè mà có ý vị, đều có quan hệ đến việc dạy đời [62; 642]. 2.2. Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 7 ở giai đoạn này, cuộc đời sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm tiếp tục là đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học. Theo đó, đối tợng nghiên cứu không chỉ ở phạm vi văn chơng mà còn ở mảng Sấm ký- tơng truyền đây là những lời tiên tri, tiên giác của Trạng Trình đợc lu truyền trong dân gian. Tuy nhiên, đáng kể hơn là những bài viết đề cập đến giá trị văn chơng của Trạng Trình. Có thể kể đến là bài giới thiệu về Nguyễn Bỉnh Khiêm của Dơng Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu (1943). Trong bài viết, mặc dù cha đề cập trực tiếp đến quan niệm văn chơng của ông nhng qua những nhận xét ngắn gọn tác giả một mặt đã có phần điểm trúng về phong cách thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, mặt khác cũng đã làm rõ sức hấp dẫn cũng nh nét đặc sắc trong thơ Nôm của ông cũng bị chi phối từ quan niệm về văn chơng, cả về nội dung hình thức. Theo Dơng Quảng Hàm, thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm có những nét đặc sắc độc đáo: Những bài ấy, hoặc vịnh cảnh nhàn tản, hoặc tả thế thái nhân tình để ngụ ý khuyên răn ngời đời, lời thơ bình đạm mà có ý vị; những bài thơ vịnh cảnh nhàn thì phóng khoáng, thanh tao rõ ra phẩm cách một bậc quân tử đã thoát vòng danh lợi mà biết thởng thức cảnh vật thiên nhiên; còn những bài văn răn đời thì có giọng trào phúng nhẹ nhàng kín đáo, rõ ra một bậc triết nhân đã từng trải việc đời am hiểu tâm lý ngời đời. Thật là một lối thơ đặc biệt trong nền văn Nôm của ta [11; 290]. ở giai đoạn này đáng kể nhất vẫn là cuốn Tuyết giang phu tử của Chu Thiên (1945), đây là một công trình khá quy mô tỉ mỉ nhất từ trớc tới thời điểm này về văn nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chu Thiên trong cuốn sách này đã tìm hiểu, nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm ở nhiều phơng diện, từ con ngời, cuộc đời đến sự nghiệp sáng tác những giá trị về nội dung cũng nh nghệ thuật của thơ văn Trạng Trình. Chính vì tính chất chuyên sâu, toàn diện cũng nh những tìm tòi phát hiện của tác giả mà cuốn Tuyết giang phu tử đợc các nhà nghiên cứu đánh giá là một cột mốc quan trọng trong các chặng đờng nghiên cứu tìm hiểu về Nguyễn Bỉnh Khiêm - con ngời thơ văn. Do đó có nhà nghiên cứu đã xác định: Cuốn sách đó đã trở thành tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà khoa học sau này [62; 50]. 8 2.3. Từ sau năm 1945 đến nay Sau khi đất nớc giành độc lập, đặc biệt là sau ngày thống nhất hai miền Nam Bắc, việc nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm tiếp tục thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học. Ngoài việc dịch thơ chữ Hán, phiên âm thơ chữ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm để tuyển chọn biên soạn, các công trình chuyên luận, bài nghiên cứu về ông có thể lên đến con số trăm. Trong đó, có những chuyên luận, những bài viết của các học giả, nhà nghiên cứu, rất công phu bề thế. Nhờ đó mà hình ảnh, vị thế cũng nh quan niệm văn chơng của Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên rõ nét hơn, toàn diện hơn không những ở trong các bộ giáo trình dạy học ở các trờng đại học, các viện nghiên cứu mà còn ở trong nhà trờng phổ thông. Thành tựu nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm giai đoạn này có thể kể đến đầu tiên là cuốn: Nguyễn Bỉnh Khiêm - nhà thơ triết lý (1957) của Lê Trọng Khánh Lê Anh Trà. Đây là một chuyên luận bề thế có chiều sâu chất lợng, trong đó nhiều vấn đề về t tởng nghệ thuật của Nguyễn Bỉnh Khiêm đợc soi chiếu một cách toàn diện, kĩ lỡng có sự tìm tòi, phát hiện. Có ý kiến đánh giá đã trở thành những định luận mang tính định hớng cho việc nghiên cứu Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này. Tiếp nối thành tựu đó, nhà nghiên cứu Văn Tân trong cuốn Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (Quyển II), bên cạnh việc giới thiệu về tiểu sử sự nghiệp văn học, tác giả cũng đã có những đánh giá cao về giá trị t tởng nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm. Theo Văn Tân thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là ở sự giản dị chân thực, đặc điểm cơ bản này hơn hết cũng xuất phát từ quan niệm về nội dung hình thức của văn chơng. Nhà nghiên cứu cho rằng: Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm tự nhiên, bình dị, không cầu kì, không có có cái hùng khí mạnh mẽ nh thơ văn Nguyễn Trãi, còn thơ chữ Nôm thờng là văn thơ thời thế có nhiều tính chất hiện thực [58; 227]. Trong cuốn Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm của nhóm tác giả Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Hồ Nh Sơn, không chỉ dừng lại ở việc chọn dịch 96 tác phẩm chữ Hán (93 bài thơ, 3 bài văn) 161 bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh 9 Khiêm. Đây là lần đầu tiên một hợp tuyển bề thế đầy đủ nhất về tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm đợc giới thiệu đến độc giả, trong đó có bài Tựa tập thơ Am Bạch Vân do Đinh Gia Khánh dịch. ở bài Tựa này, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phát biểu trực tiếp quan niệm văn chơng - quan niệm thơ của mình, theo ông nói tâm là nói về cái chỗ mà chí đạt tới vậy, mà thơ lại là để nói chí. Có kẻ chí để ở đạo đức, có kẻ chí để ở công danh, có kẻ chí để ở sự nhàn dật. Tôi lúc nhỏ chịu sự dạy dỗ của gia đình, lớn lên bớc vào giới sĩ phu, lúc về già chí thích nhàn dật, lấy cảnh núi non sông nớc làm vui, rất là vụng về trong nghề thơ. Tuy nhiên, cái bệnh yêu thơ lâu ngày cha chữa đợc khỏi vậy, mỗi khi đợc th thả lại dậy hứng mà ngâm vịnh, hoặc là ca tụng cảnh đẹp đẽ của sơn thuỷ, hoặc là tô vẽ nét thanh tú của hoa trúc , hoặc là tức cảnh mà ngụ ý, tức sự mà tự thuật, thảy thảy đều ghi lại thành thơ nói về chí [21; 165]. Bên cạnh đó, trong bài giới thiệu về văn chơng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đinh Gia Khánh đã có cái nhìn thấu đáo về con ngời văn chơng của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cùng với sự khẳng định tài năng uy vọng của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với chế độ phong kiến đơng thời, tác giả của bài viết còn đi sâu vào việc phân tích, lí giải tính chất phê phán hiện thực tấm lòng lo trớc thiên hạ đến già cha nguôi cũng nh những nét đặc sắc trong nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm. Theo tác giả: Mâu thuẫn trong t tởng, tình cảm của Nguyễn Bỉnh Khiêmnguyên nhân ở chỗ ông không thể thoát khỏi vòng vây của ý thức hệ phong kiến [62; 273]. Tuy nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã đem những quan niệm về trung dung, về chí thiện của kinh điển của Nho giáo áp dụng linh hoạt vào hoàn cảnh nớc ta lúc đơng thời [62; 276]. Khi đề cập đến chữ nhàn trong thơ ông, nhà nghiên cứu khẳng định: Nhng cần thấy rằng quan niệm về chữ nhàn của ông gắn với quan niệm về một phẩm chất cao khiết trong xã hội mà ông cho là đục lầm, về một thái độ tự chủ trong một cõi đời mà ông cho là hỗn loạn, về một chỗ đứng vững vàng trong một thời thế mà ông cho là đảo điên [62; 279]. Bên cạnh đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn đợc tác giả nhìn nhận trong mối quan hệ đối sánh với Nguyễn Trãi, để từ đó khẳng định Nguyễn Trãi hành nhiều mà tàng ít, xuất nhiều mà xử ít, Nguyễn Bỉnh Khiêm 10 thì trái lại . Nhng phẩm chất của hai ngời có chỗ giống nhau: lo cho đời, mà không lo cho mình, lo trớc thiên hạ, vui sau thiên hạ [62; 278]. Cùng chung quan điểm này, nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân trong bài Nguyễn Bỉnh Khiêm tấm lòng tiên u đến già cha thôi đã nói rõ: Chữ nhàn nói riêng, quan niệm xuất xử nói chung trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm quả có phức tạp [56; 272]. Đặc biệt, tác giả của bài viết đã tập trung phân tích những biểu hiện của tấm lòng u ái mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã giành cho dân, cho nớc. Theo Bùi Duy Tân: Trong niềm u ái của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã giành những tình cảm trong sáng, cao đẹp hớng về dân chúng [55; 272]. Bên cạnh đó, tác giả còn khẳng định: Nguyễn Bỉnh Khiêm là một tác giả tiêu biểu cho xu hớng đạo lý. Trong tác phẩm của ông, đạo lý trở thành một trong những nội dung chủ yếu Nguyễn Bỉnh Khiêm có những đức tính thuộc về truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc [55; 315] Phạm Tú Châu trong bài viết Nguyễn Bỉnh Khiêm - nhà thơ, bên cạnh việc nêu bật những nét đặc sắc về thơ Nôm, tác giả cũng đã đề cập đến sự chi phối của quan niệm thi ngôn chí trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm. Theo Phạm Tú Châu: Những bài thơ nói chí bằng chữ Hán cho ngời đọc thấy rõ Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy chí thích nhàn dật nhng ông không để chí ở việc ẩn dật [62; 355]. Sau khi khảo sát phân tích, tác giả chỉ rõ Ông dành số thơ Nôm còn lại để tỏ chí ở đạo đức. Đó là loại thơ nói chí thứ ba của ông mà ngày nay chúng ta gọi chung là thơ đạo lý [62; 356]. Tiếp theo những dẫn chứng để minh hoạ cho kết luận của mình, nhà nghiên cứu đã khẳng định: Quan niệm sáng tác, quan niệm thẩm mĩ thống soái của thi gia thế kỉ XVI vẫn không ngoài thi ngôn chí quan điểm này còn giữ địa vị chủ đạo trong sáng tác của các thi sĩ nhà nho đời sau. Thi ngôn chí có bút pháp, mẫu mực, thể thức, quy định riêng trở thành truyền thống. Loại thơ này không có nhiêm vụ mục đích phản ánh hiện thực khách quan nh nó vốn có trong cuộc đời [62; 358]. Là một chuyên gia hàng đầu về Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên không chỉ dừng lại ở việc biên soạn dịch thơ Trạng Trình mà ông còn là tác giả của nhiều bài viết trong các bộ giáo trình lịch sử văn học về . của văn chơng Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân Am thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi. 3.2. Để tìm hiểu quan niệm văn chơng của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân. trong quan niệm văn chơng của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi. 38 2.1. Quan niệm văn

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aristote - Nghệ thuật thơ ca & Lu Hiệp - Văn tâm điêu long (1999), Nxb Văn hoá, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thơ ca" & Lu Hiệp - "Văn tâm điêu long
Tác giả: Aristote - Nghệ thuật thơ ca & Lu Hiệp - Văn tâm điêu long
Nhà XB: Nxb Văn hoá
Năm: 1999
2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1999
3. Lại Nguyên Ân (1997), Từ điển Văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
4. Bùi Huy Bích (1958), Hoàng Việt văn tuyển (Lê Thớc, Hà Văn Đại, Trịnh Đình R, Nguyễn Sĩ Lâm dịch), Nxb Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Việt văn tuyển
Tác giả: Bùi Huy Bích
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1958
5. Biện Minh Điền (2008), Phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến
Tác giả: Biện Minh Điền
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2008
6. Biện Minh Điền (2005), “Vấn đề tác giả và loại hình tác giả văn học trung đại Việt Nam”, Nghiên cứu Văn học, (4), tr.88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề tác giả và loại hình tác giả văn học trung đại Việt Nam”, "Nghiên cứu Văn học
Tác giả: Biện Minh Điền
Năm: 2005
7. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
8. Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2006
9. Nguyễn Sĩ Cẩn (1984), Mấy vấn đề phơng pháp dạy thơ văn cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề phơng pháp dạy thơ văn cổ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Sĩ Cẩn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1984
10. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chơng loại chí, Tập III, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chơng loại chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1992
11. Dơng Quảng Hàm (2002), Việt Nam văn học sử yếu, (tái bản lần thứ tám) Nxb Hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn học sử yếu
Tác giả: Dơng Quảng Hàm
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn Việt Nam
Năm: 2002
12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
13. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên- 2004), Từ điển văn học - bộ mới, Nxb Thế giới míi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Nhà XB: Nxb Thế giới míi
14. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Trên hành trình văn học trung đại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trên hành trình văn học trung đại
Tác giả: Nguyễn Phạm Hùng
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2001
15. Cao Xuân Huy (1995), T tởng phơng Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu (Nguyễn Huệ Chi biên soạn và giới thiệu), Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: T tởng phơng Đông gợi những điểm nhìn thamchiếu
Tác giả: Cao Xuân Huy
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1995
16. Lê Thị Thu Hơng (2007), "Thơ thế sự Nguyễn Bỉnh Khiêm”, Nghiên cứu Văn học, (9), Tr 43 – 50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ thế sự Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tác giả: Lê Thị Thu Hơng
Năm: 2007
17. Trần Đình Hợu (1997), Nho giáo và t tởng văn học văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo và t tởng văn học văn học Việt Namtrung cận đại
Tác giả: Trần Đình Hợu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
18. Trần Đình Hợu - Tuyển tập (2005), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập
Tác giả: Trần Đình Hợu - Tuyển tập
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
19. N. Konrat (1997), Phơng Đông và phơng Tây (Trịnh Bá Đĩnh dịch) Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phơng Đông và phơng Tây
Tác giả: N. Konrat
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
20. Đinh Gia Khánh - chủ biên và giới thiệu (1976), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (Thế kỉ X đến thế kỉ XVII - Tập II), Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (Thế kỉ X đến thế kỉ XVII -
Tác giả: Đinh Gia Khánh - chủ biên và giới thiệu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1976

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w