7. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Hành đạo gắn với tấm lòng lo nớc, thơng đời
Văn chơng với Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là phơng tiện để thực hiện nhiệm vụ phò vua, giúp nớc, thực hiện cái chí “kiêm tế thiên hạ” mà còn gắn với tấm lòng “tiên u, hậu lạc” của một nhà nho đã từng nhập thế hành đạo. Sống trong một giai đoạn lịch sử mà chế độ phong kiến Việt Nam xảy ra nhiều biến động dữ dội, chứng kiến những lần thay ngôi, đổi chủ liên tiếp, những cuộc nội chiến huynh đệ tơng tàn, hơn ai hết Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thấm thía thảm cảnh u ám của đất nớc và nỗi cực khổ, lầm than của nhân dân lao động, và khi đó cái chí hành đạo mà thơ ông hớng tới bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ “kinh bang tế thế” còn là tấm lòng u thời, mẫn thế, lo nớc thơng đời. Đây vừa là sự nhận thức về chức năng, nhiệm vụ của văn chơng vừa là nội dung phản ánh trong tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Cũng giống nh Nguyễn Trãi, tấm lòng lo nớc, thơng đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng “thao thức, dằn vặt và cuồn cuộn nớc triều đông”. Đây cũng là một trong những nội dung biểu hiện của cái Tâm - chí mà thơ ông hớng đến. Tất thảy những bài thơ, “hoặc ngâm vịnh, hoặc là ca tụng cảnh đẹp đẽ của sơn thuỷ hoặc là tô vẽ nét thanh tú của hoa trúc, hoặc là tức cảnh mà ngụ ý hoặc là tức sự mà tự thuật” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều biểu đạt nội dung của quan niệm này.
Thơ chữ Hán ở Bạch Vân am thi tập, nhất là những bài thơ viết về chiến tranh, loạn lạc chứng kiến cảnh “gơm giáo đầy mắt”, nỗi khổ binh đao vẫn đeo đẳng muôn dân, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bộc bạch tấm lòng “tiên u” của mình “đến già cha thôi”
Lão lai vị ngải tiên u chí,
Đắc, táng, cùng, thông khởi ngã u.
(Tấm lòng lo trớc thiên hạ đến già cha thôi, Cùng, thông, đắc, táng, ta có lo chi riêng mình)
(Tự thuật, Bài 3 - Bạch Vân am thi tập) Điều đáng nói, trong thơ ông tấm lòng “tiên u” đã trở thành một sắc thái cảm xúc đợc nhắc đi, nhắc lại nhiều lần với những mức độ khác nhau. Đó là nỗi lo n- ớc đến “bạc đầu”: “Khu khu u quốc mẫn thành ty - Kh kh tấm lòng lo nớc mái tóc bạc nh tơ” (Trung Tân quán ngụ hứng, bài 10), có khi day dứt, dằn vặt không thể nguôi ngoai:
Ưu thời thốn niệm bằng thuỳ tả, Duy hữu hàn sơn bán dạ chung.
(Tấc dạ lo đời ai miêu tả,
Chỉ có tiếng chuông chùa nửa đêm từ trên núi lạnh vẳng đến) (Trung Tân quán ngụ hứng, Bạch Vân am thi tập) Chính vì tấm lòng “u ái”, lo nớc thơng đời mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không quản ngại tuổi già để gắng gỏi theo nhà vua nhiều lần “tòng chinh” dẹp loạn. Trong những lần “gắng gỏi” ấy ông cũng đặt niềm tin vào ngày “khải hoàn” của nhà vua và tơng lai xán lạn của vơng triều mà mình đã phò tá.
Thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn hớng về nhân dân, giành cho ngời dân lầm than khốn đốn vì chiến tranh, loạn lạc một vị trí quan trọng. Đó là niềm cảm thông, thơng xót trớc nỗi khổ đau mất mát của những ngời dân lam lũ, tội nghiệp. Cái chí trong thơ ông là vậy.
Rõ ràng, Nguyễn Bỉnh Khiêm cha một lần phát biểu, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp quan niệm làm thơ hớng đến dân, vì dân nh Nguyễn Trãi trớc đó đã làm, nhng khảo sát thơ ông số lần xuất hiện của từ “dân” không kém so với thơ ức Trai, cả về thơ chữ Hán và chữ Nôm. Điều này chứng tỏ, phải xuất phát từ quan niệm, từ ý thức mang tính chất nhất quán mà quyết định cách lựa chọn các phơng tiện từ ngữ để biểu đạt nội dung quan niệm. Bởi vậy, có thể khẳng định: con đờng hành đạo và thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm ban đầu không phải là để thoả mãn thú “nhàn” mà đợc đặt trên nền tảng vì dân, vì nớc. Chính vì thế mà tấm lòng lo nớc, thơng đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn hớng về nhân dân và “dành những tình cảm trong sáng, cao đẹp hớng về dân chúng” [39; 313].
Hớng về nhân dân, trớc hết thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phản ánh chân thực tình cảnh loạn lạc khốn đốn của nhân dân trớc chiến tranh, loạn lạc qua đó bộc lộ niềm cảm thông, thơng xót.
Lạc lạc can qua mãn mục tiền, Nhân dân bôn thoán dục cầu tuyền. Điên liên huề bão ta vô địa,
ái hộ căng linh bản hữu thiên.
(Giáo và mộc tua tủa bày ra đầy trớc mắt, Nhân dân trốn chạy muốn tìm nơi an toàn.
Khốn đốn dắt díu nhau, thở than không có đất, Thơng xót che chở cho, may thay còn có trời)
(Cảm hứng thi, Bài 3 - Bạch Vân am thi tập) Thơ trung đại, đến Nguyễn Bỉnh Khiêm bức tranh hiện thực cuộc sống của nhân dân lao động đợc phản ánh chân thực và rõ nét hơn cả. Đặc biệt là thơ viết về chiến tranh, loạn lạc. Chỉ riêng trong chùm thơ “Cảm hứng”, cả sáu bài đều nói về cảnh khốn đốn, loạn lạc của nhân dân trớc tình cảnh chiến tranh phi nghĩa. Đó là tình cảnh “Dân gặp loạn nhiều ngời ly tán bốn phơng” (Cảm hứng, bài hai), đó là cảnh “Giặc giã hoành hành ngang ngợc phạm cả vào kinh đô”, trong khi “Nhân dân khôn xiết mong đợi đợc cứu sống”(Cảm hứng, bài hai). Đằng sau hiện thực bi thơng tang tóc của “Nhân dân vô tội gặp phải cảnh cay cực, đói cơm rách áo” là một niềm cảm thông, thơng xót của nhà thơ. Nỗi niềm đó cũng đợc Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện một cách trực tiếp. Có khi là “Điếu phạt thuỳ hng thời vũ binh” (Thơng dân, đánh kẻ có tội, ai dấy quân nh trận ma gặp thời - Cảm hứng thi, bài hai). Có khi đợc thể hiện qua những hình ảnh có tính chất ẩn dụ đợc miêu tả nhờ sự quan sát từ hiện thực cuộc sống bên ngoài. Đó là cảnh “cá lớn nuốt cá bé”
Sao mà con cá lớn ở sông kia, Cậy khoẻ ăn thịt con nhỏ.
Cũng giống con rái cá lùng đuổi. Ao ngầu bỗng rỗng không,
Lòng tham cha no chán.
(Đến quán xem cá, thấy cá lớn nuốt cá bé, cảm xúc làm thơ)
Bản dịch thơ, Bạch Vân am thi tập Trớc thảm cảnh khổ đau loạn lạc của nhân dân, là một nhà nho nhập thế hành đạo Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa hết lòng “rong ruổi” theo nhà vua tòng chinh, dẹp loạn vừa khao khát một “trận ma móc” để gột rửa những u ám tanh hôi của nạn can qua để nhân dân đợc sống trong yên bình, êm ấm. Nhng đó vẫn là những ớc vọng xa vời bởi
Tằng phù công chất lý nguy gian, Chung hiệu trì khu lực cánh nan. Thâm mẫn tiểu dân ly đống nỗi, Thuỳ dơng đại nghĩa thủ hung tàn.
(Từng giúp nhà nớc trải qua gian nan nguy hiểm,
Cố gắng ruổi rong cho đến cùng thì sức mình thấy càng khó. Rất thơng dân mọn mắc nạn đói rét,
Ai nêu đại nghĩa diệt lũ hung tàn)
(Cảm hứng thi, Bài 5 - Bạch Vân am thi tập) Rõ ràng, không chỉ dừng lại ở việc phản ánh tình cảnh loạn ly, chết chóc của ngời dân vô tội trớc hoạ binh đao Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bộc lộ niềm cảm thông, thơng xót một cách chân thành sâu sắc đến họ. Tình cảm ấy, lẽ dĩ nhiên là một phơng diện biểu hiện của cái “chí” mà thơ ông hớng đến.
Trong Bạch Vân am thi tập, bức tranh đời sống đợc phản ánh không chỉ là cảnh chiến tranh huynh đệ tơng tàn gây ra nỗi đau thơng chết chóc với nguời dân vô tội mà còn là hiện thực về thế sự đảo điên, nhân tâm đen bạc. ở triều đình, bọn quan lại nh “một con chuột lớn” đục khoét, vụng trộm mùa màng thóc lúa của nhân dân, khiến cho
Đồng nội có mạ khô Kho đụn không thóc thừa
Vất vả nghèo khổ, ngời nông phu than vãn Đói và gầy, trên ruộng đồng kêu khóc. (Tăng thử, Bạch Vân am thi tập)
Với Nguyễn Bỉnh Khiêm văn chơng không chỉ mang chức năng phản ánh hiện thực cuộc sống mà qua sự việc, sự vật đợc miêu tả để ngời viết thể hiện thái độ, tình cảm. Làm thơ, với ông là việc “tức cảnh mà ngụ ý, tức sự mà tự thuật” và đó là “thơ nói về chí”. Xuất phát từ quan niệm đó mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chủ trơng “thơ tức là sử” nghĩa là thực hiện nhiệm vụ tái hiện chân thực bức tranh đời sống của xã hội. Lẽ dĩ nhiên, tái hiện không xa rời với việc thể hiện t tởng tình cảm của nhà thơ trớc hiện thực. Do đó, không phải ngẫu nhiên thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm tính hiện thực và “Hiện thực trong thơ ông mang một tinh thần phê phán sâu sắc mà trớc Nguyễn Bỉnh Khiêm văn học Việt cha có ai đã viết đợc những bài thơ có tính hiện thực cao kế thừa truyền thống Đỗ Phủ - một truyền thống đợc tôn trọng và cắm rễ sâu ở thơ Việt, từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Du, Cao Bá Quát sau này” [38; 145].
Trong bài thơ Cảm hứng (ba trăm câu), để khép lại bức tranh đời sống đầy sự tơng phản đối lập giữa giàu - nghèo, thiện - ác và những con ngời, những cảnh đời quay cuồng trong những dục vọng vật chất thấp hèn, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ít nhiều trực tiếp phát biểu quan niệm này:
Thừa nhàn thác vịnh ngâm, Nhất nhất tự ngôn chí. ……. Chỉ vị thi thành tích, Cảm vân thi tức sử.
(Thừa cảnh nhàn gửi gắm vào vịnh ngâm, Lời lời là tự để nói về chí,
Chỉ vì đối với thơ đã trót nghiện ngập, Đâu dám nói rằng thơ tức là sử.)
Theo Nguyễn Bỉnh Khiêm những lời ngâm vịnh trong thơ không ngoài mục đích “để nói về chí”. Hiển nhiên, cái chí mà ông muốn nói ở đây vẫn là t t- ởng, tình cảm của nho gia và đợc nói đến qua chữ “nhàn”. Nhng quả thật,
nhàn
“ ” trong trờng hợp này không phải là sự thoát ly hiện thực, là hành động “đắp tai, cài trốc, ăn không ngồi rồi mà cũng không phải là việc giữ cho tâm hồn luôn thảnh thơi, th thái” mà nhàn là một khát vọng cao cả về cuộc sống yên bình, no ấm cho muôn dân trăm họ. Từ đó mà khẳng định, quan niệm thi ngôn chí với Nguyễn Bỉnh Khiêm mang một nội hàm phong phú và sâu sắc. ở khía cạnh “chí” để ở hành đạo, quan niệm thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự tiếp nối quan niệm văn chơng của Nguyễn Trãi thế kỷ XV khi ông không những qua văn chơng - những bài thơ phản ánh nỗi khổ vì chiến tranh, loạn lạc của nhân dân, vạch trần và phê phán bộ mặt tham lam, tàn bạo của bọn quan tham ô lại để bày tỏ niềm khát khao cuộc sống yên bình, no ấm cho nhân dân. Quan niệm ấy cũng đặt văn chơng phải gắn bó mật thiết với cuộc sống của nhân dân và mang tính nhân dân. Do đó, không phải ngẫu nhiên trong Bạch Vân am thi tập
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã giành cho nhân dân một tình cảm “ái u” sâu nặng. Chính vì lẽ đó mà nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân đã đánh giá: ‘‘Bạch Vân am thi tập đợc viết theo quan niệm thi ngôn chí, chí ở đây theo nhà thơ là sự nhàn đật, nhng bao trùm lên cả sự nhàn dật ấy là quan niệm hành tàng, xuất xử và tấm lòng u thời mẫn thế của một nhà t tởng nhà thơ lớn sống trong một thời ly loạn’’ [13; 80]. Và cũng giống nh Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng ý thức về vai trò và chức năng của văn học không chỉ dừng lại ở việc phản ánh, tái hiện mà còn có tác dụng nhận thức hiện thực. Về phơng diện này có thể nói quan niệm về văn chơng của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thoát khỏi chức năng giáo huấn, “tải đạo” một cách khô khan của thơ thời Hồng Đức trớc đó và đồng thời đa quan niệm văn học hiện thực từ Nguyễn Trãi lên một bớc sâu đậm hơn.