Hệ thống đề tài trong Bạch Vân quốc ngữ thi

Một phần của tài liệu Quan niệm văn chương của nguyễn bỉnh khiêm qua bạch vân âm thi tập và bạch vân quốc ngữ thi (Trang 82 - 88)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2.Hệ thống đề tài trong Bạch Vân quốc ngữ thi

Cũng nh các nhà thơ trung đại khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng quan niệm văn chơng phải hớng đến nhiệm vụ giáo hoá nhân tâm, thế đạo. Và nội dung của quan niệm này thể hiện đậm nét hơn ở sáng tác thơ Nôm của ông. Sự chi phối của quan niệm văn chơng đã tác động đến sự lựa chọn đề tài để biểu đạt. Qua việc khảo sát đề tài của tập Bạch Vân quốc ngữ thi, bớc đầu chúng tôi thấy. Nếu ở Bạch Vân am thi tập, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm rất phong phú về đề

tài thì ở trong Bạch Vân quốc ngữ thi ông chỉ tập trung ở đề tài có tính chất

ngôn chí nh: cuộc sống nhàn dật của ẩn sĩ, phản ánh hiện thực xã hội, khuyên răn - giáo huấn (đề tài răn dạy đạo lý), những tâm sự ái u... Hơn nữa, qua sự khảo sát về sự tác động và chi phối của quan niệm văn chơng đối với việc lựa chọn đề tài cũng thể hiện đợc một vài nét khu biệt. Trong khi ở thơ chữ Hán -

Bạch Vânam thi tập, Nguyễn Bỉnh Khiêm thờng hớng đến các đề tài mang tính quốc gia, đại sự thì thơ Nôm - Bạch Vân quốc ngữ thi lại hớng đến đề tài có tính thế sự để giáo hoá nhân tâm thế đạo. Rõ ràng, tính chất khu biệt đó ít nhiều cũng chịu sự chi phối của quan niệm văn chơng.

Xuất phát từ quan niệm văn chơng gắn với t tởng nhàn dật mà trong Bạch Vân quốc ngữ thi đề tài viết về cuộc sống của ngời ẩn sĩ đã đợc Nguyễn Bỉnh Khiêm miêu tả đậm nét nh một bức chân dung tự hoạ con ngời nhà thơ, một ẩn sĩ đã hoàn toàn thoát khỏi vòng danh lợi. Đó là ngời ẩn sĩ với lối sống thanh cao, đạm bạc coi khinh danh lợi: ‘‘ái u vằng vặc trăng in nớc – Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa’’ (Bài 1). Hoặc dửng dng trớc cảnh giàu sang, phú quý để h- ởng thụ cuộc sống ung dung, nhàn nhã nh một trích tiên nơi trần thế:

Dửng dng mọi sự nay ngoài hết Nhàn một ngày là tiên một ngày (Bài 10)

Xa lánh chốn quan trờng đầy đua chen, giành dật, bậc ẩn sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm về những thú vui, những cảnh sinh hoạt đời thờng đơn sơ, giản dị nơi am thanh cảnh vắng. Đó là cuộc sống dân dã, đạm bạc nh một lão nông thực thụ. Từ cái uống, có lúc: ‘‘Khát uống chè mai hơi ngọt ngọt – Sốt kề hiên nguyệt gió hiu hiu’’ (Bài 3) hay ‘‘Nớc tuyết hâm trà dới bếp – Bút hoa điểm sách trên yên’’ (Bài 23). Có khi thì: ‘‘Bếp trà hâm đã xôi măng trúc – Nơng cỏ cây thôi, vãi hạt muồng’’. Đến chuyện ăn cũng dân dã, đạm bạc của thú nhà quê: ‘‘Thèm nỡ phụ canh cua rốc – Lạnh, đà quen đắp ổ rơm’’(Bài 33), có khi bậc ẩn sĩ ấy cũng kham khổ nh ngời nông dân vào thời giáp hạt, nghĩa là phải nếm trải cảnh sống thiếu thốn, chật vật, phải ăn gạo mốc cơm vàng– : ‘‘Cơm vàng hai bữa đói thì ăn’’ (Bài 20), có lúc phải: ‘‘Bữa nhiều muối bể chứa tơi

ngon’’ (Bài 32). Không chỉ dân dã, giản dị trong đồ ăn, thức uống mà trong cả cái mặc cũng xềnh xoàng, giản phác: ‘‘Cơm ăn chẳng quản mùi xa bạc - áo mặc nề chi tấm rách lành’’ (Bài 85).

Viết về đề tài cuộc sống của ngời ẩn sĩ, thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tập Bạch Vân quốc ngữ thi không chỉ gợi tả cảnh sống đơn sơ, giản dị mà còn thể hiện tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên của một nho sĩ khi đã thoát khỏi vòng danh lợi. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm đến thiên nhiên cũng là một hình thức để di dỡng tinh thần nhằm bảo vệ khí tiết thanh cao của nhà nho trớc bả vinh hoa, phú quý. Do đó, thiên nhiên với nhà thơ không chỉ là bạn bầu để bộc bạch nỗi niềm mà còn là một hứng thú của thơ ca:

Cảnh có nớc non nhàn đợc thú, Hứng vi thơ rợu chở qua ngày.

(Bài 32)

Do quá chú ý đến tính chất giáo huấn và triết lý thế sự mà khi tìm hiểu văn chơng của Nguyễn Bỉnh Khiêm rất ít khi các nhà nghiên cứu quan tâm đến thiên nhiên trong thơ ông, nhất là ở thơ chữ Nôm. Thực tế, trong Bạch Vân quốc ngữ thi cũng có nhiều bài thơ viết về thiên nhiên và qua đó ngời đọc ít nhiều cảm nhận đợc vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ, bậc ẩn sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm bên am Vân, sông Tuyết. Thực tế ấy cũng chứng tỏ, với Trạng Trình hứng thú trớc thiên nhiên cảnh vật cũng là một hình thức để thể hiện tâm hồn và nhân cách của nhà nho trớc thói đời đầy sự đua chen, giành dật. Tìm về thiên nhiên để kí thác dòng tâm sự, tìm về thiên nhiên cũng là hình cách để giữ gìn cái bản nguyên, cái lơng thức tốt đẹp của con ngời. Vì vậy mà thiên nhiên trong Bạch Vân quốc ngữ thi cũng có nhiều bài thơ thật đẹp. Đó là một bức tranh về cảnh trăng trong, gió mát không kém phần thơ mộng, lãng mạn và mang đậm ý vị Đ- ờng thi :

Dòng giang là bạc khi triều dẫy,

Vầng nguyệt tơng vàng thuở nắng thâu. Thỏ giãi, ô vần hay ý nhiệm,

(Bài 123)

Điều đáng nói còn ở chỗ, trong Bạch Vân quốc ngữ thi, bên cạnh một số bài thơ viết về thiên nhiên mang ý vị cổ điển, Đờng thi từ chất liệu hình ảnh đến tứ thơ, thể thơ còn có rất nhiều bài thơ giàu tính chất tả thực về thiên nhiên cảnh vật ở làng quê. Từ cảnh rặng tre, bãi mía đến bến cá, am mây... thật chân thực và bình dị. Đằng sau bức tranh thiên nhiên, cảnh vật hết sức đơn sơ thân thuộc đó tác giả đã thể hiện cuộc sống ung dung, nhàn nhã của ngời ẩn sĩ.

... Bến nguyệt thuyền kề hai bãi mía, Am mây cửa khép một cần pheo. Cá tôm tối chác bên kia bến, Củi đuốc ngày mua mé nọ đèo. Khách đến hỏi: nào song viết, Nữa rằng: còn một túi thơ treo. (Bài 35)

Rõ ràng, ở tập Bạch Vân quốc ngữ thi khi viết về đề tài cuộc sống của ngời ẩn sĩ, tác giả qua việc miêu tả cuộc sống đơn sơ, giản dị và tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên đã thể hiện một cách rõ nét cái chí của nhà nho hành đạo nhng không gặp thời. Tìm về cuộc sống bình dị, giản phác, gắn bó hoà hợp với thiên nhiên không chỉ để đối lập, xa lánh thói đời đầy bon chen, ô trọc mà còn là cách để di dỡng tinh thần, cũng là cách để giữ gìn tiết tháo thanh cao của một nhà nho đầy bản lĩnh.

Văn chơng dù đợc viết với mục đích gì cũng gắn liền với hiện thực cuộc sống và chính hiện thực đời sống là cơ sở để trở thành đề tài và là đối tợng phản ánh của tác phẩm văn học. Mặc dù, quan niệm văn chơng là những nhận thức mang tính chủ quan của nhà văn về vai trò, chức năng, mục đích của văn học nhng sự nhận thức ấy cũng đợc hình thành trên cơ sở từ hiện thực đó. Lẽ dĩ nhiên, hiện thực đời sống khi đi vào tác phẩm văn học ít nhiều đợc nhà văn chọn lựa và tái tạo để thể hiện nội dung của quan niệm. Nói điều này để chứng tỏ, quan niệm văn chơng tỏ chí của Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ thể hiện ở

đề tài viết về cuộc sống của ngời ẩn dật mà còn thể hiện qua đề tài phản ánh hiện thực xã hội đơng thời.

Viết về đề tài phản ánh hiện thực xã hội, văn học trung đại Việt Nam đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, cả về thơ chữ Hán lẫn chữ Nôm đã có bớc chuyển biến mạnh mẽ. Theo đó, tính chất hiện thực trở nên đậm nét, phong phú và góc cạnh hơn, ngay cả với thơ văn Nguyễn Trãi thế kỉ XV. Bức tranh hiện thực đời sống xã hội Việt Nam thế kỉ XVI đã đợc Nguyễn Bỉnh Khiêm tái hiện một cách sâu đậm trong cả Bạch Vân am thi tập Bạch Vân quốc ngữ thi. Nếu trong Bạch Vân am thi tập bức tranh hiện thực là cảnh chiến tranh, loạn lạc và đời sống khổ cực của nhân dân thì trong Bạch Vân quốc ngữ thi là hiện thực đen bạc về cảnh thế thái nhân tình. Đó là sự tranh giành, ghen ghét, kèn cựa nhau chỉ vì những lợi ích vật chất tầm thờng:

ở thế làm chi cời lẫn nhau, Giàu chê khó, khó chê giàu.

Ngời hàng thịt nguýt ngời hàng cá, Đứa bán bò gièm đứa bán trâu. Bé vú thở than ngời cả vú, ít râu ánh ỏi kẻ nhiều râu.

(Bài 112)

Thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn phản ánh chân thực tình trạng tha hoá đạo đức xã hội bởi sự tác động của đồng tiền và lối sống ‘‘tham phú phụ bần’’ của thế tục. Sức mạnh và sự cám dỗ của cơm áo, gạo tiền không loại trừ bất cứ một ai, từ con ngời trần thế đến cả bụt cũng tha hoá: ‘‘Cơm áo bỗng xui ngời hoá quỷ – Oản xôi dễ khiến bụt nên ma’’ (Bài 93). Viết về sự tác oai, tác quái của đồng tiền đối với nhân tâm thế đạo, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vạch trần sự tàn phá ghê gớm của đồng tiền trong mọi mối quan hệ của con ngời. Vì đồng tiền mà con ngời c xử với nhau hết sức lật lọng và tráo trở: ‘‘Đồng tiền đã thay thế cho tình ngời, của cải thay thế cho đạo đức, đồng tiền và của cải đã làm khuynh đảo xã hội, trở thành khẩu trọng pháo phá vỡ bức tờng thành của quan hệ phong kiến’’ [63, 397].

Còn bạc, còn tiền còn đệ tử Hết cơm, hết rợu, hết ông tôi. (Bài, 71) Hoặc

Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mời, Có của thì hơn hết mọi lời.

Trớc đến tay không nào thốt hỏi, Sau vào ghánh nặng lại vui cời. (Bài, 74)

Có thể nói, đằng sau việc phản ánh hiện thực đảo điên của nhân tâm, thế đạo bởi sự tác động tiêu cực của đồng tiền, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng thể hiện nỗi xót xa cho sự xuống cấp của những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Nỗi day dứt và xót xa ấy ít nhiều cũng tác động đến nội dung ‘‘tỏ chí’’ và ‘‘tải đạo’’ trong quan niệm văn chơng của ông.

Sự chi phối của quan niệm văn chơng với chức năng ‘‘tải đạo’’ không chỉ biểu hiện qua đề tài phản ánh hiện thực mà còn thể hiện ở đề tài có tính chất khuyên răn, giáo huấn. Tìm hiểu tập Bạch Vân quốc ngữ thi cho thấy, đây là đề tài đợc Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện với một tỉ lệ khá lớn. Theo nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn trong cuốn Thơ Nôm Đờng luật thì đề tài khuyên răn, giáo huấn đạo lý trong Bạch Vân quốc ngữ thi có 66 bài = 40, 99%. Trong đó nội dung khuyên răn giáo huấn đạo đức Nho giáo có 22 bài, bao gồm: tam cơng, ngũ th- ờng, ngũ luân, thiên mệnh, trung dung; nội dung khuyên răn, giáo huấn đạo đức dân tộc có 29 bài và 17 bài có tiêu đề Giới (Khuyến) [63; 167]. Viết về đề tài răn dạy đạo lý, nh một nhà đạo đức mẫu mực vừa tiếp thu những t tởng đạo lý của Nho gia vừa kế thừa những truyền thống đạo đức của dân tộc cùng với vốn sống, vốn trải nghiệm sâu sắc, Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên mọi ngời giữ trọn chữ trung, chữ hiếu: ‘‘Tôi hết ngay, chầu chực chúa – Con hằng thảo, kính thờ cha’’(Bài 145). Ông cũng khuyên con ngời luôn làm điều thiện, đề cao nhân nghĩa, giữ trọn luân thờng:

yêu nhau chăng đã một luân thờng. Nhắn bảo bao nhiêu ngời ở thế, Làm ngời hãy giữ đạo cơng thờng. (Bài 57) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung khuyên răn, giáo huấn trong Bạch Vân quốc ngữ thi rất phong phú. Từ trong mối quan hệ của gia đình nh: Vợ chồng, cha- con, anh - em đến họ hàng, làng xóm và cả ngoài xã hội. Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên mọi ngời biết đối nhân xử thế, biết coi trọng chữ trung, chữ tín, luôn nhẫn nhịn, khoan hoà, biết yên phận, không tham lam, không đôi co giành dật... để giữ bản tính tự nhiên hay chính là cái thiên lơng lành vững của con ngời. Điều đáng nói còn ở chỗ khi thể hiện nội dung răn dạy đạo lý, Nguyễn Bỉnh Khiêm thờng dùng những lời lẽ kín đáo, nhẹ nhàng và đầy chất triết lý, bởi vậy nó dễ đi vào lòng ngời và có sức thuyết phục sâu sắc.

Một phần của tài liệu Quan niệm văn chương của nguyễn bỉnh khiêm qua bạch vân âm thi tập và bạch vân quốc ngữ thi (Trang 82 - 88)