Ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật trong Bạch Vân quốc ngữ thi

Một phần của tài liệu Quan niệm văn chương của nguyễn bỉnh khiêm qua bạch vân âm thi tập và bạch vân quốc ngữ thi (Trang 93 - 109)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.Ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật trong Bạch Vân quốc ngữ thi

So với thơ chữ Hán thì thơ chữ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tập Bạch Vân quốc ngữ thi có sức lan toả sâu rộng hơn trong công chúng độc giả. Sức hấp dẫn và giá trị sâu sắc của Bạch Vân quốc ngữ thi không chỉ chiều sâu t t- ởng, tính chất giáo huấn, răn dạy đạo lý và cảm hứng thế sự đậm đà mà còn ở hình thức nghệ thuật khá nhuần nhuyễn và điêu luyện của một bậc ‘‘đại gia’’ trên thi đàn dân tộc thời trung đại. Trong đó, không thể không đề cập đến sự chi phối và tác động từ quan niệm văn chơng cũng nh hiệu quả của những phơng diện hình thức nghệ thuật đến việc biểu đạt nội dung của quan niệm. Không bàn đến với t cách là một đối tợng nghiên cứu riêng rẽ nhng qua cái nhìn từ quan niệm và các yếu tố thể hiện nội dung quan niệm văn chơng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng tôi thấy những thành công về hình thức nghệ thuật đã góp phần không nhỏ đến sự hình thành phong cách thơ Nôm cũng nh việc thể hiện những nội dung t tởng của tác giả trong tác phẩm.

Nói về sự chi phối và tác động của các phơng diện ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật của thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm đến nội dung t tởng, nhà nghiên cứu Dơng Quảng Hàm đánh giá cao về lời thơ, giọng điệu và lối thơ trong Bạch Vân quốc ngữ thi: ‘‘Những bài ấy, hoặc vịnh cảnh nhàn tản, hoặc tả thế thái nhân tình để ngụ ý khuyên răn ngời đời, lời thơ bình đạm mà có ý vị; những bài thơ vịnh cảnh nhàn thì phóng khoáng, thanh tao rõ ra phẩm cách một bậc quân tử đã thoát vòng danh lợi mà biết thởng thức cảnh vật thiên nhiên; còn những bài văn răn đời thì có giọng trào phúng nhẹ nhàng kín đáo, rõ ra một bậc triết nhân đã từng trải việc đời và am hiểu tâm lý ngời đời. Thật là một lối thơ đặc biệt trong nền văn Nôm của ta” [11; 290]. Nhà nghiên cứu Trần Thị Băng Thanh lại đánh giá cao về thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở tầm bao quát về đề tài. So với thơ Nôm của Nguyễn Trãi và thơ Nôm thời Lê Thánh Tông thì thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đạt đến độ ‘‘sâu sắc, thâm trầm trong t duy về thế sự’’ [62; 562]. Có đợc điều này, theo nhà nghiên cứu, thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện đợc những thành công trong việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật nhất định, trong đó có thể thơ Đờng luật đợc Việt hoá một cách sáng tạo. Tất cả đã tạo nên sức hấp dẫn cũng nh hiệu quả thẩm mỹ của thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm, tập Bạch Vân quốc ngữ thi. Lẽ dĩ nhiên, điều này ít nhiều chịu sự chi phối và tác động từ những nội dung trong quan niệm văn ch- ơng của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sự chi phối của quan niệm văn chơng gắn với chức năng giáo hoá nhân tâm thế đạo không chỉ biểu hiện ở hệ thống đề tài ngôn chí mà còn thể hiện ở các phơng diện về ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật thể hiện.

Về phơng diện ngôn ngữ, thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chứng tỏ b- ớc phát triển mới của ngôn ngữ thơ ca tiếng Việt trên cơ sở kế thừa những thành tựu của thơ Nôm thế kỷ XIV - XV qua thơ của Nguyễn Trãi và thơ thời Hồng Đức. Tính chất nhuần nhuyễn thể hiện ở việc vận dụng linh hoạt và sáng tạo ngôn ngữ cũng nh thi liệu của văn chơng bác học để biểu đạt nội dung quan niệm. Là một bậc đại nho, tinh thông thơ phú, am tờng kinh điển của Nho gia, Nguyễn Bỉnh Khiêm quả thật có nhiều thuận lợi trong việc vận dụng những tri

thức Hán học cũng nh ngôn ngữ và thi - văn liệu, qua hệ thống điển cố trong văn chơng bác học. Theo nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn: ‘‘Điển cố, thi liệu Hán học đợc sử dụng nhiều trong ba trờng hợp: 1. Thể hiện cuộc sống ẩn dật, lánh đục về trong. 2. Khẳng định phẩm chất của kẻ sĩ quân tử. 3. Nêu cao lý tởng về một xã hội Nghiêu Thuấn thái bình thịnh trị’’ [63; 196].

Về nghệ thuật sử dụng điển cố và thi liệu Hán học, so với Quốc âm thi tập

của Nguyễn Trãi, thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm có số lần dùng ít hơn, 117 lần/ 161 bài = 73,67 % (so với Quốc âm thi tập 214 lần/ 254 bài = 84, 25%). Khảo sát hệ thống điển cố và thi liệu văn chơng bác học trong Bạch Vân quốc ngữ thi bớc đầu chúng tôi thấy, tác giả chủ yếu tập trung vào một số chủ đề nhất định để thể hiện những nội dung của quan niệm. Thứ nhất: thể hiện những tâm sự ái - u của nhà nho hành đạo. Chẳng hạn hai câu thơ: ‘‘Kìa ai ải Bắc lng đeo ấn - Nọ khách ngồi Đông, tay rủ câu’’(Bài 9). ở đây câu chuyện của Lý Quảng, một tớng giỏi thời Hán Văn đế nhng bị thất sủng thời Hán Vũ đế đợc nói đến qua điển ‘‘ải Bắc’’ và điển ‘‘ngồi Đông’’ gắn với câu chuyện Khơng Tử Nha (Lã Vọng), một mu sĩ nổi tiếng thời Chu, ngồi buông câu ở bến Đông Hải để đợi thời giúp minh quân. Nh vậy, qua hai điển cố này tác giả đã thể hiện những tâm sự về lẽ xuất - xử của nhà nho hành đạo nhng không gặp thời. Thứ hai: khẳng định cuộc sống giản dị, thanh cao của ẩn sĩ. Về nội dung này, tác giả th- ờng mợn điển cố liên quan đến các bậc ẩn sĩ của Trung Quốc nh: Sào Phủ, Hứa Do, Bá Di, Thúc Tề, Trần Đoàn, Đào Tiềm, Lâm Bô... trong đó câu chuyện về bậc ẩn sĩ nổi tiếng Đào Tiềm đợc nhiều lần nhắc đến không chỉ ở thơ chữ Hán mà còn ở thơ Nôm. Chẳng hạn câu thơ: ‘‘Hồ Tây thuyền nổi hoa mai bạc – Song Bắc cầm xoang vừng nguyệt thanh’’ (Bài 15) hoặc ở một số bài thơ khác.

ở đây, địa danh Hồ Tây- nơi ẩn sĩ đời Tống là Lâm Bô trồng mai, nuôi hạc để giữ khí tiết thanh cao trong thời loạn lạc và Song Bắc gắn với điển Đào Tiềm khi ở ẩn thờng xem việc trồng cúc và làm thơ ghẹo trăng nh một thú vui. Thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm có những điển cố đợc sử dụng rất kín khiến cho ngời đọc rất khó phát hiện. Chẳng hạn, để thể hiện giản dị, không màng danh

lợi phú quý, tác giả đã sử dụng điển cố: ‘‘giấc mơ của Thuần Vu Phần’’ trong câu thơ: ‘‘Rợu đến gốc cây ta sẽ uống – Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao’’ (Bài 73). Thứ ba: thể hiện mơ ớc về một xã hội có vua sáng, tôi hiền. Về nội dung này, giống nh Nguyễn Trãi, ông cũng sử dụng điển cố liên quan đến vua Nghiêu Thuấn, hoặc chúa Vũ Thang. Chẳng hạn: ‘‘Khúc văn thơ đọc đời Nghiêu, Thuấn – Khúc thái bình nhớ chúa Vũ, Thang’’ (Bài 90).

Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, thi liệu trong văn chơng bác học trong thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ ở hệ thống điển cố mà còn ở hệ thống hình ảnh có tính ớc lệ. Để nói về vẻ đẹp của thiên nhiên nh phong, hoa, tuyết, nguyệt ; để nói về khí tiết thanh cao, cứng cỏi của bậc quân tử là mai, lan, cúc, trúc; để nói về hứng thú của kẻ sĩ có cầm, kì, thi, tửu; để nói về thú ẩn dật có:

hiên mai, cửa trúc, lâm tuyền... Chẳng hạn, để nói cái chí của ngời ẩn dật, tác giả đã kết hợp từ ngữ trong văn chơng bác học với từ ngữ mang tính dân dã một cách tự nhiên: ‘‘Ba cuốn đồ th thu nặng túi – Một thuyền phong nguyệt chở đầy then’’ (Bài 11). Sự vận dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo vốn ngôn ngữ, thi liệu trong văn chơng bác học còn thể hiện qua việc Việt hoá những thành ngữ Hán học để tạo một sắc thái giản dị, dân dã. Chẳng hạn, từ một thành ngữ Hán học lấy trong sách Trang tử: ‘‘Bạch câu quá khích’’ (nghĩa đen: bóng ngựa vụt qua khe cửa, nghĩa bóng chỉ: thời gian trôi nhanh), ông đã viết thành: ‘‘Tuổi đà ngoại tám mơi già - Thoăn thoắt xem bằng bóng ngựa qua’’ (Bài 14), hoặc câu thơ: ‘‘Dẫu thấy hậu sinh thì dễ sợ’’ (Bài 40) lại đợc tác giả dịch từ thành ngữ ‘‘Hậu sinh khả uý’’ (nghĩa là: kẻ sinh sau là đáng sợ), chép trong thiên Tử Hãn, sách Luận ngữ...

Bên cạnh việc vận dụng ngôn ngữ và thi liệu Hán học là sự tiếp thu ngôn ngữ và cách diễn đạt trong văn học dân gian một cách thuần thục. Một mặt, để thể hiện những nội dung biểu đạt của quan niệm nhng mặt khác cũng tạo đợc hiệu quả nghệ thuật đặc sắc. Xuất phát từ cuộc sống gần dân, am hiểu lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiếp thu và vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn vốn ca dao, tục ngữ, thành ngữ một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo. Chẳng hạn trong nội dung răn dạy đạo lý, để nói về

sự ảnh hởng của môi truờng sống trong việc hình thành nhân cách con ngời tác giả đã lấy ý của câu tục ngữ ‘‘gần mực thì đen, gần đèn thì rạng’’ để tạo ra một câu thơ mang nội dung tơng tự: ‘‘Gần son thì đỏ, mực thì đen – Sáng biết nhờ ơn thuở bóng đèn’’ (Bài 64). Để khuyên răn ngời đời biết đối nhân, xử thế, biết nhờng nhịn tôn trọng lẫn nhau trong cuộc sống. Bởi sống ở trên đời, con ngời vốn có nhiều mối liên hệ với nhau. Do đó, không vì cái riêng mà làm ảnh hởng đến cái chung, không vì bản thân mà làm tổn hại đến ngời khác. Khi nói về mối liên hệ đó, tác giả đã sử dụng một hình ảnh thơ thật giản dị: ‘‘Vuốt mặt còn chừa qua mũi nọ – Rút dây lại nệ động rừng chăng’’ (Bài 89). Thực ra, hai câu thơ này Nguyễn Bỉnh Khiêm đã diễn ý cả hai câu tục ngữ quen thuộc trong dân gian: ‘‘Vuốt mặt thì nể mũi’’ và ‘‘Rút dây động rừng’’ hoặc ‘‘Rút dây lại sợ động rừng’’. Để răn dạy con ngời biết thích nghi với hoàn cảnh sống, bằng sự từng trải của bản thân và từ câu tục ngữ: ‘‘ở bầu thì tròn, ở ống thì dài’’, tác giả đã khuyên: ‘‘Dài ống, tròn bầu ấy khá chiều - Há rằng lận, há rằng kiêu’’ (Bài 96).

Một nội dung nổi bật trong quan niệm văn chơng gắn với chức năng giáo hoá nhân tâm thế đạo là phê phán những tệ lậu của xã hội đơng thời và để diễn đạt nội dung đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vận dụng những câu tục ngữ, thành ngữ một cách tự nhiên, thuần thục không những đạt đợc mục đích mà còn tạo đ- ợc hiệu quả nghệ thuật đặc sắc. Chẳng hạn để phê phán thói ‘‘tham phú phụ bần’’ và lối sống thực dụng trọng vọng tiền tài, danh lợi của ngời đời, tác giả đã lấy những hình ảnh thật gần gũi trong một câu thành ngữ quen thuộc ‘‘mật ngọt, kiến bò ; hoa thơm, ong đỗ’’, thành câu thơ: ‘‘Nhị kết, hoa thơm, ong đến đỗ – Mỡ bùi, mật ngọt, kiến nào đi’’ (Bài 82). Hoặc từ câu tục ngữ: ‘‘Treo đầu dê, bán thịt chó’’, ý nói, phô phang một đàng, làm một nẻo; khoe tốt nhng lại làm xấu, đã đi vào câu thơ một cách tự nhiên: ‘‘Lận thế treo dê mang bán chó – Lập danh cỡi hạc lại đeo tiền’’ (Bài 124)... Nguyễn Bỉnh Khiêm phê phán nhng cuối cùng vẫn nhằm mục đích để khuyên răn ngời đời sống đẹp hơn, điều độ và chừng mực hơn, điều này ít nhiều cũng đợc tác giả nói bằng tục ngữ: ‘‘Ăn ít, hay hơn, hờn ấy thiệt – Khôn thì ngời dái, dại ngời thơng’’ (Bài 76). Trong

Bạch Vân quốc ngữ thi, lối nói khẩu ngữ của dân gian cũng đợc tác giả sử dụng một cách tự nhiên, nhuần nhị để tăng khả năng diễn đạt. Đó là hệ thống từ láy, từ xng hô, từ ngữ suồng sã trong lời nói hàng ngày... đã đi vào thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và đem theo cả cái thô mộc, giản phác của đời thờng. Chẳng hạn:

No bữa hôm, đủ bữa mai, Gẫm lâu chăng đã thú nhà vui. Ruộng năm, bảy khóm trồng cây lúa, Tằm chín, mời nong để giống ngài. (Bài 121)

Hoặc là hệ thống từ láy để gợi về một cuộc sống thanh bần, đạm bạc và ung dung, thích thảng của ẩn sĩ nơi am thanh, cảnh vắng: ‘‘Cửa trúc vỗ tay cời khúc khích – Hiên mai vắt cẳng hát nghêu ngao,, (Bài 83) với thú vui dân dã, quê mùa: ‘‘Khát uống chè mai hơi ngọt ngọt – Sốt kề hiên nguyệt gió hiu hiu’’(Bài 3), có khi nhàn nhã nh một lão nông thực thụ: ‘‘Một mai, một cuốc, một cần câu – Thơ thẩn dầu ai vui thú nào’’ (Bài 73) hoặc mỉa mai thói đời đầy bon chen, toan tính: ‘‘Anh anh, chú chú mừng hơ hải – Rợu rợu, chè chè, thết tả tơi’’ (Bài 74). Rõ ràng, việc vận dụng nhuần nhuyễn hệ thống từ láy và cách diễn đạt đậm sắc thái dân gian đã góp phần không nhỏ vào việc thể hiện nội dung trong quan niệm văn chơng của tác giả.

Sự chi phối của quan niệm văn chơng đến các phơng diện hình thức nghệ thuật còn đợc thể hiện qua thể loại và bút pháp nghệ thuật. ở góc nhìn thể loại, có thể thấy đến Bạch Vân quốc ngữ thi thể thơ thất ngôn pha lục ngôn đợc sử dụng hết sức linh hoạt. Đây là thể thơ hình thành trên cơ sở Việt hoá một thể thơ Đờng luật đợc sử dụng nhiều trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và

Hồng Đức quốc âm thi tập thời Lê Thánh Tông đến Nguyễn Bỉnh Khiêm trở nên nhuần nhuyễn. Với một số lợng khá lớn bài thơ thất ngôn pha lục ngôn, 97/ 161 bài = 60, 24% [62, 599] Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khai thác triệt để hiệu quả diễn đạt nội dung của quan niệm từ việc sử dụng thể thơ này. Theo đó, nếu thơ Đờng luật thờng biểu đạt những nội dung có tính chất quan phơng, tao nhã hoặc chí ít là đề vịnh, thù tạc thì thể thất ngôn pha lục ngôn trong Bạch Vân quốc

ngữ thi lại phù hợp với nội dung răn dạy đạo lý hoặc những vấn đề có tính thế sự, đời thờng đồng thời phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của con ngời Việt Nam: mộc mạc, giản phác dễ đi vào lòng ngời. Việc sử dụng thể thơ thất ngôn pha lục ngôn ít nhiều cũng tác động đến việc sáng tạo nhiều ‘‘mô típ nghệ thuật biến hoá nh ống nhòm vạn hoa’’ [62, 585]. Mặt khác, sự sáng tạo này cũng góp phần làm cho thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm gần gũi với tục ngữ, thành ngữ dân gian. Do đó, nhà sử học Phan Huy Chú đã có lý khi cho rằng: ‘‘Văn chơng ông tự nhiên, nói ra là thành, không cần gọt giũa, giản dị mà linh hoạt, không màu mè mà có ý vị, đều có quan hệ đến việc dạy đời’’ [62, 642]

Nếu nói, quan niệm văn chơng “Là sự thể hiện cái giới hạn tối đa trong cách hiểu về thế giới và con ngời của một hệ thống nghệ thuật, thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó” [12; 184] thì cũng phải làm rõ ‘‘hệ thống nghệ thuật’’ mà nhà văn đã lựa chọn và sử dụng để biểu đạt những nội dung của quan niệm. Bởi xét cho cùng, ‘‘quan niệm văn chơng của một nhà văn bao hàm trong đó, hoặc nói chính xác hơn là mối liên hệ mật thiết với thế giới quan, nhân sinh quan, phơng pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật của nhà văn đó’’ [12; 184]. Mặt khác, hệ thống nghệ thuật mà nhà văn đã sử dụng để thể hiện những nội dung quan niệm không chỉ ở hệ thống đề tài, mà còn biểu hiện qua các phơng tiện ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật. Đây cũng là những phơng tiện nghệ thuật thể hiện nội dung của quan niệm văn chơng của nhà văn qua tác phẩm.

Nh vậy, qua khảo sát các phơng diện hình thức thể hiện quan niệm văn ch- ơng nh: đề tài, ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật chúng tôi thấy. Hệ thống đề tài trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, cả chữ Hán và chữ Nôm có xu hớng tập trung làm rõ nội dung ‘‘tỏ chí’’. Theo đó, mọi phạm vi đời sống đợc tác giả nhận thức, lựa chọn và phản ánh trong tác phẩm đều hớng đến chức năng, tỏ chí

Một phần của tài liệu Quan niệm văn chương của nguyễn bỉnh khiêm qua bạch vân âm thi tập và bạch vân quốc ngữ thi (Trang 93 - 109)