Ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật trong Bạch Vân am thi tập

Một phần của tài liệu Quan niệm văn chương của nguyễn bỉnh khiêm qua bạch vân âm thi tập và bạch vân quốc ngữ thi (Trang 88 - 93)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật trong Bạch Vân am thi tập

Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng nh các nhà nho thời trung đại, làm thơ không ngoài mục đích để tỏ chí: ‘‘nói tâm là nói về cái chỗ mà chí đạt tới vậy, mà thơ lại là để nói chí’’. Ông cũng nói rõ hơn: ‘‘lúc về già chí thích nhàn dật’’. Quan niệm đó, lẽ dĩ nhiên không chỉ đợc thể hiện qua nội dung, đề tài mà còn đợc biểu hiện qua các phơng diện hình thức nghệ thuật nh ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật. Về phơng diện này có thể khẳng định: Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đạt đến sự nhuần nhuyễn và điêu luyện trong thơ chữ Hán. Con số một nghìn bài thơ mà tác giả đã viết ít nhiều đã nói lên điều đó. Để chuyển tải những nội dung biểu đạt của chí, ngôn ngữ thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm thoạt nhìn bề ngoài có sự tồn tại của hai đối cực: triết lý, khô khan ở đề tài ngôn chí và giản phác, hồn hậu ở đề tài vịnh vật. Tuy nhiên sắc thái nổi bật trong ngôn ngữ thơ chữ Hán của ông vẫn giàu tính chất t duy triết học. Nhất là những bài thơ diễn tả những suy nghiệm về Dịch lý, về sự vận động và lẽ biến dời của nhân sinh, vũ trụ. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đa vào thơ những khái niệm có tính triết học lấy

từ kinh sách của Trung Quốc, đặc biệt là Kinh Dịch. Từ những cặp phạm trù nh:

doanh - h, thừa - trừ, tiêu - trởng, cơ - ngẫu, âm - dơng, khuất - thân, mãn – tổn ... chẳng hạn:

Cơ ngẫu tòng lai doanh cánh h, âm dơng tiêu trởng nghiệm thừa trừ.

(Độc Chu Dịch hữu cảm)

Hoặc

Tài nhất âm hề phục nhất dơng, Tuần hoàn vãng phục lý chi thờng.

(Khiển hứng)

Bên cạnh đó là những cụm từ nh: bát quái, thái hoà, đồ th, thanh vân, nhàn... (xem chùm Trung Tân ngụ hứng Ngụ hứng thi) xuất hiện với một tần suất khá lớn. Điều đáng nói ở chỗ, những yếu tố ngôn ngữ đó đi vào thơ ông ít biểu thị một cảm xúc mang tính thẩm mỹ thuần tuý mà thờng diễn đạt một quan niệm có chiều sâu triết học. Việc đa vào trong thơ một hệ thống ngôn ngữ là những khái niệm, những cặp phạm trù triết học nh vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ít nhiều thực hiện đợc quan niệm văn chơng nh một phơng tiện để ‘‘ghi chép thế sự’’, ‘‘t duy về thế sự’’ [62; 394]. Do đó, nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi trong bài viết: Nghệ thuật thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có lý khi cho rằng: ‘‘Nhiều bài thơ của ông dờng nh cố ý đi lạc ra khỏi dòng cảm hứng thông thờng, đem các khái niệm khô khan nh: thái cực, tam tài, cửu trù, hoàng cực, cơng thờng, chí thiện... xen vào hình ảnh và thi tứ, đem sự suy nghiệm về Dịch lý, về những chuyển vần của lẽ đời thay cho việc phơi bày tâm trạng’’ [62; 421]. Chính từ những yếu tố ngôn ngữ đó đã góp phần làm nên nét khu biệt về thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm so với thơ chữ Hán của một số tác giả khác trớc và cùng thời.

Sự lựa chọn kiểu ngôn ngữ để biểu đạt quan niệm, lẽ dĩ nhiên cũng thể hiện đợc những dụng công nghệ thuật của tác giả qua tác phẩm. Về phơng diện này có thể thấy, thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm có một bút pháp nghệ thuật

đa dạng, nhuần nhuyễn và hết sức điêu luyện. Đó là khả năng vận dụng và kết hợp các phơng thức nghệ thuật để thể hiện những nội dung của quan niệm nh : nghệ thuật miêu tả đời sống trong đề tài miêu tả thiên nhiên và phản ánh hiện thực xã hội, nghệ thuật ẩn dụ trong đề tài vịnh vật, nghệ thuật triết lý trong đề tài ngôn chí... Bạch Vân am thi tập có nhiều bài thơ đạt đến sự hoành tráng về giọng điệu và hình ảnh. Có đợc điều này ít nhiều nhờ vào nghệ thuật gợi tả những hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm. Những hình ảnh đợc miêu tả trong tác phẩm đã hoàn toàn thoát khỏi tính chất ớc lệ của thơ ca đơng thời. đó là những gì mà nhà thơ đã quan sát và ghi nhận từ hiện thực đời sống.

Yếm khan nghịch tặc cửu xơng cuồng, Hỗ chiến giao tranh bán sát thơng. Liệt hoả viêm viêm phần ngọc thạch, Cô ng ngạc ngạc bố loan hoàng.

(Cảm hứng thi, nhất)

Có nhiều bài thơ chất trữ tình đằm thắm bởi một giọng điệu đầy cảm thông thơng xót, đằng sau giọng điệu ấy là cả một hoài bão, một lý tởng nhập thế tích cực của nhà nho hành đạo.

Nghịch tặc xơng cuồng phạm đế kinh, Chủ u thần nhục trọng thơng tình. Hễ tô cửu uất thơng sinh vọng, Điếu phạt thuỳ hng thời vũ binh.

(Giặc giã tung hoành lấn đế kinh, Vua tôi lo lắng xiết bao tình.

Mong ma chan chứa lòng dân vọng, Trừ bạo, tng bừng dội nghĩa binh.)

(Cảm hứng thi, bài 2 – Ngô Lập Chi dịch)

Xuất phát từ quan niệm văn chơng gắn với chức năng chiêm nghiệm và triết lý về lẽ biến dịch của nhân sinh vũ trụ mà thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa bút pháp tự sự và bút pháp trữ

tình. Bút pháp tự sự thể hiện qua các yếu tố nh: cốt truyện, nhân vật, sự kiện diễn biến trong thời gian, không gian. Tuy nhiên, các yếu tố này đợc tái hiện bằng một cảm xúc thực sự của nhân vật trữ tình- một ẩn sĩ, đồng thời là một triết nhân đang chiêm nghiệm và suy ngẫm về thế thái, nhân tình. Đọc một số bài thơ nh: Cảm hứng – tam bách cú, Thơng loạn, Cảm thời cổ ý ... hai yếu tố tự sự và trữ tình đan cài, hoà quyện vào nhau trong một cảm hứng thế sự đậm đặc hơn bất cứ nhà thơ trung đại nào trớc và cùng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sự kết hợp nhuần nhuyễn bút pháp tự sự và bút pháp trữ tình cũng nh việc mở rộng sức chứa của thể thơ ngũ ngôn trờng thiên đã góp phần làm gia tăng chất triết lý trong thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chẳng hạn ở bài Cảm hứng

– tam bách cú, bài thơ theo tác giả dài đến ba trăm câu. Bài thơ là bức tranh về thế sự trong đó chứa đựng những t tởng triết học và cả quan niệm về thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: ‘‘Thừa nhàn thác vịnh ngâm Nhất nhất tự ngôn chí ...

Chỉ vị thi thành tích Cảm vân thi tức sử – ’’ (Thừa cảnh nhàn gửi gắm vào vịnh ngâm – Lời lời là để tự nói về chí ... Chỉ vì đối với thơ đã trót nghiện ngập - Đâu dám nói rằng thơ tức là sử). ở đề tài vịnh vật, ngòi bút miêu tả bằng nghệ thuật ẩn dụ của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng rất điêu luyện. Những sự vật, đồ vật quen thuộc, đời thờng đã đợc ông miêu tả trong thơ nh một hình tợng thẩm mỹ giàu sức gợi. Từ cây cỏ, chim muông, dụng cụ lao động, từ thế giới của trăng, sao, mây gió... đã đi vào thơ ông nh những biểu tợng để từ đó, ngời nghệ sĩ sáng tạo chuyển tải những thông điệp thẩm mỹ, vừa là một cảm xúc, một lý tởng vừa là một quan niệm triết học. Chẳng hạn, từ một sự vật là ‘‘quả trứng’’ mà tác giả đã thể hiện những nhận thức về sự hình thành của vũ trụ: ‘‘Khớc tơng thiên địa tận bao tàng’’ (ấy thế mà bao bọc cả trời đất ở trong đó - Kê noãn). Hoặc một cây gậy trúc, Nguyễn Bỉnh Khiêm liên tởng và khẳng định phẩm chất cũng nh cốt cách cứng cỏi ‘‘không chịu lớt theo trần tục thói thờng’’ của ngời quân tử,

(Trúc thợng).... Rõ ràng, sự chi phối của quan niệm văn chơng với chức năng và mục đích để tỏ chí, tải đạo mà tác giả đã bị lôi cuốn theo hứng thú là dùng sự vật để gửi gắm nỗi niềm hoặc ám dụ các t tởng triết học hay chính trị. Về phơng diện này, nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi cho rằng: ‘‘Ông tả cảnh hay vịnh vật

đấy mà thực chất là để nói lên một hoài bão, gửi gắm một suy nghĩ, tâm tình không liên quan gì đến đối tợng mà ông miêu tả,, [62; 422].

Thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng ít nhiều thể hiện đợc nghệ thuật sử dụng điệp từ khá nhuần nhuyễn. Điều đáng nói ở chỗ những dụng công nghệ thuật đó không chỉ tạo nên tính hấp dẫn về sắc thái thẩm mĩ mà còn thể hiện đợc quan niệm về văn chơng của tác giả. Sắc thái thẩm mĩ gợi lên từ những bài thơ có sử dụng kĩ thuật điệp từ thờng nhấn mạnh và tô đậm cảm xúc của nhà thơ trớc đối tợng đợc miêu tả, đồng thời còn thể hiện đợc nhạc điệu ‘‘xoắn quyện, triền miên’’ của câu thơ. Trong số những bài thơ có sử dụng điệp từ , chúng tôi chú ý đến một số từ ngữ nh:‘‘ngô’’- hoặc ‘‘ngã’’(ta) và từ ‘‘nhàn’’ đ- ợc Nguyễn Bỉnh Khiêm nhiều lần nhắc đến nh một ‘‘thông điệp thẩm mĩ’’, hay một ‘‘ám ảnh nghệ thuật’’ giàu sức gợi. ở trờng hợp chữ ‘‘ngô’’, vốn là một đại từ nhân xng (đồng nghĩa với từ ngã, d) ngôi thứ nhất trong Hán ngữ đọc theo Đ- ờng âm (tôi, ta trong nghĩa tiếng Việt) trong một số bài thơ đợc tác giả sử dụng với t cách là một điệp từ góp phần tạo nên một hiệu quả nghệ thuật nhất định. Chữ ‘‘ta’’ hoặc ‘‘tôi’’ mà Nguyễn Bỉnh Khiêm nói đến trong tác phẩm của ông mang những sắc thái biểu đạt riêng. Đó là một chữ ‘‘ngô ’’ với khát vọng nhập thế của nhà nho hành đạo: ‘‘Tất cánh lạc cầu ngô lạc xứ Tri ngô hậu lạc tại tiên u’’ (Rút cục (ai) muốn tìm cái chỗ vui của ta – (Thì) cần biết rằng ta đ- ợc vui sau thiên hạ vì biết lo truớc thiên hạ - Ngụ hứng, tam). Có khi một chữ ‘‘ngô’’ đầy trách nhiệm của ngời kẻ sĩ mang những hùng tâm tráng chí lớn lao để phò vua giúp nớc, thực hiện lý tởng kinh bang tế thế: ‘‘Ngô tào nhợc hữu trù biên sách - Ưng vị ngô quân nhất phạm nhan’’ (Bọn chúng ta nếu có kế sách trù hoạch bờ cõi – Hãy vì vua ta mà mạnh dạn can ngăn – Tây hộ quá Lục Yên châu hữu cảm thứ Lễ Độ Bá vận). Hoặc khẳng định một tâm thế ung dung, nhàn nhã của một nho sĩ khi đã thoát khỏi vòng danh lợi: ‘‘Nhàn lai ngô diệc lạc ngô thiên’’ (Khi thanh nhàn ta cũng vui với tính tự nhiên của ta – Ngụ hứng, tứ). Trong những điệp từ đợc tác giả sử dụng gây ấn tợng mạnh phải kể đến từ ‘‘nhàn’’. Lẽ dĩ nhiên không chỉ ở thơ chữ Hán, thơ Nôm của Nguyễn

Bỉnh Khiêm chữ ‘‘nhàn’’ cũng đợc tác giả nhiều lần nhắc đến. Khảo sát 93 bài thơ chữ Hán đợc tuyển dịch trong cuốn Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm [ 21], chữ

nhàn

‘‘ ’’ đợc Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng với một tần suất khá cao: 27/ 93 bài có chữ ‘‘nhàn ’’ ( = 29, 03%) so với Bạch Vân quốc ngữ thi có 35 từ/ 161 bài (= 21, 73%). Thực ra, chữ nhàn và quan niệm nhàn dật từ Trung Quốc đợc các nhà thơ Việt Nam trung đại tiếp thu và ảnh hởng từ thời Trần, với các tên tuổi nh: Chu Văn An, Trần Nguyên Đán, Trần Quang Triều và thi xã am Bích Động... Chữ nhàn và triết lý nhàn dật gắn với cuộc sống thanh cao, giản dị của ngời ẩn sĩ cũng đợc Nguyễn Trãi thể hiện đậm nét ở Quốc âm thi tập . Với 28 lần / 254 bài thơ của thi tập, bản thân nó cũng là một thông điệp thẩm mĩ giàu sức gợi. Nhng đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, chữ nhàn thực sự đã trở thành một tín hiệu nghệ thuật có sức thâu thái sâu rộng, ở một khía cạnh nào đó có thể nói chữ

nhàn là một ‘‘ám ảnh nghệ thuật’’ của Nguyễn Bỉnh Khiêm để từ đó tác giả thể hiện những nội dung của quan niệm.

Một phần của tài liệu Quan niệm văn chương của nguyễn bỉnh khiêm qua bạch vân âm thi tập và bạch vân quốc ngữ thi (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w