Trong lịch sử triết học của nhân loại nói chung và của phương Đông nói riêng thì vấn đề con người luôn là một trong những vấn đề trọng tâm với những nội dung tiêu biểu xoay quanh về con người như: “con người sinh ra từ đâu?”, “con người tồn tại và phát triển như thế nào?”... Khi nhận thức về con người, về xã hội, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã đề cập đến những nội dung cơ bản đó và ông đưa ra những nhận định, những suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc.
Về nguồn gốc xuất hiện của con người, Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng trời, đất và con người đều có chung nguồn gốc tự nhiên, do sự chuyển hóa của “khí” mà thành:
“Thái cực sơ triệu phân Tam tài định quyết vị
Khinh thanh thượng vi thiên Trọng trọc hạ vi địa
47 Bẩm thụ thị nhất khí”
(Thái cực khi mới bắt đầu phân chia Tam tài đã ổn định vị trí của chúng. Nhẹ và trong bốc lên tạo là trời Nặng và đục lắng xuống là đất Ở giữa kết tụ lại thành người.
Bẩm thụ cùng một chất khí) (Cảm hứng) [18, tr. 310 - 316]. Con người với tư cách là sản phẩm của sự kết tụ tinh tuý giữa trời và đất. Theo đó, con người chính là một bộ phận của tự nhiên, được sinh ra từ tự nhiên, con người và muôn loài đều như nhau cả “sinh ý vô tư vạn vật đồng” [46, tr. 353].
Con người và tự nhiên có một mối quan hệ thống nhất và tương tác với nhau. Ông khẳng định: “thiên nhân tương dữ hựu tương phù” (trời và người cùng quan hệ với nhau lại phù hợp với nhau) [46, tr. 353]. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khái quát lên rằng: con người sống thì phải biết tuân theo quy luật của tự nhiên, yên vui, chan hòa, gắn bó với cỏ cây.
“Bàn cờ, cuộc rượu, vầy hoa cúc
Bó củi, cần câu, trốn nước non” (Thơ Nôn bài 29) [18, tr. 76]. Hay: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” (Thơ Nôm bài 73) [18, tr. 114]. Ông cũng đề cập đến nhiều hình ảnh thiên nhiên gắn bó gần gũi với con người trong các sáng tác thơ văn như: mai, lan, cúc, trúc, măng trúc, lúa, rau muống, niềng niễng, đòng đong, con nhện, cua, ếch… Trong đó, có những hình ảnh mang đậm tính tao nhã, thanh cao mang cốt cách của tầng lớp quý phái nhưng cũng có những hình ảnh rất đỗi bình dị, dân dã. Đó là quan niệm gắn bó, tôn trọng tự nhiên của Trạng Trình với lối diễn đạt kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ bác học với ngôn ngữ bình dân.
48
Như vậy, thiên nhiên trong quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trở nên rất thân thiết với con người. Thậm chí, thiên nhiên như một người bạn tâm giao của ông. Quan niệm này đã thể hiện được sự liên hệ, thống nhất giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về con người và quan hệ của con người với tự nhiên là cơ sở để ông tiếp tục luận bàn về quan hệ của con người với con người trong xã hội thông qua nội dung tư tưởng về đạo đức, đạo làm người, tư tưởng về chính trị xã hội.