Tư tưởng truyền thống dân tộc là kết quả quá trình phản ánh của nhân dân về thế giới sự vật, hiện tượng xung quanh đời sống con người, là toàn bộ những kinh nghiệm góp phần xây dựng nhân cách, đạo đức của con người trong quá trình dựng nước và giữ nước. Những tư tưởng dân gian bình dị đã thể hiện mối quan hệ của con người với thiên nhiên, con người với con người trong gia đình, xã hội và với chính bản thân mình.
Tư tưởng yêu nước gắn liền với truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam. Chính vì vậy mà tư tưởng yêu nước và tinh thần dân tộc đã tác động mạnh mẽ đến thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông luôn trăn trở về việc xây dựng một quốc gia hùng cường, thịnh vượng, muôn dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đặc biệt là ông đã tiếp thu tư tưởng đạo nhân nghĩa, đạo làm người của Nguyễn Trãi, tư tưởng xây dựng quốc gia phồn thịnh của các vị vua anh minh như Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông.
Nguyễn Bỉnh Khiêm tiếp thu truyền thống văn hóa dân tộc và cụ thể hóa trong tư tưởng của mình, những tư tưởng thể hiện thế giới quan được ông khái quát một cách sâu sắc và gần gũi thông qua những sáng tác thơ văn của ông.
Như vậy, sự phát triển của tư tưởng trong lịch sử nhân loại cũng mang những đặc điểm riêng. Ở mỗi thời kì lịch sử khác nhau thường có một hệ tư
35
tưởng chủ đạo, song hệ tư tưởng chủ đạo này không phải là một học thuyết vạn năng, giải quyết được những vấn đề phức tạp của đời sống xã hội. Do đó, trong lịch sử tư tưởng thường xuất hiện sự dung hòa và tiếp biến các luồng tư tưởng với nhau. Trong đó, phải kể đến là sự dung hòa tư tưởng của Nho giáo, Đạo gia và Phật giáo. Vì thế, đây là xu hướng chung và tất yếu khách quan trong phát triển tư tưởng, văn hóa dân tộc. Là một nhà tư tưởng lớn, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không đứng ngoài xu hướng phát triển đó, trong ông cũng có sự dung hòa tư tưởng của ba giáo phái lớn đó. Bởi vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm như một vị tiên sinh xuất thân từ cửa Khổng, đi ngang qua nhà của Lão Tử, dạo chơi bên cửa Phật, ngồi suy ngẫm về giáo lý và đạo lý trong sân Trình, và rồi cuối cùng, ông lại trở về với ruộng đồng và lũy tre xanh của làng quê Việt Nam, hay nói khác đi, ông lại trở về với dân tộc. Nguyễn Bỉnh Khiêm không đi sâu vào trình bày thế giới quan của mình là gì nhưng những tư tưởng thể hiện bản chất của nó được ông trình bày khá phong phú và tập trung trong hai tập thơ lớn “Bạch Vân Am thi tập” và “Bạch Vân Quốc Ngữ thi tập”.
Tóm lại, hoàn cảnh chính trị - xã hội, văn hóa, tư tưởng Việt Nam thế kỷ XVI có nhiều biến động sâu sắc. Đó là cơ sở hiện thực của việc hình thành tư tưởng của các nhà Nho đương thời, trong đó có thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm.