Phật giáo là hệ thống triết học – tôn giáo của Ấn Độ do Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni, khoảng 623 – 543 trước Công nguyên) sáng lập. Tư tưởng chủ đạo của Phật giáo là tư tưởng về bản thể luận và tư tưởng nhân
33
sinh sâu sắc nhằm mục đích cao nhất là hướng con người tới con đường giải thoát (moksha) – cứu con người khỏi bể khổ trầm luân của cuộc đời.
Theo Phật giáo, vạn vật trong vũ trụ, trong đó có con người chỉ là ảo, là giả hợp, không vĩnh hằng, luôn luôn biến đổi, vạn vật đều là vô thường, vô ngã theo vòng quay của tứ trụ: đối với vật là sinh - trụ - dị - diệt, còn đối với con người là sinh - lão - bệnh - tử. Thế nhưng, do “vô minh”, con người lại không nhận thức được điều đó và đây chính là cội nguồn của mọi đau khổ, lầm lạc, của tham - sân - si, cứ luẩn quẩn mãi trong vòng “luân hồi”(samsara), nghiệp báo. Đạo Phật muốn thoát khỏi tất cả những u minh, những nỗi khổ của cuộc đời con người để đạt tới Niết Bàn (Nirvara).
Phật giáo đã chỉ ra con đường và phương pháp để con người giải thoát, diệt khổ, thực chất là tiêu diệt vô minh. Phật Thích Ca đã đưa ra luận thuyết về “Tứ diệu đế”, đó là một trong bốn chân lí thiêng liêng mà con người phải nhận thức được để đi tới giải thoát khỏi vòng luân hồi nghiệp báo, vượt lên trên sự vô minh, những vướng bận bởi sự sống chết, vui sướng hay khổ đau nhằm đạt tới trạng thái trong sáng, thuần khiết, sự siêu thoát của tâm thức. Con đường diệt từ vô minh gồm có 8 con đường chính (Bát chính đạo) là:
Chính kiến: Hiểu biết đúng đắn Chính tư duy: Suy nghĩ đúng đắn Chính ngữ: Giữ lời nói chân chính
Chính nghiệp: Hành động chân chính, tạo nghiệp tốt, tránh nghiệp xấu Chính mệnh: Phải tiết chế dục vọng, trì giới (giữ các điều răn)
Chính tinh tiến: Rèn luyện tích cực, tu luyện không mệt mỏi Chính niệm: Có niềm tin vào sự giải thoát
Chính định: Tập trung tư tưởng cao độ
Bản thân Phật giáo thường ví đường đi tới Niết Bàn tựa như con thuyền, chiếc bè chở con người qua sông mê (cõi vô minh). Khi qua sông con người
34
phải biết bỏ luôn thuyền, tựa như bỏ lợi danh và cứ thế mà đi đến “chân lí tuyệt đối”. Những tư tưởng này ta cũng thấy ở “Tân Trung quán” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Đạo Phật với những tư tưởng nhân sinh sâu sắc đã ảnh hưởng tới tư tưởng triết lý nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm.