Quan niệm về sự hình thành của vũ trụ

Một phần của tài liệu Thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua tác phẩm Bạch Vân Am thi tập và Bạch Vân Quốc ngữ thi tập (Trang 42)

Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng bản nguyên của vũ trụ là Khí, vạn vật được sinh ra từ Khí, “bẩm thụ cùng một chất khí”. Trong đó, trời, người cũng là những bộ phận cấu thành nên vũ trụ nên trời, người cũng có nguồn gốc từ Khí, vận hành theo quy luật của riêng nó là “đạo trời” và “đạo người”.

Nguyễn Bỉnh Khiêm ảnh hưởng nhiều của Dịch học nhưng ông không nói tới lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái và sự chia tách của chúng mà tập trung chủ yếu vào Khí, mô tả quá trình phân khí hóa, chuyển đổi thành trời, đất, người. Ông mô tả quá trình sinh thành của vũ trụ theo sự biến chuyển không ngừng của Khí trong bài thơ “Cảm hứng” như sau:

“Thái cực sơ triệu phân Tam tài định quyết vị

Khinh thanh thượng vi thiên Trọng trọc hạ vi địa

Trung tập nhi vi nhân Bẩm thụ thị nhất khí”

(Thái cực khi mới bắt đầu phân chia Tam tài đã ổn định vị trí của chúng. Nhẹ và trong bốc lên tạo là trời Nặng và đục lắng xuống là đất Ở giữa kết tụ lại thành người.

42

Nguyễn Bỉnh khiêm cho rằng, bản thể của vũ trụ, nhất nguyên là Khí. Khí chưa có hình, nó là tiềm ẩn, tiềm năng của thế giới hiện hữu. Bản thể của vũ trụ không hình, không tướng, không tên, không sắc. Nguyễn Bỉnh Khiêm đúc kết tư tưởng này bằng hai câu như sau:

“Tòng đầu sắc thị không. Bản lai vô nhất vật”. (Từ đầu sắc đã là không.

Vốn không có một vật gì cả) [18, tr. 308 - 309].

Nguyễn Bỉnh Khiêm so sánh tính tương đồng về mặt cấu trúc cũng như đặc tính của tiểu vũ trụ (vi mô) và đại vũ trụ (vĩ mô) trong bài thơ “Kê noãn”:

“Trứng gà không tròn cũng không vuông Ấy thế mà bao bọc cả trời đất trong đó. Chất thái tố trang ở ngoài có hai lần trắng

Chất đan biêm chứa ở trong có một điểm vàng. Thái cực chưa chia, vẫn còn hỗn độn.

Hai khí âm dương hợp lại mới nở ra.

Khi đã thành lông cánh sẽ bay bổng lên trời mây

Hóa làm sao Kim Kê giúp vầng thái dương” [57, tr. 40]

Chính cách hiểu tương đối về hình thái cũng như cấu trúc của quả trứng với vai trò là một tiểu vũ trụ bao hàm trong nó cả âm và dương, trời và đất đã làm cho quan điểm triết học tự nhiên của ông phù hợp với việc xem xét quá trình hình thành và phát triển của đại vũ trụ. Điều đó thể hiện một số cơ sở tồn tại, bản chất, quy luật khách quan của vạn vật trong vũ trụ rộng lớn. Đồng thời, đó cũng là sự chuyển hóa, thống nhất kỳ diệu của tiểu vũ trụ và đại vũ trụ quanh ta. Tuy nhiên, quan điểm này chỉ dừng lại ở việc mô phỏng,

43

tạo điều kiện cho việc so sánh sự giống nhau ở tính huyền bí của tiểu vũ trụ và đại vũ trụ bao la, thăm thẳm chứ chưa thấy được bản chất, quy luật hình thành và phát triển tận cùng của vạn vật là ở sự vận động tự thân.

Nguyễn Bỉnh Khiêm chịu ảnh hưởng sâu sắc các học thuyết Tống Nho xen lẫn tư tưởng Kinh Dịch, Phật giáo và Đạo gia trong quan niệm về thế giới mà đặc biệt là tư tưởng biến dịch, vận động của vạn vật.

Một phần của tài liệu Thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua tác phẩm Bạch Vân Am thi tập và Bạch Vân Quốc ngữ thi tập (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)