Không phải ngẫu nhiên mà tác giả đã chọn không gian bối cảnh là vùng đất từng có phong trào cách mạng rất cao, lại là đất của đạo Hòa Hảo - “Đất của Hòa Hảo là đất lửa”.. Nhiều tín đồ đã
Trang 1Y ế u t ố b i k ị c h t r o n g t i ể u t h u y ế t Đ ấ t l ử a c ủ a
Phạm Ngọc Hiền
Nói đến yếu tố bi kịch, người ta thường nhắc đến thể loại bi kịch phương Tây Những vở chính kịch này thường được xây dựng theo nguyên tắc “Tam duy nhất”: duy nhất về thời gian, duy nhất về không gian
và duy nhất về hành động Nhiều nhà văn đã xây dựng tiểu thuyết theo tinh thần của thể loại bi kịch Có
thể thấy điều đó trong Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng.
Thời gian sự kiện chính chỉ diễn ra có một ngày đêm Bắt đầu từ một sáng mai, dân làng nhộn nhịp kéo
ra các nẻo đường để học võ, canh gác và dựng pháp trường xử chém Sáu Sỏi, nguyên chủ nhiệm Việt Minh huyện Tối đó, bộ đội Việt Minh kéo về cứu Sáu Sỏi nhưng đã muộn, một cuộc chém giết xảy ra Thời gian cốt truyện chỉ ngắn ngủi như vậy nhưng thời gian trần thuật dàn trải ra tới 336 trang sách Người đọc có cảm giác thời gian trôi đi rất chậm, khoảng 2 / 3 tác phẩm trôi đi trong “dòng ý thức” các nhân vật Quá khứ được nhắc tới nhiều hơn hiện tại, quá khứ giãn nở như muốn làm nổ tung vỏ bọc hiện tại Đó là thời gian bức bối, căng thẳng chứa đựng nhiều bi kịch của lịch sử Nam Bộ buổi đầu kháng chiến chống Pháp
Sự kiện chính chỉ diễn ra tại một địa điểm duy nhất: làng Mỹ Long Hưng (quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên) Không phải ngẫu nhiên mà tác giả đã chọn không gian bối cảnh là vùng đất từng có phong trào
cách mạng rất cao, lại là đất của đạo Hòa Hảo - “Đất của Hòa Hảo là đất lửa” Nó chứa đựng vô số xung
đột: vô thần – hữu thần, cộng sản – chống cộng, dân tộc Việt Nam – thực dân Pháp, mâu thuẫn trong nội
bộ mỗi phe, mỗi gia đình, trong tình yêu đôi lứa… Các mâu thuẫn này có mối quan hệ ràng buộc với nhau tăng cường tính phức tạp và làm nóng thêm quả bom ở miền đất lửa
Có thể xem sân khấu cuộc đời được dựng ngay tại làng Mỹ Long Hưng Trên cái nền của nó, người ta có thể thay đổi các cảnh trí khác nhau để thể hiện những bước đường phiêu lưu trong tâm tưởng nhân vật Khán giả có thể chiêm ngưỡng bức tranh trù phú của đồng bằng Nam Bộ trước chiến tranh Nhưng điều oái ăm là nó nhanh chóng được thay thế bằng bức tranh tang thương sau vụ Nam Kỳ khởi nghĩa Thất vọng trước thực tại, người ta tìm đến cõi huyền bí của tôn giáo Tác giả tỏ ra có tài khi tạo dựng nhiều
bức tranh mang đậm màu sắc tôn giáo, như đoạn nói về hội Long Hoa ở núi Cấm: “ nếu ai được đến đó
với lòng thành thì tâm hồn sẽ tan đi hết những nỗi ưu phiền Nơi ấy có áng mây ngũ sắc, có dòng suối cam lồ, có đủ thứ chim muôn biết ca hát, có những nàng tiên thỉnh thoảng chắp cánh về trần đi tắm suối Trên những áng mây ngũ sắc đó có các chư tiên, chư phật tọa trên đài sen phất trần nhìn cuộc thế ” Để
tới được thiên đàng thì hiện tại, mọi nhà phải lập bàn thờ thông thiên, thờ tấm trần điều, khói nhang nghi
ngút Các tín đồ mặc áo màu dà, để tóc dài, tiếng tụng kinh chen lẫn với tiếng tù và và tiếng hô “ Tử vì
đạo” của những thiện nam tín nữ gươm giáo tuốt trần quyết đánh tan những kẻ phỉ báng thánh thần.
Thiên đường chưa tìm thấy nhưng người ta chỉ thấy trước mắt cuộc sống trần ai đau khổ, bi thương
“Không khí chết lặng đè nặng xuống xóm làng Đã lâu lắm rồi, người ta bỏ hết tất cả công ăn việc làm
(…) Họ mải lao vào cuộc chém giết như những con thiêu thân lao vào lửa” Thiên nhiên trên “đất lửa”
cũng nhuốm màu bi thương, đen tối “Từng bầy quạ đen réo nhau “quang quác” bay rảo ven sông tìm
xác chết”, “Mặt trời đã ngả về phía rặng cây xa, bừng lên như một đám cháy (…) Mưa lạnh những con người không nhà Mưa mù mịt và dầm dề…” Những bức tranh có màu sắc đối lập như trên đã làm nền
cho những tấn bi kịch trong Đất lửa.
Cốt truyện của Đất lửa xoay quanh một hành động cơ bản : sự xung đột giữa đời và đạo Vì sao có sự
xung đột này ? Trong cuộc Tổng khởi nghĩa năm 1945 ở Nam Bộ, lực lượng Hòa Hảo có vai trò quan
trọng, mà theo lập luận của Tư Trịnh: “Cách mạng tháng Tám thành công là nhờ có lá cờ đà của đạo
Phật giáo Hòa Hảo” Nhưng khi giành độc lập xong, ở một số địa phương xảy ra việc tranh chấp chính
quyền giữa Việt Minh và Hòa Hảo Nói như Quản Dõng : “Nó độc tài, nó giành hết chính quyền để đàn áp
bà con bổn đạo của chúng ta” Mối hiềm khích của hai bên bắt đầu từ đó Pháp đã biết lợi dụng mâu
thuẫn này nên bí mật cho một số người như Ngô Quang Vỹ (cộng sản trốt kít), Quản Dõng (địa chủ, quan chức cũ)…vào đạo để chỉ huy lực lượng Hòa Hảo Nhiều tín đồ đã tin vào chiêu bài của Việt gian: Trước
hãy tạm hòa hoãn với Pháp để đánh “quỷ dương Việt Minh”, sau đó sẽ quay lại đánh Pháp để giành độc
lập dân tộc Và nhiều tín đồ đã chiến đấu dũng cảm chống lại chủ nghĩa vô thần để bảo vệ thanh danh
của đạo: “Một làn sóng người đang chen chúc nhau tràn đến Gươm giáo trên tay họ lấp loáng Họ mặc
Trang 2quần áo màu dà và phất một lá cờ dà, đàn ông, đàn bà, nam nữ, ông già và trẻ em đều có Họ là nhân dân (…) Nghe tiếng súng, cái lớp người ấy không tan ra mà lại hùng hổ hơn Họ gào thét to hơn và tràn đến như một cơn giông (…) Một lớp người bị ngã Lớp sau xô nhau tràn đến” Họ “gào thét như sấm”,
tiếng hô “Tử vì đạo”, “Việt Nam – độc lập – vạn tuế” chen lẫn với tiếng rên của người hấp hối: “Nam mô a
di đà Phật” Cứ thế, cả làng “lao vào cuộc chém giết vô lý”, “người thân giết người thân” Cả hai phe đều
yêu nước nhưng họ phải giết hại lẫn nhau, đó là bi kịch lịch sử
Để tăng tính sinh động của bi kịch lịch sử - xã hội, tác giả đã cụ thể hóa thành các bi kịch gia đình hay tình yêu đôi lứa Người ta có thể giải quyết các xung đột xã hội bằng một phát súng hay một nhát dao nhưng không thể dùng giải pháp ấy trong mối xung đột giữa những người thân thiết, bởi vậy, kịch tính càng tăng Có thể thấy sự phức tạp đó trong gia đình nhân vật chính – lão Trịnh Lão có một bộ dạng rất
độc đáo: “tóc dài chấm đến lưng, râu cằm che mất cả cổ Lão mặc quần áo màu dà” Tính tình nóng nảy, ngang tàng, “lấy ngực ở đời”… Nói chung là mang nhiều nét đặc trưng của con người Phật giáo Hòa Hảo
Nam Bộ Bản thân lão cũng chứa đựng một phần lịch sử, thông qua số phận long đong của lão, người ta
có thể thấy được phần nào số phận của người dân yêu nước sau khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bị địch dìm trong bể máu Lão mang hai con sang đất Hòa Hảo lánh nạn, tại đây, lão dằn vặt giữa hai con đường: vào đạo hay không vào đạo ? Tưởng chỉ vào đạo để che mắt địch, nào ngờ giáo lý Phật giáo quá hấp dẫn khiến lão từ bỏ con đường cộng sản vô thần Lão quay về làng cũ và được cử làm Phó Ban trị
sự đạo Để cắt đứt hoàn toàn sợi dây liên hệ giữa Tư Trịnh với cộng sản, Quản Dõng ra lệnh cho lão phải giết Sáu Sỏi Lão Trịnh tan nát cõi lòng khi phải giết người đồng chí thân thiết nhất của mình từ thời
Nam Kỳ khởi nghĩa Lão dằn vặt, chất vấn để tìm lẽ đúng sai: “Nếu ta theo Sáu Sỏi để đánh Tây thì có
làm trái lời của Phật không ? (…) Tại sao những người kháng chiến vô đạo mà lại đánh Tây ? Ai bảo ta đi tạm hàng giặc ? Lệnh trên ! Trên là ai ? Việt Minh là kẻ thù của đạo ta ư ? Vì sao ? Việt Minh là quỷ dương thực sự đấy ư ? Hay là những người như Quản Dõng ? Hay chỉ là Tây thôi ? (…) Ta sẽ không hàng giặc, ta sẽ đánh Tây (…) Như thế sẽ không có ai dám nói ta đầu hàng giặc và ta đánh cả Việt Minh, như thế, sẽ không có bổn đạo nào dám nói ta là phản đạo !” Cảm thấy đó là giải pháp hợp lý nhất, Tư
Trịnh đã vung gươm chém chết người bạn thân thương Người đọc khó quên hình dáng lão tướng Tư Trịnh thiểu não, lắc lư trên lưng ngựa đêm xử trảm Đó là những câu văn có hồn
Hiếu, con trai lão Trịnh cũng gặp tình huống bi kịch Anh dạy võ cho tín đồ Hòa Hảo đánh Việt Minh nhưng thâm tâm anh lại ủng hộ Việt Minh Hai cha con xảy ra bất đồng gay gắt trong việc giết Sáu Sỏi Nhưng lão Trịnh không ngờ rằng, trong đêm hai phe đánh nhau, con mình đã chạy sang phía Việt Minh Trong khi lão Trịnh hăng hái dẫn đầu lực lượng Hòa Hảo xông lên thì nghe phía bên kia, tiếng loa của
con lão kêu gọi đồng bào hãy rút lui “Hai cha con, hai trận tuyến khác nhau Lão bủn rủn cả tay chân.
Lão muốn xông lên chém lấy nó Lão muốn đưa tay kéo nó trở về Cả hai thứ tình cảm ấy đang dằn xé trong người lão Và chung quanh người ta đang nguyền rủa lão” Nhân vật lão Trịnh không chỉ được miêu
tả qua hành động mà còn được miêu tả qua nội tâm Lão không phải là người nông cạn, thiếu suy nghĩ Nếu tác giả để cho lão giết con thì không thực, nếu để lão chấp nhận đầu hàng thì không hợp với tính khí
của lão Tác giả đã chọn con đường cho lão tạm thời rút khỏi hàng ngũ: “Lão Trịnh sợ mọi người, xấu hổ
với mọi người và sợ nhìn cái chết của con, lão nép vào bóng tối, lưng còng xuống như muốn thu người lại, lão vừa nhìn dáo dác vừa bước từng bước trở về” Trên đường về, lão còn nghe “như có sấm sét đánh bên tai” khi Năm Bầu nói rõ ý định theo Việt Minh Tuy nhiên, những người quen “lấy ngực ở đời”
như lão Trịnh chưa dễ đã lay động tư tưởng Chính cái khí chất ấy sẽ còn làm kéo dài bi kịch của lão Kiểu bi kịch gia đình không chỉ có ở nhân vật Tư Trịnh mà còn có ở nhân vật Năm Bầu, điều đó góp phần
tô đậm thêm màu sắc bi kịch của tác phẩm Trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, Năm Bầu đã cùng sát cánh với Sáu Sỏi, Tư Trịnh nhưng khác với lão Trịnh, Năm Bầu vẫn giữ vững lập trường ủng hộ cộng sản đến cùng Hai con ông: Lành ủng hộ cộng sản nhưng Chiến lại căm ghét cộng sản tột độ Chiến giữ chức Trưởng Ban ám sát và xem việc giết được nhiều cộng sản vô thần là thành tích để dâng lên Phật thầy
Hai cha con có nhiều cuộc cãi vã kịch liệt: “Chiến nhìn ông với cặp mắt nảy lửa và dữ dội như vậy, một
cái nhìn của kẻ thù chứ không phải là cái nhìn của đứa con” Năm Bầu “đau nhói cả ruột gan”, luôn dằn
vặt về đứa con ngỗ nghịch và sự đảo điên của thế sự Mặc dù hai cha con vẫn ăn chung một mâm, ở chung một nhà nhưng cả hai đều không nhận nhau là cha con Trong đêm giao tranh với Việt Minh,
“Chiến như một vị tướng xông vào mặt trận Người, ngựa, tay giơ cao ngọn súng, hình ảnh oai vệ (…).
Ngựa Chiến phi qua giữa các ngọn đuốc đang quơ lên Đầu Chiến bốc nóng, người rộn rực Nghe tiếng gào thét mỗi lúc mỗi dấy to, anh tưởng mình như một vị anh hùng Anh háo hức, sôi nổi, muốn gây ra
Trang 3trước mắt mình một cuộc chém giết ghê gớm” Hành động hiếu chiến ấy đã mở màn cho một cuộc chém
giết huynh đệ tương tàn Trong lúc Năm Bầu đứng từ xa đau xót trước cảnh nồi da xáo thịt thì nghe tin
con trai bị trọng thương “Trước đây, có nhiều lúc, ông không muốn nhìn mặt Chiến nữa, nhưng từ đây,
khi nghe tin Chiến bị thương thì tình cha con liền trở lại với ông trọn vẹn và đầy đủ như bát nước đầy”.
Ông vội chạy theo xe cứu thương nhưng không kịp và té sấp xuống mặt đường chảy cả máu mặt Đó là bằng chứng của tình thương con nhưng không vì thế mà ông căm thù kẻ đã bắn con mình Bằng chứng
là cuối tác phẩm, ông đã nói với lão Trịnh: “Tôi sẽ rước những người cộng sản trở về” Nếu như điều đó
xảy ra thì mối quan hệ của cha con ông sẽ như thế nào ? Nó sẽ là một tấn bi kịch không có cách giải quyết thỏa đáng
Đất lửa không chỉ có bi kịch lịch sử - xã hội, bi kịch gia đình mà còn có cả bi kịch tình yêu đôi lứa Từ
ngày đạo Hòa Hảo xích mích với Việt Minh, nhiều nam nữ tín đồ đành phải đau lòng cắt đứt tình yêu với người ngoại đạo Hằng là người đau lòng nhất vì người yêu của cô không những không theo đạo mà còn
là “kẻ thù của đạo” Trước sức ép của cha mẹ, anh trai và xóm làng, Hằng đã nhiều lần khuyên Phát nên
vào đạo để đi đến hôn nhân nhưng anh đã chối từ Tác giả rất coi trọng bút pháp phân tích tâm lý nhân
vật nên đã dành trên bốn mươi trang sách để miêu tả bi kịch nội tâm của Hằng “ Mình không phải là
mình nữa rồi Nhiều lúc nàng cũng tự thấy rõ như vậy Ai là người xấu ? Hằng không biết được ! Phát là người xấu ? Không ! Phát không phải là người xấu ! Phát là người tốt Nếu thế thì cha nàng, anh nàng và tất cả tín đồ là người xấu hay sao ? Không ! Cha nàng và anh nàng cũng không phải là người xấu ! Thế thì ai là người xấu ? Nàng không đáp được câu hỏi của mình Còn quỷ dương ? Quỷ dương là người như Phát hay sao ?” Vốn là người sùng đạo, nàng lo sợ đến ngày tận thế, bọn quỷ sứ, hùm beo, cá sấu sẽ
xé xác người yêu Để lấy lòng đạo, nàng giả vờ đã bỏ Phát và tán tỉnh các chàng trai khác Bởi vậy, nhiều người ghép nàng với Bảy Thẹo, một tay chân thân tín của Quản Dõng, và hỏi nàng nếu gặp lại Phát thì
sao ? “Tôi sẽ giết nó chớ còn sao nữa – nàng đáp lại một cách sốt sắng Nàng vừa nói vừa vung kiếm,
bĩu môi: “Cái thằng đó à ?” Rồi nàng ngửa mặt ra cười khanh khách Nàng cười, nhưng nếu ai chú ý thì
sẽ thấy khóe mắt nàng có một giọt lệ long lanh” Trong con người Hằng có sự mâu thuẫn giữa hành động
và nội tâm, và chính điều này làm cho nhân vật khác với kiểu “con người ngoại hiện” vốn rất phổ biến trong tiểu thuyết cách mạng đương thời
Vốn vẫn giữ tình yêu với Phát nên Hằng không dám đi dự lễ chém Sáu Sỏi, người mà lẽ ra sẽ là cha chồng nàng Nhưng nàng không ngờ rằng, trong đơn vị bộ đội về cứu Sáu Sỏi, có người yêu của nàng đang giữ chức chính trị viên Phát đứng bên kia chiến tuyến nhắc nhở đồng đội đừng bắn vào đồng bào
Hòa Hảo khi chưa thực sự cần thiết Hằng đứng bên này chiến tuyến cùng thiện nam tín nữ la hét “Tử vì
đạo” Đạn từ phía Việt Minh bắn ra làm Hằng trọng thương Là người nguyên tắc nhưng Phát đành tạm
thời rời đơn vị để cấp cứu người yêu “Máu của Hằng thấm ướt cả tay anh Anh lay khẽ đôi vai Hằng, kêu
lên với giọng run rẩy và nghẹn ngào (…) Hôm nay, cái chết của cha anh đã đưa đường cho hai người gặp nhau Một cuộc gặp gỡ phải trả giá bằng một mạng người ! Và người ấy lại là cha anh Và khi gặp lại, thì đây, Hằng đang hấp hối trên đôi tay của anh” Liệu những viên đạn găm vào người Hằng có viên đạn nào
do Phát bắn ra ? Và trong đêm tối đen mù mịt đó, nếu gặp Phát, liệu thanh gươm của Hằng có bổ xuống người mà mình mong nhớ ngày đêm ? Những nghịch cảnh trái ngang ấy, suy cho cùng là do bi kịch của lịch sử mang lại
Ngoài ra, Đất lửa còn có hàng loạt mối bi kịch khác Đó là bi kịch của những đôi trai gái phải xa nhau vì
mâu thuẫn giữa đời và đạo Là bi kịch tình yêu của Bảy Thẹo khi không được Hằng đáp lại Là nỗi đau của anh bộ đội Hồng khi người yêu là Hiền bị nhóm tín đồ quá khích giết chết Đó là mối xung đột tiềm ẩn trong nội bộ Ban trị sự đạo, giữa Quản Dõng (trưởng ban) và Tư Trịnh (phó ban) Sự bất đồng quan điểm giữa Tư Trịnh và Năm Bầu… Đặc biệt là mâu thuẫn trong nội bộ Việt Minh giữa chỉ huy Bảy Thâm và các chính trị viên – “những thằng đánh giặc bằng miệng – mặt gà mái” Từ khi Phát về thế chính trị viên cũ,
mâu thuẫn có xẹp xuống nhưng đôi lúc cũng bùng nổ khi đề cập đến vấn đề Hòa Hảo: “ xung đột đến đỏ
mặt, đập ghế, đập bàn và cuối cùng không ai chịu ai” Bảy Thâm chủ trương giết sạch, đốt sạch các làng
Hòa Hảo Phát chủ trương tìm giải pháp hòa bình, hòa hợp dân tộc Nhưng trong thời điểm đó, ước muốn của anh rất khó thực hiện, cái chết của cha anh như đổ thêm dầu vào lửa Đó là bi kịch Mà nguyên nhân của bi kịch bao giờ cũng là mâu thuẫn giữa ước muốn và hiện thực
Trong văn học cách mạng Việt Nam, hiếm có tác phẩm nào giàu màu sắc bi kịch như Đất lửa Xuất phát
từ các xung đột giữa đời và đạo ở cấp độ lịch sử - xã hội, Nguyễn Quang Sáng đã triển khai thành các
Trang 4xung đột trong nội bộ gia đình, tình yêu đôi lứa… Các tình tiết rất giàu kịch tính và có lối kết thúc của thể loại bi kịch Tác giả còn thành công trong bút pháp phân tích tâm lý nhân vật, tạo không khí truyện… Tác phẩm không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn có giá trị hiện thực cao, giúp bạn đọc hiểu thêm những góc khuất của lịch sử Nam Bộ buổi đầu kháng chiến chống Pháp Tác giả là người có bản lĩnh khi mạnh dạn
đề cập đến những vấn đề phức tạp, tế nhị của tôn giáo và cách mạng Khi mới công bố lần đầu năm
1963, tác phẩm đã tạo ra nhiều dư luận trái ngược nhau Tuy nhiên, hy vọng rằng, vượt qua mọi sự sàng
lọc của thời gian, Đất lửa sẽ có chỗ đứng xứng đáng trong văn học Việt Nam.