Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu
Trang 1-
NGUYỄN CHÍ ĐIỆP
YẾU TỐ BI KỊCH TRONG TIỂU THUYẾT LÊ LỰU
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Tôn Thảo Miên
HÀ NỘI, 2014
Trang 2Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Tôn Thảo Miên, người
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành đề tài luận văn của mình
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo, nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, rèn luyện
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã dành sự ủng hộ, chia sẻ, giúp đỡ quí báu để tôi hoàn thành luận văn này
Hà Nôi, tháng 12 năm 2014 Tác giả
Nguyễn Chí Điệp
Trang 3
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc
MỤC LỤC
Trang 4Trang
Lời cảm ơn 1
Lời cam đoan 2
Mục lục 3
MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài 5
2 Lịch sử vấn đề 6
3 Mục đích nghiên cứu 9
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9
5 Phương pháp nghiên cứu 10
6 Cấu trúc luận văn 10
NỘI DUNG Chương 1 Yếu tố bi kịch trong Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới và trong sáng tác của Lê Lựu 11
1.1: Khái niệm bi kịch 11
1.2 Cảm hứng bi kịch trong Văn học Việt nam thời kỳ đổi mới và sự gia tăng cảm hứng bi kịch 12
1.2.1 Cảm hứng chung của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 và những đóng góp của Lê Lựu về thể loại tiểu thuyết cho nền Văn học Việt Nam đương đại 12
1.2.1.1 Cảm hứng chung của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 13
1.2.1.2 Những đóng góp của Lê Lựu về thể loại tiểu thuyết cho nền Văn học Việt Nam đương đại 18
1.2.2 Sự gia tăng của cảm hứng bi kịch 21
1.3 Yếu tố bi kịch trong sáng tác của Lê Lựu 23
1.3.1 Qúa trình sáng tác của Lê Lựu 23
1.3.2 Vị trí của tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới 26
1.3.3 Nhìn chung về cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết Lê Lựu 27
Trang 5CHƯƠNG 2
Yếu tố bi kịch thể hiện qua thế giới nhân vật 30
2.1 Các kiểu nhân vật bi kịch trong tiểu thuyết Lê Lựu 30
2.1.1 Nhân vật do hoàn cảnh 30
2.1.2 Nhân vật do tự đánh mất mình 41
2.1.3 Nhân vật tha hóa 46
2.1.4 Nhân vật lưỡng diện 56
2.2 Yếu tố bi kịch thể hiện qua nghệ thuật xây dựng nhân vât 62
2.2.1 Đặt nhân vật trong tình huống xung đột gay cấn, giàu kịch tính 62
2.2.2 Đặt nhân vật trong tương quan giữa tính cách và số phận 68
2.2.3 Yếu tố bi kịch thể hiện qua nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật 74
CHƯƠNG 3 Yếu tố bi kịch thể hiện qua ngôn ngữ và giọng điệu 86
3.1 Yếu tố bi kịch thể hiện qua ngôn ngữ 86
3.1.1 Ngôn ngữ đời thường, cá tính hóa 86
3.1.2 Ngôn ngữ đậm tính khái quát, triết lý 90
3.2 Yếu tố bi kịch thể hiện qua giọng điệu 94
3.2.1 Giọng điệu trữ tình sâu lắng 94
3.2.2 Giọng điệu suy tư, chiêm nghiệm, triết lý 97
3.2.1 Giọng điệu phê phán, lên án, tố cáo 104
KẾT LUẬN 106
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Sau chiến thắng 30.4.1975 đất nước ta bước vào giai đoạn độc lập dân tộc, khép lại trang sử đấu tranh đau thương, mất mát nhưng cũng đầy hào hùng của dân tộc Việt Nam Từ đây, một kỷ nguyên mới đã được mở ra, kỷ nguyên xây dựng đất nước trong bối cảnh hòa bình Hòa chung với sự vận động đó nền văn học cũng có nhiều cách tân, đổi mới, những thay đổi tư duy nghệ thuật dẫn đến đổi mới quan niệm về hiện thực, về con người, về sáng tạo nghệ thuật Từ nền văn học mang cảm hứng sử thi, văn học đã chuyển sự quan tâm chủ yếu sang vấn đề thế sự và đời tư, sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã
mở ra cho văn học nhiều đề tài và chủ đề mới mẻ Thời kỳ này văn học đã đi tới một quan niệm toàn vẹn sâu sắc về con người, về những suy nghĩ trăn trở trước cuộc sống Con người vừa là điểm xuất phát, là đối tượng khám phá chủ yếu, vừa là cái đích cuối cùng của tác phẩm văn học Con người trong văn học hôm nay khác với con người trong văn học trước đây, vì nó được nhìn ở nhiều
vị thế, ở mối quan hệ đa chiều: con người với xã hội, con người với gia đình,
và với chính mình, bên cạnh đó mặt trái của cơ chế thị trường với bao ngổn ngang, hỗn độn đã đẩy cuộc sống, số phận của mỗi con người đến trước những bi kịch không ai giống ai Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc
1.2 Từ đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng, đất nước bước vào thời kỳ hội nhập, đổi mới và phát triển trên nhiều phương diện đời sống và xã hội Điều này đòi hỏi người viết phải có cái nhìn mới, thỏa đáng hơn cho những vấn đề đang tồn tại và nảy sinh trong cuộc sống Nhiều vấn đề của đời sống
đã được các nhà văn lật lại, nhận thức lại Với khả năng miêu tả hiện thực đời
sống cả ở bề rộng lẫn chiều sâu, “là mảnh đất lưu giữ bóng hình cuộc đời và
con người” một cách hữu hiệu, không phải vô tình mà tiểu thuyết trở thành
Trang 7thể loại nổi bật được các nhà văn lựa chọn để thể hiện quan niệm và khả năng sáng tạo nghệ thuật của mình
1.3 Đọc tiểu thuyết hôm nay, độc giả có cảm giác nó đã áp sát, đi sâu hơn vào đời sống, vào cuộc đời và nói được những vấn đề trong cuộc sống đời thường thông qua những số phận có tính bi kịch
Lê Lựu là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học thời kỳ đổi
mới Nghiên cứu đề tài Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Lê Lựu chúng tôi
muốn góp phần hiểu sâu hơn số phận bi kịch của con người trước thực tại trong sáng tác của Lê Lựu nói riêng và trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới nói chung Đồng thời nghiên cứu vấn đề này cũng sẽ giúp người giáo viên có được cái nhìn sâu sắc hơn đối với tiểu thuyết Việt Nam đương đại, phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy văn học Việt Nam trong nhà trường
tư tưởng con người thời đại
2.1 Những đánh giá chung về Lê Lựu
Ngay từ những sáng tác đầu tay của Lê Lựu, có nhà phê bình đã nhận xét Lê Lựu là một người đang tìm tòi Truyện nào của anh cũng tìm được những tính chất mới, những hướng khai thác vấn đề mới Anh có năng lực quan sát khá nhạy bén, sắc sảo và một bút lực đủ sức cắt rời được những mảnh đời bề bộn tươi nguyên vào trang sách, cái khả năng rất đáng quý ở một cây bút trẻ
Nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng có nhiều nhận xét độc đáo tinh tường về
Lê Lựu Đánh giá chung về sáng tác của nhà văn ông cho rằng: “Lê Lựu biết
Trang 8cuốn hút người đọc bằng một thứ văn đọc không nhạt Ngay ở những chuyện xoàng xoàng, người đọc vẫn thu lượn được một cái gì đó (…) nghĩa là đọc anh không bị lỗ trắng Cũng bởi Lê Lựu là nhà văn không chấp nhận sự nhạt nhẽo, tầm thường Ở bất kỳ tác phẩm nào dù lớn hay nhỏ Lê Lựu cũng có vấn
đề gì đấy gửi gắm.”
Trần Bảo Hưng cho rằng “Thô mộc hồn nhiên và đầy ắp chất sống –
ngay cả khi nghĩ ngợi triết lý cũng rất hồn nhiên, cũng là triết lý bật lên trực tiếp từ đời sống Tất cả dường như đã trở thành phong cách, thành cá tính của Lê Lựu.”
Tác giả Đinh Quang Tốn trong công trình Lê Lựu tạp văn nhận xét
“Văn Lê Lựu có giọng điệu riêng có duyên riêng, không rành rẽ, không mạch
lạc, nó có một chất nhựa gì đấy ở bên trong” Ông khẳng định: “Nếu trong tổng số sáu trăm hội viên Hội nhà văn Việt Nam, cứ mười người chọn lấy một người tiêu biểu, thì Lê Lựu là một trong số sáu mươi nhà văn ấy”
2.2 Những công trình, những bài viết về từng tiểu thuyết của Lê Lựu thời kì đổi mới
Ngay khi Thời xa vắng ra đời, các nhà nghiên cứu văn học đã nhận thấy trong tác phẩm này có “cách nhìn hiện thực mới” Giáo sư Phong Lê cho rằng: “Thời xa vắng là sự đón nhận trước cái yêu cầu nhìn thẳng vào sự thật
và nhận thức lại lịch sử đề ra với Đại hội VI, cuối năm 1986” Tác giả
Nguyễn Hòa nhận thấy Thời xa vắng là sự “đi tìm lại những chân giá trị bị
đánh mất, bị lãng quên, viên đại bác khoan thủng các tấm màn vô hình che giấu nhiều điều lâu nay chúng ta không rõ tới quá khứ đâu chỉ là chiếc bánh ngọt ngào mà có cả vị đắng cay.” Tác giả Kim Hồng trong bài viết in trên Tạp
chí Văn Học số 5 (1988) cũng có nhận xét: “Thời xa vắng của Lê Lựu là một
tác phẩm giàu năng lượng thật sự” Nhà thơ Trần Đăng Khoa cảm nhận được
Trang 9Thời xa vắng là sự khái quát lịch sử “Bằng số phận bi thảm của anh nông dân Giang Minh Sài”
Tiếp tục khơi sâu vào đề tài gia đình, số phận con người, Lê Lựu viết,
Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở đáy sông (1994), Hai nhà (2000) Những
tác phẩm này khi ra đời đã có hàng loạt bài nghiên cứu về tác phẩm của Lê
Lựu như : “ Tinh thần đầu tiên của một cây bút viết truyện ngắn” của Phong
Vũ, “Mỗi người phải chịu trách nhiệm về nhân cách của mình” hay “Hỏi
chuyện tác giả, tìm hiểu tác phẩm” (báo Văn nghệ tháng 12.1986) “Chuyện phiếm với anh Sài” của Hồng Vân, “Nghĩ về Thời xa vắng” của Thiếu Mai,
“Khuynh hướng triết lý trong tư tưởng- những tìm tòi và thể nghiệm” của Nguyễn Hữu Sơn, “ Lê Lựu – Chân dung văn học” của Trần Đăng
Khoa,…Tất cả những bài viết này được chính Lê Lựu tập hợp lại trong cuốn
Tạp văn của mình
Đến với những trang viết của Lê Lựu, mỗi người đọc đều cảm thấy có
sự cuốn hút đặc biệt Những nhân vật trong truyện vừa đáng thương vừa đáng giận Những con người ấy hiện lên trang viết đầy bi kịch, có những bi kịch do
xã hội mang lại và có những bi kịch do chính họ tạo ra Chúng ta vừa thương
vừa giận Giang Minh Sài trong Thời xa vắng, Núi trong Sóng ở đáy sông, và ngay cả sự tha hóa của con người Lưu Minh Hiếu trong Chuyện Làng Cuội
Mỗi người đọc tùy thuộc vào những tiêu chuẩn thẩm mỹ riêng mà có cách tiếp nhận tác phẩm ở những chiều kích khác nhau Tác phẩm Lê Lựu ra đời lúc bấy giờ thực sự đã góp phần làm cho đời sống văn học Việt Nam thêm sôi
động Điều này Lê Hồng Lâm nhận định :“ Ông Lê Lựu từ khi được bạn đọc
chú ý, hễ cứ viết ra cuốn nào là gây dư luận cuốn đó Có cuốn nổi tiếng bởi nội dung đặc sắc, nó đi vào mạch ngầm trong tâm tư tình cảm nhà văn như Thời xa vắng, có cuốn nổi tiếng bởi …tai tiếng ( Chuyện làng Cuội ), lại có
Trang 10cuốn mãi vài năm sau khi lên phim mới nổi đình nổi đám kéo theo đó là tai bay vạ gió như Sóng ở đáy sông (1994)”
Tuy nhiên nhìn một cách tổng thể, các công trình nghiên cứu, các bài viết, bài báo nêu trên mới chỉ tìm hiểu một phương diện, một góc độ nào đó
về tư tưởng của Lê Lựu, vẫn còn thiếu một cái nhìn tổng quát một quy mô mang tính tổng thể, thật sự tập trung đi sâu từng tác phẩm để thấy được sự muôn mầu muôn vẻ trong việc thể hiện Bi kịch con người trong tiểu thuyết Lê Lựu Đây chính là sự góp ý, định hướng khoa học để chúng tôi tiếp thu và tự
tin hơn khi thực hiện đề tài Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Lê Lựu Hy vọng
công trình này sẽ là một mảnh ghép làm cho bức tranh chung về tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới thêm hoàn thiện Đồng thời một lần nữa khẳng định giá trị đích thực trong sáng tác cũng như vị thế của Lê Lựu trong văn học Việt Nam hiện đại
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tiến hành khảo sát và nghiên cứu sự thể hiện yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới Qua đó khẳng định sự gia tăng của cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới nói chung, trong
đó có tiểu thuyết của Lê Lựu nói riêng Đồng thời chỉ ra những đổi mới, cách tân của Lê Lựu trên phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật
Trang 11- Phương pháp so sánh – đối chiếu
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được
triển khai với ba chương:
Chương 1 Cảm hứng bi kịch trong văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới và trong sáng tác của Lê Lựu
Chương 2 Yếu tố bi kịch thể hiện qua thế giới nhân vật
Chương 3 Yếu tố bi kịch thể hiện qua ngôn ngữ và giọng điệu
Trang 12NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 YẾU TỐ BI KỊCH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ TRONG SÁNG TÁC CỦA LÊ LỰU
1.1 Khái niệm bi kịch
Bi kịch là một thể loại đã khá quen thuộc đối với nền văn học trên thế giới, nó xuất hiện khá sớm ở Hy Lạp cổ đại, và ngay ở đầu thế kỷ thứ V trước Công nguyên, bi kịch đã là một thể loại sân khấu rất thịnh hành với trong
những vở kịch, những tác phẩm nổi tiếng như Prômêtê bị xiềng,
Ăngtigôn,…Vào các thế kỷ XVI – XVII ở một số nước châu Âu bi kịch là
một thể loại văn học – sân khấu rất thịnh hành, gắn liền với tên tuổi của Sêcxpia với những tác phẩm nổi tiếng như : Hăm lét, Otelo, Lơ Xit…Và từ thế kỷ XVIII trở đi, bi kịch đã phát triển theo nhiều chiều hướng khác nhau và đạt được rất nhiều những thành tựu nổi bật Vậy nên chúng ta cùng đi tìm hiểu yếu tố bi kịch trên những khía cạnh, những nhận xét, đánh giá để có cái nhìn rõ về nhất về khái niệm bi kịch
Aritstote cho rằng: “ Bi kịch là hình thái cao nhất của Thi ca, là tinh
túy của kịch” Còn Heghen xem “ Bi kịch là thể loại siêu đẳng”
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Cái bi (Tragique) là phạm trù mĩ học
phản ánh một hiện tượng có tính quy luật của thực tế đời sống xã hội thường diễn ra trong cuộc đấu tranh không cân sức giữa cái thiện và cái ác, cái mới
và cái cũ, cái tiến bộ và cái phản động…trong điều kiện những cái sau còn mạnh hơn những cái trước Đó là sự trả giá tự nguyện cho những chiến thắng
và bất tử về tinh thần bằng nỗi đau và cái chết của nhân vật chính diện Cái
bi tạo ra một cảm xúc thẩm mĩ phức hợp bao hàm cả nỗi xót đau, niềm hân hoan lẫn nỗi sợ hãi khủng khiếp Cái bi thường đi liền với nỗi đau và cái chết,
Trang 13song bản thân nỗi đau và cái chết chưa phải là cái bi Chúng chỉ trở thành cái bi khi hướng tới và khẳng định cái bất tử về mặt tinh thần của con người ”[16, tr19]
Như vậy bi kịch sẽ không còn là bi kịch nữa nếu người xem không bị rung động bởi nhân vật và nếu toàn bộ nỗi xúc động khiếp sợ không dẫn đến một cách giải quyết nào đó về tình cảm theo hướng tích cực Nhân loại đã tìm thấy ở các tác phẩm bi kịch những gì khủng khiếp nhất mà cái ác có thể gieo rắc, áp đặt cho mình, do đó không thể bàng quan và chịu khuất phục trước sức mạnh tàn bạo của nó được Kết thúc bi thảm của số phận nhân vật bi kịch thường có ý nghĩa thức tỉnh, dự báo về một cái gì đó tốt đẹp hơn sẽ nảy sinh trong cuộc sống và trong mỗi con người Trong bi kịch, qua cái chết của nhân vật chính, người ta tìm thấy cái thiêng liêng vô giá của sự sống chân chính và cái bất tử của cộng đồng Vì thế nhân vật chính của bi kịch thường là những nhân vật anh hùng với ý nghĩa tích cực cao cả…Ở Việt Nam, không có bi kịch như một thể loại văn học – sân khấu theo quan niệm cổ điển, mà chỉ có
một số vở tuồng hoặc kịch hiện đại mà nội dung tư tưởng nghệ thuật có yếu tố
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra một trang sử vẻ vang cho dân tộc, hai miền Nam Bắc được thống nhất, đã đánh dấu bước chuyển mình
vĩ đại của cả dân tộc Việt Nam Đặc biệt là sau Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã xác định đường lối đổi mới toàn diện trên nhiều lĩnh vực
Trang 14Về mặt đời sống vật chất có sự thay đổi mạnh mẽ, nếu như trước đây là một nền kinh tế lạc hậu, luôn lâm vào tình trạng trì trệ, yếu kém do những hệ lụy của tư tưởng cũ, lạc hậu, do sự tàn phá nặng nề của chiến tranh thì giờ đây nền kinh tế bước vào thời kỳ mở cửa, phát triển theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Sự thay đổi này đã làm thay đổi đời sống của nhân dân, chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao
Lĩnh vực văn hóa tinh thần của dân tộc cũng có nhiều thay đổi do sự tác động không nhỏ của nền kinh tế đem lại Trước đây nền văn học chưa có sự giao lưu nhiều với nền văn học trên thế giới thì đến nay văn học đã có sự giao lưu, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, văn học tiên tiến Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa như là một luồng sinh khí mới thổi vào nền văn học của chúng ta, có rất nhiều văn nghệ sĩ có dịp được sáng tạo và cho ra đời những tác phẩm có giá trị, trong đó con người và cuộc đời đã được đánh giá, nhìn nhận một cách khách quan, mới mẻ, thẳng thắn trên nhiều góc độ Người đọc đã tìm đến văn học với khát khao tìm hiểu sự thật, muốn khám phá cuộc sống phong phú, phức tạp như diện mạo đích thực của nó Họ muốn có được sâu sắc về cuộc đời để tìm cho mình bài học về nhân sinh thế sự Trước những yêu cầu đó ngòi bút của các nhà văn đã phản ánh hiện thực xã hội như nó vốn có, không
tô hồng, tô điểm một cách sai sự thật Số phận con người đã đi vào các sáng tác với bao nỗi đau đớn, sự mất mát, bi kịch và sự tha hóa về nhân cách Trong đó, tiêu biểu nhất là chiến tranh - một vấn đề lớn mà văn học thời kỳ này đã dành nhiều công sức và sự quan tâm đặc biệt
1.2.1.1 Cảm hứng chung của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986
Văn xuôi trước năm 1975 nhìn nhận con người và các giá trị của nó song hành với từng biến cố lịch sử, từng bước phát triển của cách mạng Đây được coi là thời kỳ cả dân tộc ta cùng có chung một quyết tâm, một ý chí giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà Do vậy mọi thể loại văn học được sáng
Trang 15tác trong giai đoạn này nếu xét cả về mặt nội dung cũng như hình thức đều mang đậm chất cách mạng Với quy mô rộng lớn của mình, tiểu thuyết thực
sự đã phản ánh chân thực bức tranh rộng lớn của hiện thực cuộc sống thông qua những hình tượng điển hình, con người tập thể, con người lý tưởng được
đề cao hơn bao giờ hết Nền văn học giai đoạn này nói chung và tiểu thuyết nói riêng dù sinh ra và lớn lên trong khói lửa chiến tranh nhưng lại vô cùng
hào hùng và rực rỡ Những Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, Đất
nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Hòn đất của Anh Đức, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu…thực sự đã
tái hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, thống nhất nước nhà
Nền văn học nước nhà sau năm 1975, đặc biệt là từ năm 1986 mới có những bước thay đổi và chuyển mình sâu sắc Mỗi nhà văn khi đặt bút khám phá thể hiện, phải đứng trước những thách thức, bởi sự phức tạp của cuộc sống, do vậy các nhà văn phải nghiền ngẫm, suy nghĩ để lý giải những vấn đề
đó theo một tinh thần mới Thời kỳ này khuynh hướng dân chủ hóa đã giúp nhà văn nhìn nhận cuộc sống đa chiều và con người bình đẳng trong sự quan sát và phản ánh của nhà văn Con người với tính cách và số phận cá nhân trở thành đối tượng khám phá đến tận cùng của nhà văn Con người chính là sự tổng hòa, là sự đan xen của nhiều mối quan hệ và phẩm chất, luôn có sự cao thượng bên cạnh cái thấp hèn, lí tưởng đan xen với dục vong, cái xấu xen lẫn vào cái đẹp Đặc biệt hơn là bản chất đích thực của con người nhiều khi
không trùng khít với giá trị và sự thể hiện bên ngoài của nhân vật “ Cuộc
chiến đã lùi vào dĩ vãng sau một quãng lùi lịch sử, sau một khoảng cách thời gian, chất sử thi nhạt dần Cảm hứng sáng tạo chuyển từ ngợi ca, tự hào, khâm phục đến chiêm nghiệm, lắng đọng, suy tư Thay vì cách nhìn nhận giản đơn, rạch ròi thiện – ác, bạn – thù, cao cả - thấp hèn là cách nhìn đa chiều,
Trang 16phức hợp về hiện thực và số phận con người” [45, tr.25] Xóa bỏ những
nguyên tắc cứng nhắc trong nhận thức về con người, văn xuôi sau đổi mới có được sự phong phú trong miêu tả, thể hiện và đi đến khám phá toàn vẹn về đối tượng này Với các sáng tác mang hơi thở của thời đại, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Ngọc, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Khải, Lê Lưụ… là những nhà văn tiêu biểu cho quá trình đổi mới nền văn học thời kỳ này
Trong văn học thời kỳ đổi mới, hiện thực được nới rộng phạm vi thể hiện Không chỉ có hiện thực cách mạng, các biến cố trong đời sống cộng đồng mà còn có hiện thực của cuộc sống hàng ngày với các quan hệ thế sự phức tạp, đời sống cá nhân riêng tư với hạnh phúc, khát vọng, bi kịch của riêng nó Nhiều mảng hiện thực mới được bổ sung khiến cho văn học có khả năng đi sâu, thâm nhập vào tất cả các ngóc ngách của đời sống xã hội và trong tâm hồn con người Dường như thời kỳ này không còn những vùng đất cấm kị đối với văn xuôi Những hiện thực trước đây một thời bị cấm kị, bị né tránh thì nay lại có một sức hút mạnh mẽ hơn bao giờ hết Những tiêu cực, bất cập trong đời sống được phanh phui, được đem ra mổ xẻ với một thái độ nghiêm khắc, thẳng thắn nhằm mục đích mang lại những nhận thức sâu sắc hơn về hiện thực và con người
Trong bối cảnh lịch sử xã hội có nhiều biến động, con người đang phải trải qua những thăng trầm của số phận, thể loại tiểu thuyết đã phát huy được
những ưu thế vốn có Với khả năng “ tiếp xúc với cái hiện tại chưa hoàn
thành”, người viết tiểu thuyết “ có thể xuất hiện trong trường miêu tả ở bất
cứ tư thế tác giả nào, có thể miêu tả những sự việc có thật trong đời mình hoặc ám chỉ đến chúng, có thể can thiệp vào cuộc trò chuyện giữa các nhân vật, có thể bút chiến công khai với các địch thủ văn học của mình” [4, tr.57]
Thời kì này tiểu thuyết đã được đông đảo giới sáng tác lựa chọn, tìm đến, đặc
Trang 17biệt là tiểu thuyết viết về chiến tranh cách mạng và người lính do chính những nhà văn đã từng cầm súng trên chiến trường chắp bút Tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986 đã thực sự đổi mới trên nhiều phương diện : tư duy nghệ thuật, cảm hứng sáng tạo, ngôn ngữ, kết cấu…
Văn học trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là tiểu thuyết đã có rất nhiều sự thay đổi trong việc khám phá và tái hiện hiện thực Chiến tranh đã qua đi, các nhà văn không phải cầm thêm cây súng như trước nên giờ đây họ có điều kiện
và thời gian để khám phá, để suy ngẫm kỹ lưỡng về mọi mặt, mọi khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt là về số phận con người Họ băn khoăn, trăn trở và tìm tòi những đổi mới, và chính những điều đó đã tạo nên sự thúc đẩy lớn cho
sự phát triển của văn xuôi nói chung, cho tiểu thuyết nói riêng Có thể khẳng định đây chính là giai đoạn đánh dấu bước chuyển mình rõ rệt trong tư duy nghệ thuật của người cầm bút Văn học chuyển từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết Các nhà văn đã đổi mới trong cách tiếp cận cuộc sống và con người, họ không chỉ soi ngắm, suy ngẫm tỉ mỉ về hiện thực và số phận cá nhân con người, mà còn thẳng thắn nhìn nhận và đánh giá đúng bản chất các hiện tượng xã hội, đứng trong tư thế đối thoại với mọi người và với xã hội
Tư duy nghệ thuật đổi mới đã kéo theo sự ra đời của quan niệm mới về con người Đi vào những trang viết của các nhà văn lúc này không phải là những con người anh hùng – đại diện cho vẻ đẹp lý tưởng cộng đồng như giai
đoạn 1945 – 1975 nữa, mà là con người “ với những vấn đề riêng tư,số phận,
nhân cách, với khát vọng mọi mặt, cả hạnh phúc và bi kịch” [26, tr.132-133]
Đó chính là Giang Minh Sài (Thời xa vắng), là Kiên (Thân phận tình yêu), là Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng), là Vạn (Bến không chồng), là Tâm (Hai nhà), Bà
cụ Đất trong (Chuyện làng Cuội),… Văn xuôi giai đoạn này, cảm hứng bi kịch
đã được thể hiện rất rõ và đa dạng trong nhiều tác phẩm, đó chính là minh chứng cho những thay đổi mới mẻ của tiểu thuyết Chiến tranh đã qua đi
Trang 18nhưng dư âm của những nỗi đau đớn, nhức nhối của nó thì vẫn còn dai dẳng,
âm ỉ trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là đối với những người lính thời hậu chiến Qúa khứ đau thương đã để lại cho những người lính những nỗi đau đớn như một bóng ma ám ảnh, đeo bám lấy cuộc sống của họ khiến cho họ mất đi khả năng hòa nhập với cộng đồng Chiến tranh qua đi họ trở về với cuộc sống bình thường nhưng niềm vui thì ngắn ngủi mà những nỗi buồn, nỗi đau thì
triền miên Kiên trong Thân phận tình yêu của Bảo Ninh “ đã phải chịu đựng
hết hồi ức này sang hồi ức khác, ngày này qua ngày khác, đêm thâu này đến đêm thâu kia Thử hỏi đã bao đêm ròng? Nhiều hôm đi giữa phố xá đông người tôi lại đi lạc vào giữa một giấc mơ khi tỉnh…có đêm tôi giật mình thức dậy nghe tiếng quạt trần kêu hóa thành tiếng rú rít rợn gáy của trực thăng vũ trang” [42, tr.99] Hay Giang Minh Sài trong Thời xa vắng của Lê Lựu cũng
đã rất cay đắng khái quát về cuộc đời mình: “ Nửa đời người phải đi yêu cái
người khác yêu, nửa còn lại đi yêu cái mình không có, đến bây giờ mới biết thì lại…” [30, tr.332] Rồi số phận Vạn trong Bến không chồng của Dương
Hướng cũng không hơn không kém Ra trận trở thành một người hùng, khi trở
về làng thì “ những tấm huân chương lấp lánh trên ngực” [19, tr.5] nhưng
cuộc sống khi không còn cây súng lại khiến cho ông thêm đau khổ, xấu hổ cho đến tận lúc chết – một cái chết đầy bi kịch, kết thúc cho chuỗi tháng ngày
cũng đầy bi kịch của cuộc đời ông Bi kịch của Tâm trong Hai nhà đó là bi
kịch của cuộc đời khi Tâm bị phản bội, Tâm càng chăm sóc, nín nhịn vợ thì
cô ta càng lăng loàn Trong Chuyện làng Cuội là một chuỗi những tháng ngày
bi kịch của bà cụ Đất vì bà quá giầu yêu thương, hiền lành như đất, câm lặng
hy sinh, chịu đủ mọi điều tiếng nhục nhã cho đến lúc chết
Ngoài cảm hứng bi kịch, tiểu thuyết thời kỳ này cũng đã thể hiện rất thành công cảm hứng phê phán trong tiểu thuyết khi viết về đề tài chiến tranh sau 1986 Xuất phát từ cách viết, cách nhìn nhận về hiện thực mới, các nhà
Trang 19viết tiểu thuyết đã không né tránh, không làm ngơ trước hiện thực cuộc sống của con người, trước những biến động của xã hội Họ đã đi vào mọi khía cạnh hiện thực của cuộc sống để khám phá, tìm tòi những cái đời thường của cuộc sống cá nhân, dám nhìn thẳng vào hiện thực, vào những mảnh vỡ, những bi kịch của con người, và tái hiện, phơi bày nó một cách trung thực Đây chính
là khuynh hướng đúng đắn của văn học thời kỳ đổi mới trong việc nhìn nhận cuộc chiến và số phận con người bằng cái nhìn nhân bản sâu sắc
1.2.1.2.Những đóng góp của Lê Lựu về thể loại cho nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại
So với các nhà văn khác trong thời kỳ đổi mới, Lê Lựu được đánh giá
là một trong những cây bút có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam thời
kỳ đổi mới Với việc phản ánh những cuộc đời đầy bi kịch trong cuộc sống hôn nhân và gia đình, cùng với những sáng tạo nghệ thuật độc đáo, Lê Lựu đã góp phần làm đổi mới tư duy tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Qua các sáng tác của mình, Lê Lựu đã nhìn nhận hiện thực xã hội một cách sâu sắc, khách quan, nhà văn đã phơi bày những cái tiêu cực, xấu xa, ông
đã mô tả và tố cáo nó Đó là những quan niệm duy ý chí, lối tư duy bảo thủ hay những thói vị kỷ, chủ nghĩa cơ hội, lối sống thực dụng…Không chỉ dừng lại ở đó, Lê Lựu còn nhận thấy sự lầm lẫn, hạn chế của một thời Ông chỉ ra chính những quan niệm, lối tư duy ý chí đã trở thành sợi dây trói buộc đời sống tinh thần, triệt tiêu bao nhiêu khát vọng chính đáng của con người, gây
ra bao bi kịch xót xa cho nhiều số phận con người Bằng cái nhìn sắc sảo, Lê Lựu đã lý giải những biến động của đời sống xã hội và sự tác động của nó đến số phận con người Phản ánh hiện thực cuộc sống và những số phận con người, tiểu thuyết Lê Lựu còn có khả năng dự báo xu thế phát triển tất yếu và những đổi thay trong xã hội Có thể nói, đây là sự khởi đầu của dòng văn học
“tự vấn”, một hướng đi mới của tiểu thuyết nước ta mà trước đó chưa có Lê
Trang 20Lựu đã dùng ngòi bút của mình đi tìm cái muôn màu của sự sống thông qua việc phản ánh hiện thực cuộc sống và những bi kịch con người trong gia đình
và trong cuộc sống hôn nhân đầy đau khổ, thấm đẫm nước mắt Qua cái nhìn trực diện vào những mặt trái trong xã hội, với thái độ phê phán sự xấu xa, tha hóa của con người, nhà văn đã đặt ra những vấn đề nhức nhối của thời đại với những thông điệp có ý nghĩa sâu sắc Tiểu thuyết của Lê Lựu đã mở rộng thế giới hiện thực sống động nhưng cũng vô vàn những phức tạp của cuộc sống
Đóng góp của Lê Lựu cho nền văn học đương đại đó chính là sự trở lại của cảm hứng bi kịch Nếu như trong văn học thời kỳ kháng chiến, cảm hứng
bi kịch cá nhân rất mờ nhạt, hạn chế, thì giờ đây Lê Lựu đã khai thác nó trong
số phận mỗi cá nhân bằng những phân tích kỹ càng, không đơn giản, phiến
diện Tiểu thuyết Lê Lựu, mà khởi đầu là Thời xa vắng ông đã lấy cảm hứng
bi kịch cá nhân làm đối tượng, đã đưa đến cho người đọc bao hứng thú say
mê, và say sưa chiêm nghiệm về cuộc sống Vấn đề bi kịch cá nhân đã từng là nguồn cảm hứng lớn của nhân loại, nhưng suốt một thời gian dài nó chỉ thấp thoáng xuất hiện trong văn học Việt Nam, bởi vậy không thể phủ nhận vai trò
đi đầu của Thời xa vắng đối với sự trở lại của cảm hứng bi kịch nhân văn
trong giai đoạn văn học mới Với sự đồng cảm sâu sắc, Lê Lựu đã nhìn thẳng vào những đau khổ, mất mát, những bất hạnh, ngang trái của con người, những bi kịch đời thường ấy đầy rẫy trong cuộc sống vốn đầy phức tạp, nó làm cho con người loay hoay trong vòng luẩn quẩn đầy khổ đau, biến con người trở thành nô lệ cho cuộc đời, dần đánh mất mình mà không hay Viết về
bi kịch có thể tác giả chưa đưa ra được những giải pháp để giải quyết bi kịch, nhưng qua đó ông đã giúp người đọc ý thức hơn về ý nghĩa của cuộc sống và mong muốn con người hãy sống có trách nhiệm hơn với chính mình và mọi người xung quanh
Trang 21Về phương diện nghệ thuật, mặc dù không có nhiều cách tân trong lối viết nhưng Lê Lựu vẫn luôn có ý thức đi tìm tòi, thay đổi về mặt nghệ thuật trong từng tác phẩm, chính điều đó đã làm cho tiểu thuyết của ông tránh khỏi
sự đơn điệu, trùng lặp Sáng tác của Lê Lựu đã có những đóng góp nhất định
về phương diện nghệ thuật như cách xây dựng tình huống truyện đầy bất ngờ, kịch tính, không gian thời gian nghệ thuật, thủ pháp đồng hiện, ngôn ngữ phong phú, gần gũi cùng giọng điệu trần thuật, khuynh hướng triết
luận…Thời xa vắng là “lịch sử một số phận” với những đoạn đường đời cụ thể dưới cái nhìn chiêm nghiệm, từng trải Sóng ở đáy sông lại có vẻ như hồ
sơ của một phạm nhân được lần giở từng sự kiện qua sự phân tích chặt chẽ những nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn tới hành vi phạm tội Trong
Chuyện làng Cuội, có sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại làm cho mạch
truyện thêm linh hoạt, người đọc tuy khó nắm bắt truyện hơn nhưng cũng chủ
động hơn trong tiếp nhận tác phẩm Nếu như ở Hai nhà, Lê Lựu đã thay đổi
điểm nhìn trần thuật bằng việc đưa những trang nhật ký vào tác phẩm để người đọc có thể hiểu rõ hơn tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ và động cơ của
nhân vật thì trong Đại tá không biết đùa, nhà văn đã chuyển hẳn đối thoại vào
đoạn trần thuật, kể chuyện bằng nhiều điểm nhìn Không thoát ly khỏi tiểu thuyết truyền thống nhưng có thể thấy rằng Lê Lựu đã có nhiều sáng tạo trong cách viết của chính mình và điều đó cũng ít nhiều đem lại thành công cho nhà văn và góp phần làm phong phú hơn cho tiểu thuyết Việt Nam đương đại Bằng những thay đổi trong quan niệm về hiện thực và con người cũng như nỗ lực trong sáng tạo nghệ thuật, tiểu thuyết Lê Lựu đã góp phần làm đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại, làm cho nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam thêm phong phú và đa dạng
Như vậy, có thể nói ngoài những thành công về phương diện nội dung thì hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết sau 1986 cũng có nhiều đổi mới,
Trang 22chẳng hạn như đổi mới về nghệ thuật tự sự, nghệ thuật xây dựng nhân vật, kỹ thuật dòng ý thức, lắp ghép, hiện thực huyền ảo Có thể nói, tiểu thuyết sau
1986 đã đạt được nhiều thành công rực rỡ, xứng đáng là thể loại tiêu biểu của văn học Việt Nam trong thời đại mới
1.2.2 Sự gia tăng của cảm hứng bi kịch
Đánh giá và nhìn nhận văn học nước nhà trước và sau chiến tranh, có một thực tế dễ nhận ra là nền văn học ấy đã có sự vận động và chuyển biến sâu sắc Hành trình đổi mới của tiểu thuyết gắn liền với tiến trình vận động của văn học dân tộc, Có rất nhiều phương diện chứng tỏ sự cách tân của thể loại văn học này so với giai đoạn trước 1975 nhưng trong đó sự thay đổi về cảm hứng sáng tác là một trong những phương diện đổi mới cơ bản Trong hoàn cảnh chiến tranh, văn chương được coi là vũ khí đắc lực để tiêu diệt kẻ thù, cổ vũ tinh thần chiến đấu của toàn quân, toàn dân Và những người cầm bút trực tiếp viết về cuộc chiến đang diễn ra đồng thời cũng chính là những
người tham dự, người trong cuộc Họ “nói rất ít cái dữ dội, cái ác liệt của
bom đạn Chiến tranh, bom đạn chỉ được miêu tả như một cái nền để nhà văn dẫn dắt độc giả vào một thế giới khác: thế giới của tình người, của đức vị tha, của lòng dũng cảm và nghĩa tình chung thủy” [4, tr.52] Chiến tranh vì thế
được miêu tả bằng cái nhìn sử thi và cảm hứng lãng mạn ngợi ca Điều đó cắt nghĩa tại sao tiểu thuyết thời kỳ này mang hơi thở của những bản hùng ca đầy khí thế
Trước đây các nhà tiểu thuyết thường hướng tới bức tranh hiện thực
hoành tráng thì giờ đây họ “xem xét con người Việt Nam một cách sáng tỏ và
để đào xới vào nó sâu hơn” [8, tr.2], họ nhận thấy rằng cần phải viết về cái gì
đó của con người, cho con người bởi con người trong tổng hòa các mối quan
hệ xã hội trở nên phức tạp hơn Không phải ngẫu nhiên mà đề tài thế sự, đời
tư nổi lên như một vấn đề trung tâm của mọi “nỗ lực sáng tạo” trong tiểu
Trang 23thuyết đương đại Phan Cự Đệ đã từng nhận đinh: “Các nhà văn đã đi sâu vào
tâm lý bên trong, để cho nhân vật soi bóng vào nhau hoặc tự khám phá mình như là một sự lắng lại, suy ngẫm về cuộc đời đã qua…Nhân vật nhìn bản thân mình, tự đối diện với mình như một sự tự phán xét về nhân cách nhằm hướng tới một nhân cách hoàn thiện” [5, tr.153] Sự đổi mới trong nhận thức của nhà
văn thực sự đã mang đến cho nhà văn một cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc khi viết về con người Con người với đầy đủ phẩm chất, bản năng, ý thức, cùng với những mâu thuẫn phức tạp, con người bi kịch, con người sám hối, con người thức tỉnh…Giờ đây con người không phải sống vì cộng đồng, xả thân vì nghĩa lớn, con người quen sống với đám đông, ít đối diện với bản thân
mà là con người với tư cách cá nhân, sống với nội tâm và suy nghĩ của chính mình, con người với thế giới bên trong đầy bí ẩn và phức tạp Số phận con người bình thường với những bi kịch của cuộc đời hiện lên chân thực, đa dạng Đó là bi kịch giữa khát vọng và thực trạng, giữa cái muốn vươn lên và cái kìm hãm, giữa thanh lọc và tha hóa, giữa nhân bản và phi nhân bản Nhìn lại quá khứ đã qua, khoảng cách thời gian đã đưa lại cho các nhà văn, các nhà cầm bút những suy nghĩ, những chiêm nghiệm sâu sắc về số phận con người ở khía cạnh mà trước đây luôn bị làm mờ đi, nhạt đi trước số phận dân tộc :
khía cạnh bi kịch cá nhân Cảm hứng bi kịch là cội nguồn cho sự xuất hiện
của một loại nhân vật mang diện mạo tinh thần hoàn toàn mới trong tiểu thuyết chiến tranh sau 1975, nhất là sau 1986 nhờ nỗ lực đổi mới và dân chủ hóa đời sống văn hóa, văn nghệ
Tiểu thuyết khai thác về đề tài chiến tranh giờ đây đã ít hứng thú hơn với những chiến thắng, niềm vui và sự ngợi ca Thay vào đó là những mất mát, đau thương, những mảng khuất u tối vốn rất thường tình của chiến tranh…đã được thể hiện trên những trang viết của nhà văn Rất nhiều sáng tác của họ ở thời điểm này xuất hiện một cảm hứng chung và ngày càng gia tăng,
Trang 24đó là Cảm hứng bi kịch Sự gặp gỡ về nỗi buồn, nỗi đau, sự bất hạnh trong
việc phản ánh hiện thực và số phận con người sau giải phóng đã đem lại cho tiểu thuyết nói riêng và văn học nói chung một diện mạo mới Bi kịch của những con người trong tiểu thuyết đặc biệt là những người lính thời hậu chiến còn là đánh mất mình ngay cả trong những suy nghĩ, những ước muốn, khát
khao chính đáng và đời thường nhất Điều gì đã khiến Giang Minh Sài ( Thời
xa vắng) nhanh chóng phục tùng, chấp nhận trước những áp đặt của gia đình,
họ hàng, đơn vị? Để rồi phải thốt lên “ Giá ngày ấy em cứ sống với tình cảm
của chính mình, mình có thế nào cứ sống như thế Không sợ ai, không chiều theo ý ai, sống hộ ý định người khác, cốt để đẹp mắt mọi người chứ không phải cho hạnh phúc của mình” Cái “giá như” mà Giang Minh Sài chua chát
nhận ra ấy là kết quả của cả một đời bi kịch: “ nửa đời phải yêu cái người
không yêu”
Có thể nói : Cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết hậu chiến được đánh
dấu từ tiểu thuyết Thời xa vắng (1986) của Lê Lựu, một hiện tượng nổi bật
của của văn học Việt Nam lúc bấy giờ Tiếp sau đó, cảm hứng bi kịch vẫn được thể hiện sâu đậm hơn trong cả bộ phận tiểu thuyết hậu chiến Cắt nghĩa,
lý giải, nhận thức lại hiện thực bằng cảm hứng bi kịch, tiểu thuyết hậu chiến
đã thực sự đem lại cho người đọc những suy ngẫm sâu sắc Với những tác
phẩm tiêu biểu như : Thời xa vắng (Lê Lựu ), Mảnh đất tình yêu (Nguyễn Minh Châu), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Bến không chồng (Dương Hướng), Thân phận tình yêu (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai).…sự xuất
hiện của kiểu nhân vật mới trong tiểu thuyết chiến tranh – con người suy tư, con người bi kịch là dấu hiệu quan trọng bước đầu khẳng định sự đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết và những dấu hiệu xác lập lộ trình mới của văn học Việt Nam hiện đại
1.3 Yếu tố bi kịch trong sáng tác của Lê Lựu
Trang 251.3.1 Qúa trình sáng tác của Lê Lựu
Lê Lựu sinh ngày 12 – 12 – 1942 tại thôn Mẫn Hòa, xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên Hiện ông đang sống tại Hà Nội Cuộc đời của nhà văn là một quá trình làm việc hăng say không ngừng, bắt đầu từ những trang viết đầu tiên, ông luôn thể hiện sự cần mẫn Để có vị trí trên văn đàn, Lê Lựu đã trải qua một quá trình làm việc khổ luyện, nhà văn không chấp nhận những sự nhạt nhẽo tầm thường Ở bất kỳ tác phẩm nào dù lớn hay nhỏ, ông cũng muốn gửi gắm vào đó một cái gì đấy Ông viết sách một cách vất vả, chật vật không phải vì thiếu cảm xúc, thiếu tài năng mà quan trọng hơn với ông là phải viết như thế nào Chính vì vậy, ông viết chậm, nhưng khi một tác phẩm ra đời thì đó là tác phẩm hay và có giá trị Ông là nhà văn Quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ
Khi bước vào làng văn Việt Nam, người đọc biết đến Lê Lựu qua
những sáng tác truyện ngắn như Tết làng Mụa (Văn nghệ quân đội 2/1964),
Những người ở lại hậu phương (Văn nghệ quân đội 5/1964), Gan góc Bạch Long Vĩ (Văn nghệ quân đội 7/1965), Những người đi nối mạch cầu (Văn
nghệ 10/1966), Các chiến sĩ tí hon (Văn nghệ 1967)…đặc biệt Người cầm
súng đã đạt giải nhì cuộc thi truyện ngắn do do báo văn nghệ tổ chức năm
1967 – 1968 Tiếp tục mạch cảm xúc sáng tác dồi dào này, Lê Lựu đã cho ra
đời: Phía trước mặt trời, Truyện kể từ đêm hôm trước, Người về đồng cói… Trần Đăng Khoa đã nhận xét : đến truyện ngắn Người về đồng cói Lê Lựu đã
có “ mùi tiểu thuyết” Năm 1972, Lê Lựu đi Trường Sơn và cho ra đời cuốn tiểu thuyết Mở rừng, tác phẩm này tiêu biểu cho đề tài chiến tranh và người
lính cách mạng, Lê Lựu đề cao số phận của lớp người trong chiến tranh giầu nghị lực, ý chí, mỗi người có một số phận riêng, bằng những con đường riêng
họ đã đến với cuộc chiến tranh bi tráng, gắn bó với nhau keo sơn Ngay sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Lê Lựu vào Sài Gòn và cho ra đời tiểu
Trang 26thuyết Ranh giới Tác phẩm viết về cuộc truy bắt lực lượng phản động đang
tìm mọi cách chống phá cách mạng trong thời kỳ đất nước mới giải phóng
Hai cuốn tiểu thuyết Mở rừng và Ranh giới đều viết về những con người “
vừa oai hùng vừa bi thảm”, “ vừa giản đơn lại vừa phức tạp”
Thời kỳ đổi mới, Lê Lựu bắt đầu ấp ủ và viết về những điều tâm huyết
nhất, đau đớn nhất đó chính là bi kịch đau khổ của con người Năm 1986 Thời
xa vắng ra đời đã nhanh chóng chiếm được tình cảm của số đông bạn đọc
Thời xa vắng chứa đựng một nội dung hiện thực lớn, đó là cả chặng đường
lịch sử từ sau Cách mạng đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX Cuốn tiểu
thuyết viết về số phận cuộc đời đầy đau khổ, đầy những bi kịch của Giang
Minh Sài – một bi kịch cá nhân nhưng cũng là bi kịch của cuộc sống đời
thường, của những người lính trở về sau chiến tranh Sau thành công rực rỡ
của Thời xa vắng (1986), Lê Lựu cho ra đời một loạt những cuốn tiểu thuyết
có giá trị theo xu hướng này như: Đại tá không biết đùa (1989),cuốn tiểu
thuyết này chưa thực sự gây được tiếng vang lớn như Thời xa vắng nhưng
một lần nữa đã khẳng định ngòi bút chững chạc và sắc sảo của ông Năm
1991, ông viết Chuyện làng Cuội, đây là câu chuyện viết về công cuộc cải
cách ruộng đất với những người cán bộ bị tha hóa, dần dần trở thành kẻ lưu
manh, giả dối, lừa lọc mọi người Đến năm 1995 ông cho ra đời cuốn tiểu
thuyết Sóng ở đáy sông đề cập đến những mâu thuẫn trong gia đình, những
phức tạp của đời sống sinh hoạt đời thường Năm 2000, tiểu thuyết Hai nhà ra
đời đánh dấu một bước trưởng thành trong sự nghiệp của nhà văn Trước những đóng góp to lớn cho nền tiểu thuyết Việt Nam sau thời kỳ đổi
mới, Lê Lựu đã nhận được rất nhiều giải thưởng cho những sáng tác của
mình, với những sáng tác đó tiểu thuyết của ông đã làm rung động bao trái
tim người đọc trước những cuộc đời đau đớn Những bi kịch trong tiểu thuyết
Trang 27Lê Lựu đã đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa sâu sắc về số phận con người, giúp con người nhận thức về cuộc sống của mình rõ nét hơn
1.3.2 Vị trí của tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới
Trong nền văn học Việt Nam nói chung và thể loại tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới nói riêng, bạn đọc không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của nhà văn cả về số lượng lẫn chất lượng Để có được những thành công rực rỡ
đó, Lê Lựu đã phải trải qua một quá trình khổ luyện bằng những trải nghiệm thực tế, bằng sự hiểu biết, nhiệt huyết của ông, và trên hết là tài năng, bản lĩnh của Lê Lựu Có thể nói, cuộc đời cầm bút của Lê Lựu là một cuộc vật lộn căng thẳng với bản thân mình, để vươn lên không ngừng ngang tầm cuộc sống và thời đại Lê Lựu được coi là một trong những cây bút xuất sắc nhất
của tiểu thuyết thời kỳ đổi mới Tiểu thuyết Thời xa vắng là tác phẩm có ý
nghĩa khởi xướng cho nền văn học thời kỳ đổi mới Khi những tác phẩm:
Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông…ông ra đời, đã có không ít
những ý kiến trái chiều, đã chịu không ít những lời khen chê…nhưng qua thời gian, những tác phẩm của ông đã khẳng định được giá trị của nó Đó là tiếng nói, là cách nhìn nhận những khía cạnh của hiện thực, của cuộc sống, và đặc biệt hơn chính là nhà văn đã xoáy sâu, thể hiện những cuộc đời, số phận đầy những bi kịch trong cuộc sống của con người Nhờ những khám phá, tìm tòi,
cách tân trong lối viết, tiểu thuyết của ông đã tránh được sự đơn điệu Thời xa
vắng là “lịch sử số phận” với những đoạn đường đời cụ thể dưới cái nhìn
chiêm nghiệm, từng trải Sóng ở đáy sông lại có vẻ như hồ sơ của một phạm
nhân được lần giở từng sự kiện qua sự phân tích chặt chẽ những nguyên nhân
sâu xa và trực tiếp dẫn đến hành vi phạm tội Ở Chuyện làng Cuội, sự đan xen
giữa quá khứ và hiện tại làm cho mạch truyện them linh hoạt, người đọc tuy khó nắm bắt truyện hơn nhưng cũng chủ động hơn trong tiếp nhận tác phẩm
Nếu như ở Hai nhà, Lê Lựu thay đổi điểm nhìn trần thuật bằng việc đưa
Trang 28những trang nhật ký vào tác phẩm để người đọc có thể hiểu rõ hơn tâm
trạng,cảm xúc, động cơ…của nhân vật thì trong Đại tá không biết đùa, nhà
văn chuyển hẳn đối thoại vào đoạn trần thuật, kể chuyện bằng nhiều điểm nhìn Không thoát ly khỏi tiểu thuyết truyền thống nhưng Lê Lựu đã cố gắng làm mới cách viết của chính mình và điều đó cũng ít nhiều đem lại cho ông những thành công nhất định
Như vậy, bằng những thay đổi trong quan niệm về hiện thực và con người cũng như những nỗ lực trong sáng tạo nghệ thuật, tiểu thuyết Lê Lựu
đã góp phần đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại, trở thành một “gương
mặt” riêng trong bức tranh đa dạng của văn xuôi Bảo Ninh, một nhà văn thế
hệ cầm bút kế tiếp đã khẳng định : “ Cánh cửa mà nhà văn Lê Lựu đã mở ra
cho tiểu thuyết thời Đổi Mới tuy rằng đã cũ nhưng mà vẫn vô cùng mới đối với các nhà văn lứa kế sau ông Những quan niệm về tiểu thuyết có thể rút ra được từ Thời xa vắng cũng không lạ thường gì, song với những người viết văn trẻ tuổi hồi đó thì vẫn có tác dụng gần như sự bừng tỉnh” Nhìn lại chặng
đường văn học hai mươi năm qua, chúng ta có thể khẳng định những đóng góp đáng kể đó của Lê Lựu đối với tiểu thuyết Việt Nam
1.3.3 Nhìn chung về cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết của Lê Lựu
Cùng với rất nhiều nhà văn viết tiểu thuyết, từ khi bước vào làng văn cho đến nay, Lê Lựu đã có những cống hiến và đóng góp lớn cho nền văn học nước nhà Ông có một sự nghiệp chưa thực sự đồ sộ nhưng cũng khiến cho độc giả lẫn các đồng nghiệp phải nể phục Nhìn lại quá trình miệt mài sáng tác đó, có thể thấy trước và sau đổi mới 1986, Lê Lựu đã có sự thay đổi rất rõ rệt trên nhiều lĩnh vực
Trước 1986, Lê Lựu chủ yếu sáng tác truyện ngắn,sau đó nhà văn đã
cho ra đời những sáng tác tiểu thuyết như : Mở rừng, Ranh giới … những
sáng tác này tuy đã có nhiều nỗ lực để đổi mới nhưng về cơ bản các trang viết
Trang 29vẫn chưa thoát khỏi cái bóng của nền văn học Cách mạng, chủ yếu nhà văn khai thác khía cạnh đề tài chiến tranh và người lính Cách mạng Mọi khía cạnh hình ảnh con người vẫn mang đậm màu sắc sử thi
Tuy nhiên, kể từ sau đổi mới 1986, Tiểu thuyết của Lê Lựu đã tạo dựng được phong cách hoàn toàn mới mẻ bởi những cách tân triệt để về nội dung lẫn nghệ thuật Nổi bật lên trong đó là cảm hứng bi kịch thấm đẫm trong mọi tác phẩm Đều đặn trên những trang viết của mình, Lê Lựu đã nhìn nhận lại
hiện thực một cách mới mẻ với một loạt sáng tác như: Thời xa vắng (1986),
Đại tá không biết đùa (1989), Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở đáy sông
(1994), Hai nhà (2000)…Trong những tác phẩm đó, nhà văn đã bộc lộ sự
quan tâm sâu sắc đến số phận con người với những bi kịch khác nhau, những góc khuất, mảng tối trong cuộc sống mỗi con người, đặc biệt là số phận của những con người trong cuộc sống hàng ngày, không ở đâu là không có bi kịch, và bi kịch trong tác phẩm của ông đôi lúc đã được đẩy lên đến mức cực đại, bởi nhà văn không hề né tránh sự thật Tất cả những gam mầu trong cuộc sống với những niềm vui, nỗi đau, cay đắng, tủi nhục, đều được nhà văn miêu
tả đến cùng, tuyệt đối Với mỗi cuốn tiểu thuyết, tùy từng mức độ đậm nhạt khác nhau, nhà văn luôn cố gắng giúp cho độc giả nhận thức được cuộc sống,
số phận con người đầy bi kịch đau khổ của mình Trong tiểu thuyết của ông
bao giờ nhân vật cũng phải “ được đẩy đến tận cùng của mọi số phận, mọi
buồn vui” Lê Lựu không thích những gam màu nhợt nhạt
Thể hiện những số phận, bi kịch của con người trong cuộc sống thường ngày, tiểu thuyết của Lê Lựu đã dựng lên một bức tranh đa mầu sắc để rồi khi nhìn vào đó, người đọc sẽ thấy rằng cuộc sống không phải bao giờ cũng bằng phẳng, êm đềm và đơn giản Đời người cũng vậy Nó luôn có những biến cố, những gấp khúc, những ngõ tối không ai có thể đoán định Cái quan trọng là con người có đủ niềm tin và bản lĩnh để vượt qua những khó khăn đó hay
Trang 30không mà thôi Trong các tiểu thuyết của mình, Lê Lựu rất quan tâm giải quyết vấn đề này, bởi cảm hứng bi kịch trong tác phẩm không đem đến một cái nhìn bi quan, tiêu cực mà ngược lại dù có bị đẩy vào tận cùng những đau khổ, đau đớn thì nhân vật của ông vẫn khẳng định những phẩm chất tốt đẹp, không sa ngã Bởi nhà văn luôn đặt niềm tin vào giá trị con người, vào những phẩm chất tốt đẹp trong họ Và xét cho cùng, nhà văn viết về cái xấu cái ác, cái bi chính là để soi rọi và tô đậm thêm cái đẹp, cái thiện trong tâm hồn của
họ
TIỂU KẾT
Trong chương 1, luận văn đã khái quát đặc điểm tiểu thuyết Việt Nam trước thời kỳ đổi mới và tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới để từ đó thấy được sự vận động và phát triển của thể loại tiểu thuyết qua các thời kỳ Cũng trong chương này, chúng tôi đi sâu, tìm hiểu về Lê Lựu qua cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và những đóng góp của tác giả đối với thể loại tiểu thuyết và đối với nền Văn học đương đại Việt Nam Với những nỗ lực sáng tạo nghệ thuật, cộng với những thay đổi trong quan niệm về hiện thực và con người, Lê Lựu đã khẳng định vai trò tiên phong trong việc đổi mới tư duy tiểu thuyết, trong việc phản ánh bức tranh đời sống không phải lúc nào cũng là mầu hồng,
mà là một hiện thực “nhàu nát”, nhiều đứt gãy, nhiều mảng màu sáng tối đan xen, những số phận đau khổ đầy bi kịch của nhân vật Những sáng tác của Lê Lựu với thể loại tiểu thuyết đã đưa ông lên vị trí của những nhà văn xuất sắc thời kỳ đổi mới
Trang 31CHƯƠNG 2
YẾU TỐ BI KỊCH THỂ HIỆN QUA THẾ GIỚI NHÂN VẬT
2.1 Các kiểu nhân vật bi kịch trong tiểu thuyết Lê Lựu
2.1.1 Nhân vật do hoàn cảnh
Trong văn học, đặc biệt là trong tiểu thuyết thì con người chính là nhân vật trung tâm, nó luôn bị chi phối và bị ràng buộc bởi hoàn cảnh Khi nhân vật trong tác phẩm không thể vượt qua, không thể đấu tranh chống lại hoàn cảnh của mình, thì họ thường bị rơi vào những bi kịch Trong các tiểu thuyết của Lê Lựu, chúng ta sẽ thấy rất rõ nhân vật luôn được đặt vào những hoàn cảnh, hiện thực xã hội đầy bi kịch đau đớn nhất
Trong tiểu thuyết Thời xa vắng, người đọc không thể không xót xa cho
một Giang Minh Sài – nhân vật chính của truyện, với biết bao bi kịch mà trong đó một phần là do hoàn cảnh xã hội mang lại Nói một cách cụ thể hơn, chính là do sự quan tâm không đúng cách của những người xung quanh anh
Bi kịch đầu tiên của Sài đó chính là cuộc hôn nhân giữa Sài và Tuyết
do cha anh sắp đặt Khi ông đồ Khang hỏi vợ cho Sài thì cậu còn đang ở cái tuổi nhi đồng, cái tuổi vô tư, hồn nhiên tinh nghịch, điều này đã đẩy Sài vào những ám ảnh Qúa nửa cuộc đời, Sài loay hoay giữa muôn vàn những đau khổ do sức ép từ nhiều phía Chưa đầy mười tuổi, Sài đã bị gia đình bắt cưới Tuyết hơn Sài ba tuổi mà anh rất ghét, anh đã có ý định bỏ vợ nhưng ý nghĩ
đó chưa kịp ló ra thì đã bị dập tắt bởi sự áp đặt của cha anh “ Chưa có khi nào
con cái lại trái ý cha mẹ” Sài phải dằn lòng sống theo ý muốn của gia đình,
dòng họ Sài chính là nạn nhân của nạn “tảo hôn”- một tệ nạn làm tan nát bao
trái tim, đã từng phá hỏng biết bao cuộc đời Đó chính là một trong những căn nguyên của sự nghèo đói đã khiến cho ông đồ Khang quyết định để Sài lấy Tuyết – một người vợ lớn tuổi, khỏe mạnh mà Sài không hề yêu, bởi Tuyết
sẽ đảm đương được công việc cho gia đình ông Sài luôn cảm thấy ấm ức, bực
Trang 32bội khi bị ép buộc, Sài đã ý thức được cuộc sống của mình và anh muốn quyết tâm tự giải phóng mình trước cuộc sống đó
Thế nhưng những quyết tâm của Sài đâu dễ dàng, bởi anh đã vấp phải một thế lực không thể thay đổi, đó chính là truyền thống cách mạng của gia đình Sài đã bị buộc chặt vào cạm bẫy hạnh phúc đó bởi chú Hà và anh Tính
Họ đã khéo léo dẹp yên tất mọi “dư luận không hay, không tốt, không thuận
lợi” Vì vậy, bằng mọi cách, họ đã hành động mà không bận tâm đến việc Sài
có hạnh phúc hay không Sau đó Sài đã có những quyết định muốn thay đổi cuộc đời của mình nhưng không có ai đứng về phía Sài, bênh vực cho Sài
Sài đã có quyết định cho riêng mình để mong tìm được lối thoát : đó là lên đường nhập ngũ Trong môi trường và hoàn cảnh mới mặc dù anh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, công việc được giao, không động chạm đến bất cứ
ai, việc mình mình làm, không bận tâm đến chuyện của người khác, nhưng rốt
cuộc anh lại bị quy kết về tội có “tư tưởng tiểu tư sản, tư tưởng phản động”, Sài phải theo ý các thủ trưởng là phải “yêu vợ”, nhưng là phải yêu thực sự để
có đầy đủ cơ sở kết nạp Đảng Nhưng cuối cùng vì sống hộ người khác, để người khác quyết định cuộc đời mình nên anh đã đánh mất đi tình yêu và không được kết nạp Đảng vì lý lịch nhà vợ
Có thể nói cuộc đời của Sài là những bi kich nối tiếp nhau Ở nhà, trong
vòng tay của cha mẹ, Sài không được làm mọi thứ mình thích vì đó là “trái
với gia phong” Khi đã trưởng thành, anh trở thành một người lính thực thụ
thì anh lại bị buộc tội “có tư tưởng phản động” Hình như, với Sài, con người
xã hội – công dân càng trưởng thành, càng muốn được khẳng định mình thì con người cá nhân càng rơi vào bi kịch Lúc đầu có thể nói bi kịch của Sài chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ của gia đình Sau đó, đã mở rộng ra phạm vi của làng xã Đến khi Sài tham gia nhập ngũ thì bi kịch của anh càng lớn hơn, anh không chỉ trở thành nạn nhân của những định kiến hẹp hòi, thiển cận từ cấp
Trang 33chỉ huy trực tiếp, mà đau đớn hơn là phải sống với người vợ mình không hề yêu, nó kéo dài và ám ảnh anh suốt những ngày tháng trong quân ngũ Những tưởng sau khi đã được thoát khỏi cuộc hôn nhân với Tuyết, khi đã li hôn xong anh sẽ có một cuộc hôn nhân mới hạnh phúc Khi bước vào cuộc hôn nhân thứ hai với Châu, tuy anh là người đã tự lựa chọn và được sống theo ý mình
nhưng Sài lại phải sống “không phải là mình, cái mình có thì thừa ra, cái
không có thì phải ứng xử hàng ngày, có mãi hàng ngày thì vẫn thiếu hụt” [30,
tr, 282] Trong cuộc hôn nhân với Châu, anh đã rơi vào những tháng ngày nhục nhã, cay đắng, đầy những bi kịch Bằng nhiệt huyết của một người đang khao khát hạnh phúc, anh đã sống hết mình cho tình yêu Nhưng cách sống ấy
của anh vẫn là hệ quả của những tháng ngày “sống hộ ý thức người khác”
thủa trước, trái tim anh đã một lần nữa bị bầm dập, rách nát Anh càng chiều
vợ bao nhiêu thì trong mắt vợ, anh lại trở thành một thằng hèn nhát bấy nhiêu Đứa con mà anh yêu thương, chăm sóc, nâng giấc, thậm chí vì nó mà anh đã thức trắng suốt đêm ngày trong bệnh viện hóa ra không phải là con anh Anh không có chỗ dung thân, không có tiếng nói trong mái nhà do chính anh tạo dựng Anh không có chỗ đứng trong trái tim vợ Cuộc đời sống hộ người khác, yêu thương, ghét bỏ cũng vì người khác nên anh đã không còn là chính mình Cuộc đời đã đẩy anh vào hết bi kịch này đến bi kịch khác Sài không lúc nào được là chính mình, không được sống theo ý mình, cũng không thể đi theo tiếng gọi của tình yêu đích thực bởi vì sao? Bởi trong cái thời ấy, không
ai cho Sài cái quyền được làm như vậy Thế nên trong cái thời ấy, Sài “không
được là mình, không dám là mình”, Sài phải “dựa vào dư luận mà sống” Vì
thế mà suốt cuộc đời mình, Sài bị trôi đi trong những dòng bi kịch nghiệt ngã
Qua đó, chúng ta thấy được với cảm hứng bi kịch, Lê Lựu đã chỉ ra cho
chúng ta thấy “tấn bi kịch” mà Sài đã phải gánh chịu trước hết là do hoàn
cảnh xã hội đem lại
Trang 34Trong những tác phẩm của Lê Lựu, vẫn một tấm lòng không thôi day dứt trước số phận của những con người bất hạnh, đau khổ, vẫn bằng cảm hứng bi kịch xuyên suốt, đó là những bi kịch do hoàn cảnh đem lại, chúng ta không thể nào bỏ qua cái hoàn cảnh đã đưa đẩy một con người hiền lành chất phác, sống có trách nhiệm với các em trở thành một tên đầu trộm đuôi cướp, tha hóa biến chất, ra tù vào tội hết lần này đến lần khác như nhân vật Núi
trong tiểu thuyết Sóng ở đáy sông
Phải chăng, chính hoàn cảnh xã hội xô đẩy đã làm cho Núi từ một đứa con ngoan, chăm chỉ và học giỏi, luôn được sống trong vòng tay yêu thương che chở của gia đình, đã gục ngã, Núi đã gánh lấy bi kịch của sự tha hóa Đó
là khi chiến tranh nổ ra, gia đình anh phải tan đàn xẻ nghé Anh và ba đứa em phải về tạm trú bên ngoại, anh vừa phải lo cho mấy đứa em, vừa phải làm việc
và đi học, nhưng vượt lên những khó khăn anh học giỏi có tiếng, cả làng cả xã
ai cũng khen ngợi anh Thế nhưng hạnh phúc không phải là điều dễ dàng mà
ai cũng có được Tấn bi kịch của anh bắt đầu từ giây phút con tim anh biết rung động, ngay khi chạm đến ngưỡng cửa tình yêu hắn đã bị những quan niệm, những định kiến xã hội khắt khe đè bẹp khi người anh yêu thương,
người anh định lấy, anh phải gọi bằng “cô” lại có quan hệ “họ hàng tám đời”
với anh Chính những lề thói cổ hủ phong kiến đã không cho phép anh và người ấy đến với nhau, không đủ sức mạnh chống lại dư luận, không chịu được mọi điều tiếng, người ấy đã mang theo giọt máu của anh và bỏ đi Còn lại mình anh với nỗi day dứt khôn nguôi Khi người mẹ qua đời, thì mọi gánh nặng đè lên vai Núi, một cậu học trò lớp 9 đang ở tuổi học, tuổi chơi Núi phải bỏ học để kiếm tiền nuôi em, và rồi vì quá bí bách, túng quẫn, lại không nơi bấu víu, nương tựa Núi trở thành kẻ ăn cắp Khi có ý định xây đắp gia
đình, tu chí làm ăn, Núi lại lấy phải người vợ “giang hồ”, sống với nhau
không lâu vợ Núi đã bỏ theo trai Thời gian đó Núi đã gặp Hồng, người phụ
Trang 35nữ đảm đang, hiền lành đã chăm sóc Núi tận tình Núi đang sống những tháng ngày hạnh phúc nhất thì ả giang hồ lại bế con về tìm anh Núi lại đánh mất hạnh phúc, quay về sống những tháng ngày tồi tệ, rồi không lâu sau người vợ
bỏ Núi và đứa con đi theo trai, để Núi một thân một mình phải chăm sóc con Không một xu dính túi, Núi bế con từ nơi này đến nơi khác tìm “mẹ” cho con, thế nhưng cuối cùng vẫn bặt vô âm tín, trong khi đó bà ngoại của đứa bé cũng không nhận cháu Ông nội của đứa bé dù là người rất giầu có, cho vay khắp nơi nhưng đã nhất quyết không cho Núi vay một đồng nào để chăm con Trong hoàn cảnh bế tắc đó, vì con Núi đã không muốn nhưng vẫn phải làm cái nghề táng tận lương tâm, đó là đi khắp nơi trộm cắp Như vậy, ta thấy cuộc đời Núi hết lần này đến lần khác bị hoàn cảnh xô đẩy, bị chèn ép Khi Núi có ý định ngoi lên với những hy vọng nhỏ nhoi thì lại bị dập tắt phũ phàng Thử hỏi một con người như Núi còn biết làm gì trước hoàn cảnh đó Sức người là hữu hạn, sự chống chọi với thực tế ngày càng yếu ớt, mong manh, Núi không thể vượt qua được và Núi hư hỏng là một điều tất yếu, hiển nhiên trong cái xã hội này Rõ ràng nhân tố làm cho cuộc đời Núi bước vào con đường lầm lạc, biến số phận Núi trở nên trớ trêu như vậy chính là từ người bố tàn nhẫn và nhân tố phụ là hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ
Như vậy, bi kịch của nhân vật Núi trong tiểu thuyết Sóng ở đáy sông
trải qua chính là bi kịch về sự tha hóa Do hoàn cảnh đưa đẩy, từ một cậu học trò học giỏi hiền lành, từ một người anh gương mẫu, do hoàn cảnh đã đẩy anh
trở thành một tên ăn cắp So với Thời xa vắng thì Sóng ở đáy sông nhẹ nhàng
hơn khi đặt số phận con người qua góc độ gia đình với những biến cố, thăng trầm của xã hội lúc bấy giờ Trong cái xã hội mà tình cảm trở nên khô cứng, người ta chỉ biết đến những quy tắc, những quy định cứng nhắc thì con người biết nương tựa vào đâu Khi mà gia đình lẽ ra phải là nơi chứa đựng sự yêu thương, là nơi yêu thương đùm bọc che chở cho nhau lại cạn tình, nhẫn tâm,
Trang 36cự tuyệt nhau, thì trong cái xã hội ấy, con người với sức chống chọi yếu ớt đã
sa chân vào con đường lầm đường, lạc lối, họ lợi dụng nhau, lừa dối và chà đạp lên nhau để sống, để tồn tại thì tất yếu sẽ đẩy con người rơi vào những bi kịch của cuộc đời
Tiếp tục tìm hiểu mảng đề tài về cuộc sống gia đình, hay nói cách khác
đó là những bi kịch trong gia đình, ta không thể bỏ qua tiểu thuyết Hai nhà Trong Hai nhà, Lê Lựu đã miêu tả một cách khá chân thực những nghịch
cảnh, những oái ăm khó lường của cuộc sống Một lần nữa, mối quan hệ hàng xóm láng giềng, quan hệ vợ chồng, bạn bè, hôn nhân, gia đình và những bi kịch đạo đức được trở lại Tâm là một nhà báo yêu nghề, có tài năng nhưng vì
cuộc sống vẫn phải cố viết những bài báo “không đăng thì tiếc” mà đăng lên thì “nhạt như nước ao bèo”, vì hầu như thời gian của anh dành hết cho những
công việc nhà cửa vặt vãnh, anh chỉ có thể ngồi vào bàn viết khi đã hoàn thành những công việc mà vợ giao là hứng nước, giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa…Tâm là một nhà báo có tinh thần trách nhiệm, vợ anh là một cô kỹ sư xinh đẹp và giỏi giang, là con gái thành phố Nhưng cũng giống như Sài trong
Thời xa vắng, Tâm ngay lập tức bị thu phục bởi vẻ ngoài xinh đẹp của Linh
Anh, anh đã hấp tấp chạy theo cái gọi là tình yêu một cách mê muội, lú lẫn và vội vàng đi đến tình yêu như một con thiêu thân Ngoài việc Linh Anh cần đến Tâm để cứu vớt danh dự, để xóa đi vết nhơ của thời con gái thì cô ta chưa bao giờ nghĩ đến chức phận của một người vợ đối với Tâm Sống hết lòng vì gia đình nhưng cuộc đời lại đem đến cho anh đầy những đau khổ, chua chát, trong khi vợ anh đổ dồn mọi việc lên đầu Tâm và nhởn nhơ ăn chơi với người tình, thì Tâm phải làm mọi việc trong nhà như rửa bát, quét nhà, giặt quần áo,
cô đã hành hạ cuộc đời anh trong suốt tháng ngày sống bên cô Bi kịch đau đớn nhất, khốn nạn nhất của anh là anh không hề biết rằng vợ mình luôn cặp
kè, ăn nằm với thằng đàn ông khác và chính những đứa con hằng ngày anh
Trang 37đang chăm sóc, nuôi nấng đều không phải là con của anh cho đến khi anh đọc
được quyển nhật ký của vợ Chán nản, anh muốn ly hôn, nhưng “sau nửa năm
sống ly thân, vợ ở nhà, chồng ở cơ quan khi nhìn thấy vợ mình đầy mặc cảm tội lỗi, hai mắt hơi khép lại, nhìn xuống, cái miệng cũng hơi khép lại ở tư thế chầu chực sự tha thứ, rộng lượng” thì bao nhiêu bực tức, khinh bỉ trong anh
như tan hết, phần vì quá yêu thương con và phần nghĩ vợ đã hối hận vì sự phản bội nên anh đã bỏ qua và quay lại sống với gia đình Anh đã hy vọng vào sự thay đổi từ người vợ của mình nhưng anh đã lầm, vợ anh vẫn lừa dối anh, đau đớn và thất vọng hơn khi anh muốn có con, vợ anh lại phá thai chính
là đứa con duy nhất của anh
Bi kịch đau đớn, tuyệt vọng lại đến với anh khi anh biết được người vợ
hư đốn, lăng loàn đến mức ngoại tình với cả bác Địa – người hàng xóm tốt, người bạn thân mà anh rất quý trọng và tin tưởng Trong bi kịch gia đình mà Tâm rơi vào, Linh Anh chính là nguyên nhân của sự đổ vỡ, nhưng cũng có phần nào là do sự tác động của hoàn cảnh
Với Hai nhà, Lê Lựu đã đi sâu vào những bi kịch đau đớn, dai dẳng mà
Tâm phải gánh chịu Có thể nói, bi kịch trong cuộc đời Tâm có nét gì hao hao
giống với Sài trong Thời xa vắng Nhưng nếu như Châu vẫn có với Sài một
đứa con là giọt máu của mình, Sài bị đổ vỡ trong tình yêu nhưng Sài vẫn còn làng Hạ Vị để quay về, thì bi kịch của Tâm còn thật đáng thương gấp nhiều lần Không con cái, không nhà cửa, tương lai phía trước của anh đang là một
câu hỏi lớn không có lời giải đáp So với Hai nhà thì phạm vi và cấp độ phản ánh hiện thực trong Thời xa vắng được mở rộng và nâng cao hơn, nó tái hiện
lại một thời thiếu thốn và khó khăn, Lê Lựu đã nhìn thấy những bất hợp lý trong cơ chế xã hội, đó là lối sống ích kỷ, thực dụng đang dần hình thành, nó tấn công mạnh mẽ vào tế bào gia đình làm tan rã nét đẹp gia đình truyền thống xưa nay
Trang 38Tiểu thuyết Chuyện làng Cuội, bà Đất là nhân vật chính cũng rơi vào
thảm kịch toàn do hoàn cảnh mang lại Đó chính là cuộc đời của một người phụ nữ hiền lành chân chất đẹp người đẹp nết ấy lại là những chuỗi ngày đau khổ, những bi kịch, bi kịch bởi quá giàu yêu thương
Hồi còn trẻ bà Đất vốn là một cô gái xinh đẹp, hiền dịu, khi mới 18 tuổi, vừa bước vào đời, chưa biết yêu là gì thì bà đã bị Tổng Lỡi, một kẻ có quyền hành cưỡng hiếp, hắn đã biến cuộc sống của một cô gái trong trắng ngây thơ thành địa ngục Một thân một mình bụng mang dạ chửa nơi đất khách quê người, nơi rừng sâu nước độc không người thân thích, không tình yêu thương, bà đã phải gắng gượng sống vì giọt máu của mình Sinh con bà phải sống chui lủi 10 năm trời rồi mới dám về làng
Chuỗi ngày đau khổ của bà tưởng như sẽ chấm dứt khi bà được trở về làng, được sống bên những người thân yêu Khi bà gặp và lấy Kiên, một chiến sĩ giầu lòng yêu nước, ai cũng nghĩ hạnh phúc sẽ mỉm cười với bà, thế nhưng hạnh phúc dường như vẫn đang cố tình trêu trọc bà Niềm vui bên người đàn ông đích thực của đời mình chỉ vẻn vẹn có một ngày Chồng bị bắt,
bà bị chúng canh giữ nghiêm ngặt, đến khi có bầu đứa thứ ba, bà bị bọn “lòng
lang dạ thú” áp dụng luật lệ khắc nghiệt, chúng trói bà lại, lột hết quần áo và
bắt bà đi từ đầu làng đến cuối xã, bà bị đánh đập, bị sỉ mắng đến ngất đi vì cái tội chửa hoang Cuộc đời cứ đẩy bà đến với bao nỗi đau khi hạnh phúc thì ngắn ngủi mà, những nỗi oan vừa được sáng tỏ thì tiếp tục là những bất hạnh khác, bà luôn bị mọi người xa lánh, họ không dám nhắc đến bà vì có một đứa con phản quốc, làm tay sai cho giặc Nỗi oan tiếp nỗi oan Trong khi những
bà mẹ có con ra chiến trường được mọi người quan tâm thì bà lại là người mà
họ muốn quên đi và Mai – đứa con trai thứ hai của bà cũng bị giặc tung tin đồn nhảm Và rồi, đứa con út là Sau vì muốn lấy lại danh dự cho mẹ, cũng hăng hái ra chiến trường Thế nhưng hạnh phúc chẳng được bao lâu thì nỗi
Trang 39đau lạ nối tiếp nỗi đau, cùng một lúc bà nhận được hai giấy báo tử của hai đứa con trai mình trong lúc đang nhận bằng khen bà mẹ chiến sĩ xuất sắc nhất xã Ngoại Thượng Bà phải đứng trên bục để hứa với mọi người rằng phải noi theo gương các bà mẹ anh hùng miền Nam Rằng dù hai đứa con bà đã hy sinh cùng một lúc thì bà vẫn không bao giờ ngã gục, đó chính là vỏ bọc bên ngoài mà bà phải cố để nén những nỗi đau xé nát trong tim Rồi sau này khi Hiếu muốn bỏ Xuyến nhưng lại sợ ảnh hưởng đến danh tiếng nên anh bắt bà phải chịu những nỗi oan, bắt bà vu oan cho Xuyến xô mẹ già ngã gãy chân để tòa giải quyết cho Hiếu được li dị, chính điều đó đã làm cho bà phải gánh chịu những tiếng xấu, càng làm cho bà đau đớn khiến bà lại rơi vào những bi kịch
và trở thành một người mẹ tàn nhẫn
Nhưng tất cả những nỗi đau đó chưa hẳn là nỗi đau đớn tột cùng nhất, tấn bi kịch xót xa trong cuộc đời bà chưa phải là bị hãm hiếp, bị mất chồng, bị mất hai đứa con, bị con dâu khinh thường…mà bi kịch đời bà đẩy lên cao hơn khi bà bị chính đứa con mình yêu thương nhất phản bội, cả cuộc đời bà ngậm đắng nuốt cay, hy sinh tủi nhục vì nó, bà suốt một đời lo lắng cho con để rồi
bà thu nhận được gì ngoài sự coi thường, khinh rẻ của đứa con bất hiếu mà bà
từng hy vọng “ Cả đời mẹ tối tăm oan khuất, bao nhiêu lừa gạt sỉ nhục mẹ
chịu được tất Mẹ chỉ nghĩ còn có con, như ngọn đèn soi sáng cho cái thân phận nhục nhã của mẹ để mẹ nương tựa.” Nhưng con bà lại coi bà như một
cái gai, như một vật cản Những lời nói cay độc, đay nghiến của nó “nếu chết
được bà cứ chết đi để tôi đỡ tốn công hầu hạ Bà tưởng tôi cần bà lắm đấy hả? Nhưng mọi chuyện vỡ lở ra, có chết bà cũng không yên với tôi đâu.” [32,
tr.507] như những nhát dao đâm vào trái tim của bà, bà không còn thiết sống trên cuộc đời này nữa khi mà chính đứa con mà bà yêu thương lại đối xử với
bà như vậy Bà đã tìm đến cái chết như một sự giải thoát khỏi cuộc đời đầy tăm tối
Trang 40Có thể nói, suốt cuộc đời bà Đất là những bi kịch nối tiếp nhau, bi kịch này nối tiếp bi kịch khác, nỗi đau này chưa dứt thì nỗi đau khác đã đến… Bi kịch của bà Đất là bi kịch của một người phụ nữ có sắc nhưng thân phận lại quá bạc bẽo, giầu lòng yêu thương nhưng lại chỉ được đáp lại bằng sự vô ơn, bội bạc, là bi kịch của những nỗi oan do chính xã hội, chính giai cấp tạo ra Với cảm hứng bi kịch, Lê Lựu đã tinh tế khám phá tận cùng chiều sâu của nỗi đau mà người phụ nữ ấy đã phải trải qua Từng dòng chữ như thấm đẫm nước mắt của người cầm bút Nhà văn đã đẩy bi kịch lên đến đỉnh điểm bằng cái
chết “không bình thường” chút nào của người mẹ đáng thương ở đầm Cuội
Nhưng khi bà chết người ta vẫn không để cho bà yên nghỉ mà phải chờ đợi mọi người trong cơ quan và những mối quan hệ khác cùng thằng con trai bà viếng thăm Cái chết chính là một sự giải thoát cho kiếp người khổ cực của
bà
Vẫn trong khía cạnh bi kịch cuộc đời mà phần nhiều do hoàn cảnh thì
Tùy trong Đại tá không biết đùa lại có một bi kịch riêng Tùy là một chàng
trai hiền lành, thông minh nhưng lại thiếu cá tính Chỉ vì cha anh là một đại tá
từ chiến trưởng trở về, chỉ vì đứa con lạ cha không nhận ra, ông đã hai lần dìm nó xuống nước để bắt nó gọi bằng bố Ông cấm vợ không cho con chơi với những đứa trẻ nghịch ngợm, quê mùa Tùy không được làm những gì mình muốn, anh luôn bị người cha có phần cứng nhắc áp đặt, anh không được
đi học đại học ở nước ngoài mà thay vào đó Tùy phải đến làm công nhân ở một nhà máy để rèn luyện lập trường tư tưởng theo sự sắp đặt của cha mình,
vì theo cha anh đấy chính là cách rèn luyện con mà ông cho là đúng Ông không cho Tùy được lựa chọn tình yêu, được yêu, ông bắt anh phải từ bỏ tình
yêu với một cô gái đã từng yêu một người khác vì ông cho rằng “người ta đã
bỏ được người thứ nhất cũng dễ dàng bỏ đến người thứ một trăm” Ông có
những suy nghĩ, đó là vì ông là một đại tá, là người quen với những mệnh