1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHÂN vật TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1986

163 970 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 163
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH -------------------------- CAO THỊ HỒNG PHƯƠNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1986 CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH TRÍ DŨNG VINH - 2009 MỤC LỤC Trang Mở đầu ……………………………………………………………………………… 1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………… 2. Lịch sử vấn đề ………………………………………………………………… 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………………… . 4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu……………………………………… 5. Đóng góp của luận văn………………………………………………………. 6. Cấu trúc của luận văn………………………………………………………… Chương 1. Nhìn chung về nhân vật trí thức trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại ……………………………………………………………………… 1.1. Truyện ngắn và những ưu thế đặc trưng của thể loại ……………………. 1.1.1. Khái niệm truyện ngắn……………………………………………… . 1.1.2. Những ưu thế đặc trưng của thể loại truyện ngắn ………………… 1.2. Nhân vật và vai trò của nhân vật trong truyện ngắn………………………. 1.2.1. Khái niệm nhân vật và các kiểu nhân vật trong thể loại truyện ngắn…………………………………………………………………………… 1.2.2. Vai trò của nhân vật trong thể loại truyện ngắn………………… 1.2.3. Đặc trưng của nhân vật văn xuôi hiện đại………………………… 1.3. Nhìn chung về loại hình nhân vật trí thức trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại………………………………………………………………………………. 1.3.1. Khái niệm người trí thứcnhân vật trí thức……………………. 1.3.2. Nhân vật trí thức trong các truyện ngắn trước cách mạng Tháng Tám 1945……………………………………………………………………… 1.3.3. Nhân vật trí thức trong truyện ngắn trongsau chiến tranh (1945 -1986) ………………………………………………………………… . 1.3.4. Nhân vật trí thức trong các truyện ngắn từ 1986 đến nay………. 1 1 3 7 7 8 8 9 9 9 11 14 14 18 18 20 20 23 24 30 Chương 2: Loại hình nhân vật trí thức trong truyện ngắn Việt Nam sau 1986 …………………………………… .…………………………… 2.1. Sự đa dạng của nhân vật trí thức trong truyện ngắn VN sau 1986………. 2.1.1. Nhân vật trí thức là nhà văn, nhà báo………………………………. 2.1.2. Nhân vật trí thức là nghệ sĩ………………………………………… . 2.1.3. Nhân vật trí thức là công chức nhà nước………………………… . 2.1.4. Nhân vật trí thức là giáo viên……………………………………… . 2.1.5. Nhân vật trí thức là học sinh, sinh viên…………………………… 2.2. Các loại hình nhân vật trí thức trong truyện ngắn Việt Nam sau 1986…. 2.2.1. Nhân vật trí thức là những con người cao đẹp……………………. 2.2.2. Nhân vật trí thức bị tha hóa…………………………………………. 2.2.3. Nhân vật trí thức là những con người lạc thời……………………. 2.3. Những bi kịch của nhân vật trí thức trong truyện ngắn Việt Nam sau 1986…………………………………… .…………………………………… . 2.3.1. Bi kịch vì cuộc sống cơm áo và tình yêu, hôn nhân, gia đình …… 2.3.2. Bi kịch vì chạy theo tiền tài, danh vọng……………………………. 2.3.3. Bi kịch “vỡ mộng”, muốn cống hiến, muốn sáng tạo mà không được…………………………………… .…………………………………… . 2.3.4. Những băn khoăn và niềm tin của nhà văn vào người trí thức …. Chương 3: Nghệ thuật thể hiện nhân vật trí thức trong truyện ngắn Việt Nam sau 1986…………………………………………………………………. 3.1. Nhân vật gắn với sự đa dạng của tình huống truyện……………………… 3.1.1. Khái niệm tình huống…………………………………………………. 3.1.2. Tình huống gay cấn, éo le và tình huống đơn giản……………… 3.1.3. Tình huống bi kịch và tình huống hài kịch…………………………. 3.1.4. Tình huống xung đột bên ngoài và tình huống xung đột bên trong 3.2. Sự xuất hiện phổ biến của kiểu nhân vật tư tưởng………………………… 3.2.1. Khái niệm nhân vật tư tưởng………………………………………… 35 35 37 41 44 47 50 54 54 61 68 76 76 79 81 83 88 88 88 89 93 98 102 102 3.2.2. Nhân vật tư tưởng thể hiện ý thức nghề nghiệp……………………. 3.2.3. Nhân vật tư tưởng thể hiện ý thức tồn tại trong đời sống tinh thần 3.3. Chú trọng thể hiện thế giới nội tâm…………………………………………. 3.3.1. Nội tâm nhân vật được miêu tả qua những bi kịch tinh thần…… 3.3.2. Nội tâm nhân vật thể hiên qua ngôn ngữ độc thoại……………… 3.3.3. Nội tâm nhân vật bộc lộ qua ngôn ngữ đối thoại………………… 3.3.4. Nội tâm nhân vật được miêu tả qua lời trần thuật của tác giả… . 3.4. Đa giọng điệu khi thể hiện nhân vật trí thức………………………… 3.4.1. Khái niệm giọng điệu và hiện tượng đa giọng điệu trong truyện ngắn Việt Nam sau 1986……………………………………………………. 3.4.2. Giọng chiêm nghiệm triết lý………………………………………… 3.4.3. Giọng giễu nhại, phê phán…………………………………………… 3.4.4. Giọng trữ tình sâu lắng……………………………………………… Kết luận……………………………………………………………………………… Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………. 104 105 107 108 111 114 116 120 120 121 127 133 140 143 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Qúa trình đổi mới của văn học Việt Nam sau 1986 diễn ra trên rất nhiều bình diện ở thể loại, đề tài, nhân vật, nội dung, giọng điệu, hình thức thể hiện… Và ở lĩnh vực nào cũng có những thành quả đáng ghi nhận. Đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn. Tìm hiểu những nét đặc sắc về các bình diện trong quá trình cách tân, đổi mới của truyện ngắn từ sau 1986 đến nay là một việc làm cấp thiết và có ý nghĩa giúp chúng ta có thể phần nào nhận diện thành tựu truyện ngắn Việt Nam sau 1986. Trong văn xuôi Việt Nam sau Đổi mới, sự xuất hiện ngày càng nhiều của loại hình nhân vật trí thức trở thành một hiện tượng rất đáng quan tâm. Đây là loại hình nhân vật thể hiện rõ ý thức nhập cuộc của nhà văn trong thời kỳ mới. Sự xuất hiện của loại hình nhân vật trí thức trong truyện ngắn sau 1986 vừa đánh dấu sự tiếp nối mạch cảm hứng lâu đời của văn học, vừa tạo tiền đề cho việc hình thành một lối viết mới, thể hiện những đổi mới trong phương thức tư duy và hình thức thể hiện của các tác giả. Chọn loại hình nhân vật này qua việc khảo sát các sáng tác của các nhà văn tiêu biểu, chủ yếu là qua thể loại truyện ngắn sẽ giúp cho chúng ta định hình được những đặc điểm của loại hình nhân vật này trong văn xuôi đương đại bởi những ưu thế nổi trội của truyện ngắn mà một số thể loại khác không có được. 1.2. Nhân vật là “linh hồn của tác phẩm văn học”. Nhân vật trí thức là một trong những loại hình nhân vật quan trọng tạo nên thế giới nhân vật trong văn học. Và có thể nói rằng, đây là mảng nhân vật phong phú nhất, thể hiện rõ nét nhất những quan niệm nghệ thuật của nhà văn qua các sáng tác của mình. Sự trỗi dậy của ý thứcnhân cùng với sự tác động của nền kinh tế thị trường đã làm trỗi dậy nhu cầu thức tỉnh gắn liền với cảm hứng khám phá, nghiền ngẫm hiện thực, nhu cầu công bố tư tưởng riêng trong thái độ “nhập cuộc” của nhà văn. Đó là một nguyên nhân sâu xa của việc xuất hiện một cách phổ biến loại hình nhân vật trí thức. Nhân vật trí thức là một mảng đề tài màu mỡ để nhiều nhà văn nghiên cứu, khám phá. Từ trước đến nay đã có rất nhiều tác giả thành công với đề tài này mà tiêu biểu là Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Huy Tưởng… Việc đào bới sâu bản thể tâm hồn mình và những người cùng giới, cùng tầng lớp với mình là một cách giải thích của các nhà văn về thế giới xung quanh, là một cách khám phá của chính họ về hiện thực cuộc sống. Việc các nhà văn như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Quang Thân . các nhà văn nữ như Trần Thùy Mai, Phan Thị Vàng Anh, Lê Minh Khuê, Y Ban, Lý Lan… và một số nhà văn hải ngoại như Nguyễn Mộng Giác tiếp tục khai thác về lớp nhân vật này cho thấy đó là một vỉa quặng không bao giờ vơi cạn. Và càng đọc họ, ta càng thấy thế giới của nhân vật trí thức hiện lên thật vô cùng phong phú, đa dạng, phức tạp và cũng đầy những nguồn cơn, những nỗi niềm và cả những bi kịch thường thấy trong đời sống. Tìm hiểu loại hình nhân vật trí thức trong truyện ngắn giúp chúng ta hiểu hơn vai trò của nhân vật trong thể loại truyện ngắn. 1.3. Trong xu thế Đổi mới, nền giáo dục của nước ta cũng đã có những bước cách tân đáng kể. Chương trình hiện hành đã phần nào đáp ứng được nhu cầu thiết thực của xã hội qua việc đưa vào những văn bản nhật dụng, văn bản nghị luận và bên cạnh đó vẫn giữ những tác phẩm đảm bảo “chất văn” để giúp học sinh hoàn thiện về cả kỹ năng viết văn, làm văn và cả nuôi dưỡng những tình cảm nhân ái, tốt đẹp. Những tác phẩm là thể loại truyện ngắn xuất hiện rất nhiều trong chương trình THCS và THPT đã cho thấy tầm quan trọng của truyện ngắn. Những tác phẩm ra đời sau năm 1975 được đưa vào chương trình cũng đã giúp cho học sinh có một cách nhận diện đầy đủ hơn về bức tranh văn học nước nhà. Trong số các tác phẩm đó, những tác phẩm có sự xuất hiện của nhân vật trí thức như: nhân vật người họa sĩ trong truyện Bức tranh (Nguyễn Minh Châu), nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê (Nguyễn Minh Châu) và tiếp đó là nhân vật người nghệ sĩ nhiếp ảnh trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) đã cho thấy sự xuất hiện đóng vai trò “thay thế” của nhân vật trí thức trong hệ thống hình tượng nhân vật của nền văn học mới. Vì thế, nghiên cứu đề tài này sẽ đóng góp ý nghĩa thiết thực trong việc tìm hiểu một cách rõ hơn nguyên nhân của sự xuất hiện loại hình nhân vật này trong truyện ngắn thời kỳ đổi mới và giúp chúng ta giảng dạy tốt hơn loại hình nhân vật này qua các truyện ngắn sau 1975. Những lí do trên khiến chúng tôi lựa chọn đề tài Nhân vật trí thức trong truyện ngắn Việt Nam sau 1986. 2. Lịch sử vấn đề Trong văn xuôi Việt Nam sau Đổi mới, việc xuất hiện ngày càng phổ biến nhân vật trí thức tạo nên một hiện tượng nghệ thuật khá nổi bật và mới mẻ. Đã có rất nhiều bài viết và công trình quan tâm về loại hình nhân vật này. Chúng tôi xin đề cập các bài viết, công trình cơ bản nhất viết về loại hình nhân vật trí thức trong truyện ngắn sau 1986 như sau: 2.1. Nhóm các bài viết, công trình nghiên cứu khái quát về một thời kỳ văn học Trong luận án Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 (Đại học quốc gia Hà Nội, 1996), tác giả Nguyễn Thị Bình đưa ra một ý kiến gợi mở cho chúng tôi thực hiện đề tài này: “đặc điểm nổi bật của văn xuôi Việt Nam là vai trò của nhân vật trí thức trong cơ cấu thành phần nhân vật… Nhân vật trí thức trở thành đối tượng gửi gắm thích hợp nhất sự tự ý thức của văn học. Sự xuất của loại truyện luận đề rất nhiều đi cùng với nó là các nhân vật tư tưởng mà nhân vật có khả năng chứa đựng nhiều tư tưởng hơn cả tất sẽ là nhân vật trí thức” [6]. Tác giả Phạm Thị Thu Hương (2007) trong luận văn Thạc sĩ Nhân vật nhà văn trong văn xuôi sau 1986 đến nay [36] đã nhận thấy sự xuất hiện có tính quy luật của hình tượng nhân vật nhà văn trong cả tiểu thuyết cũng như truyện ngắn. Tác giả thấy rõ ý thức nghề nghiệp đã tác động hết sức to lớn tới hoạt động sáng tạo văn học trong đó nhà văn là loại hình nhân vật độc đáo thể hiện rõ ý thức sáng tạo của người sáng tạo. Chính sự xuất hiện của loại nhân vật này có một ý nghĩa hết sức to lớn trong việc thể hiện những cách tân mới mẻ trong nghệ thuật và hiện thực cuộc sống. Tác giả Trương Thị Chính (2008) trong công trình Cảm hứng phê phán trong truyện ngắn Việt Nam 1986 – 2000 cũng đã có một cái nhìn khá toàn diện về nghệ thuật thể hiện hiện thực trong truyện ngắn sau 1986 về nghệ thuật tạo tình huống phong phú, ở giọng điệu phê phán… Trong đó tác giả cũng đề cập đến nhân vật trí thức ở cả cuộc sống thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, do hướng tiếp cận là cảm hứng phê phán nên mới chỉ khai thác nhân vật trí thức bị tha hóa về đạo đức và các nạn nhân của xã hội.Vì thế đây là một hướng để chúng tôi nghiên cứu thêm về nhân vật người trí thức trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn sau 1986 [12]. Tác giả Lưu Thị Thu Hà (2008) trong Luận văn thạc sĩ Sự vận động của truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay, nhìn từ góc độ hình thức thể loại đã cho chúng tôi những gợi ý quan trọng về kết cấu của truyện ngắn Việt Nam hiện đại giai đoạn 1986 – 2000 và về các loại hình nhân vật trong đó có những nhận xét sắc sảo về loại nhân vật cô đơn: “Với sự xuất hiện của con người cá thể, sự bừng tỉnh của ý thức cá nhân, con người thường xuyên đối diện với chính mình. Thêm vào đó, bước vào thời kỳ mở cửa, nhiều giá trị đạo đức, xã hội bị đảo lộn so với thời chiến. Con người dễ bị ngợp, dễ cảm thấy cô đơn trong cái môi trường sống nhộn nhạo của chính mình” [18]. Tác giả Hồ Thị Vân Anh (2008) trong khóa luận tốt nghiệp Những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Việt Nam năm năm đầu thế kỷ (2001 - 2005) cũng đã có những nhìn nhận khái quát về sự phát triển của thể loại truyện ngắn của văn học đương đại. Luận văn này đã giúp chúng tôi tìm hiểu một số đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn sau 1986 ở cảm hứng, giọng điệu, nghệ thuật xây dựng tình huống cũng như miêu tả nội tâm nhân vật [1]. Về cơ bản, các công trình nghiên cứu, các bài viết loại này mới chỉ dừng lại ở những nhận định khái quát về loại hình nhân vật trí thức hoặc một loại nhân vật trong nhân vật trí thức, chưa có sự đi sâu đánh giá một cách hệ thống về loại hình nhân vật này. 2.2. Nhóm các bài báo đi sâu đánh giá về nhân vật trí thức trong một tác giả văn học cụ thể Tác giả Anh Chi trong bài "Ma Văn Kháng và dòng chảy văn chương ." (Kỳ 1) (http://www.nguoidaibieu.com.vn/Trangchu/VN/) đã có ý kiến khá sâu sắc trong các sáng tác về người trí thức của Ma Văn Kháng: “Trong thế giới nhân vật của anh, người trí thức đương thời có vai trò quan trọng, là linh hồn và tư tưởng của nhiều tác phẩm. Ma Văn Kháng đã phải nghĩ ngợi rất nhiều về thân phận của tầng lớp trí thức” [11]. Tác giả Phan Thị Thanh Hà trong “Đặc trưng nghệ thuật văn xuôi Nguyễn Quang Thân sau 1975” (2008) cũng nhận thấy sự phong phú, đa dạng của các loại nhân vật trong hệ thống nhân vật trí thức trong sáng tác của tác giả này: “Đó là một thế giới sinh động đa dạng, đầy đủ tầng lớp, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sống trong những bối cảnh khác nhau: nông thôn, thành thị… nghĩa là nhân vật trí thức của Nguyễn Quang Thân hiện diện trong không gian “mở” đan kẽ những mảng màu tối, sáng với những cung bậc khác nhau. Họ là kỹ sư, nhà văn, nhà báo, tổng biên tập, phó tiến sỹ ngôn ngữ học, nhà khoa học… Họ là người hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn của mình, có khát vọng, hoài bão và có nhân cách [21]. Tác giả Hoàng Ngọc Hiến trong bài viết “Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió” nhận xét về thế gới nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp: “Những nhân vật nhếch nhác đốn mạt hầu hết cũng là người lao động. Họ là nông dân, công nhân, thợ thủ công đồng thời là giáo viên, là cán bộ nhà nước” (Phạm Xuân Nguyên sưu tầm và biên soạn (2001), Ði Tìm Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội). Tác giả Đào Thủy Nguyên (2001) trong "Thế giới nhân vật Nguyễn Khải trong cảm hứng nghiên cứu - phân tích" (Tạp chí nghiên cứu văn học - 11) cũng nhận thấy sự xuất hiện với mức độ dày đặc của nhân vật trí thức trong các sáng tác của Nguyễn Khải: "Nguyễn Khải đặc biệt chú ý tới tầng lớp trí thức. Phải chăng vì họ là tầng lớp nhạy cảm nhất đối với mọi ấm lạnh của thời thế, họ nhiều suy tư trăn trở, nhiều lo âu trước cuộc đời hay đây là loại nhân vật mà ông thuộc nhất và có khả năng viết về họ một cách sâu sắc nhất" [56]. Tác giả Duy Thanh trong bài viết Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp thì đã viết rằng : “Nguyễn Huy Thiệp là cây bút của những con người bị sỉ nhục. Tác giả rung lên hồi chuông báo động về sự tha hóa của con người nói chung và tầng lớp trí thức nói riêng” [58]. Tác giả Thu Hương (2002) đã nêu ra vấn đề với tác giả Nguyễn Việt Hà “Trong tiểu thuyết, truyện ngắn hay kịch bản của anh luôn có một nhân vậttrí thức có tài, trong sáng nhưng bất cần, lập dị”. Tác giả đã trả lời: “Cái gọi là lý tưởng của giới trí thức rất mù mờ. Họ thông tuệ, ưu tú, muốn cống hiến, đóng góp cho cuộc đời, nhưng không khí đời sống Việt Nam hiện nay rất bình ổn. Chính điều này không tạo điều kiện tối ưu cho trí thức bộc lộ khả năng. Trí thức phải luôn tự hỏi, luôn băn khoăn về cuộc sống, về tình yêu và sự nghiệp” [33]. Những truyện ngắn của Nguyễn Việt Hà cho thấy sự băn khoăn trăn trở của nhà văn về tầng lớp trí thức trong cuộc sống hiện tại. Cũng như các công trình nghiên cứu, các bài viết về một thời kỳ văn học, những bài viết này cũng mới chỉ dừng lại ở những nhận định khái quát về một trong các biểu hiện của nhân vật trí thức: về nguyên nhân dẫn đến nhân vật trí thức chiếm vị trí trung tâm trong các hình tượng văn học, về bi kịch và sự tha hóa của người trí thức hay sự phong phú, đa dạng của nhân vật trí thức. Nhìn chung chưa có sự đi sâu đánh giá một cách hệ thống về loại hình nhân vật trí thức trong truyện ngắn Việt Nam sau 1986. 2.3. Nhóm công trình nghiên cứu về nhân vật trí thức ở các tác giả riêng lẻ Đề tài Nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng của tác giả Nguyễn Thị Tiến, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn (2007), Đại học Vinh. Tác giả đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng và nghệ thuật xây dựng nhân vật trí thức của ông qua không gian nghệ thuật, qua miêu tả thế giới nội tâm và qua những cách sáng tạo từ ngữ mới mẻ. Những nghiên cứu này giúp chúng tôi đối chiếu với nhân vật trí thức trong truyện ngắn Ma Văn Kháng. Đề tài Nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp của tác giả Nguyễn Thị Hoa (2007), Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Vinh cũng đã xem xét nhân vật trí thức của tác giả này ở nhiều khía cạnh. Trong đó tác giả đặc biệt chú ý đến những đặc điểm của nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và nghệ thuật xây dựng loại hình nhân vật này ở các khía cạnh miêu tả ngoại hình, miêu tả tâm lý, nét riêng về ngôn ngữ của nhân vật. Những tìm tòi này là những gợi ý quan trọng để chúng tôi thực hiện luận văn. Đề tài Truyện ngắn Ma Văn Kháng từ nửa sau những năm 80 đến nay của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hà (1999), Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh cũng có đề cập đến những nhân vật trí thức tha hóa, biến chất, những con người có phẩm cách cao đẹp và những con người cô đơn nhưng còn ở dạng sơ lược. Đề tài Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Khải của tác giả Trần Thị Thanh (2007), Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh đã có những phát hiện thú vị về nhân vật tư tưởng trong sáng tác của Nguyễn Khải. Trong đó tác giả đã đặc biệt chú ý đến hệ thống nhân vật tư tưởng là các nhà văn, nhà báo, những người . loại hình nhân vật trí thức trong truyện ngắn Việt Nam sau 1986 . 2.2.1. Nhân vật trí thức là những con người cao đẹp……………………. 2.2.2. Nhân vật trí thức bị. truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Chương 2. Loại hình nhân vật trí thức trong truyện ngắn Việt Nam sau 1986. Chương 3. Nghệ thuật thể hiện nhân vật trí thức trong

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w