1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm thơ nữ nghệ an từ 1986 đến nay

109 462 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh = = =c&d= = = Nguyễn Thị Huyền Đặc điểm thơ nữ nghệ an từ 1986 đến nay Luận văn thạc sĩ ngữ văn Vinh, 2010 1 LỜI CẢM ƠN Sau bao vất vả trăn trở cuối cùng tôi đã hoàn thành luận văn. Ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và những lời chỉ bảo chân tình của thầy - cô giáo trong khoa sau đại học, các thầy cô trong chuyên ngành Lí luận văn học cùng các thầy cô trong khoa Ngữ Văn, sự động viên khích lệ của bạn bè. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành sâu sắc tới TS. Lê Thị Hồ Quang - Người đã hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Đặc điểm thơ nữ Nghệ An từ 1986 đến nay là cả một chặng đường dài, có bề dày, có tầm vóc, nhưng do thời gian và do khả năng của bản thân, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, nhận xét chân tình của các thầy cô giáo và các bạn. Vinh, tháng 12 năm 2010 Tác giả 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi liệu khảo sát 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 6 6. Đóng góp của luận văn 6 7. Cấu trúc của luận văn 6 Chương 1: Nhìn chung về sáng tác của các nhà thơ nữ Nghệ An từ 1986 đến nay 7 1.1. Những điều kiện lịch sử - thẩm mĩ dẫn đến sự đổi mới trong thơ nữ Nghệ An từ 1986 đến nay 7 1.1.1. Những điều kiện lịch sử - xã hội mới 1 1.1.2. Con người và văn hóa xứ Nghệ 8 1.1.3. Truyền thống thơ ca xứ Nghệ 12 1.1.4. Những đổi mới trong duy thơ Việt Nam sau 1986 16 1.2. Thơ nữ Nghệ An từ 1986 đến nay – khái lược diện mạo 24 1.2.1. Nhìn chung về thơ nữ Nghệ An trước 1986 24 3 1.2.2. Sáng tác của các tác giả nữ Nghệ An từ 1986 đến nay 25 Chương 2: Những đổi mới trong hệ đề tài, chủ đề của thơ nữ Nghệ An từ 1986 đến nay 28 2.1. Sự thể hiện cái tôi ngày một đa diện và sâu sắc 28 2.2. Sự mở rộng phạm vi mô tả hiện thực 34 2.3. Đào sâu vào chủ đề tình yêu và khát vọng hạnh phúc lứa đôi 43 2.4. Chú ý khắc họa hình tượng Đất và Người xứ Nghệ 52 Chương 3: Những đổi mới trong phương thức thể hiện của thơ nữ Nghệ An từ 1986 đến nay 60 3.1. Thể loại 60 3.2. Giọng điệu 74 3.3. Ngôn ngữ thơ 81 Kết luận 97 Tài liệu tham khảo 99 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Từ sau năm 1975, đặc biệt là từ 1986 đến nay, trong lịch sử thơ ca của dân tộc chưa bao giờ thơ được xuất bản với số lượng nhiều đến như vậy. Thơ ca Việt Nam đương đại nói chung, thơ ca xứ Nghệ nói riêng đang phát triển trong sự tiếp nối và đổi mới không ngừng. Tìm hiểu thơ Nghệ An ta sẽ hiểu được những đóng góp của các nhà thơ trên phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật cho nền thơ ca Nghệ An nói riêng và cho thơ ca Việt Nam nói chung. Tuy không nổi danh với những cách tân ồn ào song có thể nói, các nhà thơ nữ Nghệ An như Tuyết Nga, Nguyễn Thị Phước, Vân Anh, Trần Thu Hà, Cẩm Thạch, Phạm Thái Lê, Phạm Mai Chiên… mỗi nhà thơ có một diện mạo khá riêng trên thi đàn thơ ca Việt Nam. Tìm hiểu thơ Nghệ An đặc biệt là các tác giả nữ, ta sẽ thấy được những nét độc đáo với giọng thơ riêng của thơ ca Nghệ An trong nền thơ ca Việt Nam đương đại nói chung. Đây là lí do đầu tiên thúc đẩy chúng tôi tìm đến với đề tài này. 1.2. Cho đến nay thơ Nghệ An nói chung, thơ nữ nói riêng đã trở thành đối tượng khám phá của nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình. Thơ nữ Nghệ An đã được bàn luận từ nhiều góc độ khác nhau: thể loại, tác giả, tác phẩm,… Tuy vậy, đấy phần lớn mới là những bài viết nhỏ lẻ mà chưa có một công trình nào thật công phu, nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về các nhà thơ Nghệ An. Do đó, thơ nữ Nghệ An cần được nghiên cứu một cách có hệ thống và kỹ lưỡng hơn. Đây là lí do thứ hai khiến chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu này. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Tính đến thời điểm hiện nay, ngoài những bài giới thiệu đánh giá mang tính khái quát, sơ lược, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về sáng tác của các nhà 5 thơ nữ Nghệ An một cách hệ thống và toàn diện. Theo tìm hiểu của chúng tôi, về vấn đề này, mới chỉ có một số bài phê bình của các tác giả như Vân Anh, Thạch Quỳ, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Văn Hùng… Vì vậy, để tiện theo dõi, trong phần lịch sử vấn đề chúng tôi sẽ trình bày theo hai vấn đề: thứ nhất là lịch sử nghiên cứu về thơ nữ Nghệ An nói chung; thứ hai là lịch sử nghiên nghiên cứu về một số nhà thơ nữ Nghệ An cụ thể. 2.1. Về thơ nữ Nghệ An nói chung Tất cả những bài viết mang tính giới thiệu, nhận xét, phát hiện riêng về thơ Nghệ An nói chung, thơ nữ nói riêng đã được tuyển tập trong Nghiên cứu lý luận phê bình thơ Nghệ An 1900 – 1996 và Nghiên cứu lý luận phê bình thơ Nghệ An 1997 – 2002. Các bài viết trong hai cuốn sách này giúp chúng ta cảm nhận được phần nào diện mạo, bản sắc của thơ ca xứ Nghệ nhưng các bài viết chỉ mới dừng lại ở những đánh giá ban đầu, còn tản mạn và thiếu hệ thống. Năm 1999, tại cuộc hội thảo “Thơ và những vấn đề của thơ hôm nay” đã xuất hiện nhiều bài viết, nhiều đánh giá về thơ xứ Nghệ. Trong đã bài viết Thơ hôm nay bạn đọc và phê bình theo Nguyễn Văn Hùng, sau những năm đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, lực lượng thơ Nghệ An khá chững chạc và sung sức. Năm 1999, các tác giả Vân Anh, Nguyễn Văn Hùng, Đào Tam Tỉnh trong Thơ nữ Nghệ An đã viết: “Trong nền thi ca dân tộc, đã có bao chân dung tác giả khả dĩ ở đó chúng ta có thể nhận ra được không ít gương mặt thân quen – những cây bút nữ Nghệ An” [5, 5]. Năm 2004, tác giả Hoàng Thúy Hà với luận văn thạc sĩ Đặc điểm ngôn ngữ thơ của các nữ tác giả Nghệ An đã đưa lại một cái nhìn khá bao quát về ngôn ngữ thơ của các tác giả nữ xứ Nghệ. Theo tác giả, “thơ nữ Nghệ An ngắt dòng chủ yếu là các câu thơ có tiếng không cố định, tạo nên nhịp điệu ngôn ngữ thơ xứ Nghệ mới mẻ, không đều đặn, thể hiện tính cách xứ Nghệ cá tính bí ẩn, khó nắm bắt” [20, 26]. Năm 2004, tác giả Bùi Thanh Xuân trong luận văn thạc sĩ Cái tôi trữ tình trong thơ Nghệ An giai đoạn 1975 - 2000, đã phân tích, mô tả khá cụ thể về diện mạo cái tôi 6 trữ tình trong thơ Nghệ An giai đoạn này. Theo tác giả, "Việc đi sâu vào thế giới cái tôi cùng với sự giải phóng cá tính đã tạo cho thơ sự phong phú, đa dạng trên nhiều cấp độ thể loại. Thế nhưng những thể nghiệm của cái tôi trữ tình trong thơ Nghệ An giai đoạn 1975 - 2000 vẫn chưa thực sự định hình và giàu sức thuyết phục. Thơ ca còn mang tính nhàn nhạt, cái tôi trữ tình chưa thực sự bộc lộ được gương mặt thơ độc đáo, chưa tạo được một phong trào thơ ca tiêu biểu cho thời đại…" [70, 33]. Năm 2008, tác giả Vũ Thị Đông với luận văn thạc sĩ Thơ Nghệ An giai đoạn1986 - 2006 cho rằng: "Thơ ca Nghệ An giai đoạn này tương đối phong phú, nó đã thể hiện một cách trung thực muôn mặt cảm xúc của cuộc sống đời thường. Đó là nỗi niềm nhân tình thế thái, là tình yêu lứa đôi, tình yêu quê hương gia đình…" [13, 67]. Nhìn chung, trong phần lớn các công trình, bài viết kể trên, thơ nữ Nghệ An chưa trở thành một đối tượng nghiên cứu độc lập. Như vậy, dù đứng ở góc độ nào để đánh giá thì chúng ta cũng nhận thấy, thơ nữ Nghệ An chưa được tìm hiểu, đánh giá, xem xét một cách thỏa đáng. Vì vậy với luận văn Đặc điểm thơ nữ Nghệ An từ 1986 đến nay, chúng tôi mong muốn góp thêm một tiếng nói khám phá thơ xứ Nghệ, góp phần khẳng định đặc điểm, vị trí của nó trong dòng chảy của thơ ca Việt Nam đương đại. 2.2. Về một số nhà thơ nữ Nghệ An cụ thể Tuyết Nga là một nhà thơ nữ Nghệ An có diện mạo riêng, đặc sắc. Với một bút pháp mới mẻ, một trí tưởng tượng phong phú kết hợp với độ mãnh liệt của cảm xúc, thơ chị đã sớm được độc giả cũng như giới chuyên môn đánh giá cao. Bài viết Người thơ một mình góc khuất của Bình Nguyên Trang (An ninh thế giới – số 14, 2003) đã có những nhận xét khá tinh tế về thơ Tuyết Nga: “Thơ Tuyết Nga dù không gây sốc nhưng lại có khả năng len lỏi trong trí nhớ người đọc bằng sự tinh tế và đằm sâu của một tâm hồn thành thật, không xiêm áo, cầu kỳ. Thơ của chị giống như hương của một loài hoa rất khiêm nhường ẩn sâu trong đám lá, cần tri âm của những người đủ bình tĩnh trong cuộc kiếm tìm” [62, 14]. 7 Tiếp đã là bài viết Thơ Tuyết Nga - Ảo giác vết thương chìm trên báo Văn nghệ số 22 ra ngày 31/5/2003 của Nguyễn Trọng Tạo. Tác giả cho rằng: “Thơ Tuyết Nga thường buốt nhói những cái rùng mình của một tâm hồn đa cảm: từng trải mà ngây thơ, khát khao và tuyệt vọng, thông minh và dại khờ, khắt khe mà vị tha, trong trẻo mà cuộn xiết. Đấy là thơ của người biết hóa thân vào con chữ để hiện ra hình ảnh của chính mình, hay nói cách khác, người thi sĩ biết đứng lặng lẽ ở ngoài thơ để nhìn ngắm và ngẫm ngợi về bản thân mình hiện diện trong thơ” [50, 25]. Vân Anh cũng là một tác giả nữ đáng chú ý của thơ Nghệ An. Nhà thơ Thạch Quỳ cho rằng: “Vân Anh là tác giả có dấu vân tay điểm chỉ vào giấy khai sinh tác phẩm. Vân tay không phải là “hoa tay” theo quan điểm hình sự. Nhưng thơ, vân tay chính là hoa tay ghi đậm dấu ấn tâm hồn tác giả” [173, 7] và “Như cụ Nguyễn Du nói, vậy là Vân Anh đã mang lấy nghiệp vào thân. Gốc cội đa truân tiền kiếp của tâm hồn đa cảm thuộc cái “ren” cái “nòi” mà ta thường gọi là thi sĩ Mơ ước và thương tổn là hai bầu vú sữa nuôi lớn những câu thơ của nữ sĩ Vân Anh …” [53, 8]. Nguyễn Thị Phước cũng là một gương mặt tác giả tiêu biểu của thơ Nghệ An. Trong thơ của Nguyễn Thị Phước đã “Tận dụng được những phẩm chất vốn có của văn xuôi. Nó trực tiếp, giản đi những từ ngữ nhiều khi chỉ làm nhiệm vụ tạo âm điệu du dương, vốn quen nhàm trong thơ lâu nay. Bộc bạch thẳng thắn giúp thơ của chị vượt qua cái “sáo”đến với cái thực của tình nơi trái tim tâm hồn” [Theo Nguyễn Thiết – Tạp chí sông Lam số 73/2 – 2006, trang 61]. Nhà thơ Thạch Quỳ cho rằng, trong thơ Cẩm Thạch mặc dù “Ở thời điểm thơ đang được thôi thúc bởi tiếng gọi của Cái Mới, dường như Cẩm Thạch vẫn hồn nhiên dung dị trong vẻ đẹp hướng tới của thơ mình. Chị không thiên về cái tứ của toàn bài, không cố tình nói một tiếng nói mới lạ trong kết cục, thơ chị “hồn nhiên nhi nhiên” đối cảnh sinh tình” [5, 52] . 8 Nguyễn Quang Hà cho rằng “Khi đọc tập thơ Tình bậc thang, tôi chọn ra những câu thơ khá hơn ở 30 bài thơ, khi sắp xếp lại, bỗng dưng thấy ra cái tứ: những câu thơ đi tìm cuộc đời” [9, 17]. Như vậy, dù đứng ở góc độ nào để đánh giá thì chúng ta cũng nhận thấy thơ nữ Nghệ An chưa được tìm hiểu, đánh giá, xem xét một cách thỏa đáng. Để khẳng định được tầm vóc của thơ nữ Nghệ An chúng ta cần phải có những công trình dài hơi hơn nữa. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn đi vào đề tài Đặc điểm thơ nữ Nghệ An từ 1986 đến nay, để góp thêm một tiếng nói khám phá thơ xứ Nghệ, góp phần khẳng định những thành tựu của thơ nữ Nghệ An trong dòng chảy của thơ ca đương đại Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi liệu khảo sát 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đặc điểm thơ nữ Nghệ An từ 1986 đến nay 3.2. Phạm vi liệu khảo sát Do thời gian và phạm vi luận văn nên chúng tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của thơ ca Nghệ An nói chung, thơ nữ Nghệ An nói riêng đã được xuất bản như: Các tuyển tập thơ: Thơ Nghệ An 2004 – 2006; Thơ Nghệ An 2007. Các tập thơ của các tác giả nữ : Tuyết Nga với các tập thơ: Viết trước tuổi mình, Ảo giác, Hạt dẻ thứ tư. Vân Anh với các tập thơ: Trái muộn, Quê với mẹ và anh, Bình minh muộn, Vọng về xứ Phuống, Con sóng khát Nguyễn Thị Phước với các tập thơ: Tự ru, Lời cánh đồng, Cho đồng thơm gió Cẩm Thạch với các tập thơ: Giá như em là biển, Mùa Chăm Pa, Tình khăn piêu Phạm Thái Lê với tập thơ: Đêm thức Trần Thu Hà với các tập thơ: Tình bậc thang, Mặt cắt, Trái đất tự quay Trần Thúy Hà với tập thơ: Vầng trăng trong mắt anh Phạm Mai Chiên với tập thơ: Hát với bầu trời 9 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn có những nhiệm vụ chính sau đây: 4.1. Tìm hiểu khái quát về thơ nữ Nghệ An từ 1986 đến nay (về bối cảnh lịch sử - thẩm mĩ, lực lượng sáng tác…) 4.2. Tìm hiểu đặc điểm nội dung trong thơ nữ Nghệ An từ 1986 đến nay 4.3. Tìm hiểu đặc điểm hình thức trong thơ nữ Nghệ An từ 1986 đến nay 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trên đây, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: phương pháp thống kê phân loại, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp cấu trúc – hệ thống, phương pháp lôgic – lịch sử… 6. Đóng góp của luận văn Luận văn nghiên cứu Đặc điểm thơ nữ Nghệ An từ 1986 đến nay một cách tương đối bao quát và hệ thống. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai qua 3 chương: Chương 1: Nhìn chung về sáng tác của các nhà thơ nữ Nghệ An từ 1986 đến nay Chương 2: Những đổi mới trong đề tài, chủ đề của thơ nữ Nghệ An từ 1986 đến nay Chương 3: Những đổi mới trong phương thức thể hiện của thơ nữ Nghệ An từ 1986 đến nay 10

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:35

Xem thêm: Đặc điểm thơ nữ nghệ an từ 1986 đến nay

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w