MỤC LỤC
Theo chiều dài lịch sử phát triển của thơ ca Việt Nam nói chung, thơ ca Nghệ An nói riêng đã xuất hiện biết bao nhà thơ kiệt xuất sinh ra từ mảnh đất khắc nghiệt này, có thể kể đến các nhà thơ như Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh, Minh Huệ, Hoàng Trung Thông, Trần Hữu Thung, Nguyễn Du, Huy Cận, Lê Quốc Hán, Thạch Quỳ, Bùi Sĩ Hoa, Tuyết Nga, Vân Anh, Nguyễn Thị Phước, Trần Thu Hà, Trần Thúy Hà, Cẩm Thạch… Thơ ca xứ Nghệ chứa đựng những nỗi niềm thân phận éo le, những khát khao rạo rực cháy bỏng, những suy tư trầm lắng, những nỗi đau dằn vặt và bản lĩnh kiên cường của con người xứ Nghệ. Đội ngũ các nhà thơ xứ Nghệ lại càng thêm đông đảo hơn như: Huy Huyền, Nam Hà, Nguyễn Bùi Vợi, Vương Trọng, Thạch Quỳ, Thúy Bắc, Anh Ngọc, Bùi Sĩ Hoa, Phan Văn Từ, Lê Quốc Hán, Biển Hồ… Họ là những kĩ sư, cử nhân, nhà giáo, là những sinh viên trên những giảng đường… mỗi người một ngành nghề khác nhau nhưng tất cả đều theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc hăm hở xông pha ra mặt trận, lên công trường… Thơ ca là tiếng nói của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là tiếng nói của nhân dân, của đồng bào, đồng chí vì thế những sáng tác văn học trong giai đoạn này mang âm hưởng anh hùng ca. Trong thơ, ý thức về cái tôi trở nên đa diện hơn, cái tôi ý thức về chính mình trong nhiều mối quan hệ, và trên nhiều phương diện: đời tư và xã hội, bóng tối và ánh sáng, lạc quan và bi kịch, hạnh phúc và đau thương, mất mát… Sau 1986, nhiều nhà thơ chủ trương hướng ngòi bút vào việc đào sâu vào thế giới nội cảm, vô thức, tâm linh, vào những trạng thái tinh thần không thuộc phạm vi chi phối của ý thức khiến thơ ca phát lộ trong vùng sâu kín của hiện thực, hiện thực bên trong, hiện thực của đời sống tinh thần nhân loại.
Tóm lại, thơ nữ Nghệ An từ 1986 đến nay vừa mang âm hưởng giọng thơ điệu nói, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, vừa có những nét riêng mang đậm cốt cách của con người xứ Nghệ. Nhìn chung trong thơ nữ Nghệ An giai đoạn này đã phản ánh được sự phong phú về đề tài, bên cạnh đó họ thể hiện được cái nhìn mới mẻ trong vấn đề về hiện thực.
Qua thống kê khảo sát các tập thơ: Quê với mẹ và anh, Bình minh muộn, Vọng về xứ Phuống, Con sóng khát của Vân Anh, Lời cánh đồng và Cho đồng thơm gió của Nguyễn Thị Phước; Viết trước tuổi mình (in chung), Ảo giác, Hạt dẻ thứ tư của Tuyết Nga; Tình bậc thang, Mặt cắt, Trái đất tự quay của Trần Thu Hà; Vầng trăng trong mắt anh của Trần Thúy Hà; Đêm thức của Phạm Thái Lê; Giá như em là biển, Mùa Chăm Pa, Tình khăn piêu của Cẩm Thạch. Nhưng tất cả những cái không đều đặn ấy tùy theo cái hơi thở nóng hổi, cái sức mạnh của cảm xúc, của ý, của trí, của sức mạnh bên trong của thơ quyết định chỗ này có vần, chỗ kia không, chỗ này câu dài, chỗ kia câu ngắn, chỗ này nhịp khoan, chỗ kia nhịp gấp, chỗ này bằng, chỗ kia trắc … để cho tất cả những cái xô lệch, những cái vênh, những cái nhấp nhô. Thơ văn xuôi là loại thơ trữ tình có cấu trúc câu giống văn xuôi, câu nọ tiếp câu kia không xuống dòng, gần như không vần, nhịp điệu, không mang đầy đủ tính chất cố định, mạch câu chảy tràn.
Thơ văn xuôi xuất hiện là dấu hiệu khẳng định mạnh mẽ cho sự cách tân về hình thức thơ trong thơ nữ nói riêng, thơ Nghệ An nói chung, tuy vậy thể loại thơ này được sử dụng chưa nhiều. Đặc trưng của thơ ca hiện đại là luôn khát khao lý giải mọi mặt của đời sống, lý giải những phần sâu kín nhất của tâm hồn bằng cảm xúc và bằng cả lí trí, bằng vốn sống mà bản thân mình chiêm nghiệm được. Khi nói đến mảng thơ văn xuôi trong thơ nữ Nghệ An không thể không kể đến tác giả Nguyễn Thị Phước với các bài thơ như: Hoa bất tử, Lời từ biệt, tiếng còi tàu, Viết Ở tiệm áo cưới, Đêm… với giọng thơ mang dáng dấp câu văn.
Đến thời hiện đại, lục bát vẫn thể hiện sức sống mãnh liệt của mình, đặc biệt nó rất thích hợp khi hướng đến những cảm xúc mang tính dân giã, gần gũi với tâm linh của người nông dân Việt Nam, đồng thời gắn với tình cảm đằm thắm lắng đọng thiết tha" [9, 156]. Bên cạnh những yếu tố hình thức mang tính truyền thống thì các nhà thơ nữ Nghệ An cũng đã có nhiều cách tân phù hợp với những cung bậc cảm xúc, tâm trạng của con người hiện đại (nhịp thơ, vần, ngắt dòng, chấm câu).
Giọng điệu thơ lúc này trở nên phong phú và đa dạng: giọng đa thanh, giọng đơn thanh, giọng hài hước, giọng cảm thương, giọng phê phán, giọng khách quan, giọng chủ quan… Chưa bao giờ trên thi đàn Nghệ An lại xuất hiện nhiều gương mặt nữ với nhiều giọng điệu như bây giờ: Vân Anh nữ tính một cách bạo liệt; Nguyễn Thị Phước với giọng thơ đằm thắm, sâu lắng; Tuyết Nga vừa thâm trầm, sâu lắng, hư ảo; Trần Thúy Hà với giọng thiết tha; Phạm Thái Lê giọng nhẹ nhàng; Trần Thu Hà giọng khắc khoải…. Câu thơ, nhìn một cách tổng quát, thường bị chi phối bởi những quan điểm nghệ thuật, bởi "mục đích của thơ ca là nhận thức thế giới và xã hội, là sự tự nhận thức, tự xây dựng nhân cách con người trong quá trình nhận thức giao tiếp xã hội, thể hiện qua cấu trúc ngôn ngữ trong văn bản người ta tìm thấy sự thể hiện tâm hồn, tức lịch sử, thời đại" [43, 157]. Về hình thức, câu thơ là câu văn, viết liên tục không xuống dòng, với giọng điệu khách quan tỉnh táo, giàu yếu tố tự sự, tinh giản đến tối đa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoỏn dụ, so sỏnh … Cõu thơ mang xu hướng văn xuụi thể hiện rừ nột qua ngôn ngữ trần thuật khách quan, không diễn đạt bằng những từ ngữ miêu tả trạng thái.
Chỉ với hai câu thơ mà tính hình tượng truyền cảm của ngôn ngữ, tác giả Vân Anh đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc bức chân dung trọn vẹn của những con người bé mọn, nghèo đói đang lăn lộn, vất vả giữa cuộc sống để mưu sinh và gợi lên trong lòng người đọc sự đồng cảm và niềm xót xa, thương cảm. Nhìn chung, các tác giả nữ Nghệ An không cầu kỳ trong việc dùng từ, đặt câu, những từ ngữ du dương, hoa mỹ, khuôn sáo mang tính lối mòn trong thơ đã vắng bóng mà thay vào đó là ngôn ngữ giản dị, sinh động, gần gũi với đời sống thường ngày, với những giá trị biểu cảm riêng. Đó là những người mẹ, người cha, người chị, người anh, người em, là Tổ quốc, là nhân dân, là chiến tranh và hòa bình, là niềm tin tất thắng, là quan hệ với cánh đồng, gốc lúa, bờ tre, khói bếp… Khi thơ ca nghiêng về nội dung thế sự và đời tư, có sự thu nhỏ kích thước, tầm cỡ của một số nội dung (mẹ, Tổ quốc, dân tộc, quê hương).
Mặc dù bản thân những hình ảnh đó không có giá trị phản ánh đặc biệt nào nhưng trong những cảnh, tình huống cụ thể nó tạo nên trong lòng nhà thơ những xúc cảm và để từ đó những hình ảnh này mang đến cho người đọc những rung cảm, những ý nghĩ độc đáo và sâu sắc. Ngoài những biểu tượng, những giá trị truyền thống (cần cù, chịu khó, tình yêu thương vô bờ bến, tấm lòng bao dung …) thì người mẹ trong thơ ca hiện nay hiện lên cụ thể hóa hơn với những cảm xúc đời thường hơn, nhỏ bé hơn, tội nghiệp hơn. Mẹ là hiện thân của tình yêu thương và là người luôn vỗ về, an ủi, che chở cho mỗi chúng ta lúc vui cũng như lúc buồn, lúc ta vấp ngã mẹ nâng đứng dậy, lúc ta phạm lỗi lầm mẹ lại bao dung tha thứ … Mẹ là bến đỗ bình yên nhất và hạnh phúc nhất cho cuộc đời của mỗi con người.
Trong tâm thức của mỗi người dân xứ Nghệ, quê hương gắn liền với những hình ảnh: núi Hồng, sông Lam, gió lào, cát trắng, những điệu hò ví dặm, nhút mặn, cà chua … Nhưng bên cạnh đó, trong thơ nữ Nghệ An giai đoạn này còn xuất hiện những hỡnh ảnh cú sức khỏi quỏt cho một vựng miền và in dấu ấn rừ nột về phong cỏch của từng nhà thơ.