bút pháp xây dựng nhân vật trí thức trong truyện ngắn nam cao và lỗ tấn

69 1.3K 10
bút pháp xây dựng nhân vật trí thức trong truyện ngắn nam cao và lỗ tấn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO LỖ TẤN LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 5.04.33 Người thực hiện.: PHẠM PHƯƠNG THẢO Người hướng dẫn khoa học: PGS. TRẦN XUÂN ĐỀ Tp. Hồ Chí Minh tháng 04 năm 2000 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO LỖ TẤN LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 5.04.33 Người thực hiện.: PHẠM PHƯƠNG THẢO Người hướng dẫn khoa học: PGS. TRẦN XUÂN ĐỀ Tp. Hồ Chí Minh tháng 04 năm 2000 MỤC LỤC 1TMỤC LỤC1T 3 1TLỜI CẢM ƠN1T 5 1TDẪN NHẬP1T 5 1T1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:1T 5 1T1. Hiện tượng "gặp gỡ" ở Nam Cao Lỗ Tấn1T 5 1T2. Nam Cao Lỗ Tấn là những tác giả tiêu biểu của hai nền văn học1T 5 1T3. Nam Cao Lỗ Tấn là những tác giả có nhiều sáng tác giảng dạy trong nhà trường.1T 8 1T2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:1T 9 1T1. Cơ sở lý luận1T 10 1T2. Cơ sở kiến thức khái quát1T 10 1T3. Cơ sở kiến thức trực tiếp1T 11 1T3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:1T 11 1T1. Mục đích nghiên cứu1T 11 1T2. Đối tượng nghiên cứu1T 11 1T3. Giới hạn đề tài1T 11 1T4. Cái mới của đề tài1T 12 1T4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:1T 12 1T1. Phương pháp so sánh loại hình1T 12 1T2. Phương pháp lịch sử1T 12 1T3. Các thủ pháp phối hợp1T 13 1T5. CÂU TRÚC LUẬN ÁN:1T 13 1TCHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ NAM CAO LỖ TẤN1T 15 1T1.1. Nam Cao (1917- 1951)1T 15 1T1.1.1. Thời đại Nam Cao:1T 15 1T1.1.2.Tư tưởng sáng tác nghệ thuật của Nam Cao:1T 15 1T1.1.3. Truyện ngắn của Nam Cao:1T 19 1T1.2. Lỗ Tấn (1881-1936)1T 25 1T1.2.1. Thời đại Lỗ Tấn:1T 25 1T1.2.2. Tư tưởng sáng tác nghệ thuật của Lỗ Tấn:1T 26 1T1.2.3. Truyện ngắn của Lỗ Tấn:1T 28 1TCHƯƠNG 2: BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO LỖ TẤN1T 35 1T2.1. Bút phát nghệ thuật là gì:1T 35 1T2.2. Vài nét về nhân vật trong tác phẩm văn học:1T 36 1T2.3. Bút pháp xây dựng nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nam Cao Lỗ Tấn:1T 39 1T2.3.1. Nhân vật loại hình:1T 39 1T2.3.2. Nhân vật tính cách:1T 42 1T2.3.3. Nhân vật Tư tưởng:1T 48 1T2.4. Điểm “gặp gỡ” giữa bút pháp Nam Cao Lỗ Tấn:1T 54 1T2.4.1. Bút pháp tạo hình gắn liền với tính cách nhân vật:1T 54 1T2.4.2. Khám phá sâu vào tâm lý tính cách nhân vật:1T 54 1T2.4.3. Nhân vật "tôi" có nhiều vai trò nghệ thuật:1T 55 1T2.4.4. Ngôn ngữ tự sự nhiều sáng tạo:1T 56 1T2.5. Nguyên nhân sự “gặp gỡ” của bút pháp nghệ thuật Nam Cao Lỗ Tấn:1T 57 1TKẾT LUẬN1T 61 1TTÀI LIỆU THAM KHẢO1T 60 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm. ơn : - Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa Học Công Nghệ -Sau Đại Học, quý Thầy, Cô Khoa Ngữ Văn, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng tôi trong quá trình học tạp nghiên cứu luận án. - Sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của PGS. Trần Xuân ĐỀ. SỰ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN QUÝ BÁU CỦA CÁC THẦY, CÔ trong quá trình thực hiện hoàn thành luận. án. - Những người thân trong gia đình tôi đã khích lệ, tạo điều kiện. cho tôi không ngừng học tập nghiên cứu khoa học. - Sự giúp đỡ, động viên của các bạn cùng học. Xin chân thành cảm ơn tất cả. Đầu xuân, năm Canh Thìn - 04/2000 PHẠM PHƯƠNG THẢO BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 5 DẪN NHẬP 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Lịch sử văn chương có nhiều hiện tượng "gặp gỡ". Trong văn chương Trung Quốc có Kinh Thi sở Từ, Lý Bạch "Thi tiên" Đỗ Phủ "Thi thánh" , trong văn chương Pháp cũng có bi kịch Corneille bi kịch Racine Ở Việt Nam cũng có nhiêu hiện tượng văn chương "gặp gỡ" như Nguyễn Trãi Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Tất Tố Nguyễn Công Hoan Người ta còn thấy sự "gặp gỡ" văn chương ngoài biên giới quốc gia, trong khu vực ngoài khu vực. Việt Nam Trung Quốc có yếu tố địa lý "núi liền núi, sông liền sông" hoàn cảnh lịch sử hàng nghìn năm giao lưu văn hóa. Mặc dù có những yếu tố bị áp đặt, có những yếu tố tiếp nhận tự giác, chọn lọc cho nên văn học Việt Nam rất gần gũi với văn học Trung Quốc. Từ thể loại đến cấu tứ đề tài, điển tích, điển cố chữ viết đều có thể vay mượn sáng tạo. "Truyện Kiều" của Nguyễn Du "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân cuối đời Minh Trung Quốc là sự vay mượn từ cốt truyện đến nhân vật, tình tiết. Nhà thơ thiên tài của dân tộc ta đã mạnh dạn cắt bỏ những yếu tố rườm rà, non kém về nghệ thuật, không thích hợp về nội dung tư tưởng. Ông đã xây dựng nên những nhân vật điển hình độc đáo, có cá tính cụ thể, lại mang ý nghĩa khái quát cao, thể hiện bằng ngôn ngữ điêu luyện của dân tộc. "Truyện Kiều" của Nguyễn Du "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân là hiện tượng văn chương "gặp gỡ" chung một nguồn gốc, có tương đồng dị biệt. 1. Hiện tượng "gặp gỡ" ở Nam Cao Lỗ Tấn Lâu nay, người ta nói Nam Cao (Việt Nam) Lỗ Tấn (Trung Quốc) là hiện tượng văn chương song hành. Hiện tượng này tất nhiên cũng có nhiều nét tương đồng dị biệt nhưng sự "gặp gỡ" dễ thấy nhất là ở bút pháp xây dựng nhân vật người nông dân người trí thức. Điều đó lý giải như thế nào? Ở luận án này chúng tôi sẽ làm rõ một vài khía cạnh để khẳng định vấn đề. Mặt khác, Nam Cao Lỗ Tấn thuộc hai thế hệ, hai quốc gia khác nhau, thì sự ''gặp gỡ" văn chương ấy có sự vay mượn hay không, đó là khía cạnh thứ hai cần bàn đến. 2. Nam Cao Lỗ Tấn là những tác giả tiêu biểu của hai nền văn học Trong bức tranh rộng lớn của nền văn chương hiện đại Việt Nam Trung Quốc, sáng tác của Nam Cao Lỗ Tấn là những mảng nghệ thuật rất có ấn tượng trong lòng người đọc hơn nửa thế kỷ qua. Đó còn là những dấu son nghệ thuật có sức tỏa sáng. Bởi vì, Nam Cao BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 6 Lỗ Tấn hơn ai hết đều hiểu sức manh của văn chương. Hai ông là những nhà văn chân chính, tiến bộ, giàu tài năng nên đã lấy văn chương thức tỉnh con người, góp phần cải tạo xã hội. Nam Cao khởi văn nghiệp từ lúc 22 tuổi với truyện ngắn Cảnh cuối cùng in trên "Tiểu thuyết thứ bảy" số 123 ngày 21-10-1936 với bút danh Thúy Rư. Chỉ từ khi tập truyện Đôi lứa xứng đôi (tên ban đầu của nó là Cái gạch cũ sau đổi là Chí Phèo) với bút danh Nam Cao thì ông mới chính thức bước vào làng văn. Tên tuổi của ông từ đó sánh ngang với những nhà văn danh tiếng đi trước như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng Sáng tác nghệ thuật của Nam Cao tuy không đồ sộ nhưng sự đóng góp của ông xứng đáng là một trong những tác gia lớn nhất trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Trong xu hướng văn học hiện thực phê phán, thời kỳ 1930 - 1945, Nam Cao là người đến muộn nhưng cây bút tìm tòi khám phá đầy sáng tạo này đã nhanh chóng được đưa lên vị trí số một của dòng văn học hiện thực ở chăng cuối những năm 1940 - 1945. Ông trở thành cây bút văn xuôi xuất sắc với những sáng tác rất mẫu mực chân thực thấm đượm tinh thần nhân đạo cao cả. Trước năm 1940, sáng tác của Nam Cao-mang phong vị lãng mạn trữ tình. Từ 1940 trở đi, ngòi bút Nam Cao đứng hẳn về trào lưu hiện thực thực sự đã vượt trội lên với những tác phẩm nổi tiếng như Chí Phèo, Lão Hạc, sống mòn Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Nam Cao tiếp tục sáng tác hoạt động kháng chiến. Một số tác phẩm tiêu biểu ở thời kỳ này là Đôi mắt, nhật ký Ở rừng Chuyện biên giới, Có thể nói Trăng sáng, Đời thừa Đôi mắt là những tuyên ngôn nghệ thuật, thể hiện những bước chuyển biến về tư tưởng nghệ thuật trên chặng đường sáng tác của ông. Qua tuyên ngôn nghệ thuật, chúng ta hiểu Nam Cao là một nhà văn chân chính, luôn thấy rõ trách nhiệm của người cầm bút đối với con người, đối với xã hội, đất nước dân tộc. Từ một nhà văn tiến bộ trở thành người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng của cách mạng, Nam Cao đã chiến đấu kiên định cho lý tưởng nghệ thuật cao cả của mình. Đóng góp lớn nhất của Nam Cao là việc cách tân, hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam. Truyện ngắn của ông là thành tựu xuất sắc về phương diện thể loại. Tiểu thuyết của ông đạt đến đỉnh cao về thể loại mà vẫn đậm đà chất tự truyện. Ngôn ngữ, phong cách sáng tác của Nam Cao cũng là những thành công độc đáo. Có rất nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình .văn học đánh giá về Nam Cao. Mỗi ý kiến nói về một khía cạnh khác nhau nhưng đều thừa nhận khẳng định vai trò quan trọng của Nam Cao trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Chúng tôi xin dẫn ra đây ý kiến của tác giả Trần Đăng Xuyên để thay lời kết luận về Nam Cao: BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 7 " Nam Cao (1917-1951) là một trong số những nhà văn lớn nhất của nền vãn học hiện đại Việt Nam. Sáng tác của ồng đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng. Thời gian càng lùi xa nhưng tác phẩm của ông lại càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc. Tư tưởng nhân đạo cao cả vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện độc đáo."0TP0F (1) Nếu Nam Cao là cây bút xuất sắc số một của văn xuôi hiện đại Việt Nam thì Lỗ Tấn là người thầy của nền văn học Cách mạng Trung Quốc Thời Ngũ Tứ. Tiểu thuyết truyện ngắn của ông khiến chúng ta phải ngạc nhiên thú vị bởi trong đó có những con người đời thường đa dạng, với những tâm sự, những mảnh đời mang dấu ấn sáng tạo độc đáo. Thế giới sáng tạo nghệ thuật của Lỗ Tấn trải rộng trên những thể tài: thơ, truyện ngắn, tạp văn, tiểu thuyết dịch thuật. Riêng truyện ngắn, ông xứng đáng bậc thầy, sánh ngang Sêkhop (Nga), Mopaxang (Pháp), Ohenri (Mĩ) Dich ken (Anh), cốt truyện, nhân vật, tư tưởng chủ đề đều có sức thu hút rất mạnh. Một số truyện ngắn của ông như Nhật kí người điên, AQ chính truyện đã trở thành kiệt tác, có ý nghĩa cuộc sống sâu sắc. Khi nghiên cứu tác phẩm Lỗ Tấn, nhà văn Phađêép (Liên Xô) nhận xét: "Lỗ Tấn là danh thủ truyện ngắn. Ông giỏi biểu hiện ngắn gọn, rõ ràng một tư tưởng trong một số hình tượng, một điển hình. trong một nhân vật cá biệt. Đọc vài truyện ngắn tiêu biểu của Lỗ Tấn, trước mắt người đọc hiện ra không phải chí là một vài mẫu đoạn nhỏ trong đời người, mà buộc chúng ta phải liên tưởng đến cả một giai đoạn lịch sử"0TP1F (1) P0T. Những truyện ngắn Lỗ Tấn sáng tác trước sau phong trào Ngũ Tứ tập hợp lại thành hai tập truyện ngắn Gào thét Bàng hoàng. Theo ông, những truyện ngắn này xuất phát từ mục đích "Vị nhân sinh" thể hiện sự sa đọa của xã hội thượng lưu nỗi bất hạnh của xã hội hạ đẳng. Hai mươi lăm thiên truyện ở đây thể hiện đầy đủ những đặc điểm lịch sử của thời kỳ từ đêm trước Cách mạng Tân Hợi đến trước cuộc nội chiến Cách mạng lần thứ II, từ phong trào Ngũ tứ nổi lên cách mạng dân chủ mới do giai cấp vô sản lãnh đạo. Đây là thời kỳ đau thương giữa hy vọng thất vọng. Những sáng tác của Lỗ Tấn đã vạch trần tội ác của chế độ phong kiến, phản. ánh bộ mặt xã hội chân thực, nhân dân lao động sống giữa hai tầng áp bức bóc lột về kinh tế nô dịch về tinh thần, đặc biệt số phận người trí thức đang quằn quai trong những mâu thuẫn xã hội gay gắt. Chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác của Lỗ Tấn cũng phát triển theo tiến trình nhận thức tư tưởng của nhà văn, từ tiến hóa luận đến giai cấp luận, từ hiện thực phê phán đến hiện thực cách mạng, Ông luôn đứng về phía nhân dân bị áp bức để quan sát, phân tích hiện tượng. Cho nên. tác phẩm của ông thể hiên những vấn đề lớn bức (1) Nam Cao tác giả tác phẩm - NXB Giáo Dục 1998 - Trang 155. (1) Giáo trình Lịch sử Văn học Trung Quốc Tập II - NXB Giáo dục Hà Nội - 1963, trang 176 BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 8 xúc của thời đại, thực hiện được ước mơ, khát vọng của quần chúng phù hợp với yêu cầu cách mạng. Từ lập trường tư tưởng tiến bộ đó, Lỗ Tấn đã trở thành người chiến sĩ kiên định là nhà văn hóa vô sản đứng ở tuyến đầu của cuộc chiến đấu cho sự thắng lợi của cách mạng văn hóa dưới lá cờ vẻ vang của Đảng. Từ 1930 trở đi, mỗi sáng tác của ông đều là những sản phẩm trực tiếp của cuộc đấu tranh cách mạng. Rôbe Diyanni, nhà nghiên cứu văn học Mỹ, đã đánh giá: "Lỗ Tấn đã đặt nền móng cho văn học Trung Quốc hiện đại ông được xem như là nhà văn lớn ở thế kỷ XX ở Cộng hòa nhân .dân Trung Hoa. Tác phẩm của ông có mang tính hiện thực tính châm biếm một cách tuyệt diệu ở giọng điệu phong cách" 0TP2F (1) 3. Nam Cao Lỗ Tấn là những tác giả có nhiều sáng tác giảng dạy trong nhà trường. Ở chế độ thực dân phong kiến, văn chương của Nam Cao chưa được đánh giá đúng mức. Phải đến hàng chục năm sau khi ông mất, nhất là từ khi có chuyên luận Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc của tác giả Hà Minh Đức (1961) Tuyển tập Nam Cao ra đời (1975) thì giá trị nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao mới được định vị vững chắc. Thử thách của thời gian càng làm cho văn chương của Nam Cao sáng đẹp. Ngày nay, Nam Cao được đánh giá xứng đáng hơn. ông là một trong chín tác giả được chọn giảng trong chương trình môn văn ở trường phổ thông đại học với tư cách một tác giạ lớn của văn học dân tộc. Hơn nửa thế kỷ nay, người Việt Nam đã hiểu về Lỗ Tấn với nhân vật AQ cũng như hiểu về Nam Cao với nhân vật Chí Phèo. Giới văn học, sinh viên, học sinh thì hiểu về Nam Cao Lỗ Tấn sâu sắc hơn. Mặc dù những biến động xã hội trên quê hương đất nước Lỗ Tấn diễn ra liên miên, nhưng ở Việt Nam, tên tuổi văn chương của ông vẫn được trân trọng. Việc nghiên cứu học tập Lỗ Tấn vẫn là một nội dung lôi cuốn các thế hệ thầy trò trong nhà trường chúng ta. Như vậy, Lỗ Tấn Nam Cao chẳng những là hiện tượng văn chương song hành ngoài biên giới quốc gia mà còn là những tác gia lớn tiêu biểu trong nền văn học hiện đại của Việt Nam Trung Quốc. Cả hai ông đều thể hiện rõ thiên tài nghệ thuật, để lại cho đời nhiều kiệt tác, được các thế hệ thầy trò trong nhà trường yêu thích, nghiên cứu học tập. Do đó, ở luận án này, chúng tôi chọn Nam Cao Lỗ Tấn để nghiên cứu. (1) Lỗ Tấn tác phẩm tư liệu - Lương Duy Thứ- NXB Giáo Dục - 1997, trang 333. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 9 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: Nam Cao Lỗ Tấn là những nhà văn lớn được người đọc rất hâm mộ. Sự vận động của đời sống vãn học hơn nửa thế kỷ qua ở đất nước ta đã khẳng định điều đó. Vì vậy, nghiên cứu Nam Cao Lỗ Tấn vẫn luôn là nhu cầu nóng hổi đặt ra trước mắt chúng ta. Mặc dù đã có không ít công, trình khoa học trong ngoài nước khám phá từ các hướng khác nhau, tìm ra ở đó nhiều giá trị sáng tạo nghệ thuật; nhưng thế giới văn chương của Nam Cao Lỗ Tấn vẫn còn nhiều vẻ đẹp chưa được nhận thức đúng mức. Theo Bích Thu, tác giả cuốn sách Nam Cao về tác gia tác phẩm cho biết, đã có 191 bài sách nghiên cứu về Nam Cao. ở đây có những nhà văn cùng thời với Nam Cao như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài Nguyên Hồng; lại có những học giả nổi tiếng như Hà Minh Đức, Phong Lê Nguyễn Đăng Mạnh Bằng nhiều cách tiếp cận, các tác giả đã không ngừng phát hiện ra những nét độc đáo ở tài hoa nghệ thuật của Nam Cao. Phong cách truyện ngắn, bút pháp tự sự, lối kể chuyện, nghệ thuật sáng tạo tâm lý, kết hợp tả thực với trữ tình, cái bi xen lẫn cái hài trong một thế giới ngôn ngữ đa thanh phức điệu rất hiện đại của Nam Cao là những vấn đề được kiến giải có cơ sở vững chắc, rất thuyết phục. Ở tầm cỡ Lỗ Tấn, càng không thiếu những công trình nghiên cứu trong ngoài nước. Dẫu xứ sở đất nước ông luôn có những biến động thăng trầm, tên tuổi ông có lúc ba đào sóng gió nhưng tài năng đích thực tư tưởng nghệ thuật sáng ngời của ông thì không ai có thể phủ nhận Tuy Lỗ Tấn đến với nhân dân ta hơi muộn, nhưng hơn nửa thế kỷ qua, tên tuổi ông vẫn luôn có trong lòng người Việt Nam, thủy chung trọn vẹn. Các thế hệ độc giả Việt Nam vẫn không ngừng học tập, nghiên cứu Lỗ Tấn. Người có công đầu đưa Lỗ Tấn đến với bạn đọc Việt Nam là nhà nghiên cứu phê bình văn học lớn Giáo sư Đặng Thai Mai. ông đã dịch giới thiệu Lỗ Tấn từ năm 1943. Những ý kiến nhận xét, đánh giá của ông về Lỗ Tấn, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. ''Danh từ phổ thông, bút pháp tả chân, ấy là hai cái đặc sắc của văn nghệ Lỗ Tấn". "Trong quan điểm của Lỗ, tiểu thuyết không phải lù một thứ sách tiêu khiển "nhàn thư" như các nhà học giả Trung Quốc vẫn ngộ nhận. Tiểu thuyết sẽ có sứ mệnh phô bày cho người trong nước biết những sự xấu xa của xã hội Trung Quốc, để buộc họ phải "tìm phương chạy chữa".0TP3F (1) Các nhà văn, các nhà nghiên cứu nổi tiếng ở n ta như Nguyễn Tuân, Trương Chính, Anh Đức, Phương Lựu, Lương Duy Thứ đều có công trình viết về Lỗ Tấn. ở nước ngoài (1) Giới thiệu AQ chính truyện - Đặng Thai Mai - NXB Thời đại - 1944. (Tuyển tập phê bình văn học Việt Nam, Tập V - NXB Vãn học, Hà Nội - 1997, trang 325) [...]... đại Lỗ Tấn 1.2.2 Tư tưởng sáng tác nghệ thuật của Lỗ Tấn 1.2.3 Truyện ngắn Lỗ Tấn CHƯƠNG 2: BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO LỖ TẤN 2.1 BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT LÀ GÌ? 2.2 VÀI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT XÂY DƯNG NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC 2.3 BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGĂN NAM CAO LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 13 BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN... đẹp của họ Luận án Thạc sĩ 34 BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO LỖ TẤN CHƯƠNG 2: BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO LỖ TẤN 2.1 Bút phát nghệ thuật là gì: Theo "Từ điển Tiếng Việt" của Viện ngôn ngữ học định nghĩa thì có hai cách hiểu: Cách hiểu cũ: Bút pháp là phong cách viết chữ Hán Cách hiểu mới: Bút pháp là cách dùng ngôn ngữ hoặc đường... ra bút pháp nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nam Cao Lỗ Tấn để góp phần thẩm định những yếu tố giống nhau trong hiện tượng văn chương "gặp gỡ" của hai tác giả là mục đích của luận án đề ra 2 Đối tượng nghiên cứu - Lý luận về bút pháp nghệ thuật nhân vật văn học trong tác phẩm - Truyện ngắn Nam Cao truyện ngắn Lỗ Tấn, đặc biệt là những truyện viết về người trí. .. SỰ GẶP GỠ KẾT LUẬN Luận án Thạc sĩ 14 BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO LỖ TẤN CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ NAM CAO LỖ TẤN 1.1 Nam Cao (1917- 1951) 1.1.1 Thời đại Nam Cao: Nam Cao ra đời (1917) 1 khi đất nước đã rơi vào tay thực dân Pháp Từ thuộc địa của F 6 P T 0 T 0 P Pháp, nước ta còn trở thành thuộc địa của Nhật -Pháp Xã hội Việt Nam lúc bấy giờ tăm tối ngột ngạt dưới... Phèo để lại trong nền văn học hiện đại rất nhiều truyện hay như: Dì Hảo, Mua nhà, Một đám cưới, Trẻ con không được ăn thịt chó Lão Hạc Cũng như Lỗ Tấn, đề tài Nam Cao tập trung phản ánh là người nông dân người trí thức Truyện ngắn Nam Cao thường nói về những sự việc, những số phận con người gần gũi Luận án Thạc sĩ 19 BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO LỖ TẤN trong. .. chẳng những cướp đi nhân tính con người mà còn bóp méo cả về hình hài, vóc dáng con người Luận án Thạc sĩ 22 BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO LỖ TẤN Vì vậy, bi kịch CUỘC đời của những nhân vật xấu xí trong truyện ngắn Nam Cao đều có ý nghĩa tố cáo xã hội sâu sắc Mặt khác, khi viết về loại nhân vật này ngòi bút hiện thực của Nam Cao vẫn tràn đầy lòng nhân đạo Ông luôn tìm... TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO LỖ TẤN 2.3.1 Nhân vật loại hình 2.3.2 Nhân vật tính cách 2.3.3 Nhân vật tư tưởng 2.4 ĐIỂM "GẬP GỠ" TRONG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT NAM CAO LỖ TẤN 2.4.1 Bút pháp tạo hình gắn liền với tích cách nhân vật 2.4.2 Khám phá sâu vào tâm lý tính cách nhân vật 2.4.3 Nhân vật "tôi" có nhiều vai trò nghệ thuật 2.4.4 Ngôn ngữ tự sự nhiều sáng tạo 2.5 NGUYÊN NHÂN SỰ GẶP GỠ KẾT LUẬN... Thạc sĩ 15 BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO LỖ TẤN Nam Cao ở thời kỳ này, từ thơ đến truyện ngắn kịch đều xoay quanh chủ đề tình yêu lãng mạn Giáo sư Hà Minh Đức đã có nhận xét "Trong những ngày sôi nổi của tuổi trẻ lớn lên, cũng như buổi đầu đến với văn học, Nam Cao làm một số thơ lãng mạn viết những truyện tinh thơ mộng Ở thời kỳ này, ngòi bút của Nam Cao đang... người trí thức - Những công trình nghiên cứu đi trước có liên quan đến đề tài 3 Giới hạn đề tài Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, đề tài xác định phạm vi vấn đề chỉ nằm trong bút pháp nghệ thuật truyện ngắn của Nam Cao Lỗ Tấn Nguyên tắc là đi từ cái chung đến cái Luận án Thạc sĩ 11 BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO LỖ TẤN riêng, từ xu hướng văn học thời đại nhìn vào tác... Diễm Phương viết về Nam Cao Các tác giả Lý Hà Lâm, Đường Thao, Trương Chính, Lương Duy Thứ viết về Lỗ Tấn Qua ba hướng nghiên cứu trên, chúng tôi đã có cơ sở lý luận nhận thức đầy đủ về Nam Cao Lỗ Tấn vừa khái quát vừa cụ thể Đó chính là điều kiện cần thiết để đề tài tìm ra những điểm "gặp gỡ" về bút pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nam Cao Lỗ Tấn 3 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: . NGĂN NAM CAO VÀ LỖ TẤN BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 14 2.3.1. Nhân vật loại hình 2.3.2. Nhân vật tính cách 2.3.3. Nhân vật tư. đề chỉ nằm trong bút pháp nghệ thuật truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn. Nguyên tắc là đi từ cái chung đến cái BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án. 2.5. NGUYÊN NHÂN SỰ GẶP GỠ KẾT LUẬN BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 15 CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ NAM CAO VÀ LỖ TẤN 1.1. Nam Cao (1917-

Ngày đăng: 10/06/2014, 12:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TRANG BÌA

  • MỤC LỤC

  • LỜI CẢM ƠN

  • DẪN NHẬP

    • 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

      • 1. Hiện tượng "gặp gỡ" ở Nam Cao và Lỗ Tấn

      • 2. Nam Cao và Lỗ Tấn là những tác giả tiêu biểu của hai nền văn học

      • 3. Nam Cao và Lỗ Tấn là những tác giả có nhiều sáng tác giảng dạy trong nhà trường.

      • 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:

        • 1. Cơ sở lý luận

        • 2. Cơ sở kiến thức khái quát

        • 3. Cơ sở kiến thức trực tiếp

        • 3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:

          • 1. Mục đích nghiên cứu

          • 2. Đối tượng nghiên cứu

          • 3. Giới hạn đề tài

          • 4. Cái mới của đề tài

          • 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

            • 1. Phương pháp so sánh loại hình

            • 2. Phương pháp lịch sử

            • 3. Các thủ pháp phối hợp

            • 5. CÂU TRÚC LUẬN ÁN:

            • CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ NAM CAO VÀ LỖ TẤN

              • 1.1. Nam Cao (1917- 1951)

                • 1.1.1. Thời đại Nam Cao:

                • 1.1.2.Tư tưởng sáng tác nghệ thuật của Nam Cao:

                • 1.1.3. Truyện ngắn của Nam Cao:

                  • 1.1.3.1. Đề tài người nông dân

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan