1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Con người bản năng trong báu vật của đời của mạc ngôn luận văn thạc sỹ ngữ văn

124 3,2K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 652,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THỊ HƯƠNG THỦY CON NGƯỜI BẢN NĂNG TRONG BÁU VẬT CỦA ĐỜI CỦA MẠC NGÔN Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 60. 22. 32 LUẬN VĂN THẠCNGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HẠNH VINH - 2011 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Mạc Ngôn là một hiện tượng của văn học Trung Quốc đương đại. Ông được xem là nhà văn có bút lực mạnh nhất Trung Quốc hiện nay. Mạc Ngôn sáng tác trên nhiều thể loại. Đến nay ông đã xuất bản hơn 200 tác phẩm, trong đó tiểu thuyết là thể loại gây tiếng vang lớn nhất. Cùng với Cao lương đỏ, Báu vật của đời đã góp phần làm nên vị trí của Mạc Ngôn trong văn học Trung Quốc những thập niên gần đây. Tìm hiểu tiểu thuyết Báu vật của đời không chỉ để hiểu tài năng Mạc Ngôncòn gợi mở nhiều vấn đề lý luận trong quá trình đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết đương đại Trung Quốc nói riêng, thế giới nói chung. 1.2. Là nhà văn từng nếm trải nhiều niềm vui, cay đắng trong cuộc đời, Mạc Ngôn ý thức được một cách sâu sắc sự trói buộc của những lý thuyết giáo điều, những quan niệm chật hẹp về con người. Bằng sức mạnh nghệ thuật ông luôn tìm cách thức tỉnh xã hội, trước hết là trong nhận thức, về sự cần thiết khẳng định sự tồn tại của những nhu cầu bản năng trong mỗi con người. Vấn đề bản năng trở thành một trong những vấn đề trung tâm trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, trong đó Báu vật của đời được xem là tiêu biểu. Nghiên cứu con người bản năng trong Báu vật của đời, vì vậy, là hướng đi có ý nghĩa để khám phá những đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người và những tìm tòi, thể nghiệm trong nghệ thuật tự sự của Mạc Ngôn. 1.3. Với một tác phẩm đặc sắc như Báu vật của đời có nhiều con đường tiếp cận, trong đó từ Mỹ học hiện sinh là hướng tiếp cận có ý nghĩa trên nhiều phương diện. Ý nghĩa của vấn đề không chỉ dừng lại ở chỗ để hiểu về một tác phẩm mà còn mở ra nhiều vấn đề lý luận về quá trình đổi mới của tiểu thuyết đương đại. 2. Lịch sử vấn đề Dựa trên nguồn tư liệu bao quát được và trong phạm vi quan tâm của đề tài, chúng tôi điểm lại một số vấn đề chủ yếu sau: 2.1. Một cái nhìn khái lược về giới thiệu, nghiên cứu Mạc Ngôn trên thế giới và ở Việt Nam Ngay sau khi Báu vật của đời được trao giải thưởng của Hội nhà văn Trung Quốc, Mạc Ngôn và tác phẩm của ông thu hút sự quan tâm của 2 giới nghiên cứu phê bình trong và ngoài nước. Xuất phát từ những góc nhìn khác nhau, các nhà nghiên cứu đã có những cách nhìn nhận riêng, thậm chí đối lập nhau, về nội dung và nghệ thuật của Báu vật của đời. Về cơ bản có hai loại quan điểm. Thứ nhất, đứng trên lập trường chính trị, xã hội, nhiều nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã phê phán mạnh mẽ Báu vật của đời ngay khi tác phẩm được xuất bản tại Trung Quốc (Tác gia xuất bản xã, 09/1995). Theo họ, tác phẩm đã vi phạm vào “vùng cấm” của văn học (Mạc Ngôn và những lời tự bạch, 2004). Người ta đã nói nhiều đến động cơ sáng tác, nguồn gốc ảnh hưởng trong tác phẩm của Mạc Ngôn. Thứ hai, từ góc nhìn nghệ thuật, nhiều nhà nghiên cứu đã vận dụng những lý thuyết về tiểu thuyết của M. Bakhtin, lý thuyết tự sự học của Genette, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latin để phân tích, lý giải tiểu thuyết Mạc Ngôn. Từ góc nhìn này, họ khẳng định “sự trở về và vượt lên” dân gian, dân tộc, vươn tới “đẳng cấp thế giới” của tiểu thuyết Mạc Ngôn, trong đó Báu vật của đời là một điểm sáng. Trong các bài viết của mình, họ đã chỉ ra những sáng tạo trong việc tạo ra thủ pháp “lạ hoá” độc đáo, sáng tạo những huyền thoại mới bên cạnh những huyền thoại cổ xưa (Trương Thành, Chu Ân, Ta- chi- gang). Có người lại tìm sự ảnh hưởng của văn học phương Tây và Mỹ Latin đối với Mạc Ngôn thông qua tiểu thuyết Báu vật của đời (Wolfgan Kunbim, Các Hồng Binh, Tống Hồng Lĩnh). Ở Việt Nam, Mạc Ngôn được biết đến nhiều khi Báu vật của đời được dịch giả Trần Đình Hiến dịch và xuất bản tháng 2 năm 2001. Cho đến nay, nhiều tác phẩm của Mạc Ngôn đã được dịch ra tiếng Việt như: Đàn hương hình, Báu vật của đời, Cây tỏi nổi giận, Cao lương đỏ. Trên báo chí, đặc biệt là các tờ báo điện tử xuất hiện nhiều bài phỏng vấn và bài viết liên quan tới nội dung của tác phẩm. Trên báo Văn nghệ số 5 tháng 12 năm 2003 có đăng bài viết Tiểu thuyết Mạc Ngôn với độc giả Việt Nam của Hồ Sĩ Hiệp. Bài viết tổng kết những bước đường sáng tạo tiểu thuyết của Mạc Ngôn từ những tiểu thuyết đầu tiên. Bên cạnh đó, một số bài nghiên cứu của các học giả nước ngoài cũng được dịch rộng rãi ở Việt Nam tiêu biểu phải kể đến bài đăng trên Trung Hoa độc thư báo tháng 1 năm 2004 có tựa đề là Chín nhà văn ấn tượng nhất năm 2000 do Trần Sơn dịch. Giáo sư Lê Huy Tiêu trong bài Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết của Mạc Ngôn in trong 3 cuốn Cảm nhận mới về văn hoá văn học Trung Quốc đã khái quát những đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn từ hình ảnh, cảm giác, giọng điệu, nghệ thuật tự sự, ngôn ngữ, bản sắc dân gian. Hoàng Thị Bích Hồng với bài nghiên cứu trên Tạp chí Sông Hương Nghệ thuật trần thuật và thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Gần đây Nguyễn Thị Tịnh Thy đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ với đề tài Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn. Trên cơ sở khảo sát, thống kê một cách hệ thống tiểu thuyết Mạc Ngôn, luận án đã đi vào ba phương diện cơ bản trong tổ chức tự sự của Mạc Ngôn trong tiểu thuyết: người kể chuyện và điểm nhìn tự sự; nghệ thuật tổ chức thời gian và kết cấu tự sự; nghệ thuật kiến tạo ngôn ngữ và giọng điệu tự sự. Từ đó, tác giả luận án đã chỉ ra những thành tựu và hạn chế của nghệ thuật tiểu thuyết cũng như vị trí tiên phong của Mạc Ngôn trong dòng tiểu thuyết đương đại Trung Quốc, đồng thời xác định phong cách “tự sự kiểu Mạc Ngôn”. Theo tác giả, đó là phong cách “có sự kết hợp giữa đặc trưng tự sự cực hạn và đặc trưng tự sự hậu hiện đại của văn học Trung Quốc”. 2.3. Những ý kiến đánh giá về tiểu thuyết Báu vật của đời Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn Trung Quốc, tiểu thuyết Báu vật của đời đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình và đông đảo công chúng bởi một lối viết mới lạ, và đặc biệt là ở một cái nhìn mới về con người của Mạc Ngôn. Đã có những ý kiến khác nhau về cuốn tiểu thuyết “gây sốc” này. Lý Mẫn, một độc giả ở Bắc Kinh - một nhà phê bình nghiệp dư luôn xuất hiện trên các diễn đàn văn học, đã không ngần ngại khẳng định rằng, con người Mạc Ngôn thực ra là một người phá cách bẩm sinh thích tự sự. Ông chỉ thích kể chuyện mà thôi, còn khí chất của người thuyết sách và thể chương hồi của thể loại sách bình Trung Quốc chẳng qua chỉ vì phù hợp nên ông đã áp dụng một chút . niềm hạnh phúc của Mạc Ngôn là ở chỗ, ông có thể thổ lộ dục vọng của mình chuyển vào thành câu chữ, thế là ông đã trở thành nhà văn, viết sách kiếm tiền. Nhuệ Vănngười quản trị mục “Mạc Ngôn” của Diễn đàn cnread.net lại cho rằng: “Tôi vẫn không thể thay đổi quan điểm của mình rằng Mạc Ngôn chỉ có thể viết hay nửa thiên truyện mà thôi, quan điểm này tôi rút ra được từ sau khi đọc tác phẩm Báu vật của đời. Là thành kiến cá nhân nhưng cũng phải có luận cứ để bảo vệ cho nó. Người ta vẫn cho rằng Mạc Ngôn giỏi viết truyện vừa và 4 nhỡ, ví dụ như: Hoan lạc, Củ cải đỏ trong suốt, Gia tộc Cao lương đỏ . vẫn đảm bảo được tính hoàn thiện . Nhưng theo tôi, Mạc Ngôn không giỏi viết về các đề tài thành thị, loại đề tài này rơi vào tay ông dễ bị khái niệm hóa. Nửa sau Báu vật của đời chính là như thế . Thêm vào đó, ngôn ngữ điên cuồng của Mạc Ngôn vẫn có tính nhấp nhô nhất định, một số chương đọc rồi, đọc lại thấy không có gì nặng nề. Lại có lúc Mạc Ngôn quá mê mải miêu tả tình tiết, cứ viết mãi viết mãi như thò dài cái chân ra mà bỏ qua mất cả phần thân quan trọng của nó” [2]. Ngược lại, Vương Trọng Tường - Nhà văn tỉnh Hồ Bắc, viết một số bài để ca ngợi Mạc Ngôn, trong đó có đoạn viết: “Đọc sách của Mạc Ngôn với tôi đúng là một việc rất thú vị, những cảm nhận khi đọc tác phẩm của Mạc Ngôn cũng có thể tìm thấy trong các tác phẩm của Giả Bình Ao” [2]. Mạc Ngôn cũng viết cuốn Tự bạch để giãi bày thêm về việc viết văn của mình. Tác phẩm tập hợp những bài viết, những diễn thuyết, những trả lời phỏng vấn của Mạc Ngôntrong và ngoài nước. Ở đó, ông đã nói tới động cơ sáng tác, nguồn gốc ảnh hưởng, quan điểm lập trường và phong cách cá nhân. Ở Việt Nam, nhà văn Mạc Ngôn được độc giả Việt Nam biết nhiều khi Báu vật của đời được dịch giả Trần Đình Hiến dịch và xuất bản tháng 2 năm 2001. Ngay sau khi tác phẩm được xuất bản, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình và bạn đọc đã có những ý kiến khác nhau về tác phẩm. Nhà văn Nguyễn Khắc Phê trong bài viết Tài “phù phép” của Mạc Ngôn, Báo Tiền Phong online, đã đào sâu vào thủ pháp lạ hoá của Mạc Ngôn bằng cái nhìn tổng quát toàn bộ những tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt, trong đó Báu vật của đời là một điểm nhấn. Ông viết: “Nói theo chữ của các nhà lý luận thì cách “phù phép” của Mạc Ngôn chính là thi pháp, là phép “lạ hóa”, “huyền thoại hóa” hiện thực của ông. (Như trong Báu vật của đời, là việc ông tả cảnh… sờ vú ở “Chợ Tuyết”, là chuyện bộ râu Tư Mã Khố cứng như thép làm mẻ hết dao thợ cắt tóc…). Nói cách khác, ông đã tạo ra một “thế giới nghệ thuật” nhãn hiệu Mạc Ngôn khiến hiện thực ông miêu tả không chỉ có sức hấp dẫn mà gợi mở những ý tưởng sâu xa hơn” [54]. Cũng cách nhìn ấy, Phạm Xuân Nguyên trong bài Sự sinh, sự chết, sự sống đăng trên trang tanviet.net ngày 04/08/2005, viết: “Tác phẩm trên của Mạc Ngôn, xét về nghệ thuật viết tiểu thuyết, không hẳn là xuất sắc. Trong chừng mực nào đó, nó vẫn thuộc truyền thống của lối kể chuyện mang tính cổ truyền của 5 Trung Quốc. Người đọc có cảm tưởng, ở phần cuối, tác giả có vẻ lan man, khi tản mạn về vùng đất Cao Mật bước vào thời kỳ mở cửa. Có vẻ như tác giả hơi tham nữa. Nhưng tôi thích ở đây, là cái nhìn nghệ thuật - lịch sử tỉnh táo và sắc sảo của nhà văn. Ông không nương nhẹ, không xuê xoa quá khứ. Mạch văn của ông cũng gây ấn tượng đối với tôi ở chỗ, nó cho thấy được dòng chảy của cuộc đời như vốn dĩ thể, không đứt đoạn, không tách bạch, dù các sự kiện rất khác nhau xoay vần cuộc đời nhân vật theo các nẻo số phận khác nhau. Tính liên tục lịch sử – đây là điều theo tôi, ở dạng truyện như thế này, các nhà văn ta thường bị gãy. Ví như ở hai thời điểm hai đội quân của Tư Mã Khố và của Lỗ Lập Nhân thế nhau về lại Cao Mật, nhà văn ta trong trường hợp này dễ phết lên bức tranh hiện thực hai màu tương phản theo chủ quan, còn Mạc Ngôn vững tay để chỉ có một màu phủ lên cuộc đời của mẹ con Lỗ Thị, như khách quan nó phải như thế” [47]. Có người lại dựa vào Báu vật của đời để tìm ra sự sáng tạo của Mạc Ngôn trong việc đưa hơi thở hiện đại vào đề tài lịch sử như Vương Trí Nhàn: ngay cả khi khai thác đề tài lịch sử, các tiểu thuyết Đàn hương hình, Báu vật của đời (Mạc Ngôn) cũng thấm đẫm hơi thở hiện đại. Thiên Long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Ỷ thiên đồ long ký, Lộc đỉnh ký . (Kim Dung) cũng không đơn thuần chỉ là giải trí. Ông nói: “Các tiểu thuyết kiếm hiệp này chứa đựng rất nhiều tư tưởng hiện đại về tự do, công bằng, bác ái. Vấn đề ở đây là những văn sĩ hạng hai cũng biết cách nâng tầm giá trị của thứ văn học loại ba, khiến chúng trở thành tiếng nói chung của nhân loại”. Bởi thế, Kim Dung, Quỳnh Dao . hợp với độc giả thị dân. Còn Mạc Ngôn, Giả Bình Ao, Cao Hành Kiện dễ đi vào tầng lớp trí thức” [24]. Trên laodong.com đã đăng dẫn một vài cảm nhận của 3 nhà văn và nghiên cứu phê bình về tác phẩm Báu vật của đời: Nhà phê bình trẻ Nguyễn Thanh Sơn đưa ra cảm nhận: “Sáng tác của Mạc Ngôn có một điểm chung với những bộ phim của Trương Nghệ Mưu là những tác phẩm 100% Trung Hoa và 100% hiện đại, bởi sự hoà hợp mà nó đã tạo ra giữa nhân vật tiểu thuyết truyền thống với bút pháp tiểu thuyết hiện đại. Có thể nói đây là bộ Sông Đông êm đềm của Trung Hoa”. Còn nhà văn Võ Thị Hảo cũng đánh giá : “Vượt hẳn lên trên bầu trời văn học Trung Quốc, cuốn tiểu thuyết này mang đến một phong vị đặc biệt, được tạo nên bởi một trí tưởng tượng lúc được phóng tay thả lồng lên như ngựa hoang, lúc chậm rãi la đà như kẻ 6 mộng du. Một thi pháp hiện đại, vượt khỏi những lối mòn, và ngay cả trong việc bày tỏ những nỗi đau do cuộc “cách mạng văn hoá” đem lại, Mạc Ngôn cũng đã vượt xa nhiều nhà văn xuất sắc viết trước ông. Những nhà văn viết được những lời như vậy, có nỗi đau và khát vọng lớn như vậy, sẽ được người đọc tôn thờ”. Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn: “Trong khi hoặc chủ động hoặc bị động tham gia vào các biến động xã hội, mỗi nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này đều hiện ra với nhu cầu muôn thuở mà đời sống đã đặt vào họ. Những mối quan hệ sinh lý - cái ham muốn thường trực ấy, dưới ngòi bút miêu tả của tác giả được coi là nguồn động lực chi phối mọi hoạt động và làm nên vẻ cao đẹp của họ” [35]. Ngoài ra, trong những năm gần đây đã có một số khoá luận, luận văn thạc sĩ chọn tiểu thuyết Mạc Ngôn làm đối tượng nghiên cứu. Trong khoá luận tốt nghiệp đại học, Lê Vũ Phương Thuỷ đã bàn về Huyền thoại hoá trong tiểu thuyết Báu vật của đời. Khoá luận bước đầu đã tiếp cận tác phẩm thông qua những biểu tượng mang tính huyền thoại và xem đó là những biến thể mang tính phúng dụ trong tư duy cổ đại. Nguyễn Thị Khánh Linh với luận văn Yếu tố kì ảo trong Báu vật của đời bước đầu đã khảo sát, phân tích lý giải yếu tố kì ảo trong tổ chức nhân vật và hệ thống sự kiện trong tác phẩm. Một trong những vấn đề được nhiều người đề cập đến trong Báu vật của đờivấn đề con người bản năng, một vấn đề từng được xem là nhạy cảm trong đời sống văn học nhiều thập niên trước đó. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, Báu vật của đời của Mạc Ngôn là một tác phẩm tốt có giá trị và nội dung nghệ thuật, khái quát chân thực và sinh động một giai đoạn lịch sử xã hội khá dài của Trung Quốc từ hiện đại đến đương đại thông qua các thế hệ trong gia đình của Thượng Quan. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng Báu vật của đời mang tính “khiêu dâm”, mà trước hết là ở tiêu đề của tác phẩm. Nguyên tiêu đề của tác phẩm là Phong nhũ phì đồn, dịch ra tiếng Việt là Mông to vú nẩy. Tiêu đề tác phẩm quá “lộ liễu”, gây cho độc giả hiểu lầm đây là tác phẩm “nhạy cảm”, miêu tả tính dục, khoái cảm xác thịt. Tuy nhiên, trên thực tế, những yếu tố gọi là “khiêu dâm” trong tác phẩm chỉ là một vài trang (trên gần 860 trang sách) tả sự thèm khát và dâm hoang quá mức của mụ Kim. Trong bài Đọc một số tác phẩm văn học đương đại Trung Quốc dịch ra Tiếng Việt, trên báo Văn nghệ số 51, ngày 19/12/2004, tác giả Hồ Sĩ Hiệp viết: “Mặc dù có những đoạn miêu tả sắc dục nhưng với 7 hơn 80 vạn chữ Báu vật của đời của Mạc Ngôn - như tác giả thừa nhận là “viên đá nặng nhất trong lâu đài văn học” của bản thân. Tác phẩm đã “thể hiện đầy đủ cách nhìn của tác giả "đối với các vấn đề xưa như lịch sử, quê hương, cuộc sống”. Dịch giả Trần Đình Hiến, người tự xem là “đồng điệu”và bị Mạc Ngôn hớp hồn khi bàn về tác phẩm, cho rằng, “dịch Báu vật của đời, tôi rất hứng thú bởi thấy Mạc Ngôn đã nói hộ những gì mình không thể viết. Ông ấy nói quá đúng những gì mình trăn trở, mình suy nghĩ. Tôi đồng điệu với Mạc Ngôn từ đấy, thấy mình “dịch được” Mạc Ngôn từ đấy”. “Tôi đồng tình với quan điểm của nhà văn, nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc Lưu Thái Cục, rằng “tác phẩm của Mạc Ngôn thấm đẫm mùi máu và cuộc sống trần trụi ở đại lục. Ông không phải là nhà văn - công nhân, càng không phải tài tử nho nhã hay học giả uyên bác. Thế nhưng hơn ai hết, Mạc Ngôn ý thức được lịch sử Trung Hoa với tầng lớp giáo điều ức chế. Vì vậy, chỉ có sự thức tỉnh của tính dục, sự bùng nổ của bản năng gốc và sự bùng cháy trở lại của tửu thần vốn chứa đầy sức mạnh tự nhiên phương Đông mới giải thoát khỏi những giáo điều ấy” [25]. Bàn về bút pháp của Mạc Ngôn trong Báu vật của đời ông viết: “Còn về bút pháp, theo tôi, tiểu thuyết Mạc Ngôn là một dạng lạ. Cái lạ thứ nhất ở chỗ nhà văn chép lại toàn bộ cuộc sống của vùng Cao Mật với những chi tiết vừa cụ thể vừa khái quát. Thứ hai, nhà văn khai thác tối đa các chất liệu dân gian truyền thống. Ở góc độ này, Mạc Ngôn bị ảnh hưởng bởi lối sáng tác dân gian Trung Hoa chứ không phải là Marquez hay Faulkner” [25]. Nhà phê bình Vương Trí Nhàn trong bài viết Sự hấp dẫn bắt nguồn từ bản năng gốc (nhân đọc Báu vật của đời) cho rằng: “Những mối quan hệ sinh lý là một phần không thể thiếu của đời sống; trong khi làm mọi việc lớn lao người ta không ai có thể quên nổi cái bản năng gốc, hơn thế nữa, theo cách miêu tả của tác giả thì chính cái ham muốn thường trực ấy là nguồn động lực chi phối họ hoạt động và làm nên vẻ cao đẹp của họ. Không phải ngụy biện mà thực ra một nhân vật trong truyện đã nói một cách chính xác rằng làm tình là một hành vi cực kỳ nghiêm chỉnh. Bởi vậy, mặc dù những cuộc ăn nằm chung chạ và hình ảnh những bộ phận nhạy cảm trong cơ thể phụ nữ được miêu tả dày đặc trong hơn 800 trang sách, song chúng không gợi cảm giác bẩn thỉu hay kinh tởm mà lại có thể làm nảy sinh trong lòng người đọc ý nghĩ về sự huyền diệu của đời sống. Lại nhớ những lời ca ngợi của 8 W. Durant trong cuốn Lịch sử văn minh Trung Quốc do Nguyễn Hiến Lê dịch, theo đó, dân tộc Trung Hoa vốn mạnh mẽ về thể chất và tinh thần tới mức có thể nói “không có dân tộc nào lực lưỡng hơn và thông minh hơn” họ “chống được bệnh tật mạnh hơn, lấy lại sức lực mau hơn sau một tai hoạ hoặc những đau khổ” , “chết rồi lại hồi sinh “. Báu vật của đời cũng như nhiều cuốn tiểu thuyết khác như Phế đô góp phần khẳng định thêm những điều mà mà Durant đã nhận xét. Chắc chắn một dân tộc như thế sau những tai hoạ lớn thì sức bật dậy cũng không sao dự tính nổi” [46]. Điểm lại một số ý kiến trên đây, có thể thấy, cho đến nay tiểu thuyết Mạc Ngôn nói chung, Báu vật của đời nói riêng đã không còn xa lạ với bạn đọc Việt Nam, song thành tựu nghiên cứu về nó chưa có nhiều. Hầu hết các ý kiến mới chỉ dừng lại ở những cảm nhận bước đầu. Vấn đề con người bản năng đã được nhận diện, song chưa có một công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu, khảo sát một cách hệ thống. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Như tên đề tài đã xác định, mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu sự nhận thức và thể hiện con người bản năng của Mạc Ngôn trong tiểu thuyết Báu vật của đời. 3.2. Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ: Thứ nhất, xác định được vị trí của tiểu thuyết Báu vật của đời trên hành trình sáng tạo của Mạc Ngôn Thứ hai, chỉ ra được những biểu hiện của con người bản năng trong tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn. Thứ ba, chỉ ra được nghệ thuật thể hiện con người bản năng trong Báu vật của đời. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề bản năng của con người trong tiểu thuyết Báu vật của đời. 4.2. Là một phương diện của bản ngã con người vấn đề bản năng con người được nhìn nhận trên nhiều phương diện. Ở đây chúng tôi giới hạn khảo sát hai vấn đề: Thứ nhất, vấn đề bản năng gắn liền với hành trình tìm kiếm bản ngã con người trong đời sống hiện đại. 9 Thứ hai, sự nhận thức, thể hiện con người bản năng của Mạc Ngôn trong Báu vật của đời. 4.3. Về tư liệu khảo sát, chúng tôi chọn bản dịch tiểu thuyết Báu vật của đời do dịch giả Trần Đình Hiến dịch, Nhà xuất bản Văn học, xuất bản năm 2005. Ngoài ra chúng tôi khảo sát thêm một số tác phẩm khác của Mạc Ngôn đã được dịch ra Tiếng Việt để có cái nhìn đầy đủ hơn. 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết nhiệm vụ khoa học của đề tài, chúng tôi chọn lựa một số phương pháp như thống kê, phân loại; phân tích, tổng hợp; so sánh, đối chiếu; cấu trúc, hệ thống. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài mở đầu, kết luận luận văn được chia làm ba chương: Chương 1: Báu vật của đời trên hành trình sáng tạo của Mạc Ngôn Chương 2: Con người bản năng trong Báu vật của đời và hành trình tìm kiếm bản ngã con người trong thời hiện đại Chương 3: Nghệ thuật thể hiện con người bản năng của Mạc Ngôn trong Báu vật của đời Và cuối cùng là thư mục tài liệu tham khảo. 10 . THỊ HƯƠNG THỦY CON NGƯỜI BẢN NĂNG TRONG BÁU VẬT CỦA ĐỜI CỦA MẠC NGÔN Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 60. 22. 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng. cứu của đề tài là vấn đề bản năng của con người trong tiểu thuyết Báu vật của đời. 4.2. Là một phương diện của bản ngã con người vấn đề bản năng con người

Ngày đăng: 18/12/2013, 19:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoài Anh (08/09/2009), “Melville Fradman: Dẫn luận “ Dòng ý thức”(1)”, http://www.trieuxuan.info Sách, tạp chí
Tiêu đề: Melville Fradman: Dẫn luận “ Dòng ý thức”(1)”
2. Linh Anh ( dịch và tổng hợp) (20/09/2007), “Mạc Ngôn: Học trò tập tọe hay nhà văn số một ?”, http://giadinh.net.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạc Ngôn: Học trò tập tọe hay nhà văn số một ?”
3. Arnaudop. M (1978), Tâm lí học sáng tạo Văn học, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học sáng tạo Văn học
Tác giả: Arnaudop. M
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1978
4. Nhuệ Anh (14/04/2006), “Mạc Ngôn: Cá tính làm nên số phận”, http://evan.vnexpress.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạc Ngôn: Cá tính làm nên số phận”
5. Tuấn Anh (10/2008), “Mỹ học tính dục và cuộc phiêu lưu giải phóng thiên tính nữ trong Văn học Nghệ thuật”, Tạp chí Sông Hương, (số 236) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ học tính dục và cuộc phiêu lưu giải phóng thiên tính nữ trong Văn học Nghệ thuật”, Tạp chí "Sông Hương
6. Lại Nguyên Ân (1998), 150 thuật ngữ Văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ Văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1998
7. Gia Bách (30/12/2009), “Mạc Ngôn gửi gắm tác phẩm mới tới Việt Nam”, http://www.anninhthudo.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạc Ngôn gửi gắm tác phẩm mới tới Việt Nam”
8. Bakhtin. M (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Bộ Văn hoá và Thông tin thể thao, Trường viết văn Nguyễn Du Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: Bakhtin. M
Năm: 1992
9. Lê Nguyên Cẩn (2003), Cái kì ảo trong tác phẩm Banlzac, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái kì ảo trong tác phẩm Banlzac
Tác giả: Lê Nguyên Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại học Sư Phạm
Năm: 2003
10. Nguyễn Lệ Chi (12/09/2006), “Mạc Ngôn: Tôi luôn sống trong ác mộng” , http://tuoitre.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạc Ngôn: Tôi luôn sống trong ác mộng”
11. Nguyễn Lệ Chi (13/01/2010), “Nhà văn Mạc Ngôn: Đổi đời nhờ dịch giả”, http://thethaovanhoa.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Mạc Ngôn: Đổi đời nhờ dịch giả”
12. Nguyễn Lệ Chi (15/07/2011), “Mạc Ngôn viết văn như những người lao động phổ thông”, http ://lethieunhon.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạc Ngôn viết văn như những người lao động phổ thông”
13. Freud. S (2002), Phân tâm học nhập môn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tâm học nhập môn
Tác giả: Freud. S
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2002
14. Fromm. E (2003), “Phân tâm học tình yêu”, Tạp chí Văn học nước ngoài, (số 4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tâm học tình yêu”, Tạp chí "Văn học nước ngoài
Tác giả: Fromm. E
Năm: 2003
15. Tuyết Giang (22/01/2007), “Nhà văn Mạc Ngôn: Viết tiểu thuyết chính là ăn tết”, http://vtc.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Mạc Ngôn: Viết tiểu thuyết chính là ăn tết”
16. Trần Thanh Hà (23/04/2008), “Dịch giả Trần Đình Hiến : Vì sao tôi chọn dịch Mạc Ngôn ?” , http://vnca.cand.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch giả Trần Đình Hiến : Vì sao tôi chọn dịch Mạc Ngôn ?”
17. Trần Thanh Hà (2008), Học thuyết S.Freud và sự thể hiện của nó trong Văn học Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học thuyết S.Freud và sự thể hiện của nó trong Văn học Việt
Tác giả: Trần Thanh Hà
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
18. Lê Bá Hán Trần Đình Sử Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ Văn học
Tác giả: Lê Bá Hán Trần Đình Sử Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
19. Trần Đình Hiến (27/09/2007), “Đàn hương hình: cơn “nghén” âm thanh của Mạc Ngôn”, http:giadinh.net.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đàn hương hình: cơn “nghén” âm thanh của Mạc Ngôn”
20. Hồ Sĩ Hiệp (2001), “Văn học Trung Quốc năm 2000”, Tạp chí Văn học, (Số 2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Trung Quốc năm 2000”, Tạp chí "Văn học
Tác giả: Hồ Sĩ Hiệp
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w