1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của thuyết âm dương ngũ hành đối với đời sống văn hóa tâm linh người việt nam hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học

55 11,3K 76

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 554 KB

Nội dung

TRNG I HC VINH KHOA GIO DC CHNH TR ---------- NGễ TH HIN ảNH HƯởNG CủA THUYếT ÂM DƯƠNG NGũ HàNH ĐốI VớI ĐờI SốNG VĂN HóA TÂM LINH NGƯờI VIệT NAM HIệN NAY KHểA LUN TT NGHIP I HC NGNH S PHM GIO DC CHNH TR VINH - 2011 2 TRNG I HC VINH KHOA GIO DC CHNH TR ---------- NGễ TH HIN ảNH HƯởNG CủA THUYếT ÂM DƯƠNG NGũ HàNH ĐốI VớI ĐờI SốNG VĂN HóA TÂM LINH NGƯờI VIệT NAM HIệN NAY KHểA LUN TT NGHIP I HC NGNH S PHM GIO DC CHNH TR CN B HNG DN KHểA LUN Ging viờn: NGUYN TRUNG NGC VINH - 2011 3 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của hội đồng khoa học, các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Triết học Mác – Lê nin, sự động viên của gia đình, bạn bè và những người thân. Đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình, sâu sắc của thầy giáo: Nguyễn Trung Ngọc - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi làm khóa luận này. Tất cả tình cảm đó là nguồn động lực tinh thần vô cùng lớn lao để cổ vũ và tiếp thêm sức mạnh cho tôi. Nhờ đó tôi hoàn thành tốt khóa luận này.Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự giúp đỡ quý báu này. Trong một thời gian ngắn, do trình độ của bản thân còn hạn chế, nên chắc chắn khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn. Kính chúc thầy cô và các bạn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vinh, tháng 05 năm 2011 Sinh viên thực hiện Ngô Thị Hiền MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Vấn đề cơ bản của mọi triết học đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”(Ăngghen). Chừng nào con người còn tư duy thì chừng đó còn mối quan hệ giữa đời sống tinh thần con người với hiện thực khách quan vẫn còn là mối quan tâm đầu tiên. Trong quá trình hình thành và phát triển để đi tới tri thức triết học, tuy khác nhau về hoàn cảnh địa lý, lịch sử, khác nhau về tính chất cũng như phương thức hoạt động song cả triết học Phương Đông và triết học Phương Tây đều hướng tới một mục đích, đều có mẫu số chung đó là giải quyết vấn đề cơ bản của triết học: Tư duy - Tồn tại. Xét đến cùng, mọi triết học đều nhằm trả lời những câu hỏi của thực tiễn đặt ra. Học thuyết Âm dương - Ngũ hành cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Được xem là một trong những phương pháp cổ điển nhất để con người nhận thức sự vật và hiện tượng mang tính chất biện chứng, lý luận về Âm dương - Ngũ hành đánh dấu bước tiến quan trọng trong tư duy khoa học đầu tiên nhằm thoát khỏi sự khống chế về tư tưởng do các khái niệm thần linh thượng đế mang lại. Ra đời từ thế kỷ thứ hai đến thế kỷ thứ nhất trước công nguyên - Thời kỳ còn sơ khai, mông muội của loài người, qua quá trình tồn tại, phát triển hàng nghìn năm, với tính chất biện chứng của nó, phương pháp tư duy khoa học trong thuyết Âm dương - Ngũ hành đã đặt một dấu mốc quan trọng. Chính vì vậy, nó đã có ảnh hưởng rộng rãi không chỉ ở đất nước Trung Hoa mà còn tới các nước trên thế giới và khu vực trong đó có Việt Nam. Văn hoá Việt Nam đã tiếp nhận học thuyết Âm dương - Ngũ hành khá đầy đủ và toàn diện, cả phương diện vật chất đến phương diện tinh thần. Trong đời sống văn hoá tinh thần, trên cơ sở “Tiếp thu có chọn lọc” Việt Nam 5 đã kế thừa, tiếp thu học thuyết, thấm vào thực tiễn đời sống văn hoá tâm linh khá rõ nét. Chúng ta đang sống trong một nền kinh tế tri thức, sự phát triển của một quốc gia được đánh giá bằng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên sức mạnh tiềm tàng to lớn của dân tộc không thể thiếu đó là giá trị văn hoá tinh thần - đời sống tâm linh người Việt. Đây được xem là thang giá trị tinh thần cao, dòng chảy xuyên suốt trong tiềm thức của con người. Việc giữ gìn và phát huy giá trị, vai trò cũng như ngăn chặn những vấn đề còn tồn tại đang được đặt ra đối với mỗi ngành, mỗi cấp và toàn thể nhân dân. Một thực tế đã và đang diễn ra trong giai đoạn hiện nay là trong quá trình đất nước mở cửa - đổi mới - thời cơ - thách thức đan xen lẫn nhau, con người đang sống giữa những ranh giới: Thiện - ác, vật chất - tinh thần, cao thượng - thấp hèn, xấu - đẹp, . Các chuẩn mực đạo đức phù hợp với bản chất nhân văn của con người dễ bị coi là không thực tế, hư ảo. Thay vào đó, lối sống mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội rất có thể sẽ gia tăng, con người trôi vào dòng chảy của lối sống thực dụng, đua chen . Trong thời kỳ đầy bối rối, nhiều vấn đề đan xen, có bao nhiêu vấn đề cần giải quyết. Tại sao lại nghiên cứu học thuyết Âm dương - Ngũ hành ảnh hưởng đến văn hoá tâm linh - một vấn đề nhạy cảm và đôi khi còn ít được quan tâm.Thực tế cho thấy: “Nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hoá thì nhất định xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn văn hoá và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu”.(Tuyên bố của tổ chức giáo dục, khoa họcvăn hóa Liên hợp quốc UNESCO, năm 1998). Chính vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm lại những giá trị đích thực học thuyết Âm dương - Ngũ hành, đồng thời thấy được ảnh hưởng của học thuyết tới đời sống văn hoá tâm linh người Việt trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Từ đó góp phần xác định một hướng đi phát 6 huy mặt tốt, hạn chế những tư tưởng lỗi thời, mê tín làm thui chột đời sống tinh thần của con người Việt Nam trên đường đổi mới. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan nội dung đề tài này đã có một số công trình nghiên cứu nhỏ và vừa ở trong nước: Giáo trình triết học Mác – Lê Nin (Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia); Cơ sở văn hoá Việt Nam (Trần Quốc Vượng - Chủ biên); Triết học và tôn giáo phương Đông của Diane morgan, nhà xuất bản tôn giáo .; Những bài luận văn, bài viết, những ý kiến trao đổi xoay quanh vấn đề tâm linh tôn giáo của các tác giả: “Giá trị văn hoá và những khía cạnh tích cực trong đời sống văn hoá tâm linh” – ( Tiến sĩ Nguyễn Thái Sơn, Trưởng bộ môn triết học trường Đại học Vinh); “Vai trò tôn giáo trong đời sống xã hội” – (Tiến sĩ Đặng Thị Lan - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn); “Triết học, đạo đức và tôn giáo Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu” – (Vũ Khiêu, Giáo sư triết học); “Quan điểm của Nguyễn An Ninh về vấn đề tôn giáo” . Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào đi sâu tìm hiểu ảnh hưởng thuyết Âm dương - Ngũ hành tới đời sống văn hoá tâm linh người Việt. Do đó trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi đã gặp những khó khăn nhất định về tài liệu tham khảo, phương pháp tiếp cận . Làm thế nào để đưa ra cách nhìn biện chứng lô gíc, khoa học từ lý thuyết Âm dương - Ngũ hành đến ảnh hưởng của nó trong đời sống, trong thực tiễn là một vấn đề không dễ. Biết rằng chắc chắn còn nhiều hạn chế, thiếu sót nhưng chúng tôi mạnh dạn trình bày những suy nghĩ của mình với mong muốn được khám phá, tìm tòi cái mới qua đề tài nghiên cứu này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm phân tích đánh giá ảnh hưởng của học thuyết Âm dương - Ngũ hành đến đời sống con người, đặc biệt ảnh hưởng tới đời sống văn hoá 7 tâm linh người Việt để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy yếu tố tích cực và đẩy lùi những tồn tại trong đời sống văn hoá tâm linh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất: Làm rõ nội dung cơ bản của học thuyết Âm dương - Ngũ hành. Thứ hai: Chỉ ra những giá trị của học thuyết đối với cuộc sống con người cả về lý luận lẫn thực tiễn. Thứ ba: Nghiên cứu ảnh hưởng học thuyết Âm dương - Ngũ hành đến đời sống văn hoá tâm linh người Việt ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Thứ tư: Đề ra giải pháp để phát huy vai trò tích cực và khắc phục hạn chế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi tiến hành tìm hiểu ảnh hưởng học thuyết Âm dương - Ngũ hành tới đời sống văn hóa tâm linh trong lịch sử. Đặc biệt, tiến hành khảo sát một số địa bàn trong phạm vi tỉnh Nghệ an. Để thấy được ảnh hưởng học thuyết Âm dương - Ngũ hành trong thực tiễn đời sống hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ nội dung, mục đích của đề tài chúng tôi đã sủ dụng tổng hợp nhiều phương pháp. Phương pháp phân tích và tổng hợp. Thông qua quá trình phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài tiến hành tổng hợp những vấn đề cơ bản, những nội dung chính, cốt lõi làm rõ giá trị lí luận và thực tiễn của học thuyết Âm dương- Ngũ hành. Phương pháp thống kê và điều tra xã hội học. Lí luận phải gắn với thực tiễn. Để làm rõ nội dung, vấn đề cần nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành điều tra xã hội học với cách thức tiến hành là: Phát phiếu điều tra(Kèm theo ở phần phụ lục) để chủ thể - người được phát phiếu 8 điền đáp án dưới hình thức trắc nghiệm. Sau khi điều tra chúng tôi thu lại số phiếu phát ra và tổng hợp lại kết quả dưới dạng số liệu cụ thể. Phương pháp lịch sử và lô gic. Nội dung học thuyết Âm dương - Ngũ hành có phạm vi rộng lớn từ quá khứ, hiện tại đến tương lai. Vì vậy, đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu chúng tôi phải sử dụng phương pháp lịch sử về thời gian, quá trình ra đời, phát triển của học thuyết. Như vậy không có nghĩa là tìm hiểu cách tràn lan, vô mục đích. Để liên kết các sự kiện cũng như nội dung đề tài giữa học thuyết Âm dương - Ngũ hành ảnh hưởng tới đời sống văn hóa tâm linh người Việt chúng tôi đã sử dụng phương pháp lôgic. Tuy nhiên, các phương pháp được sử dụng trong đề tài không phải tách biệt nhau mà giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau. 6. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài Đề tài chỉ ra ảnh hưởng của học thuyết Âm dương - Ngũ hành tới đời sống văn hoá tâm linh người Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó đề ra giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế tiêu cực, từ đó xây dựng nền đạo đức và lối sống văn hoá mới. 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài gồm hai chương với kết cấu cụ thể: Chương 1. Nội dung cơ bản của thuyết Âm dương - Ngũ hành. Chương 2. Tác động thuyết Âm dương - Ngũ hành tới đời sống văn hoá tâm linh người Việt. 9 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NỘI DUNG CƠ BẢN THUYẾT ÂM DƯƠNGNGŨ HÀNH. 1.1. Nguồn gốc ra đời thuyết Âm dươngNgũ hành Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh ở phương Đông thời kỳ Cổ - Trung đại. Cùng với những phát minh có tính chất vạch đường lối trên các lĩnh vực khoa học tự nhiên, y học, thiên văn học, . Nơi đây còn là quê hương của nhiều hệ thống triết học lớn – Đó là hạt nhân, nền tảng văn hoá Trung Quốc. Trong lịch sử triết học Trung Quốc có nhiều triết học gia và học thuyết nổi tiếng. Đặc biệt vào thời kỳ Xuân thu - Chiến quốc - thời kỳ chuyển biến chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến. Sự biến chuyển của xã hội đã đặt ra và làm xuất hiện những tụ điểm, những trung tâm của các “kẻ sĩ” luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra những hình mẫu của một xã hội trong tương lai. Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ “Bách gia chủ tử” (Trăm nhà trăm thầy), “Bách gia tranh minh” (Trăm nhà đua tiếng). Chính trong quá trình ấy đã sản sinh các nhà tư tưởng lớn và hình thành nên các trường phái triết học lớn. Đặc điểm của các trường phái này là luôn lấy con người làm trung tâm của sự nghiên cứu, có xu hướng chung là giải quyết vấn đề chính trị - đạo đức của xã hội như các trường phái: Nho giáo, Mạc gia, Đạo gia, Danh gia, Pháp gia . Thuyết Âm dương - Ngũ hành cũng ở trong xu thế ấy. Mặc dầu về tính chất học thuyết bàn về quy luật biến hoá của vũ trụ nhưng đều hướng tới con người và lấy con người làm trung tâm. Thuyết Âm dương - Ngũ hành ra đời rất sớm từ thế kỷ thứ hai đến thế kỷ thứ nhất trước công nguyên. Sự ra đời của học thuyết đã đánh dấu bước tiến bộ trong tư duy khoa học đầu tiên của con người xưa đối với sự sản sinh biến hoá của vũ trụ. Từ khi học thuyết ra đời trong tư duy của người Trung Quốc 10 . CHNH TR ---------- NGễ TH HIN ảNH HƯởNG CủA THUYếT ÂM DƯƠNG NGũ HàNH ĐốI VớI ĐờI SốNG VĂN HóA TÂM LINH NGƯờI VIệT NAM HIệN NAY KHểA LUN TT NGHIP I HC NGNH. CHNH TR ---------- NGễ TH HIN ảNH HƯởNG CủA THUYếT ÂM DƯƠNG NGũ HàNH ĐốI VớI ĐờI SốNG VĂN HóA TÂM LINH NGƯờI VIệT NAM HIệN NAY KHểA LUN TT NGHIP I HC NGNH

Ngày đăng: 18/12/2013, 10:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Các nguyên lý trên được khái quát bằng vòng tròn khép kín. Có hai hình đen, trắng tượng trưng cho âm – dương - Ảnh hưởng của thuyết âm dương   ngũ hành đối với đời sống văn hóa tâm linh người việt nam hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học
c nguyên lý trên được khái quát bằng vòng tròn khép kín. Có hai hình đen, trắng tượng trưng cho âm – dương (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w