Những tác động tích cực của học thuyết Âm dương Ngũ hành tới đời sống văn hóa tâm linh ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuyết âm dương ngũ hành đối với đời sống văn hóa tâm linh người việt nam hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 36 - 42)

Từ năm 1986 đến nay Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước. Cơ chế kinh tế kinh tế mới thực sự kích thích tính năng động sáng tạo tiềm năng của con người. Tuy nhiên trong tâm thức người Việt quy luật của học thuyết Âm dương - Ngũ hành về sự cân bằng hài hòa giữa Âm và Dương, về quá trình Tương sinh - Tương khắc đã tạo ra một động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Người Việt Nam đã kế thừa, tiếp thu vận dụng vào đời sống tâm linh để mục đích cuối cùng là đưa cuộc sống đạt tới sự “quân bình”. Nếu như quá tuyệt đối về đời sống vật chất dẫn tới sự tha hóa về đạo đức, coi trọng lợi ích, danh lợi con người sẽ sa vào lối sống thực dụng, đánh mất giá trị văn hóa truyền thống. Do vậy, trở về lối cõi tâm linh chính là cách tốt nhất đưa con người trở về cuộc sống hài hòa vật chất - tinh thần, trở về cội nguồn dân tộc và giữ lại những gì là “cao quý”, thiêng liêng nhất trong nét đẹp văn hóa người Việt. Dù ở những hình thức nào? Tín ngưỡng, tôn giáo, đi chùa, xem lễ, ... Trong đời sống văn hóa tâm linh đều có giá trị tích cực và ý nghĩa quan trọng.

Cho đến nay, rất nhiều câu hỏi nảy sinh xung quanh những vấn đề đời sống tâm linh chưa có giải đáp. Tuy nhiên, nếu suy xét vấn đề dưới lăng kính thế giới quan duy vật biện chứng chúng ta nhận thấy việc hướng về thế giới

tâm linh dường như là một nhu cầu tất yếu đời sống tinh thần của con người. Nhu cầu này giúp con người xoa dịu nỗi đau trần thế, vượt qua những khó khăn thử thách nghiệt ngã của cuộc đời về mặt tinh thần. Khi gặp nỗi đau, niềm bất hạnh, bất kỳ ai cũng có nhu cầu được chia sẻ, vượt qua được những khó khăn, thử thách và những lúc rơi vào tình huống như vậy, có lẽ rất nhiều người sẽ hướng về thế giới tâm linh để cầu mong một sự che chở vỗ về, dù họ biết chẳng có một phép mầu, chẳng có một ông bụt, vị thần nào cả giữ cuộc sống trần thế. Những nỗi đau quá sức chịu đựng của con người nhỏ bé, yếu đuối và mong manh thường xảy ra trong cuộc đời. Một người mẹ chứng kiến đứa con của mình gặp khó khăn trong cuộc sống, một người vợ mất chồng, một nhà kinh doanh thất bại... Họ sẽ làm gì nếu không hướng về đời sống tâm linh để được tiếp thêm nguồn sức mạnh tinh thần, để được an ủi. Dù khoa học công nghệ có tiến bộ đến đâu đi nữa thì những tai nạn bất ngờ, những căn bệnh nan y vẫn cứ xẩy ra và cướp đi cuộc sống của nhiều người vô tội. Chính những lúc như vậy con người tìm đến ông thầy, bà cô, những vị thần mong giải thoát. Từ tâm lý ấy, trong đời sống tâm linh đã có nhiều hoạt động trên cơ sở học thuyết Âm dương - Ngũ hành. Đặc biệt học thuyết - Ngũ hành người Việt Nam đã vận dụng vào xem bói – hình thức cụ thể nhất trong đời sống tâm linh. Mỗi người tương ứng với một hành gắn với mỗi hành là các quẻ bói. Dựa vào đó thầy bói sẽ đưa ra những lời tiên đoán số mệnh, tiên đoán hiện tại, tương lai với mong muốn đưa con người tìm thấy một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, thoát khỏi tai ương, hoạn nạn.

Một tiêu chí mà bất cứ thời đại nào, bất cứ quốc gia nào trong phát triển kinh tế là “lợi nhuận”. Bên cạnh những chiến lược, bước đi cũng như phương thức hoạt động con người lại tìm đến thần linh, thượng đế. Một nhà kinh doanh có tài cao đến bao nhiêu thì trong anh ta vẫn luôn cho rằng, làm ăn phát tài là do gặp thời, do có tổ tiên phù hộ. Ở mọi ngóc gách, đường phố, thôn xóm Việt Nam hễ một ai kinh doanh họ luôn vào sự may mắn của người

mở hàng “xông đất”. Có những câu nói đã trở thành truyền miệng của người Việt Nam: “mùng 1 tột cùng 30”, “vạn sự khởi đầu nan” hay “đầu đi đuôi lọt”. Lại có những người kinh doanh, bán hàng họ cho rằng trong một ngày có ngày đẹp, ngày xấu, tháng tốt, tháng hạn,... từ thực tiễn cuộc sống mọi người truyền nhau kinh nghiệm sống lúc đi xa: “chớ đi 27, chớ về 23”, “đi hơn về kém”,...

Đặc biệt đời sống tâm linh còn thể hiện rõ nét ở sự hài hòa giữa vận dụng Âm - Dương trong ý chí, tinh thần người Việt. Cha ông ta đã dạy: “Có chí thì nên”, “thất bại là mẹ thành công”,... Do đó, người Việt Nam bên cạnh tính chất thông minh, tài cao họ còn phải chăm chỉ tu dưỡng đạo đức, học hỏi kiến thức xã hội bởi:

“Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:

Nếu không có cánh đông tàn Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân

Nghĩ mình trong bước gian truân Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng”

Như vậy các cặp đôi: “một - ba”, “chẳng nên non - hòn núi cao”, “sắt –- kim”, “đông tàn - huy hoàng”,... Là sự hài hòa giữa các yếu tố quy luật của cuộc sống. Muốn trở thành một con người có ích cho gia đình, xã hội thì con người phải sống hài hòa, Mác đã nói “trong tính hiện thực của nó con người là tổng hòa các mối quan hệ” và muốn phát triển đi lên con người không thể bình lặng, sống khép mình mà phải đấu tranh giữa mất - được, có - không, thực - vô. Đó chính là quy luật tương khắc trong vũ hành.

Như vậy, chính đời sống tâm linh đã giúp cuộc sống con người trở nên hài hòa, giúp con người luôn có ý chí vươn lên để hoàn thiện bản thân trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. Những lời khuyên gắn với tâm lí, tình

cảm giúp con người tránh khỏi tai ương, khó khăn cũng như giúp họ xoa dịu nỗi đau trong cuộc sống. Đó chính là cân bằng Âm - Dương giúp con người thoát khỏi khủng hoảng, cân bằng hài hòa cuộc sống.

Từ tính chất biện chứng của học thuyết Âm dương - Ngũ hành: Trong mọi sự vật tự nhiên, xã hội, con người đều tồn tại hai yếu tố, hai mặt trái ngược nhau Âm - Dương, Tương sinh - Tương khắc. Song những yếu tố ấy chỉ mang tính chất tương đối và hỗ trợ nhau trong quá trình tồn tại, phát triển. Nếu như không có sự cân bằng hài hòa thì tất yếu sẽ dẫn tới mặt trái của nó. Do đó, cùng với sự phát triển khoa học công nghệ thông tin người Việt Nam vẫn tin về đời sống tâm linh đó là cách giúp con người sống lương thiện hơn xa lánh điều ác.

Tất cả những người có thế giới quan duy vật biện chứng, có kiến thức khoa học đều thừa nhận một chân lý là chúa trời thượng đế hay Đức Phật,... không hề tồn tại đích thực. Nhưng dù sao, từ trong sâu thẳm tâm hồn, ai cũng khát khao mong mỏi, đợi chờ đều tốt đẹp. Xã hội sẽ tốt đẹp hơn, con người sẽ hạnh phúc hơn nếu như cuộc sống hiện tại không còn những rủi ro, bất hạnh. Trong thực tế, con người không dám làm điều xấu, không dám gây ra tội ác là do sợ bị trừng phạt bởi thánh thần, tổ tiên “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, “ác giá ác báo” hay “ gieo nhân nào gặp quả ấy”…. Chúng ta biết rằng có rất nhiều hình thức để giáo dục con người từ pháp luật, phong tục, tập quán, ... Trong đó, văn hóa tâm linh là một khía cạnh “nhẹ nhàng” nhất hướng tới sự hoàn thiện con người về mặt đạo đức. Mác đã có ý nói rằng: Nếu tôn giáo làm xã hội bớt đi một tên giết người, cuộc sống bớt đi một kẻ ăn cắp thì tôn giáo đó cũng có ý nhân văn của nó. Khía cạnh tích cực của đời sống tâm linh có thể xét cả ở phương diện này.

Ở Việt Nam hiện nay, đời sống tâm linh đã đi tới mọi ngõ ngách cuộc sống người dân nó ăn sâu vào tiềm thức, máu thịt của họ. Nhìn một cách tổng quát người dân đi lễ chùa, nhà thờ, thờ cúng tổ tiên thậm chỉ trong bói đều

mang giá trị “văn hóa” tâm linh. Chẳng hạn như trong phong tục thờ cúng tổ tiên - biểu hiện cụ thể đời sống tâm linh người Việt Nam đều thể hiện sự thành kính đối với tổ tiên, cầu mong tổ tiên phù hộ cho gia đình, con cái hiếu thảo, xa lánh điều ác, hay trong việc đi lễ chùa, nhà thờ vào các ngày lễ rằm đều cũng vì mục đích hướng thiện. Kinh thánh đã dạy: “Ai làm việc thiện sẽ sống lại để được sống còn ai làm điều ác sẽ sống lại để nhận án phạt”. Phật giáo cũng dạy: “Thiện không chỉ là chuẩn mực đạo đức cần có, mà còn là phương tiện để giải thoát”. Nếu con người làm việc thiện sẽ được hướng cuộc sống ở thiên đường hay cõi niết bàn sau khi chết. Ngược lại nếu làm điều ác sẽ bị đẩy xuống địa ngục - nơi đó con người phải đeo gông xiềng, chịu đủ mọi hình thức tra tấn. Dù là thế giới không tưởng nhưng có giá trị trừ ác, hướng thiện hữu hiệu để bổ sung cho pháp luật. không phải chỉ có đi lễ chùa là tu nhân, tích đức mà chính trong mỗi người có thể sống đời sống tâm linh đạo đức cao đẹp “tu tại gia”, “phật tại tâm”…

Đời sống văn hóa tâm linh giúp người Việt Nam sống khoan dung, lòng vị tha và thương người.

Sự nhẫn nhục, chịu đựng là một biểu hiện cụ thể của đức khoan dung trong đạo đức tôn giáo. Một trong những 14 điều răn của Phật giáo khuyên con người đó là: “ Lễ vật lớn nhất của loài người là khoan dung”. Còn trong đạo đức thiên chúa tình yêu thương được đề cập trên 4 phương diện: “yêu chúa, yêu thương mình, yêu thiên nhiên và yêu tha nhân”. “Hãy yêu mến thiên chúa trước hết rồi đến bản thân người, sau đó yêu thương người gần mình nhất như chính bản thân mình. Bởi vì nếu không yêu bản thân mình thì làm sao có thể yêu thương người gần mình một cách chân thực”.

Lòng vị tha, bác ái trong các tôn giáo có nét nổi bật là ít vụ lợi, không đòi hỏi sự trả ơn, đáp nghĩa. Sống là đi tìm hạnh phúc cho người khác chứ không phải riêng mình. Từ vị tha đến thương người chính thương người nên vị tha. Và tình yêu đó phải được thực hiện bằng những hành động cụ thể, thiết

thực “Anh chị em đừng thương yêu nhau bằng lời nói suông, bằng miệng lưỡi bên ngoài, phải thương yêu một cách chân thực bằng việc làm” (Kinh Thánh).

Đồng thời, trong đời sống văn hóa tâm linh nói chung và tôn giáo nói riêng đều đưa ra những giá trị chuẩn mực ràng buộc cuộc sống gia đình

Gia đình là tế bào của xã hội “ Tề gia trị quốc bình thiên hạ”. Điều răn thứ 4 trong bảng thập giới quy định con người “Hãy thảo kính cha mẹ để ngày đời các ngươi được dài trên đức chúa trời”. Ki tô giáo còn đưa ra chế tài trong việc thực hiện giới răn thứ 4 “Ai thảo kính cha mẹ sẽ được sống lâu và hạnh phúc trên cõi trần gian”, ngược lại “Ai cười nhạo cha và không tuân phục mẹ theo bổn phận kẻ ấy sẽ bị quạ mổ xác bên suối và chim kền kền xác thịt”. Như vậy đạo đức thảo kính cha mẹ, ông bà chính là một trong những nét đẹp đời sống văn hóa tâm linh.

Ngoài ra, đời sống tâm linh còn tạo ra sự đoàn kết, tạo ra sự kết nối quá khứ - hiện tại - tương lai. Trong quy luật Ngũ hành quan niệm cuộc sống con người chịu ảnh hưởng 4 yếu tố: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Mỗi yếu tố gắn với chặng đường phát triển tồn tại của con người. Vì thế con người không chỉ sống hiện tại mà còn phải sống cho tương lai và cũng không vì cuộc sống tương lai mà lãng quên quá khứ. Chính trong đời sống tâm linh sẽ giúp con người tạo nên sự kết nối, tạo nên sự đoàn kết, gắn bó. Đối với mỗi gia đình, bàn thờ tổ tiên là biểu tượng hết sức thiêng liêng, có sức mạnh, lôi cuốn các thành viên quây quần, đoàn tụ để tưởng nhớ về cội nguồn duy trì những giá trị truyền thống gia đình, dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “chim có tổ người có tông”. Chúng ta tự hào đất nước ta với hàng nghìn năm xây dựng, phát triển từ thời đại Hùng Vương cho đến thời đại Hồ Chí Minh và ngày hôm nay trên con đường đổi mới hội nhập dù đi đâu chúng ta cũng nhớ về cội nguồi dân tộc với sự tích Kim Quy Thần An Dương Vương, sự tích Hồ Gươm hay Thánh Gióng đánh giặc ngoại xâm… Đó là một thời kỳ sóng gió của dân tộc, trong

đó đời sống văn hóa tâm linh là một trong những cơ sở quan trọng giúp cha ông ta vượt lên sự đồng hóa tàn bạo của các thế lực xâm lược ngoại bang.

Con người là một sinh vật kì diệu, có khối óc biết suy nghĩ để phân biệt phải trái, đúng sai, có trái tim biết rung động trước những giá trị văn hóa tinh thần cao đẹp. Từ đó hình thành nên đời sống tâm linh sâu thẳm, phong phú và có sức hút cuốn hút mạnh mẽ đến kỳ diệu. Gạn học và bỏ đi những màu sắc mê tín, dị đoan phần trong sáng tinh túy trong đời sống văn hóa tâm linh sẽ hiện ra, đó là những giá trị văn hóa đầy bản sắc và có ý nghĩa nhân văn.

Có thể khẳng định rằng, những giá trị văn hóa đời sống tâm linh là bền vững và có những ý nghĩa tích cực. Đó là những giá trị chúng ta phải nhận thức sâu sắc và đầy đủ.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa việc tiếp tục học thuyết Âm dương - Ngũ hành vào sinh hoạt đời sống tâm linh chỉ tồn tại mặt tích cực, có khoa học mà không tồn tại mặt hạn chế, phi khoa học . Triết học Mác khẳng định bất cứ một vấn đề nào cũng tồn tại 2 mặt, tồn tại mâu thuẫn của nó. Vấn đề là chúng ta phải có cách nhìn nhận đúng đắn khách quan để từ đó đưa ra phương hướng giải pháp phát huy tính tích cực hạn chế mặt trái, mặt phi lý để tiến tới xây dựng đời sống văn hóa mới ngày càng tốt đẹp hơn.

2.4. Những tác động tiêu cực của thuyết Âm dương - Ngũ hành tới đời sống văn hóa tâm linh ở người Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuyết âm dương ngũ hành đối với đời sống văn hóa tâm linh người việt nam hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w