Những phương hướng nhằm phát huy vai trò tích cực, hạn chế tiêu cực của sự ảnh hưởng thuyết Âm dương Ngũ hành trong đời sống tâm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuyết âm dương ngũ hành đối với đời sống văn hóa tâm linh người việt nam hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 47 - 53)

cực của sự ảnh hưởng thuyết Âm dương - Ngũ hành trong đời sống tâm linh người Việt.

Nhà nước Việt Nam nhìn nhận tự do tín ngưỡng tôn giáo là 1 nhu cầu chính đáng tinh thần của con. Tôn trọng vào bảo đảm tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân là chính sách nhất quán của Đảng văn kiện hội nghị Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX đã khẳng định: “Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động khuôn khổ pháp luật và bình đẳng trước pháp luật…”

Để xây dựng đời sống văn hóa tâm linh lành mạnh xây dựng, “tốt đời đẹp đạo”, “kính chúa yêu nước” cũng như phát huy giá trị tinh thần, bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời chống lại lối sống thực dụng, mê tín, lợi dung tôn giáo để “bòn rút” tiền của dân làm đời sống nhân dân “mê muội”. Yếu tố đầu tiên chúng ta phải làm là hoạch định chính sách, phương hướng cụ thể.

Thứ nhất, Phải nâng cao dân trí, nâng cao trình độ nhận thức nhân dân. Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Từ đó Người luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, xem đó là “quốc sách hàng đầu” để xây dựng và phát đất nước. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế muốn xây dựng và phát triển một nền văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, một nền văn hóa mang đậm “cốt cách và tinh thần người Việt”. Dù là lĩnh vực văn hóa đời sống tâm linh hay văn hóa đạo đức, truyền thống thì chính sách đầu tiên cần phải quan tâm, đặt lên hàng đầu đó là nâng cao dân trí, trình độ nhận thức của người dân. Bởi lẽ trình độ dân trí cao người dân mới có thể hiểu rõ đầy đủ chính sách của Đảng và Nhà nước để từ đó vận dụng vào cuộc sống thực tiễn đời sống sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời một khi dân trí cao thì tất yếu những luồng văn hóa đồi trụy, mê tín dị đoan làm thui chột bản sắc văn hóa người Việt. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều thế lực thù địch lợi dụng đồng bào tôn giáo, các vùng nông thôn, dân tộc thiểu số để chống phá lại Đảng, Nhà nước trước tình hình đó chúng ta phải nâng cao dân trí đào tạo nhân tài cho đất nước để giúp người dân hiểu rõ hơn, toàn diện hơn vấn đề về một đời sống văn hóa lành mạnh, khoa học. Vì thế trong chiến lược xây dựng văn hóa Đảng ta đã xác định đường lối cụ thể về phát triển giáo dục đào tạo: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu,…”

Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại kỳ họp thứ VIII Quốc hội khóa XII trong báo cáo tại phiên họp khai mạc 20/10/2010 cũng đã nêu rõ “… Triển khai và thực hiện chiến lược phát triển văn hóa giáo dục đến năm 2020. Chú trọng xây dựng con người, nhất là nhân cách đạo đức, gắn với xây dựng lối sống, đời sống và môi trường văn hóa”. Đó chính là đường lối của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cùng nhau thực hiện để hướng tới mục tiêu chung xây dựng một nền văn hóa tâm linh lành mạnh.

Thứ hai, xây dựng phát triển đời sống văn hóa tâm linh gắn với việc phát triển giáo dục pháp luật cũng là một việc làm cần thiết.

Như chúng ta đã biết, pháp luật có vai trò quan trọng đối với việc điều chỉnh hành vi của con người, giúp con người hướng tới giá trị chân - thiện -mỹ, ngăn chặn cái ác - cái xấu làm lành mạnh hóa xã hội. Do vậy, cần phải giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, giúp họ tránh được hành vi, vi phạm pháp luật trở thành công dân làm việc theo hiến pháp, pháp luật. Điều 70 hiến pháp 1992 ghi rõ “Công dân Việt Nam có quyền tự do, tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng tôn giáo đề được pháp luật bảo hộ”. Luật pháp cũng nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng (Điều 8 pháp lệnh tín ngưỡng). Đồng thời cũng xứ lí nghiêm minh những hành vi lợi dụng tôn giáo để làm điều xấu, làm trái pháp luật Việt Nam. Cách đây 1000 năm Nguyễn Trường Tộ đã viết: “Bất cứ trong đạo giáo nào hễ ai phản nghịch đều là những người đắc tội trong tôn giáo, cứ áp dụng hiến pháp không tha. Để cho đạo giáo trong sạch. Còn ai yên phận tuân theo pháp luật thì để cho họ tự nhiên…”

Thứ ba, Đảng và Nhà nước ta cần đẩy mạnh phát triển nền kinh tế cải thiện đời sống vật chất cho người dân đặc biệt là người dân theo đạo, dân tộc thiểu số. Đây là cũng là một trong những phương hướng có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện phát triển văn hóa tâm linh.

Chủ nghĩa duy vật Mác xít khẳng định vật chất quyết định ý thức, suy cho cùng hoạt động văn hóa tâm linh đều xuất phát từ kinh tế. Khi đã nâng cao đời sống kinh tế nhân dân sẽ có trình độ tư duy, khoa học, nhận thức được việc làm của mình. Do đó cải thiện, phát triển kinh tế là yếu tố hàng đầu quan trọng nhất.

Đồng thời phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước từ trung ương tới địa phương.

Trong giai đoạn hiện nay bên cạnh mặt tích cực của nền kinh tế thị trường vẫn tồn tại những mặt yếu kém, đặc biệt là các thế lực thù địch chống phá cách mạng trong mọi hoàn cảnh Đảng và Nhà nước ta phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn mọi hành động có hại đến lợi ích quốc gia dân tộc.

Trên đây là một số giải pháp nhằm phát huy giá trị tích cực và hạn chế tiêu cực ảnh hưởng thuyết âm dương ngũ hành tới đời sống văn hóa tâm linh. Việc thực hiện các giải pháp này chỉ mang lại hiệu quả khi có sự phối hợp và triển khai trên phạm vi cả nước. Đặc biệt là sự tham gia ý thức của mỗi người dân.

KẾT LUẬN

Nhận thức sâu sắc giá trị học thuyết Âm dương - Ngũ hành đến đời sống con người trên tất cả mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa đến đời sống tâm linh, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mong muốn phát huy giá trị của học thuyết trên quan điểm chủ nghĩa duy vật, khoa học.

Chúng ta đang sống trong nền kinh tế tri thức trên con đường hội nhập với xu hướng toàn cầu hóa Đảng ta khẳng định: Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới nhưng phải tôn trọng độc lập chủ quyền. Việc tiếp thu văn minh bên ngoài phải được chọn lọc theo tinh thần người Việt để một năm, vài năm hoặc xa hơn nữa khi sự phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia có thể giống nhau. Nhưng văn hóa chính là “chứng minh thư” duy nhất để khẳng định vị thế nước ta trên trường quốc tế. Yếu tố đời sống văn hóa tâm linh là một trong những khía cạnh làm nên giá trị ấy. Trong quá trình tiếp thu học thuyết Âm dương - Ngũ hành dân tộc ta bằng nhãn quan khoa học và cách mạng đã vận dụng học thuyết Âm dương - Ngũ hành vào đời sống văn hóa tâm linh tín ngưỡng của mình để từ đó lột tả được những cái tinh hoa, hợp lí đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt. Đời sống văn hóa tâm linh là một yếu tố không thể thiếu được để con người trong cuộc sống “thực dụng” duy trì trạng thái cân bằng hài hòa, duy trì quy luật của tự nhiên giữa con người - đất trời, con người - xã hội “Trong tính hiện thực của nó con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội” ( C. Mác). Đây chính là yếu tố tạo nên sức cuốn hút phong phú đến kì diệu với thế giới quan duy vật biện chứng. Chúng ta hiểu rằng gạn lọc và bỏ đi những yếu tố có màu sắc mê tín, dị đoan, phần tinh túy trong sáng trong đời sống tâm linh sẽ hiện ra. Đó là giá trị văn hóa đầy bản sắc có ý nghĩa nhân văn. Đồng thời thông qua đề tài chúng ta cũng thấy những yếu tố tiêu cực của một bộ phận nhân dân đã tiếp thu học thuyết Âm dương - Ngũ hành phi khoa học đi ngược lại dòng chảy lịch sử văn hóa truyền thống dân tộc. Làm cho đời sống văn hóa tâm linh trở

thành bàn đạp, chỗ dựa cho kẻ xấu lợi dụng bòn rút tiền của nhân dân và thực hiện những hành vi bất chính, vô nhân đạo. Chúng ta cần phải có biện pháp nghiêm khắc trừng trị, hiến pháp năm 1992 đã khẳng định “Tất cả mọi hành động xâm phạm đến lợi ích quốc gia đều bị trừng trị theo hiến pháp và pháp luật”.

Để đảm bảo giữ gìn và phát huy giá trị học thuyết Âm dương - Ngũ hành cũng như hạn chế mặt tiêu cực của nó trong đời sống văn hóa tâm linh chúng tôi đã đề cập một số phương hướng, giải pháp theo cách nghĩ chủ quan cá nhân. Những vấn đề này phải triển khai đồng bộ, phối hợp chặt chẽ có sự lãnh đạo thống nhất đặc biệt là ý thức thực hiện của mỗi người dân. Có như vậy mục tiêu đặt ra mới thực hiện được một cách đầy đủ và toàn diện.

Thông qua đề tài này chúng tôi muốn khẳng định rằng: Việc giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong đó có đời sống văn hóa tâm linh sẽ trở thành một nội lực cho sự phát triển lâu dài của đất nước vì thế muốn xây dựng và phát triển đất nước chúng ta phải phát triển đồng bộ, hài hòa kinh tế, chính trị, văn hóa. Đó là quá trình phát triển bền vững và lâu dài.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuyết âm dương ngũ hành đối với đời sống văn hóa tâm linh người việt nam hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 47 - 53)