Khái niệm văn hóa, văn hóa tâm linh, tín ngưỡng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuyết âm dương ngũ hành đối với đời sống văn hóa tâm linh người việt nam hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 28 - 30)

Trước khi tìm hiểu khái niệm văn hóa tâm linh, tín ngưỡng chúng ta tìm hiểu định nghĩa về văn hóa. Bởi văn hóa tâm linh, tín ngưỡng là một bộ phận nhỏ trong tổng thể giá trị văn hóa.

Văn hóa: Đã có nhiều định nghĩa, quan điểm khác nhau khi bàn về khái niệm văn hóa. Song dù tiếp nhận đánh giá ở góc độ, phương diện nào các nhà nghiên cứu, khoa học đều thống nhất quan điểm: Văn hóa là giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lao động. “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người tích lũy qua quá

trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của mình”. Văn hóa bao gồm hai loại: văn hóa vật chất như công trình, miếu mạo và văn hóa tinh thần: phong tục, tín ngưỡng, tâm linh,...

Như vậy qua định nghĩa văn hóa chúng ta nhận thấy văn hóa tâm linh chính là một bộ phận của văn hóa.

Văn hóa tâm linh là gì?

Một thực tế cho thấy trong cuộc sống đời thường chúng ta thấy biểu hiện vô vàn, muôn hình, muôn vẻ của đời sống tâm linh dù là người theo đạo hay không theo đạo. Trong mỗi con người đều có những biểu hiện, hành động cụ thể đời sống tâm linh. Khi ta đi xa quê hương, xa gia đình bạn có thắp lên bàn thờ tổ tiên nén hương để xin tổ tiên phù hộ độ trì, gặp may mắn, “thượng lộ bình an”, “thuận buồm xuôi gió”. Ngày tết truyền thống ai cũng muốn trở về quê hương, sum họp với gia đình để thắp nén hương cầu khấn vong linh các bậc tổ tiên được siêu thoát, phù hộ con cháu gặp may mắn, mạnh khỏe.

Khi gặp hoạn nạn, khó khăn trong cuộc sống những câu nói đã trở thành cửa miệng như: lạy trời, lạy phật, trời ơi? hay chúa ơi?

Bước chân vào một nghĩa trang liệt sĩ, mỗi chúng ta không thể không xúc động trước vong linh của những người đã hi sinh ương máu cho Tổ Quốc,...

Có thể thấy rằng, tất cả những hiện tượng trên đều là biểu hiện cụ thể đời sống văn hóa tâm linh vô cùng phong phú, đa dạng, muôn hình muôn vẻ.

Vậy, đời sống văn hóa tâm linh chính là đời sống hướng về những giá trị tinh thần, thuần khiết thiêng liêng của con người.

Đời sống văn hóa tâm linh chính là hình thái ý thức đặc biệt của ý thức con người và ý thức xã hội không thể có đời sống tâm linh nếu như không có ý thức. Có thể thấy rằng, tính chất quan trọng nhất của đời sống tâm linh là sự

linh thiêng cao đẹp. Thế giới tâm linh là một thế giới với những gì cao cả, lương thiện, đẹp đẽ mà con người hướng tới.

Đời sống tâm linh biểu hiện phong phú, đa dạng và trong đó tín ngưỡng là một phạm trù, yếu tố của đời sống tâm linh như tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng thờ mẫu, thờ thành hoàng,...

Vậy, tín ngưỡng: Theo Giáo sư Đào Duy Anh “Tín ngưỡng là ngưỡng mộ, mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa. Nói đến tín ngưỡng là nói đến quá trình thiêng hóa một nhân vật được con người gửi gắm. Quá trình ấy có thể là sự huyền thoại hóa, lịch sử hóa nhân vật phụng thờ”.

Không biết từ bao giờ, những vấn đề thuộc về đời sống tâm linh đã đồng hành cùng với người Việt Nam và đến ngày hôm nay khi đất nước đang chuyển mình cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật thì những biểu hiện đời sống văn hóa tâm linh vẫn tồn tại thậm chí còn phát triển hơn trước.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuyết âm dương ngũ hành đối với đời sống văn hóa tâm linh người việt nam hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w