Đặc điểm tình hình văn hóa tâm lin hở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuyết âm dương ngũ hành đối với đời sống văn hóa tâm linh người việt nam hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 32 - 36)

Một thực tế dễ thấy là sinh hoạt văn hóa tâm linh Việt Nam thời gian gần đây có một không khí nhộn nhịp khác thường so với trước. Số người đi chùa tăng lên khá nhiều, ở các đô thị, thành phố có đông phật tử, vào những ngày rằm, mồng 1 các ngôi chùa đều đông nườm nượp nam, nữ đến dâng hương, lễ phật trong số họ không ít là thanh niên.

Tại một số vùng ở miền Trung và miền Nam, sinh hoạt gia đình phật tử được khôi phục trở lại, tập hợp hàng nghìn người, sinh hoạt Thiên Chúa Giáo cũng gia tăng chẳng kém. Tại các xứ đạo số giờ chầu, buổi lễ tăng lên rất nhiều.

Một hiện tượng cũng đang trở thành vấn đề nan giải ở Việt Nam hiện nay là đời sống tâm linh bói toán, đi chùa chiền và số lượng thầy bói ngày càng nhiều. Ở lĩnh vực nào cũng có một ông thầy như: Thầy bói nhà ở, thầy bói việc làm, thầy bói nhân duyên,...

Có thể khẳng định: Xu hướng hiện nay của đời sống văn hóa tâm linh nói chung và tín ngưỡng tôn giáo phát triển và lan rộng nó ăn sâu vào mọi ngõ ngách đời sống người dân. Đời sống văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam có vẻ ngược dòng với xu hướng văn hóa tâm linh hiện nay trên phạm vi toàn cầu – ngày càng tăng “tục hóa đời tu” để hội nhập vào cuộc sống, bớt hẳn những nghi lễ rườm rà, kể cả giảm đi “ơn kêu gọi” (các nhà tu trống vắng,

các linh mục ít cam chịu khổ hạnh,...). Niềm tin của họ được hình thành trên cơ sở tự nguyện hiến dâng để hữu ích cho xã hội mang đậm tính nhân bản và có sức thuyết phục hơn. Thì những biểu hiện đời sống văn hóa tâm linh của nước ta như đã nêu trên lại có vẻ trái ngược.

Đời sống văn hóa tâm linh không phải tồn tại một ngày, hai ngày, một năm, hai năm mà nó tồn tại, phát triển một cách lâu dài, bền bỉ không có khoảng cách thời gian nào ngăn cách, người đến dự lễ cũng đông hơn. Cá biệt có những buổi lễ tập hợp về một địa phương tới hàng vạn người : Ví dụ như Lễ thờ ông thánh AnTon (xứ đạo Nghi Phương - Nghi Lộc), Lễ kính đức mẹ LaVang (Quảng Trị vào tháng 8 hàng năm), hay những dịp lễ giáng sinh ở các nhà thờ xứ đạo, lễ hội ở các địa phương... Số nam và nữ thanh niên đi tu dòng tăng hơn, lại có hiện tượng tu dòng “chui”, phong chức linh mục “chui”. Một số nhà thờ ở Miền Nam đã ngừng hoạt động sau 1975 gần đây lại tự động mở cửa trở lại, đền chùa, miếu mạo không ngừng phát triển. Theo số liệu điều tra của nhà xã hội học thống kê năm 2003 có khoảng 15.244 đền, 5.456 nhà thờ công giáo, 1.205 thành thất cao đài, 35 cơ sở thờ tự của đạo Hòa Hảo, 77 thánh đường hồi giáo. Và cũng năm 2003 có 425 cơ sở thờ tự được xây dựng lại, 294 cơ sở được sửa chữa, tu bổ.

Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều tôn giáo lớn và nhiều loại hình tâm linh tín ngưỡng: khoảng 80% người dân Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, các tín đồ tôn giáo tăng nhanh. Năm 2003 (20 triệu) tăng 4,5 triệu so với 1997, thuộc 6 tôn giáo lớn trong đó Phật Giáo 10 triệu, Công giáo 5,5 triệu, cao đài 2,4 triệu, phật giáo Hòa Hảo 1,6 triệu, tin lành 65.000 tín đồ.

Ngoài ra, còn hàng chục triệu người tin theo các tín ngưỡng địa phương như tín ngưỡng địa phương như tín ngưỡng dân gian của người kinh, tín ngưỡng nguyên thủy của dân tộc thiểu số. Khách du lịch và người nước ngoài dễ dàng chứng kiến số người đi chùa, đến nhà thờ và dự lễ hội tăng lên.

Thực trạng ấy buộc chúng ta phải phân tích rõ nguyên nhân của nó để tìm ra mặt tích cực cũng như hạn chế còn tồn tại.Với cách nhìn biện chứng, chúng ta thấy rằng tình hình sinh hoạt văn hóa tâm linh hiện nay vừa bình thường vừa không bình thường. Bình thường vì đây là sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân. Còn không bình thường vì tình hình sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng hiện nay có những yếu tố không đơn thuần “văn hóa tâm linh” có cả sự lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để hành nghề mê tín, dị đoan.

Để lí giải vấn đề được rõ ràng, trước hết chúng ta cần phải trở về các quan điểm của Mác về nguồn ngốc xã hội của tôn giáo. Mác cho rằng “ Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của trật tự thế giới không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc hiện của nhân dân”.Từ quan điểm trên cho thấy: Khi con người bất lực trước cuộc sống xã hội ,như sự áp bức, bóc lột khổ cực … Mất hết khả năng, tinh thần con người đã tim lỗi thoát ở cõi siêu nhiên. Một kẻ mạnh cậy sức mạnh hiếp người yếu, một dân tộc mạnh cậy sức mạnh hiếp một dân tộc yếu đến độ dân vô phương, mới đặt sự cúng tế, cầu cho khỏi tai nạn và đặng an tâm. Cho nên trong nhân loại các dân tộc yếu hèn thì dị đoan phát triển

Ngoài ra còn phải kể đến tâm lý của con người. “Đi sông sợ chỗ sóng to hay là nước vận , nuôi trâu bò thì sợ nó đau ốm, đến xứ lạ sợ phong thổ mới, đi buôn bán sợ lỗ - lời, sợ hồng thủy,... Dân vô phương tưởng tượng mấy sức lực, từ đó mới đặt ra ông gió, bà thủy để cúng tế cầu cho khỏi tai nạn”. ( Quan điểm của Nguyễn An Ninh về vấn đề tôn giáo). Để tìm một chỗ dựa tinh thần, tiếp thêm sức mạnh, niêm tin đã làm cho con người tìm đến thần linh, thượng đế.

Đồng thời chúng ta hãy trở về nhận định đúng mang tính chất duy vật của Ănghen khi bàn đến vấn đề cơ bản của triết học: “vấn đề cơ bản của mọi triết học đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn

tại”. Rõ ràng, chừng nào con người còn tư duy, chừng đó mối quan hệ giữa hai yếu tố vật chất và tinh thần còn được quan tâm. Và trong mối quan hệ này, những vấn đề thuộc về đời sống tâm linh sẽ không thể bị xóa bỏ một cách đơn giản, một sớm một chiều bằng những tư tưởng chủ quan duy ý chí.

Dù là tôn giáo, tín ngưỡng hay triết học đều cung cấp cho con người tri thức về thế giới. Đó là mối quan hệ giữa con người - con người, con người - xã hội, con người - tự nhiên, hay lí giải những hiện tượng nảy sinh xung quanh cuộc sống. Nó cũng cung cấp cho con người về tri thức vũ trụ đứng về. Đứng về phương diện triết học mà nghiên cứu tôn giáo, tôn giáo cũng là triết học. Vì thế, chúng ta không thể nhìn nhận đời sống tâm linh một cách đơn giản, ngây thơ, không thể nhìn nhận bằng quan điểm duy vật tầm thường. Nói cách khác chúng ta phải xem từ góc độ thế giới quan duy vật biện chứng.

Đặc biệt, hiện nay xã hội đang nảy sinh, đang tồn tại và có xu hướng phát triển những hiện tượng trái với văn hóa, đạo đức, truyền thống. Đại hội X của Đảng chỉ rõ “một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt các cấp, yếu kém cả về phẩm chất lẫn năng lực,... Thoái hóa, biến chất về chính trị tư tưởng về đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, lãng phí, sách nhiễu dân trong bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên chưa được ngăn lại chưa được ngăn chặn đẩy lùi”. Làm sao ngăn cản sự suy thái đạo đức, lối sống thực dụng, coi trọng đồng tiền? Điều này cần có sự nỗ lực của toàn xã hội trên nhiều lĩnh vực trong đó không thể bỏ qua vai trò đạo đức văn hóa tâm linh. Đảng ta cũng thừa nhận rằng đạo đức tôn giáo, tín ngưỡng có nhiều điều phù hợp công cuộc đổi mới xã hội.

Sức sống của thế giới tâm linh còn xuất phát từ những khía cạnh nội tại của nó. Đó chính là giá trị văn hóa sâu xa, ẩn chứa sau bức màn tâm linh sâu thẳm không biết từ bao giờ, những vấn đề thuộc về đời sống tâm linh đã đồng hành cùng con người và xã hội loài người.

Trong một thời gian khá dài, vấn đề đời sống văn hóa tâm linh với những khía cạnh văn hóa và những giá trị đích thực của nó đã được xem xét từ hai khuynh hướng cực đoan, có tính đối lập gay gắt và đưa đến những kết quả sai lầm đáng tiếc.

Thuyết Âm dương - Ngũ hành đã có một ý nghĩa quan trọng, tác động không nhỏ tới đời sống văn hóa tâm linh con người Việt Nam. Dưới góc độ tư duy khoa học, chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác xít học thuyết Âm dương - Ngũ hành đã tác động tới đời sống văn hóa tâm linh Việt Nam như thế nào?

2.3. Những tác động tích cực của học thuyết Âm dương - Ngũ hành tới đời sống văn hóa tâm linh ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thuyết âm dương ngũ hành đối với đời sống văn hóa tâm linh người việt nam hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 32 - 36)