Trong một thời gian gần đây , một thực tế không thể phủ nhận đó là sự xuất hiện nhiều hiện tượng văn hóa tâm linh lệch lạc. Một bộ phận người Việt Nam đã tiếp thu học thuyết Âm dương ngũ hành 1 chiều, phiến diện dẫn đến chỗ đã truyền bá những tư tưởng sai lầm, làm phức tạp, thần bí hóa một học thuyết vốn có nhiều điểm tích cực của nó. Một số người cho rằng: thế kỷ XXI là thế kỷ của thế giới tâm linh đầy huyền bí. Vì vậy, nhiều hiện tượng vốn dĩ chỉ nên dừng lại ở sự nghi vẫn đã được thổi phồng lên, tô đậm màu sắc huyền bí không có cơ sở khách quan, khoa học. Những câu chuyện về một lực lượng
siêu nhiên, bí ẩn lẽ ra phải được xem xét một cách nghiêm túc, lý trí lại bị bao trùm bởi một màu đen của mê tín, dị đoan. Không thể “duy vật” đơn giản, tầm thường nhưng cũng không thể khẳng định một điều mới lạ chỉ bằng những lời đồn, đoán của chủ quan một số người nào đó.
Đặc biệt, có rất nhiều người dân đã tin vào thần linh thượng đế một cách mù quáng, họ xa rời cuộc sống thực tại. Chức năng của tôn giáo là dẫn dắt các tín đồ theo một triết lý sống không hành động, không đấu tranh trong cuộc sống. Họ lấy tu dưỡng làm tâm tính, làm điều cốt yếu để mau chóng được giải thoát. Theo cách nhìn của tâm linh tôn giáo cuộc đời này đầy cám dỗ, tội lỗi “lành ít, dữ nhiều”, ô uế, tội lỗi. Muốn được cõi niết bàn, nơi thiên đường con người phải từ bỏ mọi ham muốn dục vọng, diệt trừ tham, sân, si. Con người quan niệm cuộc sống là bể khổ và nơi trần thế chỉ là tạm bợ còn nơi thiên đường là vĩnh cửu. Ai rồi cũng phải chết “tro bụi trở về tro bụi” do đó sống không cần phấn đấu, cố gắng… Chính những tư tưởng này đã thui chột đi ý chí của con người trong cuộc sống họ luôn phó mặc vào số phận, thần linh. Do đó, khi bị bệnh hiểm nghèo đe dọa tính mạng hay khi gặp tai ương khó khăn trong cuộc sống nhiều người chạy đến bàn thờ, kêu thần linh giúp đỡ phù trợ. Một thực tế đáng nói hiện nay là hiện tượng đi thầy bói để giải bùa, xem tướng số, nhân duyên, giải hạn tràn lan khắp nơi. Đây chính là điều kiện, cơ sở của lối sống mê tín, dị đoan, phi văn hóa.
Qua số liệu điều tra đời sống văn hóa tâm linh cho thấy: Hình như tất cả mọi hình thức trong đời sống văn hóa tâm linh đều ẩn nấp lối sống phi văn hóa, đều có mặt hạn chế. Cụ thể là:
tâm linh (triệu dân) (%) (%) 1 2 3 4 5
Thiên chúa giáo Phật giáo Tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên Bói toán 5,5 triệu 10 triệu 2 triệu 50 triệu 1 triệu 85% 92% 46% 98% 12% 15% 8% 54% 2% 88%
Thông qua phương pháp điều tra xã hội học và thống kê chúng tôi tổng hợp được số liệu trên.
Cách thức tiến hành: Phát phiếu điều tra (tương ứng mỗi phiếu điều tra khoảng 50 câu hỏi liên quan đến nội dung đời sống văn hóa tâm linh) chẳng hạn như:
Câu 1: Bạn có tin rằng có cuộc sống thiên đường hay niết bàn không?
a. Có b. Không
Câu 2: Khi bạn đang bị một căn bệnh nặng “thập tử nhất sinh” phải đi
bệnh viện để điều trị kịp thời. Song trong lúc ấy có một người mách nhỏ cho bạn một thông tin về một ông thầy lang giỏi có thể giúp bạn chữa bệnh bằng cách giải bùa. Trong hoàn cảnh đó bạn sẽ:
a. Đi bệnh viện để chữa trị bệnh b. Lập tức tới ông thầy lang
Câu 3: Trong gia đình bạn có bàn thờ ông bà tổ tiên không?
a. Có b. Không
Câu 4: Bạn có tin rằng cuộc sống ở nơi trần thế là tạm bợ, còn cuộc
sống ở nơi thiên đường là vĩnh cửu vì thế bạn phó mặc cuộc sống không cần phấn đấu cho rằng cuộc sống con người là một kiếp khổ luân hồi: sinh – lão – bệnh – tử
Câu 5: Mọi người thường cho rằng: “học tài thi phận”, “sướng hay khổ
đều do ông trời quyết định”.Do đó, không cần cố gắng, không cần phấn đấu nỗ lực ai cũng có tướng số cả. Bạn có đồng ý với ý kiến trên không?
a. Có b. Không
Câu 6: Khi làm nhà, lập gia đình, đi xa…Bạn có đi thầy để xem “ngày
lành, tháng tốt không”không?
a. Có b. Không
Với những câu hỏi như vậy, sau khi phát phiếu điều tra chúng tôi đã tổng hợp phân tích lại kết quả trên cơ sở dựa vào thực tế cũng như câu trả lời trong phiếu điều tra và đã đưa ra số liệu mô hình hóa đời sống tâm linh văn hóa người Việt dưới dạng biểu đồ.
Như vậy, thông qua số liệu ta thấy phần lớn trong đời sống văn hóa tâm linh tồn tại mặt trái như: Lợi dụng tôn giáo để chống lại đường lối của Đảng, nhà nước, làm cho con người lãng quên các mối quan hệ xã hội - đạo đức tôn giáo chỉ chú trọng đến việc hoàn thiện đạo đức cá nhân mà quên đi lợi ích cộng đồng, rồi khuyên con người nhẫn nhục cuộc sống nô lệ, sợ hãi thiên nhiên…. Một điều đáng buồn là những nơi linh thiêng nhất lại là môi trường thuận lợi cho kẻ xấu lợi dụng “làm địa bàn thu lợi nhuận”,là nơi con người
thưc hiện những hành vi thiếu văn hóa. Nhiều ngôi chùa, nhà thờ, miếu mạo mọc lên phát ra những thông tin hư ảo như thần linh xuất hiện, cứu người này, cứu người kia rồi ban phát độ trì. Không biết từ đâu mọc ra những ông thầy xem tướng số, giải nạn những ông “thầy bói xem voi” này đã vận dụng học thuyết Âm dương - Ngũ hành đưa ra những quẻ bói ứng với mỗi quẻ là tính cách, tướng số, nói chuyện với người âm…. và cứ thế người dân tuyệt đối tin theo, thậm chí họ có thể bán hết tài sản trong nhà để đi thầy, theo thầy. Số liệu thống kê cho biết, hàng năm cứ vào dịp cuối năm hay đầu năm hiện tượng văn hóa tâm linh trở thành “ngày hội” truyền thống Việt Nam. Hầu khắp mọi miền trên đất nước người dân đều đi thắp hương, khấn lễ. Có những gia đình chỉ vì nghe 1 lời tiên đoán của thầy bói: “Gia đình con năm nay gặp hạn chết người hoặc mất tài sản lớn, con phải đi giải hạn thì mới thoát khỏi khó khăn, bế tắc”. Hay cũng có những lời phán như: “Con muốn thành đạt năm nay phải thường xuyên lên chùa thắp hương”… Tất cả đều được “giải hạn” bằng cách bó một số tiền lớn, có tiền, lễ vật thì thầy mới phán đúng, thầy mới có thể nói chuyện được với vong linh, thần thánh… Đúng như Mác đã từng khẳng định “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, chỉ mang lại đền bù hư ảo. Chừng nào trên trái đất còn khổ đau và bất hạnh thì chừng đó con người còn có nhu cầu hướng về thế giới tâm linh.
Như vậy, sự phân tích trên cho chúng ta thấy bên cạnh mặt tích cực của nó ở một mức độ nhất định, đời sống văn hóa tâm linh cũng là cơ sở nuôi dưỡng những tư tưởng mê tín dị đoan tầm thường và thấp kém. Ngay cả trên một số phương tiện thông tin đại chúng thỉnh thoảng lại có những thông tin giật gân, đầy màu sắc hoang đường đến mức khiến ngay cả những đầu óc duy tâm và mê tín cũng phải nghi ngờ tính xác thực của chúng. Đề cao cuộc sống phần âm, dương, cõi chết,…
Rõ ràng, nếu nhìn nhận vấn đề tâm linh, tín ngưỡng bằng cặp mắt duy vật tầm thường bằng lối tư duy siêu hình máy móc thì dẫn đến những sai lầm
nguy hiểm có thể dẫn tới 2 khuynh hướng: Một mặt thổi phồng tuyệt đối hóa vai trò của đời sống tâm linh. Mặt khác, cũng đáng sợ và nguy hiểm đó là dương cao ngọn cờ duy vật lại bỏ quên tính biện chứng đã vội vàng quy kết rằng, tất cả những gì thuộc về đời sống tâm linh đều đồng nghĩa chủ duy tâm, đều gắn với mê tín dị đoan do đó phải tiết kiệm, phải xóa bỏ. Đã có thời kỳ người ta rầm rộ đập phá đình chùa, miếu mạo và việc làm đó đồng nghĩa với việc xóa bỏ tàn tích chủ nghĩa duy tân, dị đoan của phong kiến cổ hủ.
Vì vậy, dù suy xét ở góc độ nào, chúng ta cần thiết phải đứng trên lập trường duy vật phát xít, khoa học. Bàn về giá trị văn hóa tâm linh là một vấn đề phức tạp và tế nhị. Từ lí luận học thuyết Âm dương ngũ hành chúng ta áp dụng vào thực tiễn cuộc sống để thấy trên cơ sở đó tìm hướng giải quyết, góp phần khẳng định những giá trị văn hóa tinh thần đích thực trong đời sống văn hóa tâm linh dưới góc nhìn của chủ nghĩa duy vật biện chứng.