Ngược dòng thời gian chúng ta quay về lịch sử dân tộc Việt Nam trước đây. Đó là thời điểm lịch sử “dựng nước và giữ nước” của các triều đại: Đinh, Lý, Trần, Lê đó là thời kỳ dân tộc ta chống sự xâm lược phương Bắc qua hàng nghìn năm Bắc Thuộc, đó là thời đại Hùng Vương, Văn Lang, Âu Lạc,...
Với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, với nền kinh tế nông nghiệp quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, kinh tế chủ yếu là “tự cung, tự cấp”. Đây cũng là thời kỳ đất nước ta phải đối phó những tên xâm lược lớn mạnh nhất. Song với tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần đoàn kết dân tộc ta đã bảo vệ chủ quyền dân tộc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Một nét đặc thù của đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam trước đây mang tư tưởng “quân bình” và tính “ xã hội”, “cộng đồng”.
Thực tiễn cho thấy, ở các làng, xã, thôn đều có tín ngưỡng thờ vị thần mà nhân dân gửi gắm niềm tin. Vị thần ấy là nhân vật siêu phàm, bảo vệ lợi ích quyền lợi nhân dân, giúp họ “tai qua nạn khỏi” đối phó với tự nhiên, kẻ
thù xâm lược. Vì vậy ở thời điểm này phong tục tín ngưỡng rất phát triển với những hình thức như:
Làng thì thờ cũng thần hoàng và các bậc anh hùng, các tổ phụ ngành nghề, các danh nhân văn hóa.
Mọi gia đình thờ cúng ông bà, tổ tiên, dòng họ ở các làng, xã hàng năm tổ chức các lễ hội truyền thống để tưởng nhớ vị thần của họ: Ví dụ như lễ hội thờ thành hoàng, thờ mẫu, thờ phồn thực,...
Giá trị của các lễ hội chính là giá trị cộng cảm và cộng mệnh. Ngày lễ hội là thời gian cư dân tụ họp để họ tưởng nhớ vị thành hoàng của làng. Vì thế, đây “là một tập thể sinh hoạt long trọng, thường đem lại niềm phấn chấn cho tất cả mọi người, cho mỗi một con người. Những quy cách và nghi thức của lễ hội mà mọi người phải tuân theo tạo nên niềm cộng cảm của toàn thể cộng đồng, làm cho mọi người gắn bó chặt chẽ hơn với cộng đồng và do đó thấy mình vươn lên tầm vóc cao hơn với một sức mạnh lớn hơn”.
Cố vấn Phạm Văn Đồng đã viết: “... Mọi người đều thờ cúng ông bà, mỗi họ đều thờ cúng tổ tiên, làng thì thờ cúng thần hoàng và các bậc anh hùng cứu nước,... Từ góc độ văn hóa tôi thấy đây là một đặc trưng đáng quý văn hóa xưa của con người Việt Nam, ở chỗ là tưởng nhớ những người có công trong việc tạo lập cuộc sống của mọi gia đình và làng xóm”.
Như vậy, vào thời gian từ năm 1945 trở về trước đời sống văn hóa tâm linh Việt Nam đơn giản về hình thức, lễ nghi chỉ tồn tại ở phương diện “tín ngưỡng thờ vị thần”. Do đó chùa chiền, nhà thờ cũng rất ít thậm chí không có. Vào thời điểm này các hình thức đời sống tâm linh như: Tôn giáo, phật giáo, bói toán, …chưa phát triển rầm rộ như bây giờ .
Nói chung đời sống tâm linh rất đơn sơ, thuần phác. Đó chính là nét đẹp, dấu ấn văn hóa dân tộc Việt Nam đến nay còn lưu giữ và phát triển. Phải chăng, ở thời kỳ này đời sống kinh tế chưa phát triển? Kinh tế còn lệ thuộc vào tự nhiên? Nước ta chưa có sự giao lưu mở cửa văn hóa nước ngoài?...
Ngày nay, đất nước đang trên con đường mở cửa và hòa nhập. Bên cạnh mặt tích cực cơ chế thị trường là mặt trái của nó. Biểu hiện rõ nhất là đời sống văn hóa tâm linh có nhiều thay đổi cả về quy mô lẫn tính chất, đặc điểm. Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự thay đổi ấy, phải chăng những biểu hiện đời sống văn hóa tâm linh chỉ mang tính chất cực đoan hay ẩn chứa trong nó vẫn là những giá trị “cao quý, linh thiêng” mà con người đang hướng tới.
Dưới góc độ triết học duy vật học thuyết Âm dương ngũ hành sẽ góp phần giải mã vấn đề này.