1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của ca dao đối với thơ hồ xuân hương

68 769 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 192 KB

Nội dung

Luận văn Tốt nghiệp ảnh hởng của ca dao đối với thơ Hồ Xuân Hơng A.Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Có thể nói, Hồ Xuân Hơng là một hiện tợng độc đáo trong nền văn học Việt Nam. Xung quanh vấn đề về Hồ Xuân Hơng còn có nhiều thắc mắc cha đợc rõ ràng: ngay cả Hồ Xuân Hơng có thực hay không và bà là ai ? Phần bia mộ bà giờ ở đâu ? Cũng đang tốn bao giấy mực tìm câu trả lời. Đặc biệt là những sáng tác của Hồ Xuân H- ơng đang có nhièu vấn đề đợc đặt ra: dâm hay tục ? Thơ Hồ Xuân Hơng là thi trung hữu quỹ hay là nhà thơ cách mạng, rồi việc xác định những sáng tác nào là của Hồ Xuân Hơng, những sáng tác nào là của các nhà thơ cùng thời với bà cũng cha đợc rõ ràng. Từ đầu thế kỷ XX thơ Hồ Xuân Hơng đã trở thành đối tợng nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nớc. Trong các công trình nghiên cứu khoa học, d- ới các hình thức: giáo trình Đại học và Cao đẳng, các chuyên luận khoa học, các bài viết trên một số sách của các nhà xuất bản Giáo dục, các tạp chí, khoá luận . Các nhà nghiên cứu đã khám phá đợc nhiều khía cạnh độc đáo và mới lạ trên phơng diện nội dung cũng nh hình thức nghệ thuật về thơ Nôm của Hồ Xuân Hơng. Đó là các vấn đề: dâm và tục, vấn đề nữ quyền, vấn đề phản phong, vấn đề trữ tình và trào phúng . Trong quá trình nghiên cứu, các tác giả ít nhiều đã khẳng định tính dân tộc trong thơ của bà chúa thơ Nôm. Với việc sử dụng hình tợng nghệ thuật là những sự vật, đồ vật trong cuộc sống, với ngôn ngữ mộc mạc, dễ hiểu, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động và qua đó khẳng định ít nhiều sự ảnh hởng của văn học dân gian đối với thơ Nôm của Hồ Xuân Hơng. Chẳng hạn: Các tác giả đã chú ý đến sự vận dụng yếu tố thành ngữ, tục ngữ trong thơ Hồ Xuân Hơng. Còn vấn đề về sự ảnh hởng của ca dao đối với những sáng tác của bà còn ít đợc đề cập, có chăng chỉ là điểm sơ qua chứ không tìm hiểu một cách kỹ càng, có hệ thống luận điểm, luận cứ và cha thực sự có một công trình hoàn chỉnh. Mặt khác, khi khẳng định sự ảnh hởng của văn học dân gian mà đặc biệt là ca dao đối với thơ Hồ Xuân Hơng lại nảy sinh những ý kiến nghi ngờ một số bài thơ của Hồ Xuân Hơng là những sáng tác dân gian. Chính vì vậy, khi lựa chọn đề tài này chúng tôi cố gắng làm sao tìm hiểu một cách có hệ thống, rõ ràng những ảnh h- ởng của ca dao đối với thơ Hồ Xuân Hơng, khẳng định sự ảnh hởng đó là trên tất cả 2 Luận văn Tốt nghiệp ảnh hởng của ca dao đối với thơ Hồ Xuân Hơng các phơng diện. Đồng thời khẳng định những sáng tác của Hồ Xuân Hơng là độc đáo và mới lạ. Bởi vì, mặc dù chịu ảnh hởng cả ca dao, Xuân Hơng đã tiếp thu ca dao nhng không lặp lại ca dao, cái bà tiếp thu là những cái tinh hoa, cái hay, cái đẹp, để từ đó mà có những cách tân mới lạ và độc đáo, khẳng định đợc cái riêng trong sáng tác của mình. Đi sâu tìm hiểu đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu đầy đủ hơn về giá trị đích thực tỏng sáng tác của Hồ Xuân Hơng và khẳng định đóng góp to lớn của bà tỏng kho tàng thơ ca truyền thống của dân tộc, đồng thời giúp chúng ta giảng dạy tốt một mảng thơ của Hồ Xuân Hơng tỏng nhà trờng hiện nay. Với tất cả những điều đã trình bày ở trên, chúng tôi tin tởng đề tài này vẫn mang tính chất mới mẽ và thực sự hấp dẫn. 2. Lịch sử vấn đề Hồ Xuân Hơng xuất hiện trên thi đàng văn học Việt Nam với một phong cách riêng và độc đáo. Những năm cuối thập niên 50, đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, giới nghiên cứu rộn lên với đề tài Hồ Xuân Hơng. Nhng do những mục đích khác nhau, đối tợng khám phá và hớng tiếp cận không giống nhau, nên mỗi tác giả có cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau dới đây chúng tôi xin giới thiệu một số bài viết có liên quan hay đề cập đến thơ Nôm của Hồ Xuân Hơng với văn học dân gian. 2.1. Bài viết của tác giả Nguyễn Hồng Phong (theo Lịch sử Văn học Việt Nam sơ giản, NXB Khoa học, H. 1963). ở bài viết này tác giả đã đề cập đến mối quan hệ giữa văn học dân gian đối với thơ Nôm Đờng luật của Hồ Xuân Hơng. Từ đó khẳng định Hồ Xuân Hơng là nữ sĩ bình dân - có đợc điều đó là do Xuân Hơng tiếp thu đợc những tinh hoa của nền văn học dân gian. Tác giả viết: Trớc hết sự thành công của Hồ Xuân Hơng tỏng nghệ thuật là do nơi bà hấp thụ và phát huy đợc vốn văn nghệ dân gian phong phú. Những gì là thành công là thành công, những gì là tinh tuý, là tuyệt diệu của nghệ thuật thơ Xuân Hơng đều có liên quan đến tinh hoa của nền văn nghệ dân gian mà thi sĩ đã rất thấm nhuần. Chẳng hạn, hai câu tục ngữ: Đứt đuôi con nòng nọc và Lăn lóc nh cóc bôi vôi Xuân Hơng đã đôit thành: Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Nghìn vàng khôn chuộc dẫu bôi vôi. 3 Luận văn Tốt nghiệp ảnh hởng của ca dao đối với thơ Hồ Xuân Hơng Cuối cùng tác giả khẳng định: Thành công của Xuân Hơng trong nghệ thuật cũng nh trờng hợp của Nguyễn Du sau này, chứng tỏ các thiên tài lớn trớc hết là những ngời biết tiếp thu tinh tuý vốn văn hoá dân gian, biết học tập và vận dụng đợc ngôn ngữ của nhân dân. ở bài viết này, tác giả Nguyễn Hồng Phong đã nói một cách khái quát về nội dung và nghệ thuật trong thơ Nôm Đờng luật của Hồ Xuân Hơng. Trên phơng diện nội dung, tác giả đã chứng minh và khẳng định thơ Xuân Hơng là thơ của ngời phụ nữ bị áp bức. Trên phơng diện nghệ thuật, tác giả đã chú ý nhiều đến ảnh hởng của văn học dân gian đối với th Nôm Đờng luật của Hồ Xuân Hơng nhng cha đi cụ thể vào vấn đề nào: ca dao, tục ngữ hay thành ngữ mà nghiên cứu một cách chung nhất. 2.2. Bài viết của tác giả Nguyễn Đăng Na (Tạp chí Văn học số 2, 1991) Trong bài viết thơ Hồ Xuân Hơng với văn học dân gian tác giả đã tìm hiểu mối quan hệ giữa thơ Hồ Xuân Hơng với văn học dân gian một cách khá bao quát và toàn diện. Tác giả đặc biệt chú ý mối quan hệ trên hai phơng diện: Hồ Xuân H- ơng nghĩ cái nghĩ dân gian và cảm cái cảm dân gian. ở phơng diện thứ nhất: Hồ Xuân Hơng nghĩ cái nghĩ dân gian, tác giả nhận thấy sự ảnh hởng trên ba hệ thống đề tài: về loại ngời có học, về nhà chùa và về phụ nữ. ở phơng diện thứ hai: Hồ Xuân Hơng cảm cái cảm dân gian, tác giả khẳng định Hồ Xuân Hơng rất dân gian nhng cũng rất Xuân Hơng - có nghĩa là tác giả thừa nhận sự ảnh hởng nhất định của văn học dân gian đối với thơ Nôm Hồ Xuân Hơng. Hồ Xuân Hơng có vận dụng các thể loại của văn học dân gian trong sáng tác của mình nhng bà tiếp thu những cái hay, cái đẹp, cái tinh hoa của nền văn học dân gian, còn chỗ nào cha đúng thì bà uốn nắn, sửa chữa lại. Trên cơ sở đó, Hồ Xuân Hơng có những cách tân độc đáo và mới mẻ, bà ảnh hởng của văn học dân gian nhng không lặp lại nó, không đi trên lối mòn đó mà vẫn khẳng định đợc cái riêng trong sáng tác của mình. Tác giả dẫn chứng: chẳng hạn trong cao dao khi nói về mình ngời phụ nữ th- ờng xng ở địa vị thấp hơn so với ngời đàn ông: em, thiếp . Hồ Xuân Hơng là ng- ời đầu tiên làm cuộc cách mạng trong quạn niệm này. Những kẻ bất tài, thiếu t cách, dù là tu mi na tử mặc, đối với Hồ Xuân Hơng chúng chỉ là lũ ngẩn ngơ, đàn thằng ngọng, phờng lòi choi. Bà khẳng định vị trí và tài năng của ngời phụ nữ: 4 Luận văn Tốt nghiệp ảnh hởng của ca dao đối với thơ Hồ Xuân Hơng Ví đây đổi phận làm trai đợc Thì sự anh hùng há bấy nhiêu (Đề đền Sầm Nghi Đống) ở bài viết này, tác giả đã chỉ ra đợc một cách khá đầy đủ, toàn diện về mối quan hệ giữa văn học dân gian với thơ Nôm Hồ Xuân Hơng trên cơ sở khoa học. Nhng mang tính chất khái quát, chung chung. 2.3. ở cuốn giáo trình văn học Việt Nam nửa cuối thê kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX tác giả Nguyễn Lộc cũng đã đề cập đến phong cách nghệ thuật độc đáo của Hồ Xuân Hơng trong việc tiếp thu và sáng tạo các thể loại văn học dân gian. Tác giả khẳng định: có thể nói ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hơng là ngôn ngữ thuần tuý Việt Nam. Xuân Hơng có tài khai thác vốn ngôn ngữ súc tích, cô đọng của ca dao, tục ngữ. Tác giả thừa nhận sự vận dụng các thể loại văn học dân gian trong thơ Hồ Xuân Hơng nhng đồng thời khẳng định: Xuân Hơng không tiếp thu văn học dân gian một cách thụ động mà những yếu tố văn học dân gian đợc Xuân Hơng vận dụng một cách sáng tạo, đúng chỗ, làm cho câu thơ tự nhiên. Chẳng hạn, ca dao viết: Không chồng mà chửa mới ngoan Có chồng mà chửa thế gian sự thờng Xuân Hơng viết một câu thật rắn rỏi: Không có, nhng mà có mới là ở bài viết này, tác giả Nguyễn Lộc chú ý nhiều đến việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ, câu đố dân gian vào trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng. Tác giả viết: Xuân Hơng có tài khai thác, phát triển nội dung thành ngữ, tục ngữ làm cho nó có sức tác động mạnh. Ví nh thành ngữ: cố đấm ăn xôi và làm mớn không công đã đợc Xuân Hơng nhấn mạnh nh xoáy sâu vào bi kịch của ngời đàn bà làm lẽ: Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm Cầm bằng làm mớn, mớn không công. 2.4. ở một bài viết khác: Thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt đối với thơ Nôm Đờng luật Hồ Xuân Hơng - Tác giả Trơng Xuân Tiếu (Tạp chí văn hoá dân gian số 1, 1999). 5 Luận văn Tốt nghiệp ảnh hởng của ca dao đối với thơ Hồ Xuân Hơng Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu sự vận dụng một cách đặc sắc, độc đáo các thành ngữ, tục ngữ của văn học dân gian vào trong thơ Nôm Đờng luật của Hồ Xuân Hơng. Tác giả viết: Với thành ngữ tiếng Việt thì trong một số trờng hợp Hồ Xuân Hơng đã tiếp thu nguyên vẹn và sử dụng trọn vẹn bằng cách đặt nó vào vị trí một trong hai vế của câu bảy chữ: bảy nổi ba chìm trong câu thơ bảy nổi ba chìm với nớc non(Bánh trôi nớc), bạc nh vôi trong câu đừng xanh nh lá bạc nh vôi(Mời trầu), năm thì mời hoạ trong câu năm thì mời hoạ hay chăng chớ(Làm lẽ) . Điều khá phổ biến trong quá trình tiếp thu và vận dụng thành ngữ vào sáng tạo nghệ thuật của Hồ Xuân Hơng là có rất nhiều thành ngữ tiếng Việt đã đợc nhà thơ bẻ vụn đan cài vào trong hệ thống ngôn ngữ tác phẩm. Có rất nhiều bài thơ chỉ sử dụng một phần thành ngữ: đỏ lòng xanh vỏ và đỏ nh son trong bài thơ Bánh trôi nớc, phải duyên phải kiếp và xanh nh tàu lá trong bài Mời trầu, đứt đuôi con nòng nọc trong bài Khóc Tổng Cóc . Còn đối với tục ngữ tiếng Việt Hồ Xuân Hơng đã tiếp thu và vận dụng vào trong hệ thống cấu trúc ngôn ngữ của những bài thơ Nôm Đờng luật viết về đề tài nhân sinh và xã hội là chủ yếu. Con Vua Vua dấu, con Chúa Chúa yêu với câu thơ Chúa dấu, Vua yêu một cái này (Vịnh quạt I). Hang hùm ai dám mó tay với câu thơ Chốn ấy hang hùm chớ mó tay (Trách Chiêu Hổ) . 2.5. Công trình nghiên cứu gần đây nhất là khoá luận năm 2000 của sinh viên Hoàng Thị Khánh Hoà với đề tài: Mối tơng quan nghệ thuật giữa thơ Nôm Đờng luật của Hồ Xuân Hơng với ca dao ngời Việt. Nh vậy, nghiên cứu sự ảnh hởng của ca dao đối với thơ Nôm Hồ Xuân Hơng cha có tác giả nào đặt ra một cách cụ thể, đầy đủ và cha có một công trình chuyên biệt. Trên cơ sở tiếp thu những kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu của những ngời đi trớc. Khoá luận này, chúng tôi sẽ cố gắng trình bày một cách cụ thể, đầy đủ và có hệ thống về sự ảnh hởng của ca dao đối với những sáng tác của Xuân Hơng, đồng thời chỉ ra đợc sự vận dụng sáng tạo và độc đáo của Xuân Hơng trong việc sử dụng các yếu tố cac dao, khẳng định những sáng tác của Hồ Xuân Hơng có sự kế thừa, 6 Luận văn Tốt nghiệp ảnh hởng của ca dao đối với thơ Hồ Xuân Hơng tiếp thu vốn văn hoá dân gian nhng đồng thời cũng là những sáng tác rất riêng, rất độc đáo và rất Xuân Hơng. 3. Phơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phơng pháp so sánh - đối chiếu, để ta thấy đợc sự tơng đồng và sự vận dụng sáng tạo, có những cách tân mới lạ hơn của thơ Nôm Hồ Xuân Hơng so với ca dao về các giá trị nội dung cũng nh hình thức nghệ thuật. Bên cạnh đó chúng tôi còn cử dụng phơng pháp phân tích - tổng hợp nhằm khái quát hoá, cụ thể hoá từng vấn đề, đa ra những nhận xét, đánh giá xác thực, có cơ sở khoa học đúng đắn của nó để khẳng định sự ảnh hởng của ca dao đối với thơ Hồ Xuân Hơng là trên tất cả các phơng diện. Mặt khác, đây là một vấn đề thời quá khứ nên chúng tôi còn sử dụng quan điểm lịch sử để nghiên cứu. 4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu Về những sáng tác của Hồ Xuân Hơng, đến nay còn có những bài thơ khó minh định, cha đi đến thống nhất là của Hồ Xuân Hơng hay là của một tác giả nào đó cùng thời với bà. Do đó, trong quá trình thực hiện đề tài này chúng tôi chủ yếu tìm hiểu 50 bài thơ khá phổ biến của Hồ Xuân Hơng do GS Nguyễn Lộc tuyển chọn và giới thiệu của NXB Văn học, 1984. Về phạm vi nghiên cứu: Gần đây các nhà nghiên cứu phát hiện ra một số bài thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hơng trích trong tập Lu hơng ký và do không hiểu nhiều về ca dao của các dân tộc khác. Vì vậy, ở khoá luận này chúng tôi đi vào tìm hiểu ảnh hởng của ca dao ngời Việt đối với thơ Nôm Hồ Xuân Hơng. 7 Luận văn Tốt nghiệp ảnh hởng của ca dao đối với thơ Hồ Xuân Hơng A.Phần nội dung Chơng I. ảnh hởng của ca dao đối với thơ Nôm Đờng luật Trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ Nôm Đờng luật có vị trí quan trọng bởi những đóng góp củađối với sự phát triển văn học dân tộc về cả hai phơng diện: thực tiễn sáng tác và ý nghĩa lý luận. Thơ Nôm Đờng luật là một hiện tợng vừa tiêu biểu vừa độc đáo. Tiêu biểu ở chỗ nó phản ánh điều kiện, bản chất, quy luật của quá trình giao lu tiếp nhận văn học. Độc đáo bởi thơ Nôm Đờng luật tuy mô phỏng thể loại ngoại lai nhng nó lại có vị trí đáng kể bên cạnh các thể thơ dân tộc. Có đợc vị trí đó bởi thơ Nôm Đờng luật tiếp thu những tinh hoa của nề văn học dân tộc. Dới đây, chúng tôi sẽ trình bày một cách tóm lợc nhất sự ảnh hởng của ca dao đối với thơ Nôm Đờng luật. 1. ảnh hởng trên phơng diện nội dung 1.1. ảnh hởng trên hệ thống đề tài, chủ đề viết về thiên nhiên. Thiên nhiên là nguồn đề tài phong phú và vô tận đối với các thi nhân xa và nay. Có thể nói đề tài, chủ đề về thiên nhiên là hệ thống đề tài chủ đề quen thuộc, xuyên suốt và chiếm vị trí đáng kể trong dòng thơ Nôm Đờng luật. Trớc hết chúng ta cần phân biệt đề tài và chủ đề: Đề tài là phạm vi nội dung nghiên cứu hoặc miêu tả trong tác phẩm (1) . Còn chủ đề là vấn đề chủ yếu đợc quán triệt trong nội dung một tác phẩm nghệ thuật, theo một khuynh hớng t tởng nhất định (2) . Cho nên, phạm vi phản ánh của tác phẩm là thiên nhiên nhng vấn đề chủ yếu, trung tâm đợc các nhà văn nêu lên lại hoàn toàn khác. Những bài thơ có đề tài thiên nhiên có thể mang nhiều chủ đề: cuộc sống thanh cao, đạm bạc, phủ nhận danh lợi, tình yêu đôi lứa . Nổi lên trong đề tài chủ đề này là hai tác giả Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Có thể nói, ở Nguyễn Trãi lòng yêu thiên nhiên tạo vật là kích thớc để đo một tâm hồn (3) . Những bức tranh thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi phong phú và nhiều đến mức phòng tranh thiên nhiên không đủ chỗ trng bày và nhà thơ phải treo sang cả phòng tranh giành cho đề tài khác. Nguyến Bỉnh Khiêm cũng phần nào nh vậy. Trạng Trình không đành cho thơ bài nào hoàn chỉnh viết về đề tài thiên nhiên, nhng nguồn cảm xúc của thi sỉ vẫn chảy tràn giữa thiên nhiên, tạo vật. Đến mức khi 8 Luận văn Tốt nghiệp ảnh hởng của ca dao đối với thơ Hồ Xuân Hơng muốn phủ nhận danh lợi ông cũng phủ nhận bẳng thiên nhiên, muốn ca ngợi thú nhàn tản, ẩn dật ông cũng ca ngợi bằng thiên nhiên. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạn tắm ao Rợu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. (Thơ Nôm bài 74) Hay bà huyện Thanh Quan viết về cảnh Đèo Ngang với một không gian rộng lớn trời, non, nớc, nét bút của bà đã vẽ lên một bức tranh thuỷ mạc thật đẹp: Bớc tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa Lom khom dới núi Tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà (Qua Đèo Ngang) Nguyễn Trãi đã phát hiện ra vẽ đẹp trong những vật bình thờng, đơn sơ, mộc mạc: Một cày một cuốc thú nhà quê áng trúc lan xen vãi đậu kê Khách đến chim mừng hoa xẩy động Chè tiên, nớc kín, nguyệt đeo về (Quốc âm thi tập - Thuật hứng - Bài 25) Hay trong thơ Nguyễn Khuyến, bức tranh thiên nhiên là cảnh thật chân quê, mộc mạc: Trâu già gốc bụi thì phơi nắng Chó bỏ bên ao cắn bóng ngời. Viết về đề tài, chủ đề thiên nhiên, quan niệm thẩm mỹ của các tác giả thơ Nôm Đờng luật rất gần gũi với quan niện thẩm mỹ của ngời bình dân trong thơ ca dân gian. Dới đây, chúng tôi sẽ đa ra một số dẫn chứng để thấy đợc ảnh hởng phần nào của ca dao đối với thơ Nôm Đờng luật. Thiên nhiên là nguồn đề tài vô tận đối với những sáng tác dân gian. Các tác giả dân gian thể hiện lòng yêu quê hơng, đất nớc của mình qua những bức tranh thiên nhiên của từng miền quê: Đờng vô xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh nớc biếc nh tranh hoạ đồ. 9 Luận văn Tốt nghiệp ảnh hởng của ca dao đối với thơ Hồ Xuân Hơng (Ca dao) Viết về đèo Hải Vân: Hòn Vân bát ngát nghìn trùng, Hòn Hồng ở đấy là trong vịnh Hàn (Ca dao) Rồi trở về với Thăng Long, thủ đô Hà Nội ngày nay, với cảnh đẹp của Hồ Tây: Gió đa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xơng. Tuyệt mù khói toả ngàn sơng, Nhịp chày Yên Thái, mặt gơng Tây Hồ (Ca dao) Hay ngợi ca cảnh núi rừng hùng vĩ của Điện Biên, ca dao có câu: Đờng lên Mờng Lễ bao xa ? Trăm bảy mơi thớc, trăm ba mơi ghềnh. Ca daothơ Nôm Đờng luật cùng viết về thiên nhiên, nhng nếu tác giả dân gian lấy thiên nhiên để tỏ lòng yêu quê hơng, xứ sở của mình thì các tác giả thơ Nôm Đờng luật còn lấy thiên nhiên để thể hiện tâm t, thái độ của mình trớc cuộc sống. Đó cũng chính là cái mới, cái sáng tạo của thơ Nôm Đờng luật khi viết về đề tài quen thuộc. 1.2. Sự ảnh hởng trên phơng diện đề tài, chủ đề phản ánh cuộc sống, con ngời. Đề tài, chủ đề cuộc sống xã hội, đất nớc, con ngời thể hiện sự chiếm lĩnh nghệ thuật của thơ Nôm Đờng luật đối với hiện thực khách quan. Có thể nói, đề tài, chủ đề này trong thơ Nôm Đờng luật thật sự có vị trí bắt đầu từ Hồng Đức quốc âm thi tập qua Bạch Vân quốc ngữ thi tập đến thơ Hồ Xuân Hơng, Nguyễn Công Trứ, càng về sau đề tài chủ đề này càng đóng vai trò quan trọng. Hiện thực xã hội trong Hồng Đức quốc thi tập phong phú và đa dạng. Tác phẩm đề cập đến nhiều mặt của đời sống xã hội, chủ yếu là cuộc sống nông thôn, nh cảnh sinh hoạt: Tấp tễnh trời vừa mọc đẩu tinh, Ban khi trống một mới thu canh. Đầu nhà khỏi tỏ lồng sơng bạc, Sờn núi chim gù ẩn lá xanh. Tuần điến kìa ai khua mõ cá, 10 Luận văn Tốt nghiệp ảnh hởng của ca dao đối với thơ Hồ Xuân Hơng Dâng hơng nọ kẻ nện chày kình (Vịnh ngũ canh thi - Nhất canh). Ca dao cũng nói về những cảnh sinh hoạt hàng ngày trong cuộc sống thông qua lời yêu của nam, nữ thanh niên: Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống, nhớ dầm tơng. Nhớ ai dãi nắng dầm sơng, Nhớ ai tát nớc bên đờng hôm nao. (Ca dao) Ca dao còn hát những câu rất tình tứ của nam, nữ trong công việc hàng ngày: - Hỡi cô tát nớc bên đàng, Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi. - Nớc trăng vốn bạn tơng tri Trăng lên theo nớc, nớc thì theo trăng. (Ca dao) Thơ Nôm Đờng luật cũng viết về những cảnh túm năm tụm ba của trai, gái trong lúc rãnh rang sau giờ phút lao động mệt nhọc: Đêm rợu, ngày rồi họp bốn ngời, Cũng bày sở thú bảo nhau chơi. Con trâu tớ béo, cơm ngơi trắng, Đon củi ngơi nhiều, tớ tơi. Gặp thuở thái bình ngời mến tớ, Chứa lòng u ái tớ cùng ngơi. (Cắp) cầm, con Tuyết tình cờ đến, Bỏ nón, lùi chân khặc khặc cời (Tứ thú tơng thoại) Hoặc cảnh lao động với những công việc đồng áng sông nớc: Ngời hái củi: Có thuở xa trông vầng áo xế Dé chân nheo nhéo đứng đầu mom Ngời kiếm cá: Manh áo quang, mang lụp xụp, Quai chèo xách, đứng lom khom. Ngời chăn trâu: 11

Ngày đăng: 18/12/2013, 10:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w