Phần kết luận

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của ca dao đối với thơ hồ xuân hương (Trang 67 - 68)

Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết là mối quan hệ có tính chất quy luật, mối quan hệ này luôn luôn có sự tác động tơng hỗ với nhau, xuyên thấm lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Giáo s Đinh Gia Khánh viết: “ở nớc ta khi nói đến văn học ngày xa thì trớc hết phải nói đến văn học dân gian, rất hay, rất đẹp về chất và giàu về số lợng. Nhng dòng văn học dân gian Việt Nam có vị trí lớn trong văn học dân tộc không phải chỉ vì bản thân nó có giá trị cao. Vị trí ấy lại còn quan trọng ở chỗ dòng văn học ấy có ảnh hởng lớn đối với dòng văn học viết. Văn học dân gian xét cho kỹ đã có vai trò hàng đàu trong toàn bộ quá trình văn học dân tộc.”(1)

Thật đúng vậy, nhìn lại văn học viết của dân tộc, ta thấy rõ sự kế thừa những tinh hoa của nề văn học trớc. Những tác giả lớn nh Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông trong sáng tác của mình cũng đã vận dụng rất nhiều yếu tố của văn học dân gian để tạo nên các giá trị nghệ thuật đăc sắc. Đến Hồ Xuân Hơng, những sáng tác của bà cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thơ Hồ Xuân Hơng chịu ảnh hởng của văn học dân gian mà cụ thể ở đây là ca dao rất rõ, đợc biểu hiện rất phong phú trên nhiều phơng diện nghệ thuật: từ để tài, chủ đề, hình tợng nghệ thuật, ngôn ngữ, đến cả phơng thức và phơng tiện biểu hiện. ảnh hởng của ca dao nh- ng Xuân Hơng không lặp lại ca dao - điều đó không làm cho ngòi bút của Xuân Hơng bị trói buộc, gợng ép mà ngợc lại nó góp phần làm phong phú, đa dạng các yếu tố nghệ thuật hết sức độc đáo, mới lạ và đặc sắc của Xuân Hơng.

Những sáng tác của Hồ Xuân Hơng mang âm hởng ca dao rất rõ, đó chính là chất trữ tình đằm thắm đối với con ngời, đối với thiên nhiên và chất trào phúng, đả kích, phê phán châm biếm sâu cay đối với tầng lớp trí thức phong kiến đơng thời. Và việc lựa chọn phơng thức và phơng tiện biểu hiện giống ca dao đã thể hiện một sự am hiểu sâu sắc, tờng tận của Xuân Hơng đối với một nền văn học dân tộc, đồng thời nó còn thể hiện một cây bút rất điêu luyện và đầy sáng tạo trong việc tiếp nhận những yếu tố nghệ thuật đã có.

Nếu nh so sánh với các tác giả khác nh: Nguyễn Khuyến, Tú Xơng... đã vận dụng ngôn ngữ và nghệ thuật u tú của văn học dân gian cũng rất thành công thì sự thành công của Xuân Hơng ở đây không chỉ là ở số lợng hay chất lợng mà

Xuân Hơng đã thành công ở cả hai bình diện đó - đó là mạnh về số lợng, sâu và hay về chất lợng.

Chúng tôi xin mợnn lời của Ka li nin để cất lại vấn đề: “Những tác phẩm u tú của các nhà thơ vĩ đại ở tất cả các nớc đều bắt nguồn từ kho tàng quý báu của các sáng tác tập thể trong dân gian. Học tập và kế thừa truyền thống văn học dân gian là một điều tối cần thiết và là lẽ sống của văn học dân tộc. Bởi vì không còn nghi ngờ gì nữa, nền văn học dân gian tức là những gì nhân dân để lại, truyền tụ hàng bao thế kỷ, là hình thức cao nhất, hay nhất và thiên tài nhât.”(1) Sự thành công của Hồ Xuân Hơng trong nghệ thuật chứng tỏ tác giả là một thiên tài văn học trớc hết là ở chỗ tác giả biết tiếp thu tinh tuý vốn văn hoá dân gian, biết học tập và vận dụng ngôn ngữ nhân dân vào sáng tác nghệ thuật.

(1). Ka li nin - các bài báo cáo và diễn văn từ Đại hội VII đến Đại hội VIII của Xô Viết toàn Liên bang, NXB Đảng, 1939.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của ca dao đối với thơ hồ xuân hương (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w