Nói đến thơ thiếu nhi không thể không nói đến thơ của nhà thơ tí hon Trần Đăng Khoa, người nổi lên như một thần đồng thơ của những năm thập kỷ 60
Trang 1Tiểu luận: Ảnh hưởng của thi pháp đồng dao trong thơ trần Đăng Khoa tuổi ấu thơ.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ THI PHÁP ĐỒNG DAO ĐỐI VỚI THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA TUỔI ẤU THƠ
A PHẦN MỞ ĐẦU:
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nói đến thơ thiếu nhi không thể không nói đến thơ của nhà thơ tí hon Trần
Đăng Khoa, người nổi lên như một thần đồng thơ của những năm thập kỷ 60.Nhà văn Đình Kính đã nhận xét về thơ Trần Đăng Khoa: “Thơ Trần Đăng Khoakhông là loại cô-nhắc pha nhiều hợp chất nhằm đánh lừa dân nghiền, đến nỗithoảng ngửi hơi đã thèm, cuống quýt muốn uống ngay Thơ Trần Đăng Khoahấp dẫn như loại vang nho, nhẹ, không gây xốc, không làm chúng ta khùngnhưng uống rồi sẽ ngấm, sẽ say lâu và khó bỏ ”.Trần Đăng Khoa bắt đầu làm
thơ lúc 8 tuổi, lúc Trần Đăng Khoa 10 tuổi thì tập thơ đầu tay Góc sân và
khoảng trời được in lần đầu gồm 52 bài với số lượng 10.000 cuốn; năm 1973, Góc sân và Khoảng trời được bổ sung thành 66 bài, in với số lượng lên tới
50.000 bản Thế là từ đấy, tập thơ này mỗi năm đều được bổ sung thêm và in lạinhiều lần ở nhiều nhà xuất bản khác nhau Cho đến lần in năm 2002 là lần thứ
50, một con số có lẽ là kỷ lục cho những cuốn sách được tái bản nhiều lần ở
nước ta Năm 2002, Góc sân và khoảng trời là một trong ba tập thơ của Trần
Đăng Khoa được trao giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
Là một nhà thơ nhỏ tuổi, nhưng Trần Đăng Khoa đã biết chắt lọc cái hay,
cái tinh hoa của tác giả khác; đặc biệt là em biết khai thác cái tinh túy của đồng dao để đưa vào thơ một cách đầy sáng tạo Thi pháp đồng dao được thể
hiện trong thơ Trần Đăng Khoa như thế nào mà có thể lay động hàng triệu triệutâm hồn trẻ em? Đây quả thực là một đề tài hấp dẫn
Thơ trong Góc sân và Khoảng trời là thơ của tuổi thơ viết về tuổi thơ, vì thế
mà được nhiều tác giả SGK chọn đưa vào chương trình Tiểu học từ trước đếnnay Sách giáo khoa hiện hành cũng có một số lượng các bài rút trong tập này ví
dụ như: Kể cho em nghe; Trăng sáng sân nhà em; Vườn em; Nghe thầy đọc thơ;
Khi mẹ vắng nhà; Ò ó o ; Cây dừa; Trăng ơi từ đâu đến?; Hạt gạo làng ta;
Mẹ ốm;
Trong thực tế dạy học, nhiều giáo viên gần như không quan tâm yếu tố thipháp nào đã làm nên hồn thơ Trần Đăng Khoa? Trần Đăng Khoa đã sử dụngnhững chất liệu đồng dao nào? Cái chất dân gian nào đã làm nên những tứ thơrất riêng ấy? Là một người giáo viên, chúng ta phải nắm chắc những điều đó để
có thể giúp học sinh cảm thụ thơ Trần Đăng Khoa một cách sâu sắc hơn, tinh tếhơn Và đó là con đường tốt nhất dẫn dắt trẻ thơ đi sâu tìm hiểu vườn hoa muônmàu của những sáng tác văn học
Học viên: Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học. 1
Trang 2Tiểu luận: Ảnh hưởng của thi pháp đồng dao trong thơ trần Đăng Khoa tuổi ấu thơ. Với những lý do trên, em đã chọn đề tài này để nghiên cứu, tìm hiểu.
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu ảnh hưởng của thi pháp đồng dao đối với thơ Trần Đăng
Khoa tuổi ấu thơ nhằm mục đích ứng dụng vào dạy học môn Tiếng Việt bậc
Tiểu học Cụ thể là giúp giáo viên có cách nhìn, cách cảm thụ sâu sắc về thơthiếu nhi nói chung, thơ Trần Đăng Khoa nói riêng Từ đó tìm ra con đườngtốt nhất, chính xác nhất và ngắn nhất để dẫn dắt trẻ thơ đi sâu tìm hiểu cáiđẹp, cái sáng tạo của những tác phẩm thơ thiếu nhi dựa trên nguồn cảm hứngcủa đồng dao, góp phần trau dồi tri thức về cuộc sống, bồi dưỡng tâm hồn,giáo dục tình cảm cao đẹp cho thiếu nhi
III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Thi pháp đồng dao trong thơ Trần Đăng Khoa
B NỘI DUNG:
I KHÁI NIỆM VỀ ĐỒNG DAO:
Đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng trẻ em Chúng bao gồm những bài hát dân gian thuộc một thể loại văn học dân gian nhất định
và trẻ em nhất thiết phải là chủ thể chủ yếu và đích thực của sự sáng tạo
và lĩnh xướng Đồng dao được hiểu theo phạm vi rộng, bao gồm nhiều thể
loại như: ca dao, câu đố, vè, hát ru Đồng dao ở đây là một thuật ngữ mangtính “chủng loại” Đối tượng của đồng dao là trẻ em, được trẻ em trực tiếp sửdụng.Dù là thể loại nào: ca dao, câu đố, vè hay hát ru mà dành cho trẻ em thìđều được gọi là đồng dao
Như vậy,đồng dao là một thể loại của văn học dân gian, đồng dao có thể
là những lời hát dân gian mộc mạc của trẻ con, có từ xa xưa và được truyềnmiệng từ thế hệ này sang thế hệ khác Đồng dao cũng có thể là những bài hát
ru của chị đưa nôi cho em những trưa hè nắng gắt, là những lời hát vần điệucủa đám trẻ chăn trâu cắt cỏ hay những câu vè của đám trẻ con chơi trò đánhđáo, đánh chuyền, dung dăng dung dẻ những đêm sáng trăng…
II MỐI QUAN HỆ GIỮA THI PHÁP ĐỒNG DAO VÀ THƠ THIẾU NHI:
1 Thi Pháp Là gì? Hệ thống những nguyên tắc, cách thức xây dựng hình
tượng, tổ chức tác phẩm, lựa chọn và sử dụng, tổ chức các phương tiện ngôn
ngữ để làm nên tác phẩm văn học – nghĩa là toàn bộ hình thức nghệ thuật được nhà văn sáng tạo nhằm thể hiện nội dung tác phẩm được gọi là thi pháp Thi pháp là tất cả những gì làm nên cái độc đáo, riêng biệt về phương
diện phẩm chất nghệ thuật của tác phẩm, tác giả
Đồng dao là một thể loại của văn học dân gian, vì vậy khi nghiên cứu thi
pháp đồng dao chúng ta phải tìm hiểu thi pháp văn học dân gian Theo ChuXuân Diên thì: “Thi pháp văn học dân gian là toàn bộ các đặc điểm về hìnhthức nghệ thuật, về phương thức và thủ pháp miêu tả, biểu hiện, về cách cấu
Học viên: Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học. 2
Trang 3Tiểu luận: Ảnh hưởng của thi pháp đồng dao trong thơ trần Đăng Khoa tuổi ấu thơ.tạo đề tài, cốt truyện và phương pháp xây dựng hình tượng con người Việcnghiên cứu thi pháp văn học dân gian bao gồm từ việc khảo sát những yếu tốriêng lẻ như phép so sánh thơ ca, các biểu tượng và luật thơ, các mô típ vàcấu tạo cốt truyện, cách mô tả diện mạo bên ngoài và tâm lý bên trong củanhân vật đến việc khảo sát những đặc điểm thi pháp chung của từng thể loại
và những đặc điểm dân tộc của thi pháp văn học dân gian nói chung Nghiêncứu văn học dân gian còn bao gồm cả việc khảo sát những đặc điểm phongcách cá nhân của người sáng tạo và diễn xướng trong mối quan hệ với nhữngđặc điểm thi pháp truyền thống
Mặt khác nói đến thi pháp văn học dân gian là nói đến thi pháp của cácthể loại văn học dân gian Những gì tạo nên đặc trưng nghệ thuật của văn họcdân gian một mặt là chung cho tất cả những tác phẩm thuộc cùng một thểloại, một mặt là chỉ riêng cho thể loại này khi so sánh với thể loại khác.Điều
này có liên quan đến thi pháp đồng dao Yếu tố thi pháp đặc trưng của đồng dao là kết cấu, thể thơ và ngôn ngữ.
2 Thi pháp đồng dao và những hình thức biểu hiện trong thơ thiếu nhi.
* Thể thơ, vần và nhịp:
- Thể thơ 4 chữ: Đặc trưng của đồng dao là thể thơ 4 chữ, nó chiếm một
số lượng khá lớn (252/567 bài) Đây là thể thơ hầu như duy nhất chỉ tồn tại ởđồng dao Vần được gieo tương đối linh hoạt: Giữa câu (vần lưng), cuối câu(vần chân), vần lưng xen vần chân Cách ngắt nhịp cuối dòng hoặc ngắt nhịptheo thể thơ 2/2, có bài được ngắt theo nhịp hành động
Thể hiện trong thơ thiếu nhi ở 2 dạng:
Dạng 1: Nhịp 2/2, vần lưng hoặc vần chân
Dạng 2:Nhịp 2/2, vần liền từng cặp là vần chân; bằng trắc luân phiênnhau
Thơ cho thiếu nhi giai đoạn đầu có hình thức tương tự đồng dao dạng 1,nhưng phổ biến nhất là dạng 2
- Thể thơ lục bát: Lục bát không phải là thể thơ đặc trưng của đồng dao,
tuy nhiên nó vẫn chiếm một số lượng tương đối lớn (240/567 bài).cách gieovần chủ yếu là chữ thứ 6 của câu lục bắt vần với chữ thứ 6 của câu bát, cònchữ thứ 8 của câu bát bắt vần với chữ thứ 6 của câu lục tiếp theo Ngoài ra cócách gieo không phổ biến là chữ thứ 6 câu lục bắt vần với chữ thứ 4 câu bát:
Vân Tiên cõng mẹ đi ra
Đụng phải cột nhà cõng mẹ đi vô
Vân Tiên cõng mẹ đi vô
Đụng phải cái bồ cõng mẹ đi ra
Cũng có trường hợp gieo theo vần trắc:
Kết cấu lặp đầu cuối
Học viên: Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học. 3
Trang 4Tiểu luận: Ảnh hưởng của thi pháp đồng dao trong thơ trần Đăng Khoa tuổi ấu thơ.
- Kết cấu hỏi đáp: Kết cấu này tồn tại không phổ biến trong đồng dao Lời
thoại ngắn gọn chặt chẽ, trong sáng, giàu hình tượng, làm phong phú thêmtâm hồn trẻ thơ
* Ngôn ngữ và một số hình ảnh nghệ thuật khác:
- Tính chất kể của ngôn ngữ thơ thiếu nhi:
Dạng 1: Kể với ý nghĩa kể vật, kể việc, liệt kê sự kiện, hành động màkhông có cốt truyện, nhân vật
Dạng 2: Thuật lại một câu chuyện có đầu, có cuối, có nội dung cốt truyện
- Hiện tượng mượn lời và cải lời:
+ Mượn lời: Sử dụng nguyên phần lời có sẵn hoặc lấy cảm hứng từ phần lờicủa một bài đồng dao trong quá trình sáng tạo thơ thiếu nhi
+ Cải lời: Trên cơ sở một bài đồng dao nguyên mẫu, tước bỏ phần lời, chỉ sử
dụng lại hình thức kết cấu của nó; hoặc sửa đổi một phần lời cho phù hợp vớiviệc diễn tả nội dung mới Thường là giữ nguyên câu mở đầu của bài đồngdao, phần còn lại thường là cải lời
- Một số hình ảnh nghệ thuật:
Hình ảnh con cò: Trong đồng dao, con cò là một hình ảnh đẹp đẽ và sinh
động, đáng yêu.Con cò đến với trẻ thơ qua lời ru của mẹ.Không chỉ có ýnghĩa về đời sống tinh thần, về tác động tâm lí thông qua lời ru mà nó đi vàothơ ca hiện đại của thiếu nhi với những bài học có tinh thần giáo dục cao:
Con cò trắng bạch như bông
Mỗi ngày nó đứng rỉa lông mấy lần
Rỉa xong lại xắn cao quần
Tìm nơi trong sạch rửa chân kĩ càng
Hình ảnh con cò không còn là hình ảnh thực nữa mà trở thành hình ảnh mang
ý nghĩa tượng trưng cho sự thanh cao, trong trắng, sự hi sinh
Hình ảnh con trâu, con nghé: Hình ảnh con trâu, con nghé luôn gắn với
công việc hàng ngày chăn trâu giữ nghé đã trở thành người bạn chí cốt gắn
bó với đời sống trẻ thơ.Các em gọi nghé, gọi trâu với những tình cảm thânthương, trìu mến Thường mở đầu bằng những câu gọi đáng yêu thân thương:
Nghé ọ nghé ơi
Nghé ăn rơm tươi
Nghé ăn cỏ tốt
Nghé ơi nghé à Mày đi theo ta Đừng theo kẻ trộm
Ngoài ra còn có những bài thúc dục, cổ vũ trâu bò hai bên đánh nhau ( Dụctrâu báng chắc) để vui chơi
Hình ảnh trăng sao: Chỉ riêng hình ảnh trăng sao mới thực sự là người
bạn của các em trong các cuộc vui chơi ca hát Trăng sao là những hiệntượng thiên nhiên của vũ trụ bí ẩn Nó xa vời và cách biệt với cuộc sống trầnthế của con người, thuộc về một thế giới khác- thế giới của huyền thoại Trăng, sao trong đồng dao được các em âu yếm gọi là “ông” nhưng tínhcách thì chẳng khác gì trẻ con:
Học viên: Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học. 4
Trang 5Tiểu luận: Ảnh hưởng của thi pháp đồng dao trong thơ trần Đăng Khoa tuổi ấu thơ.
Ông giẳng ông giăng
Học viên: Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học. 5
Trang 6Ông giằng búi tóc
Ông khóc ông cười
Ông lười đi trâu
Mẹ ông đánh đau
Ông ngồi ông khóc
Ông phóc xuông đây
Ông nắm lấy dây
Dung dăng dung dẻ.
( Lời đồng dao )
Ông sảo ông sao Bụng đói như cào Đòi ăn bánh đúc Cùi dừa bún ốc Đòi ổi đòi ngô Chẳng có ai cho Ông ngồi ông khóc ( Thơ thiếu nhi )
Trăng sao trong đồng dao đã trở thành những người bạn không thể thiếutrong các cuộc vui chơi ca hát của các em, có lẽ vì thế mà các bài đồng dao vềtrăng sao thường mở đầu bằng lời mời gọi trăng sao cùng xuống chơi:
Ông sảo ông sao
Xuống chơi với tôi
Ông trăng ơi
Mời ông xuống chơi
Phá cỗ
( Thơ thiếu nhi )
- Nhân cách hóa trong đồng dao – phương tiện tu từ ngữ nghĩa đặc sắc:
Nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ, lấy những từ ngữ biểu đạt thuộc tínhdấu hiệu con người, làm cho đồi tương miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn,đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ củamình
Ông sảo ông sao
Ông vào cửa sổ
Ông ở với tôi
Ông ngồi lên chiếu
Tôi biếu củ khoai
Ông nhai tóp tép
Ông ghép với rau
Ăn mau chóng lớn Ông ngồi dậy Ông về trời.
Nghé ơi nghé à Mày đi theo ta Đừng theo kẻ trộm
Trang 7Nó cắt mất rốn
Nó xẻo mất đuôi
Biêt lấy chi mà đuổi ruồi
Biết lấy chi mà đập bọ Nghé ơ nghé ọ
Trang 8
Nhân cách hóa trong đồng dao gắn liền với đặc trưng thể loại, trở thànhnguyên tắc sáng tạo đồng dao, phản ánh tư duy trẻ thơ Nhân hóa còn thựchiện chức năng diễn xướng:
Sên sển sền sên
Mày lên công chúa
Mày múa tao xem
Đến mai tao may áo đỏ quần đen cho mày
Nhân cách hóa là một biện pháp tu từ ngôn ngữ đặc sắc trong đồng daocũng như trong sáng tác thơ cho thiếu nhi
Nhìn chung các tác giả thơ thiếu nhi đều kế thừa cái hay cái đẹp của đồngdao để đưa vào thơ làm cho hồn thơ mang đậm chất dân gian Có hai xuhướng sáng tác:
- Xu hướng tiếp nhận phong cách dân gian nhưng sự đổi mới không cao, xuhướng này lệ thuộc quá nhiều vào đồng dao, nội dung chủ yếu là để giáodục tư tưởng đạo đức cho các em
- Xu hướng kết hợp hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại, kếthừa có chọn lọc trên cơ sở nâng cao tạo nên nhiều phong cách thơ độcđáo, Chuyển tải được những vấn đề của cuộc sống mới, thời đại mới đếnvới các em một cách hấp dẫn Trần Đăng Khoa đã tiếp nhận phong cách
đồng dao theo xu hướng này và đã làm nên một hồn thơ Trần Đăng Khoa.
III ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ THI PHÁP ĐỒNG DAO ĐỐI VỚI
THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA TUỔI ẤU THƠ
1. Vài nét về thi sĩ nhỏ tuổi với tập thơ Góc sân và khoảng trời:
Trần Đăng Khoa sinh tháng 4 năm 1957, tại xã Quốc Tuấn – huyện NamSách – tỉnh Hải Hưng Khoa bắt đầu làm thơ lúc lên tám tuổi Một hôm, khiđang ngồi đun bếp nấu cơm, Khoa nhìn thấy con bướm bay ngoài vườn, em
buột miệng đọc thành bài thơ Con bướm vàng, đó là bài thơ đầu tay của
Nó vỗ cánh Vút lên cao
Em nhìn theo
Từ đó Trần Đăng Khoa làm thơ và chép thành một tập, tự lấy tên là Từ
góc sân nhà em Sau này tập thơ được in với tên Góc sân và khoảng trời.
Cái thế giới đầu tiên trong thơ Trần Đăng Khoa là cái góc sân nhà mình ra
đó chạy chơi, từ đó mà khám phá rộng ra cả vườn, cả xóm, cả làng, cả nước:
Trang 9Góc sân nho nhỏ mới xây
Chiều chiều em đứng nơi này em trông
Thấy trời xanh biếc mênh mông
Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy
Sau khi thăm góc sân nhỏ này, Nhà thơ Xuân Diệu nói: Tôi đã đến thăm
cái sân ấy Nó nhỏ lắm Nhưng nó đã là cái thế giới đầu tiên của bé Khoa, từ lúc bé chập chững tập đi, cho tới lúc bé tám tuổi, làm những câu thơ đầu tiên Cái vũ trụ tí hon ấy quan trọng như lòng đỏ của quả trứng gà Tôi đã nhìn thấy, quanh sân, những “nhân vật” đã đi vào trong những bài thơ thứ nhất của bé Khoa; những nhân vật rất thông thường, nhưng đượm sắc thần tiên của hồn con trẻ, và đượm tình mến yêu của trái tim thơ ấu; đây “Ngọn mồng tơi - Nhảy múa”, xa hơn một chút, đây “Muôn nghìn cây mía - Múa gươm”, xa hơn chút nhữa, đây mấy cây bưởi vạn đời, mà lần đầu tiên mới có những con mắt thấy ra là “Hàng bưởi đu đưa - Bế lũ con - Đầu tròn trọc lóc”, đúng thế thật! Xa hơn chút nữa, kia là “Cây dừa - Sải tay - Bơi”, xa xa hơn, kia là “Bụi tre tần ngần - Gỡ tóc" Tại đây "Sấm ghé xuống sân - Khanh khách - Cười”; tại đây “Mưa chéo mặt sân - Sủi bọt”; cũng trên mảnh sân này “Cóc nhảy chồm chồm” sau khi trời đã mưa xuống rồi Sân này là sân khấu của bài "Mưa", bài thơ vào loại hay nhất của Khoa.
Vì thế mà khi đọc Góc sân và Khoảng trời, chúng ta thấy hiện lên cả
một thế giới con người và sự vật mà trong đó con người nào cũng đều để lạimột dấu ấn tốt đẹp trong con mắt của thi sĩ tí hon Trần Đăng Khoa; còn sựvật thì hầu như tất cả đều đã được nhân cách hóa, trở thành những bạn bèthân thiết, không thể xa rời Đó là con bướm vàng, cái sân, dòng sông KinhThầy, con chim, con gà, vườn cải, cây đa, con trâu, cây trầu và nhất là ánhtrăng của làng quê Đó là thế giới của một tuổi thơ làng quê
Trần Đăng Khoa đã đóng góp những bài thơ vào cuộc đời và đóng góp
cái thế giới tầm hồn trẻ con vào thơ “Thơ Khoa cất lên, cả thế giới đón lấy
thơ em - một hồn thơ sáng tươi, hồn nhiên, yêu đời Khoa có một hồn thơ sớm nhạy cảm Cao hơn cả nhạy cảm, Khoa còn có xúc cảm thơ, nghĩa là xúc cảm thành sáng tạo thơ, thành hình tượng thơ”(Xuân Diệu).
2 Thi pháp đồng dao trong thơ Trần Đăng Khoa:
2.1 Thể thơ, vần và nhịp:
Qua khảo sát 78 bài thơ trong tập Góc sân và khoảng trời có 33 bài viết ởthể lục bát, 20 bài là thể 5 chữ, 8 bài là thể 4 chữ, còn 17 bài là thể tự do vàcác thể thơ khác
Tám bài ở thể 4 chữ đều ngắt nhịp 2/2, đó là các bài: Tiếng võng kêu;
Thả diều; Đánh tam cúc; Kể cho bé nghe; Hạt gạo làng ta; Mặt bão.
Cách gieo vần cũng mang đậm chất đồng dao, bài gieo vần chân điển
hình nhất là bài Kể cho bé nghe:
Trang 10Hay hỏi đâu đâu
Là chiếc máy bơm
Dùng miệng nấu cơm
Là cua là cáy Chẳng vui cũng nhảy
Là chú cào cào Đêm ngồi đếm sao
Là ông cóc tía Ríu ran cành khế
Là cậu chích chòe Hay múa xập xòe
Trời đất đêm nay
Như chim mới hót
Như rượu mới cất
Như mật mới đông
( Hương đồng)
Nón che kín đầu
Cháu thành con ốc Khăn bay mái tóc
Cháu hóa bướm hồng Díp hoa quay tít
Cháu thành con ong Nằm giữa lòng ông
Cháu là hạt thóc
Chú khum bàn tay Miệng thay máy “Tạch!”
(chụp ảnh) Đặc biệt có một số bài không phân thành khổ thơ, đúng với nét đặc trưng
của đồng dao: Kể cho bé nghe; Hương đồng; mặt bão; Chụp ảnh
Còn 33 bài ở thể lục bát đều là lục bát chính thể: Số âm tiết của mỗi dòng khôngthay đổi, vị trí gieo vần cố định (âm tiết cuối của câu lục vần với âm tiết thứ 6của câu bát; âm tiết cuối của câu bát này lại bắt vần với âm tiết cuối của câu lụctiếp theo, rồi cứ thế tiếp tục Nhịp phổ biến là nhịp chẵn 2/2/2, một số câu cóngắt nhịp 3/3, 4/4, 2/4, 2/6:
Quả dừa/ đàn lợn con nằm trên cao.
Trang 11( Cây dừa)
Lá trầu/ khô giữa cơi trầu
Người cho trứng,/ người cho cam
Và anh y sĩ/ đã mang thuốc vào
( Mẹ ốm)
2.2 Kết cấu:
* Kết cấu trùng điệp: Ta thấy phổ biến trong thơ Trần Đăng Khoa là kiểu
kết cấu trùng điệp Kiểu kết cấu này được Trần Đăng Khoa sử dụng rất linhhoạt, diễn tả một cách sâu sắc nội dung của bài thơ Đây là một hàng loạt bài
sử dụng hình thức kết cấu lặp cú pháp:
Trăng ơi từ đâu đến?
Trăng ơi từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà
Trăng ơi từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì
Trăng tròn như mắt cá
Không bao giờ chớp mi
Trăng ơi từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
bạn nào đá lên trời
Trăng ơi từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!
Trăng ơi từ đâu đến?
Hay từ đường hành quân Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân
Trăng từ đâu từ đâu
Trăng đi khắp mọi miền Trăng ơi có nơi nào Sáng hơn đất nước em
Ánh trăng của tuổi thơ đã có mặt khắp mọi miền của đất nước, chúng ta
thấy rõ hơn điều đó do tác giả cố ý lặp lại câu thơ Trăng ơi từ đâu đến? Với việc lặp đi lặp lại câu thơ Cánh diều no gió, người đọc cảm nhận
được sự tung bay phơi phới của cánh diều cũng như lòng yêu đời, yêu tự docủa nhà thơ, diễn tả được một xã hội sáng tươi mặc dù còn chiến tranh:
Thả diều
Cánh diều no gió
Sáo nó thổi vang
Sao trời trôi qua
Diều thành trăng vàng
Cánh diều no gió
Tiếng nó trong ngần
Diều như chiếc thuyền
Trôi trên sông ngân
Cánh diều no gió
Tiếng nó chơi vơi Diều là hạt cau Phơi trên nong trời
Cánh diều no gió
Nhạc trời réo vang Tiếng diều xanh lúa Uốn cong tre làng
Trang 12Còn việc điệp cú pháp ở bài thơ sau như là để tạo điểm nhấn khiến ngườiđọc phải trăn trở và mong có lời giải đáp, để rồi đến cuối bài thơ là câu trả lờiđồng thời là lời lên án tội ác của giặc Mĩ xâm lược.
Nói với con gà mái
Mày nhìn tao, con mắt lạc hẳn đi
Tròng mắt vằn những tia máu đỏ
Cái nhìn cháy như hai hòn lửa
Có phải tại tao đâu!
Mày nhìn tao, đôi cánh xù lông
Đập rối loạn như điên, như dại
Lông bù xù mỏ sao không chải
Có phải tại tao đâu!
Mày nhìn tao, lảo đảo không hồn
Lối rộng không đi cứ lao vào vách đất
Tiếng mày gọi con, tiếng còn tiếng mất
Có phải tại tao đâu!
Cũng nhằm nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ, việc điệp cú pháp ở bài thơ
sau lần nữa khẳng định bản chất độc ác được ẩn sau giọt nước mắt giả dốicủa Nich-xơn:
Lời một bạn gái 12 tuổi
Các bạn ơi!
Tên phát xít Ních-xơn đã cúi mặt viếng tôi
Tôi nhìn thẳng vào mặt hắn
Ý nghĩ hắn chạy từ đầu đến chân
Từ chân ngấm xuống đất sâu, nên tôi nghe hết:
“Nếu mày sống thì ông cũng giết!”
Tôi nhìn thấy răng hắn thì nhọn hoắt
Kẽ răng còn vương vài sợi thịt trẻ con
Ý nghĩ hắn chạy từ đầu đến chân
Từ chân ngấm xuống đất sâu, nên tôi nghe hết:
“Nếu mày sống thì ông cũng giết!”
Hôm nay Nich-xơn đến khóc
Cách hắn giả vờ thật là ngu ngốc
Ý nghĩ hắn chạy từ đầu đến chân
Từ chân ngấm xuống đất sâu, nên tôi được biết:
“Nếu ông là Hít-le
Ông sẽ thiêu mày không còn gì mà!”