THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘ
3.2.1. Qua xác định nhiệm vụ
Tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông có 3 đối tượng lao động chính là: giảng viên, cán bộ phục vụ giảng dạy và nhân viên hành chính văn phòng.
Đối với đối tượng là nhân viên giảng dạy, nhiệm vụ chính của họ là giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tham gia công tác quản lý đào tạo, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Tất cả các nhiệm vụ đó được quy chuẩn theo khối lượng công việc mà người giảng viên phải thực hiện trong một năm tổng số giờ làm việc trong một năm học là 1760 giờ.
Bảng 3.1: Khối lượng công việc GĐMCxx cho một năm học Nhiệm vụ
Giảng dạy (GĐMCGD) NCKH (GĐMCGD)
Nhiệm vụ khác** (GĐMCGD)
Số giờ thực Giờ chuẩn Số giờ thực Số giờ thực
PGS và GVC 900 320 600 260
GS và GVCC 900 360 700 160
PVGD* 900 320 0 860
* Về giờ chuẩn giảng dạy, đối với cán bộ phục vụ giảng dạy chỉ tính khối lượng công việc trực tiếp hướng dẫn thực hành, thí nghiệm thực tập, không tính khối lượng các công việc khác như chuẩn bị thí nghiệm, hướng dẫn sinh viên NCKH, ĐATN,... Đối với cán bộ phục vụ giảng dạy ở một số đơn vị, nếu do khối lượng được phân công không thể đủ định mức thì áp dụng quy định quản lý giờ làm việc như cán bộ hành chính, trong trường hợp đó cán bộ kê khai bổ sung những công việc khác và trưởng đơn vị phải xác nhận mức độ hoàn thành công việc như đối với cán bộ hành chính.
** Nhiệm vụ khác của cán bộ giảng dạy và cán bộ phục vụ giảng dạy là những công việc hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp tới công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường theo sự phân công của Nhà trường, khoa/viện và bộ môn, bao gồm các công tác quản lý kiêm nhiệm, hướng dẫn cán bộ tập sự, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, học tập bồi dưỡng chuyên môn, xây dựng đề tài, dự án, tham gia các hội đồng chuyên môn, nghiệp vụ, trực phòng thí nghiệm, bảo trì bảo dưỡng trang thiết bị phòng thí nghiệm, chuẩn bị thiết bị dụng cụ, vật tư thí nghiệm, phục vụ đề tài nghiên cứu...
Có thể thấy rằng cán bộ giảng dạy có rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, đa dạng. Tuy nhiên ngoài những nhiệm vụ chính cán bộ giảng dạy còn phải thực hiện một số công việc khác do sự chỉ đạo của lãnh đạo viện theo từng sự kiện diễn ra như: ngày tuyển dụng dành cho các sinh viên năm cuối, các kỳ thi về sinh viên sáng tạo, kỳ thi Olympic, hay các chương trình do các công ty tổ chức dành cho sinh viên ngành công nghệ thông tin ví dụ như đồng hành cùng giải thưởng Honda Yes awrd… Công việc không chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích trong quá trình tham gia, các giảng viên còn phải đứng ra tổ chức các sự kiện đó. Song tại viện công nghệ thông tin và truyền thông chưa có một văn bản phân tích nhiệm vụ một cách rõ ràng cho từng đầu công việc, yêu cầu chất lượng cho từng công việc cụ thể. Nên việc sắp xếp các công việc ngoài nhiệm vụ chính còn chưa hợp lý, chưa phù hợp với khả năng riêng biệt của mỗi người và khối lượng công việc của người đó đang thực hiện.
Bên cạnh đó việc phân công giảng dạy cho các cán bộ trong Viện được chia ra một cách cụ thể, ai dậy môn gì, năm thứ mấy được diễn ra một cách thường xuyên, dẫn đến sự nhàm chán trong giảng dạy. Vì giảng viên giảng cùng một bài với nội
dung như nhau chưa kể cho các chương trình khác nhau: chính quy, tại chức, liên kết, văn bằng hai… cho từ năm này đến năm khác. Song với tấm lòng yêu nghề của mình, cán bộ giảng dạy vẫn nỗ lực hoàn thành công việc được giao, cố gắng tự hoàn thiện và làm mới những bài giảng của mình.
Còn đối với cán bộ thuộc nhóm hành chính trong Viện công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay có 10 người. Đảm nhận các vị trí như văn thư, kế toán, giáo vụ. Mặc dù làm một ví trí là xác định nhưng cũng phải kiêm nhiệm thêm các công việc khác mà không phải chuyên môn như nhân sự, tổ chức sự kiện… Song một số cán bộ lại làm vị trí không như chuyên ngành được đào tạo như bằng ngoại ngữ làm nhiệm vụ giáo vụ.
Bảng 3.2: Đánh giá của người lao động về yếu tố thuộc công việc
Đơn vị tính: số phiếu,%
Mức độ Mức độ hài lòng với các yếu tố Rất không hài lòng Không hài lòng Không có ý kiến rõ ràng Tương đối hài lòng Hoàn toàn hài lòng Tổng Nhiệm vụ, trách nhiệm được phân định cụ thể, rõ 5 15 11 50 19 100 5 15 11 50 19 100 Công việc thú vị, thử thách 13 35 12 30 10 100 13 35 12 30 10 100 Hiểu rõ nhiệm vụ, yêu cầu công việc
5 8 9 28 50 100
5 8 9 28 50 100
Khối lượng công việc hợp lý 22 30 13 20 15 100 22 30 13 20 15 100 Mức độ căng thẳng trong công 22 25 20 20 13 100 22 25 20 20 13 100 Cân bằng giữa cuộc sống cá nhân 9 22 15 30 24 100 9 22 15 30 24 100
Làm đúng vị trí yêu thích 9 22 15 30 24 100 9 22 15 30 24 100 Phù hợp với khả năng, sở trường 9 22 15 30 24 100 9 22 15 30 24 100 Hài lòng với vị trí công việc hiện tại
9 22 15 30 24 100
9 22 15 30 24 100
(Nguồn: Kết quả phiếu khảo sát về động lực lao động của người lao động tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông)
Qua kết quả ở bảng đánh giá của người lao động về yếu tố thực hiện công việc cho thấy cán bộ công nhân viên khá hài lòng về công việc đang đảm nhận với mức đánh giá trung bình 3,38; có tới 30% số người được hỏi trả lời “tương đối hài lòng” với vị trí công việc hiện tại, 24% trả lời “hoàn toàn hài lòng”. Bên cạnh đó tỷ lệ số người “không hài lòng” vẫn còn 31%. Trong đó, các yếu tố được người lao động đánh giá mức độ hài lòng cao là: người lao động hiểu rõ nhiệm vụ, yêu cầu công việc với điểm trung bình cao nhất là 4,10; có thể cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc là 3,38; khối lượng công việc hợp lý chỉ là 2,76. Về tính thú vị, thử thách của công việc có tới 35% số người được hỏi “không hài lòng” và 15% “hoàn toàn không hài lòng”, 25% thì cho rằng “ không hài lòng” với mức độ căng thẳng của công việc, công việc mang quá nhiều áp lực cho họ. Qua điều tra hỏi cho thấy khối lượng quy định là hợp lý nhưng trên thực tế khối lượng giảng dạy là rất lớn vì số lượng sinh viên lớn; nhiều chương trình mới được xây dựng mà số cán bộ giảng dạy lại ít. Từ những đánh giá của người lao động có thể nhận thấy, Viện công nghệ thông tin và truyền thông đã có nhiều cố gắng trong phân công nhiệm vụ rõ ràng để người lao động hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của mình trong công việc.
Bảng 3.3: Mức độ hài lòng với vị trí công việc hiện tại phân theo chức danh
Đơn vị:%
Mức độ Mức độ hài lòng
1 2 3 4 5 Tổng Điểm
Mức độ Mức độ hài lòng
Lãnh đạo Viện 0 0 40 20 40 100 4.0
Lãnh đạo bộ môn 0 20 10 50 20 100 3.7
Cán bộ giảng dạy 61.5 27.7 9.2 47.6 9.2 100 3.26
Cán bộ phục vụ giảng dạy 12,5 27.5 10 45 5 100 2.92
(Nguồn: Kết quả phiếu khảo sát về động lực lao động của người lao động tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông)
Qua bảng đánh giá mức độ hài lòng với vị trí hiện tại theo chức danh có thể thấy mức độ hài lòng về công việc đang đảm nhận có sự khác biết giữa các chức danh, chức danh lãnh đạo Viện có mức độ hài lòng cao nhất với 60% trả lời tương đối hài lòng và rất hài lòng; không có tỷ lệ chọn mức 1 và 2. Chức danh công việc càng thấp thì mức độ hài lòng càng giảm. Đối với chức danh lãnh đạo công ty và lãnh đạo phòng ban, yếu tố có mức điểm trung bình mức độ hài lòng thấp nhất là “khối lượng công việc” tương ứng là 2.76 và “mức độ căng thẳng trong công việc” là 2.77. Đa số cho rằng khối lượng công việc có nhiều chiếm quá nhiều thời gian của họ để có thể cân bằng giữa gia đình và công việc.
Bên cạnh công tác phân tích nhiệm vụ công việc cũng cần phải quan tâm đến công tác bố trí sử dụng lao động. Bố trí và sử dụng lao động hợp lý là việc mà Viện công nghệ thông tin và truyền thông rất coi trọng. Tuy nhiên, thực tế bố trí lao động của Viện hiện nay vẫn còn một số vị trí được bố trí chưa phù hợp với chuyên môn mà người lao động đã được đào tạo. Một nhân viên phải đảm nhận nhiều vị trí khác nhau. Ví dụ nhân viên kế toán vừa phải làm công việc của một kế toán đồng thời làm công việc nhân sự, hay đôi khi phải làm công việc của một văn thư. Điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc của người lao động. Được làm công việc yêu thích, đúng với khả năng, sở trường sẽ là yếu tố tạo động lực mạnh mẽ cho người lao động, tạo cho họ cơ hội phát huy hết năng lực của bản thân. Các công việc được bố trí thêm không phù hợp với chuyên ngành cũng như sở thích của người lao động sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Chính vì thế Viện công nghệ thông tin và truyền thông nên lưu ý hơn tới vấn đề bố trí lao động phù hợp trong tổ chức, ngoài bố trí đúng người đúng việc còn cần quan tâm đến các yếu tố sở thích, năng lực sở trường, cũng như khối lượng của từng người lao động để có thể đảm bảo sự hài hòa
trong công việc cũng như chất lượng trong công việc.