Qua các khuyến khích tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 68)

II Nhóm 2 Chuyên môn

10 Các ví dụ minh họa góp phần làm rõ nội dung giảng liên quan 

3.2.3. Qua các khuyến khích tài chính

Tiền lương của cán bộ trong Viện được chi trả từ Trường Đại học Bách Khoa và được quy định theo quy chế chi tiêu của Trường ban hành

* Lương lao động hợp đồng ngắn hạn dưới một năm và phiếu khoán việc do Trường chi trả (không theo chế độ ngạch bậc) được xác định bằng mức lương tuyệt đối trong hợp đồng lao động

* Lương lao động trong biên chế và hợp đồng lao động 1 năm trở lên

Tiền lương cá nhân = lương nhà nước hoặc trường chi trả theo ngạch bậc và phụ cấp + Lương tăng thêm do nhà trường chi trả

Trong đó:

Lương Nhà nước hoặc Trường chi trả theo ngạch bậc và phụ cấp

=

Lương tối thiểu chung do Nhà nước qui định x Hệ số lương theo ngạch bậc và số phụ cấp lương

• Lương tăng thêm do Trường chi trả:

Lương tăng thêm do Trường chi trả = t*M1+ k* M2 + M3 trong đó:

• M1, M2,M3 là số tiền (có thể thay đổi tùy thuộc vào khả năng tài chính của Trường): từ năm học 2011-2012: M1 = 600.000đ, M2 – 500.000d và M3 = 500.000đ

• t là hệ số hoàn thành định mức công việc, được tính như sau:

+Đối với CBGD và PVGD: t = 1 nếu hoàn thành định mức, nếu không hoàn thành thì t = (tổng số giờ qui đổi)/ (số giờ định mức).

+Đối với CBHC, NC thì t được tính theo mức A,B,C (bảng 11): Loại A: t = 1 Loại B: t = 0,5 Loại C : t = 0 +Nếu CB bị kỷ luật thì : Mức khiển trách thì t = 0,5 trong 6 tháng Mức cảnh cáo thì t = 0 trong 6 tháng Trên mức cảnh cáo thì t = 0 trong 12 tháng.

Bảng 3.7: Tiêu chuẩn xếp loại chấp hành kỷ luật lao động trong tháng làm việc đối với biên chế hành chính và NCKH

Loại Tiêu chuẩn

A 1. Hoàn thành nhiệm vụ được phân công, không vi phạm nội quy, quy

định khác của Trường, thái độ nghiêm túc khi làm việc. 2. Tham gia hội họp và sinh hoạt đơn vị đầy đủ và đúng giờ.

theo):

1. Có 1 lần vi phạm: Thái độ không nghiêm túc khi làm việc, không tham gia hội họp và sinh hoạt đơn vị không có lý do, làm mất đoàn kết nội bộ.

2. Nghỉ việc riêng đến 3 ngày (không phép) hoặc từ 7 – 10 ngày (có phép), trừ trường hợp nghỉ phép năm.

3. Có 1 lần làm mất, làm hỏng tài sản (có giá trị nhỏ) mà không tự sửa chữa hoặc đền bù.

4. Có 1 lần vi phạm nội quy, quy định khác của Trường.

C Không hoàn thành nhiệm vụ, mắc một trong các lỗi sau (có biên bản kèm theo):

1. Có 2 lần vi phạm: Thái độ không nghiêm túc khi làm việc, không tham gia hội họp và sinh hoạt đơn vị không có lý do.

2. Nghỉ việc riêng 3 ngày trở lên (không phép) hoặc 10 ngày trở lên (có phép), trừ trường hợp nghỉ phép năm.

3. Không chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên, thường xuyên di muộn về sớm.

4. Có 1 lần làm mất, làm hỏng tài sản có giá trị lớn. 5. Có 1 lần gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng

6. Có 2 lần vi phạm nội quy, quy định khác của Trường.

• k = k1 + k2 + k3

k1: Hệ số phụ cấp chức vụ quản lý và điều hành k2: Hệ số chuyên môn k3: Hệ số thâm niên.

Bảng 3.8: Đánh giá của người lao động về yếu tố tiền lương

Đơn vị tính: số phiếu,%

Rất không hài lòng Không hài lòng Không có ý kiến rõ ràng Tương đối hài lòng Hoàn toàn hài lòng Tổng Tiền lương là hợp lý và công bằng 0 30 40 20 10 100 0 30 40 20 10 100 Biết rõ về quy chế trả lương 3 5 20 32 40 100 3 5 20 32 40 100 Tiền lương đảm bảo công bằng bên

14 35 33 18 0 100

14 35 33 18 0 100

Điều kiện xét tăng lương hợp lý

7 33 37 18 5 100

7 33 37 18 5 100

Tiền lương được phân chia hợp lý với các chức danh 0 5 30 45 20 100 3.8 0 5 30 45 20 100 Rất hài lòng với mức thu nhập 15 39 41 5 0 100 15 39 41 5 0 100

(Nguồn: Kết quả phiếu khảo sát về động lực lao động của người lao động tại Viện CNTT&TT)

Kết quả dữ liệu ở bảng đánh giá của người lao động về tiền lương cho thấy người lao động chưa hài lòng với các yếu tố của tiền lương có các yếu tố có giá trị trung bình nhỏ hơn 3 , nhưng trong đó có có 2 khía cạnh được người lao động đánh giá cao nhất là: các cán bộ nhân viên trong Viện đều hiểu rõ về quy chế trả lương tại trường Đại học Bách Khoa (giá trị trung bình là 4,01) và tiền lương được phân chia hợp lý giữa các chức danh có giá trị trung bình là 3,8. Tuy nhiên trung bình mức độ hài lòng của người lao động nói chung với mức thu nhập lại chỉ đạt 2,36; việc xét tăng lương và mức tiền lương tại trường Đại học Bách Khoa chưa được chi trả so với các công ty bên ngoài được cán bộ trong Viện đánh giá là thấp hơn. Điều đó chứng tỏ người lao động vẫn chưa thực sự hài lòng với tiền lương hiện tại, do đó tác động tạo động lực lao động thông qua tiền lương vẫn không cao. Trong số những người được hỏi, khía cạnh được đánh giá có giá trị trung bình thấp nhất là sự hài lòng với mức thu nhập với điểm trung bình là 2,36; có tỷ lệ người lao động trả lời

“không hài lòng” về mức lương công ty chi trả chiếm tỷ lệ cao (35%), chỉ có một bộ phận trả lời “tương đối hài lòng” chiếm 18%; tỷ lệ người lao động “hoàn toàn hài lòng” chiếm tỷ lệ thấp nhất (0%). Tỷ lệ số người không hiểu rõ về quy chế trả lương thấp chiếm 28%. Khía cạnh được đánh giá có giá trị trung bình thấp là điều kiện xét tăng lương với điểm trung bình là 2,81; có tới 33% tỷ lệ người lao động không hài lòng và 7% hoàn toàn không hài lòng với điều kiện xét tăng lương. Điều này chứng tỏ các tiêu chí xét tăng lương chưa làm người lao động thỏa mãn. Bên cạnh đó, yếu tố tiền lương là hợp lý và công bằng dựa trên kết quả THCV có điểm trung bình là 3.1; có tới 30% số người được hỏi trả lời không hài lòng và không hài lòng với mức độ công bằng của tiền lương dựa trên kết quả THCV, điều này cho thấy tiền lương chưa thực sự gắn với kết quả THCV, đóng góp của người lao động.

3.2.3.2.Phúc lợi

Đồng thời với chế độ tiền lương, tiền thưởng, Trường đại học Bách Khoa Hà Nội cũng như viện công nghệ thông tin và truyền thông còn xây dựng hệ thống các chính sách phúc lợi cho người lao động. Ngoài các phúc lợi bắt buộc như chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được chi trả đầy đủ, đúng quy định của pháp luật Nhà nước; Trường đại học Bách Khoa Hà Nội còn cung cấp thêm nhiều phúc lợi tự nguyện nhằm chăm lo cho đời sống cán bộ công nhân viên trong trường cũng như trong Viện gồm các chế độ phúc lợi như phụ cấp ăn trưa, phụ cấp thâm niên, phụ cấp cho từng vị trí công việc.

Song bên cạnh đó thì Viện công nghệ thông tin cũng như trường Đại học Bách Khoa cũng rất quan tâm đến các ngày đặc biệt trong năm như ngày 2/9, ngày nhà giáo Việt Nam, 30/4 và 1/5, tết dương lịch âm lịch, ... cũng như tiền thăm hỏi động viên khi gia đình người lao động có hiếu hỷ, các cán bộ mới nghỉ hưu.

Bên cạnh các khoản phúc lợi mà nhà trường thì viện công nghệ thông tin và truyền thông cũng hỗ trợ thêm cho các nhân viên từ bằng ít nhất bằng ½ khoản phúc lợi các ngày trên của nhà trường để khích lệ thêm động lực làm việc của các cán bộ nhân viên tại viện.

Không chỉ có vậy, Viện công nghệ thông tin và truyền thông cũng khuyến khích các hoạt động giao lưu theo nhóm ngoài giờ làm việc, trong nội bộ các bộ môn với nhau cũng như các khoa, viện trong trường để tạo điều kiện thiết lập và tăng cường những mối quan hệ đồng nghiệp, hỗ trợ và hợp tác cùng nhau làm việc vì lợi ích chung như hàng năm tổ chức các buổi đi nghỉ mát, hội thi thể dục thể thao, tổ chức tết Trung thu, tết Thiếu nhi 1/6 cho con em cán bộ công nhân viên....

Qua kết quả khảo sát về mức độ hài lòng đối với công tác phúc lợi tại Viện công nghệ thông tin thu được kết quả có tới 80% số người được hỏi trả lời “gần như hài lòng” và “hoàn toàn hài lòng” với chế độ phúc lợi ở công ty. CBCNV cảm thấy công ty đã quan tâm đến đời sống người lao động, chi trả đầy đủ các chế độ BHXH, BHYT. Tuy nhiên còn một bộ phận chiếm 10% trả lời “rất không hài lòng” và ” không hài lòng” với chính sách phúc lợi. Về tính đa dạng, phù hợp với nhu cầu người lao động của các chương trình phúc lợi; số người trả lời “không hài lòng” chiếm 15%, tỷ lệ “rất không hài lòng” chiếm 5%.

Bảng 3.9: Đánh giá của người lao động về công tác phúc lợi

Đơn vị tính: số phiếu,

Mức độ Mức độ hài lòng với các yếu tố Rất không hài lòng Không hài lòng Không có ý kiến rõ ràng Tương đối hài lòng Hoàn toàn hài lòng Tổng

Viện quan tâm đến đời sống của người

0 20 40 20 20 100 0 20 40 20 20 100 Hiểu rõ về các khoản phúc lợi 0 0 10 40 50 100 0 0 10 40 50 100 Viện đóng góp đầy đủ BHXH, BHYT, 0 0 0 40 60 100 0 0 0 40 60 100 Người lao động 0 0 10 50 40 100 0 0 10 50 40 100 Hình thức phúc lợi, đa dạng, phù hợp 5 15 40 35 5 100 5 15 40 35 5 100 Hài lòng với chính sách phúc lợi 10 10 50 25 5 100 10 10 50 25 5 100

(Nguồn: Kết quả phiếu khảo sát về động lực lao động của người lao động tại Viện CNTT&TT)

Qua kết quả điều tra, phân tích có thể thấy công tác phúc lợi tại Viện công nghệ thông tin và truyền tâm đã được quan tâm khá đúng mức và phát huy tác dụng trong việc động viên tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên. Viện công nghệ thông tin cũng như trường đại học Bách Khoa Hà Nội luôn thực hiện tốt chế độ chính sách về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo nhiểm thất nghiệp, chế độ hưu trí… cho người lao động. Người lao động thấy được sự quan tâm của lãnh đạo Trường cũng như lãnh đạo Viện dành cho họ, làm tăng niềm tin của người lao động đối với Trường và Viện dành cho họ, làm tăng niềm tin của người lao động với Viện với Trường, giúp người lao động yên tâm làm việc.

Quy chế phúc lợi được phổ biến một cách rộng rãi đến toàn bộ cán bộ công nhân viên, đa số cán bộ được hỏi đều nắm được và hiểu rõ các khoản phúc lợi mình nhận được từ Trường cũng như khoản phụ cấp thêm của Viện. Viện công nghệ thông tin và truyền thông khuyến khích được đa số người lao động thao gia và ủng hộ các chương trình phục lợi do Viện và Trường đề ra.

Tuy nhiên việc xây dựng các chương trình phúc lợi chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách chi tiêu của trường, chưa lấy được ý kiến sâu rộng của cán bộ công nhân viên; chính vì vậy các chương trình phúc lợi còn chưa thực sự phù hợp với nhu cầu lao động nói chung và nhu cầu cảu tưnừg nhóm người lao động (theo độ tuổi, vị trí công tác….) nói riêng.

3.2.3.3. Khen thưởng

Việc xét các danh hiệu thi đua và khen thưởng trong Viện công nghệ thông tin được thực hiện dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của hội đồng thi đua khen thưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và được dựa trên luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ, Thông tư số: 02/2011/TT-BNV ngày 24 tháng 01 năm 2011của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 04 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục.

Các cán bộ và tập thể đạt được các danh hiệu khen thưởng nhà Trường cũng trích một khoản để khen thưởng cho các cán bộ công nhân viên và tập thể như sau:

Lao động tiên tiến: 100.000đ/người Chiến sỹ thi đua: 200.000đ/người

Tập thể lao động tiên tiến: 500.000đ/người

Còn các bằng khen thuộc cấp bộ trở lên thì Bộ có khoản tiền khen thưởng chuyển về trường, Trường và viện có trách nhiệm nhận và tuyên dương các cá nhân, tập thể suất sắc.Công tác tiến hành xét duyệt khen thưởng chỉ diễn ra một năm có một lần thường diễn ra vào cuối tháng 5 hàng năm.

Bảng 3.10: Bảng số liệu tổng hợp số lao động đạt các danh hiệu thi đua STT Năm Lao động tiên tiến Chiến sỹ thi đua Tập thể lao động tiên tiến Bằng khen cấp bộ 1 2007 107 21 7 4 2 2008 110 22 7 5 3 2009 113 23 7 5 4 2010 111 22 7 5 5 2011 106 21 7 6

(Nguồn: Viện công nghệ thông tin và truyền thông)

Qua bảng số liệu, có thể thấy việc đánh giá bình bầu xét khen thưởng diễn ra một cách chưa công bằng, theo chỉ tiêu. Hầu như 100% cán bộ đều được xét lao động tiên tiến, và số lao động đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua chiếm 20% tổng số lao động tiên tiến. Việc đánh giá diễn ra không bằng chủ yếu là chạy theo thành tích. Khen thưởng không tạo ra hiệu quả tạo động lực cho người lao động, không phản ánh được người nào thực sự đóng góp nhiều hơn hay ít hơn tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông.

Để có thể hiểu rõ hơn về mức độ thỏa mãn của người lao động tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông đang áp dụng, học viên đã tiến hành khảo sát thông qua phiếu hỏi và thu được kết quả như sau:

Bảng 3.11: Đánh giá của người lao động về yếu tố tiền thưởng

Đơn vị tính: số phiếu,%

Mức độ Mức độ hài lòng với các yếu tố Rất không hài lòng Không hài lòng Không có ý kiến rõ ràng Tương đối hài lòng Hoàn toàn hài lòng Tổng Các khoản thưởng được phân chia công bằng dựa trên kết quả thực hiện công việc

30 50 20 0 0 100Viện luôn khen thưởng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w