Kinh nghiệm tại công ty Hewlett-Packark (HP)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 47)

Quan hệ lao động Tạo động lực

2.4.2. Kinh nghiệm tại công ty Hewlett-Packark (HP)

Công ty HP có tài sản 13,7 tỷ đô, tiêu thụ 16,43 tỷ đô, lợi nhuận 550 triệu đô được tạp chí Hạnh phúc tại Mỹ xếp thứ 42 trong số 500 doanh nghiệp hàng đầu năm 1992. Công ty là một điển hình về thu hút và sử dụng nhân tài. Với khẩu hiệu “quản lý con người là cốt lõi” thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến nhân lực tại công ty. Lãnh đạo của công ty luôn tới tham quan nơi làm việc để nói chuyện chia sẻ với cấp dưới. Người sáng lập tập đoàn ông Shewlet và Aulifer trong 40 năm đương chức thường xuyên đến nơi làm việc để chỉ dẫn cho nhân viên, làm cho người lao động luôn nhớ điều này. Lãnh đạo luôn chan hòa với cấp dưới, quan tâm khiến họ cảm thấy thành tích được thừa nhận, bản thân được tôn trọng.

sáng tạo, tâm huyết với công việc nên các kho phụ tùng và công cụ dự trữ của phòng thí nghiệm tại công ty luôn mở cửa để các kỹ sư có thể sử dụng cho nghiên cứu và lấy về nhà sử dụng để luôn khám phá. Hp cam kết sử dụng nhân lực lâu dài nên quá trình tuyển dụng diễn ra rất chặt chẽ đảm bảo người được tuyển đáo ứng yêu cầu công việc.

Không chỉ có vậy công ty HP luôn coi trọng đào tạo và phát truển nguồn nhân lực. Từ những năm 1980, HP đã tổ chức tới 1700 lớp huấn luyện, với 27000 người tham gia trong số 47000 lao động của công ty. Hình thức đào tạo thì vô cùng đa dạng phong phú: kèm cặp, bài giảng, thảo luận, chiếu phim, mô phỏng, … Hàng năm các kỹ sư có tiềm năng được của đến các trường đại học để nâng cao chuyên môn do công ty tài trợ chi phí nhưng lại không bắt họ cam kết phải ở lại sau khóa học mà để họ tự quyết định.

Về mặt phúc lợi, công ty HP cũng là một trong những doanh nghiệp có phúc lợi tốt nhất nước Mỹ. Ngoài cung cấp các chế độ phúc lợi thông thường như các công ty khác thì tại công ty HP còn có hai loại phụ cấp đặc biệt là phân chia lợi nhuậ và bán cổ phần cho người lao động, những người làm ở công ty nửa năm trở lên sẽ có một khoangar thu nhập vào đầu mùa hạ và noen. Năm 1983 khoản này đã chiếm khoảng 8,35% tiền lương cả năm, còn nhân viên nếu làm việc trên 10 năm được tặng thêm 10 cổ phần.

Việc nỗ lực trong công tác tạo động lực cho người lao động một cách toàn diện về mọi mặt cả về vật chất lẫn tinh thần tại công ty HP được đền bù lại một cách xứng đáng thể hiện về chất lượng sản phầm ngày được khẳng định, nhiều sản phẩm mới ra đời, vị thế của công ty được khẳng định. Theo tạp chí Hạnh phúc tại Mỹ năm 1983 công ty Hp là một trong những doanh nghiệp đi đầu với 8 tiêu chí về tài chính, chất lượng, quản lý, thúc đẩy tinh thần sáng tạo… Năm 1994, HP là nhà sản xuất máy tính đứng thứ 9 trên thế giới, năm 1995 đứng vị trí thứ 6, năm 1997 đứng vị trí thứ 3. Qua đó có thể thấy rằng vai trò của người lao động là vô cùng quan trọng, cách đối xử với nhân viên trong công ty ảnh hưởng lớn đến kết quả công việc. Nếu công ty kết hợp được tất cả các phương pháp tạo động lực cho người lao động một

cách hiệu quả thì công ty đó chắc chắn sẽ phát triển và lớn mạnh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w