Các hạn chế trong công tác tạo động lực cho người lao động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 84)

M ức độ ức độ hài lòng với các yếu tố Rất

3.3.2. Các hạn chế trong công tác tạo động lực cho người lao động

Viện công nghệ thông tin và truyền thông cũng như trường đại học Bách Khoa Hà Nội chưa có hoạt động chính thức để xác định hệ thống nhu cầu của người lao động. Vì thế các biện pháp tạo động lực chưa hoàn toàn đáp ứng mong muốn, nhu cầu của từng người lao động. Cũng như việc xác định nhiệm vụ tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông chỉ dựa trên những yêu cầu của Nhà trường đề ra cũng như theo quy định của Nhà nước chứ chưa có sự cụ thể hóa trong từng nhiệm vụ của một người giảng viên dẫn đến việc thực hiện các nhiệm vụ còn bị động, tỷ lệ giữa các nhiệm vụ chưa phù hợp cụ thể cho từng cá nhân

người lao động.

Công tác đánh giá thực hiện công việc tại Viện công nghệ thông tin chưa phản ánh chính xác kết quả thực hiện công việc của người lao động, các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện mang tính chung chung, phương pháp đánh giá dễ gặp phải lỗi thành kiến, thiên vị, chủ quan. Vì việc đánh giá là do ban kiểm định chất lượng của trường kết hợp với viện tiến hành kiểm tra dự giờ của các giảng viên. Kết quả đánh giá

chưa sử dụng hợp lý cho các hoạt động quản trị nhân lực khác.

Về công tác tạo động lực tài chính còn nhiều hạn chế. Tiền lương, thưởng của người lao động còn thấp so với các ngành nghề khác, vì mức lương, thưởng theo quy định của nhà nước, không có các khoản thưởng từ kết quả kinh doanh như các doanh nghiệp. Việc trả tiền lương thưởng tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông thực sự gắn với kết quả thực hiện công việc do đó có ảnh hưởng tới tính công bằng của tiền lương. Đặc biệt về công tác khen thưởng mang tính cào bằng, đánh đồng, chưa phản ánh đúng cũng như đánh giá đúng được những thành tích mà người lao động đóng góp cho Viện công nghệ thông tin và truyền thông cũng như trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Chương trình phúc lợi đã được quan tâm nhưng chưa đáp ứng được nguyện vọng của người lao động. Bên cạnh đó do tính tự chủ chưa cao tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông do vậy các chính sách phúc lợi chưa được linh hoạt và đa dạng họa theo nhu cầu của người lao động trong Viện.

Công tác tạo động lực về tinh thân thì công tác xác định nhu cầu và lựa chọn đối tượng đào tạo do Viện và trường tổ chức còn dựa nhiều vào cảm tính của người quản lý, chưa xác định rõ các kiến thức, kỹ năng thiếu hụt của người lao động, cán bộ nhân viên phải chủ động tìm kiếm các khóa học để nâng cao năng lực cho chính bản thân. Về môi trường và điều kiện làm việc tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông đã có nhiều nỗ lực để cải thiện nhưng về mặt trang thiết bị thì còn nghèo nàn tại các phòng thí nghiệm và nghiên cứu, chưa phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Ngoài ra Viện chưa xây dựng được một văn hóa riêng cho mình. Do chưa có quyền tự quyết trong các hoạt động mà phải phụ thuộc rất lớn vào chính sách, quyết định của trường cho nên các đóng góp hay sáng tạo chưa có điều kiện để phát huy, các ý tưởng chỉ được nêu mà không được đưa vào áp dụng tại

Viện công nghệ thông tin và truyền thông.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w