Những vấn đề cần tiếp tục giải quyết và hướng nghiên cứu của đề tà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 27)

CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

1.2. Những vấn đề cần tiếp tục giải quyết và hướng nghiên cứu của đề tà

Như chúng ta thấy những luận văn trước đó chưa có tác giả nào nghiên cứu đến tạo động lực cho người lao động tại trường đại học với đối tượng lao động chủ yếu là giảng viên, và còn rất nhiều vị trí khác phục vụ đào tạo. Mà giảng viên là một đối tượng vô cùng đặc biệt, chất lượng đào tạo được sự quan tâm của toàn xã hội.

Chất lượng đào tạo thể hiện vị thế của các khoa viện trong trường, cũng như giữa các trường với nhau. Chất lượng đào tạo có được lại phụ thuộc rất lớn đến toàn thể cán bộ công nhân viên chức thuộc khoa viện, thuộc trường. Để các chương trình đào tạo có một chất lượng ngày càng được nâng cao đòi hỏi các khoa viên, các trường cần phải chú trọng nâng cao chất lượng của người lao động.

Viện công nghệ thông tin và truyền thông thuộc trường đại học Bách Khoa Hà Nội đang triển khai các chương trình đào tạo kỹ sư tài năng, kỹ sư chất lượng cao và các chương trình đào tạo hợp tác quốc tế khác. Đặc biệt Viện hiện là đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện Dự án hợp tác đào tạo kỹ sư công nghệ thông tin theo chuẩn

mực quốc tế ký kết giữa Chính phủ ViệtNamvà Chính phủ Nhật Bản.

Căn cứ vào tính cấp thiết của vấn đề tạo động lực và thực trạng về vấn đề tạo động lực lao động đang diễn ra tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông, luận văn “Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” tiếp tục tiến hành nghiên cứu về đề tài tạo động lực với mong muốn cụ thể hóa hơn vấn đề này với một đối tượng lao động đặc trưng phù hợp lĩnh vực ngành nghề tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông. Tôi khẳng định luận văn này mang giá trị thực tiễn to lớn, đặc biệt trong việc quản trị nhân lực nói chung và quản trị lao động tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông nói riêng. Luận văn hoàn chỉnh vấn đề nghiên cứu và tìm ra giải pháp có thể vận dụng vào thực tiễn tại Viện công gnhệ thông tin và truyền thông. Qua tìm hiểu và đánh giá, tôi xin khẳng định rằng đề tài luận văn của tôi không trùng lặp với bất kỳ đề tài có nội dung tương tự hay gần tương tự trước đó.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu

Nguồn dữ liệu được sử dụng trong luận văn bao gồm nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp

+ Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp là số liệu được công bố qua sách, báo, tạp chí và các báo cáo tổng kết, các công trình nghiên cứu, các website,… Trong luận văn này, số liệu thứ cấp được sử dụng bao gồm: Thông tin về quá trình hình thành và phát triển của viện công nghệ thông tin và truyền thông; Thông tin về các chương trình đào tạo của Viện; Thông tin về tình hình lao động, thu nhập của cán bộ công nhân viên, tình hình sử dụng các công tác tạo động lực cho người lao động làm việc tại Viện.

+ Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp gồm các số liệu khảo sát thu thập thông qua điều tra chọn mẫu bằng phương pháp điều tra bảng hỏi và phỏng vấn một

số lao động làm việc tại viện công nghệ thông tin và truyền thông, trường đại học Bách Khoa Hà Nội.

- Phương pháp phân tích số liệu

Để thực hiện nghiên cứu, tác giả dựa trên cơ sở các số liệu thu nhập được sử dụng các phương pháp sau:

+ Phương pháp tổng hợp thống kê: Trong luận văn, tác giả đã sử dụng các bảng thống kê về chất lượng nguồn nhân lực của Viện công nghệ thông tin và truyền thông trong các năm từ 2007 – 2011.

+ Phương pháp phân tích tổng hợp: được tác giả sử dụng để đánh giá và xử lý các thông tin đã thu thập được.

+ Phương pháp lựa chọn tối ưu: được tác giả sử dụng để xử lý các số liệu điều tra đánh giá việc sử dụng công tác tạo động lực của Viện công nghệ thông tin và truyền thông..

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 27)