Hoàn thiện việc tạo động tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 98)

V/ Nhận xét góp ý của người đánh giá:

4.2.3. Hoàn thiện việc tạo động tài chính

Về công tác khen thưởng

Tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông, trường đại học Bách Khoa có chế độ trả lương rất rõ ràng ngòai ra trường còn nỗ lực chi trả thêm một phần lương tăng thêm của nhà trường ngòai lương của nhà nước. Nhưng khi lương của cán bộ công nhân viên chức bắt buộc phải tuân theo quy định chung của nhà nước thì các khoản tiền thưởng, phụ cấp có vai trò rất lớn trong việc nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Điều đó đòi hỏi ngòai việc tìm nguồn để chi trả thì việc không kém phần quan trọng là phải phân phối công bằng, hợp lý dựa trên kết quả công việc và sự đóng góp của các cá nhân.

tiên tiến….theo nghị định thông tư của chính phủ, bộ giáo dục thì Viện công nghệ thông tin và truyền thông cũng như trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cần lực chọn thêm các hình thức thưởng và đưa ra các mức thưởng hợp lý phù hợp với giá cả thị trường. Một số hình thức thưởng được sử dụng như: thưởng cho các đề tài có ứng dụng thực tiễn cao, có thành tích tốt trong công tác giảng dạy thể hiện chất lượng của sinh viên trong môn học, đưa ra các ý tưởng có tính thực thi trong công tác giảng dạy để cái tiến chất lượng… Khi đã xây dựng được các quy định rõ ràng về các mức thưởng cần thông báo và giải thích cho người lao động hiểu rõ để làm tăng kỳ vọng của họ về mối quan hệ giữa kết quả - phần thưởng.

Cần chú ý đặc biệt với các cấp lãnh đạo như trưởng khoa, phó khoa, trưởng bộ môn có vai trò đứng đầu rất quan trọng với việc hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc thì nên gắn chặt trách nhiệm của họ với kết quả thực hiện công việc của các cá nhân cấp dưới. Họ chỉ được thưởng khi tất cả công công việc của đơn vị trong kỳ đánh giá hoàng thành tốt và bị phạt khi công việc sai sót, không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Công tác thực hiện khen thưởng có thể dưới dạng tiền mặt hay hiện vật nhưng điều quan trọng cần tạo được ấn tượng tốt của người được thưởng về cái mà họ nhận được, không được thiên vị trong việc khen thưởng. Thưởng phải đảm bảo công bằng với tất cả mọi thành viên trong Viện công nghệ thông tin và truyền thông, nó phải dựa trên mức độ hoàn thành công việc của cá nhân chứ không phải là vị trí của người lao động. Đồng thời quyết định thưởng phải công khai trước toàn thể tổ chức để tăng niềm tự hào của cá nhân đạt thành tích tốt và nêu gương sáng cho những người khác học tập với hi vọng có cơ hội được khẳng định chính mình trước tập thể. Tuy nhiên cần lưu ý trách tình trạng thưởng trở thành nguồn thu nhập chính khi đó sẽ làm mất vai trò của tiền lương. Theo nguyên tắc của Taylor, để thưởng thực sự phát huy vai trò thì thưởng chỉ nên ≤ 30% tiền lương.

Hiện nay tại viện công nghệ thông tin chưa có các khoản thưởng cho các cán bộ công nhân viên, mức thưởng đối với các thành tích được xét trong một năm là rất nhỏ. Học viên xin được đưa ra các mức thưởng, cách tính thưởng theo hai phương án tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông, trường đại học Bách Khoa như sau:

Công chức xếp loại xuất sắc được thưởng: 1.5 triệu đồng/quý Công chức xếp loại tiên tiến dược thưởng: 1triệu đồng/ quý

Công chức xếp loại hoàn thành nhiệm vụ được thưởng: 0.5triệu đồng/ quý Công chức xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ được thưởng: 0triệu đồng/quý + Theo lương nhưng gắn thành tích cá nhân với thành tích của tập thể

Thưởng = (L +PC) x t1 x t2 x t3

Trong đó: L+PC: tiền lương cơ bản và phụ cấp

t1: hệ số thưởng chung trong kỳ (mức độ hoàn thành nhiệm vụ của toàn

cơ quan với suất sắc là 1.0 và giảm đi tương ứng với các mức hoàn thành mục tiêu khác nhau)

t2: hệ số thưởng cho khoa viện (dựa vào mức độ hoàn thành mục tiêu bộ

phận làm việc với mức 1 - đơn vị hoàn thành kế hoạch được giao từ 100% trở lên là 1.0; mức 2 - đơn vị thực hiện kế hoạch giao từ 80-100% là 0.8; mức 3- đơn vị thực hiện kế hoạch dưới 80% là 0.6

t3: hệ số thưởng thành tích cá nhân (dựa vào đánh giá thực hiện công

việc trong kỳ: loại A – hoàn thành xuất sắc là 1.2; loại B – hoàn thành là 0.8; loại C – không hoàn thành do yếu tố khách quan, người lao động vẫn chấp hành đúng quy định là 0.4; loại D – không hoành thành nhiệm vụ được giao do lỗi của người lao động vi phạm các quy định của Viện công nghệ thông tin và truyền thông, trường đại học Bách Khoa Hà Nội là 0

Theo cách tính toán này đã thực nhận những đóng góp của cá nhân trong tổng thể kết quả của cả tập thể sẽ có tác dụng cao hơn. Nhưng để đảm bảo tính công bằng thì các quy định xét thưởng A, B, C, D cần phải luôn nghiên cứu để xây dựng cho phù hợp với tình hình thực tế tránh tình trạng thưởng sai đối tượng do chi tiêu thưởng không rõ ràng hay người trong ban thi đua làm việc không công tâm.

Việc bình xét khen thưởng của Viện công nghệ thông tin và truyền thông có khoảng các giữa các lần thưởng là quá dài, một năm một lần. Khoảng thời gian này là khá lâu làm cho động lực của người lao động giảm sút khi có thành tích tốt. Bởi vậy các quyết định thưởng phải đưa ra một cách kịp thời, đúng nơi và đúng lúc. Việc thưởng đột xuất cho người lao động khi có thành tích đặc biệt xuất sắc nên tiến hành ngày sau khi người lao động đạt thành tích chứ không phải đến kỳ xét thành tích như hiện nay. Học thuyết tăng cường tích cực của skinner đã chỉ ra rằng khoảng thời gian giữa thời điểm xảy ra hành vi và thời điểm thưởng phạt ngắn bao nhiêu thì

càng có tác dụng thay đổi hành vi bấy nhiêu.

Không chỉ khen thưởng bằng tiền, trường đại học Bách Khoa, viện công nghệ thông tin và truyền thông có thể đa dạng hóa các hình thức khen thưởng như một kỳ nghỉ phép, hay một món quà có ý nghĩa nào đó… Việc kết hợp phần thưởng vật chất với phần thưởng tinh thần đó là sự ghi nhận thành tích một cách có ý nghĩa. Nó góp phần khích lệ rất lớn về tinh thần của người được khen thưởng, người lao động sẽ cảm thấy hãnh diện, tự hào, thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng của người lao động.

Về chính sách phúc lợi

Viện công nghệ thông tin và truyền thông cần thu hút người lao động tham gia đóng góp ý kiến vào việc xây dựng chính sách phúc lợi để có thể xây dựng được chương trình phúc lợi phù hợp với nguyện vọng của cán bộ công nhân viên. Tiến hành nghiên cứu sở thích và sự lựa chọn của cán bộ công nhân viên để xây dựng được các chương trình phúc lợi phù hợp với từng nhóm người lao động.

Viện công nghệ thông tin và truyền thông phải tiến hành thông tin thường xuyên và giải thích cho người lao động hiểu rõ hơn về các chương trình phúc lợi mà họ được nhận, lợi ích từ chương trình, giúp cán bộ công nhân viên thấy rõ được sự quan tâm của Viện công nghệ thông tin và truyền thông, của trường đại học Bách Khoa đến việc chăm lo đời sống cho người lao động.

Ngoài các loại phúc lợi bắt buộc, Viện công nghệ thông tin và tuyền thông nên xem xét việc đa dạng hóa các loại hình phúc lợi tự nguyện mà người lao động hiện tại đang mong muốn Viện công nghệ thông tin và truyền thông, trường đại học Bách Khoa cung cấp thêm cho người lao động ví dụ như chương trình cho nhân viên vay vốn để hỗ trợ người lao động có tiền mua nhà, mua xe;…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w