THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘ
3.2.2. Qua xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá kết quả công việc
Do tính đặc thù của Viện công nghệ thông tin và truyền thông là đào tạo nên việc đánh giá tiêu kết quả công việc dựa trên số thời gian tham gia giảng dạy, cán bộ công nhân là số giờ tham gia giảng dạy, nghiên cứu, số bài báo được đăng… Tại trường Bách Khoa Hà Nội cũng như tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông đã xây dựng lên một quy chế tính khối lượng giảng dạy, và quy đổi khối lượng giảng dạy, quy đổi giờ nghiên cứu sang giờ chuẩn để từ đó để đánh giá kết quả công việc thông qua số giờ phải dạy trong một năm và số giờ dạy vượt giờ. Việc đánh giá kết quả thực hiện công việc tại Viện công nghệ thông tin mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá số lượng giờ dạy của cán bộ giảng viên, chưa tập trung vào chất lượng giảng dạy. Hàng năm viện cũng thông báo, phát phiếu điều tra cho sinh viên về việc đánh giá chất lượng của môn học đề nghị sinh viên lên trang web để đánh giá, với các câu hỏi: bài giảng có giống giáo trình không, thầy dạy đúng thời gian quy định không, trang thiết bị có được cung cấp đầy đủ không, bài giảng có thực sự hấp dẫn không... Nhưng trên thực tế việc số lượng sinh viên vào để đánh giá là rất thấp, một số sinh viên điền bản đánh giá một cách đại khái, qua loa và kết quả đánh giá lại không được sử dụng để cải thiện chất lượng. Song song với việc phát phiếu đánh giá Viện công nghệ thông tin và truyền thông cũng thực hiện đánh giá chất lượng giảng dạy thông qua các buổi dự giờ. Việc dự giờ lại diễn ra không thường xuyên, buổi dự giờ chỉ có ban lãnh đạo bộ môn, khoa viện tham gia và chỉ thực hiện ở cán bộ trong thời gian thử việc, kết thúc thử việc để thẩm định lại một lần nữa về việc có tiếp tục ký hợp đồng dài hạn hay không. Tại mỗi buổi dự giờ, trung tâm đảm bảo chất lượng của trường, viện cũng đưa ra các tiêu chí đánh giá như sau:
Bảng 3.4: Đánh giá chất lượng giảng dạy
TT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ Mức 1 2 3 4 Mức 5