II Nhóm 2 Chuyên môn
30 50 2000 100 Viện luôn khen thưởng
cho các thành tích xuất sắc 30 50 20 0 0 100 30 50 20 0 0 100 Tiêu thức xét khen thưởng rõ ràng, hợp lý 0 25 30 25 20 100 0 25 30 25 20 100
Thời điểm thưởng hợp
lý 20 30 30 20 0 100 20 30 30 20 0 100 Mức thưởng hợp lý 30 40 30 0 0 100 30 40 30 0 0 100 Khen thưởng có tác dụng khuyến khích cao 20 30 30 20 0 100 20 30 30 20 0 100 Viện đánh giá đúng những đóng góp của người lao động 30 40 30 0 0 100 30 40 30 0 0 100 Hài lòng với mức thưởng được nhận 20 50 30 0 0 100 20 50 30 0 0 100
(Nguồn: Kết quả phiếu khảo sát về động lực lao động của người lao động tại Viện CNTT&TT)
Qua bảng điều tra cho thấy trong số người được hỏi có có tới hơn 50% số người đánh giá là không hài lòng và rất không hài lòng với mức thưởng được nhận, và tỷ lệ số nguời tương đối hài lòng chiếm chưa tới 10% và hoàn toàn hài lòng là rất thấp 0%. Giá trị trung bình mức độ hài lòng của cán bộ công nhân viên tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông với mức tiền thưởng là 2.1; cũng như các chỉ tiêu mức thưởng; thời điểm thưởng, đánh giá các sự đóng góp của người lao động đều có giá trị trung bình nhỏ hơn 2.5 nhỏ hơn giá trị trung bình cần có. Điều đó thể hiện nguời lao động chưa hài lòng với việc xét khen thưởng và mức thưởng. Trừ
những trường hợp đặc biệt có thành tích suất sắc và đặc biệt thì Hội đồng thi đua chỉ xét khen thưởng một năm một lần như vậy thì thời gian để xét khen thưởng cho người lao động là dài, chưa đánh giá được một cách thường xuyên và khích lệ kịp thời người lao động nỗ lực làm việc.
Mặt khác tiêu thức xét khen thưởng rõ ràng, hợp lý thông qua điều tra tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông có điểm trung bình là cao nhất với mức đánh giá trung bình là 3,5 điều đó chứng tỏ Trường đại học Bách Khoa nói chung cũng như Viện công nghệ thông tin nói riêng có quy chế Khen thưởng rõ ràng, công khai để người lao động có thể hiểu rõ để có thể đánh giá và bình bầu một cách công bằng đối với người lao động trong đơn vị, và giữa các đơn vị với nhau. Tại Viện cũng có sự kết hợp chặt chẽ giữa khen thưởng vật chất với khen thưởng tinh thần (gắn với các danh hiệu thi đua). Đảm bảo tính thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng.
Song mức tiền thưởng cho các cán bộ công nhân viên đạt được các thành tích nêu trên là quá thấp so với mặt bằng chung cũng như những nỗ lực của người lao động. Mức thưởng tại Viện công nghệ thông tin chưa có sự linh hoạt vì mức thưởng được trích từ quỹ thi đua, khen thưởng được quy định tại nghị định 42/2010/NĐ-CP mà chưa có sự vận dụng linh hoạt. Ví dụ đối với danh hiệu “Lao động tiên tiến” dành cho cá nhân; nguời lao động phải phấn đấu nỗ lực cả năm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhưng mức thưởng cho danh hiệu này chỉ có 100.000 đồng. Hay đối với danh hiêu “Tập thể lao động tiên tiến” là những tập thể tiêu biểu được lựa chọn trong số những tập thể hoàn thành nhiệm vụ thì mức thưởng cũng chỉ 500.000 đồng. Với mức tiền thưởng khá thấp này chưa thể khuyến khích được nhân viên nỗ lực phấn đấu đạt danh hiệu, do đó dẫn đến làm giảm tính tạo động lực của phần thưởng. Khen thưởng chưa thực sự gắn với kết quả thực hiện công nhân của mỗi cá nhân người lao động. Do hệ thống đánh giá khen thưởng chưa đánh giá được chính xác năng lực, mức độ đóng góp của người lao động, có tính chất cào bằng. Do vậy, phần lớn người lao động chưa hài lòng với chính sách khen thưởng của Trường cũng như của viện đã đề ra.
3.2.4. Qua các khuyến khích tinh thần
3.2.4.1. Hoạt động đào tạo nâng cao năng lực cho người lao động
Viện công nghệ thông tin và truyền thông nói riêng cũng như trường đại học Bách Khoa Hà Nội nói chung luôn luôn chú ý đến hoạt động đào tạo nâng cao năng lực cho người lao động. Thể hiện rất rõ đó là hàng năm trường luôn tổ chức các đợt đào tạo, nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho các cán bộ trẻ, bên cạnh đó các chính sách hỗ trợ cho người lao động tham gia các khóa học nâng cao trình độ như thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước bằng cách khuyến khích, hỗ trợ kinh phí đi học cho các cán bộ công nhân viên chức. Ngoài ra tại viện công nghệ thông tin và truyền thông luôn tổ chức các seminar (các buổi thảo luận) chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm, những khó khăn trong giảng dạy, nghiên cứu, việc tìm kiếm các học bổng… điều đó hỗ trợ rất lớn trong quá trình làm việc của các cán bộ trong viện.
Bảng 3.12: Tổng hợp số cán bộ đi học dài hạn
Đơn vị: người
STT Tên đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng số cán bộ Số cán bộ đi học dài hạn Tổng số cán bộ Số cán bộ đi học dài hạn Tổng số cán bộ Số cán bộ đi học dài hạn
1 Bộ môn khoa học máy tính 18 7 20 9 22 8
2 Bộ môn kỹ thuật máy tính 25 10 24 8 23 8
3 Bộ môn hệ thống thông tin 22 3 21 5 18 5
4 Bộ môn công nghệ phần mềm 23 4 23 4 21 2
5 Bộ môn truyền thông và mạng
máy tính 21 3 20 2 17 2
6 Trung tâm máy tính 14 0 14 0 15 1
7 Phòng thí nghiệm hệ thống máy tính 1 0 1 0 1 0
8 văn phòng viện 4 0 4 0 4 0
10 Tổng 140 27 139 28 133 27
Qua bảng tổng hợp số cán bộ đi học dài hạn thấy được số lượng đi học dài hạn luôn chiếm gần 20% tổng số cán bộ của Viện, tỷ lệ này cũng là một tỷ lệ khá cao. Việc đi học dài hạn của các cán bộ trong Viện công nghệ thông tin và truyền thông chủ yếu là các giảng viên đi học ở nước ngoài. Nó giúp cán bộ tiếp cận với nền kiến thức và công nghệ thông tin trên thế giới, nâng cao năng lực bản thân, từ đó ứng dụng vào các bài giảng cho sinh viên được nhiều thực tế trên thế giới.
Trong khi đó số lượng cán bộ tham gia vào các khóa học lớp nghiệp vụ sư phạm hàng năm diễn ra dành cho đối tượng là giảng viên trẻ, mới vào trường. Hoạt động đào tạo này chỉ bắt đầu diễn ra từ năm 2008 đến nay. Số lượng toàn trường tham gia khóa học mỗi năm là 110 cán bộ, nhưng riêng năm 2011 chỉ có 70 cán bộ tham gia. Số lượng cán bộ tham gia giảm cho thấy độ hấp dẫn của khóa đào tạo không cao, nội dung khóa học chưa dựa vào những đánh giá về chất lượng giảng dạy nên chưa thực sự sát với nhu cầu của các giảng viên.
Bảng 3.13: Đánh giá của người lao động về hoạt động đào tạo
Đơn vị tính: số phiếu,%