Sử dụng các biện pháp kích thích về tinh thần

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 40)

Quan hệ lao động Tạo động lực

2.2.4. Sử dụng các biện pháp kích thích về tinh thần

2.2.4.1. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cho người lao động

Con người được đào tạo phát triển là nhân tố quan trọng “vừa là động lực, vừa là mục tiêu” của sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đào tạo đang trở thành một bộ phận đặc biệt của doanh nghiệp. Tầm quan trọng của đào tạo thể hiện ở vai trò là động lực cho mỗi người lao động. Nó tiếp thêm sức mạnh để họ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ do doanh nghiệp đề ra, đồng thời đêm lại cho người lao động

những quyền và lợi ích xứng đáng.

Đào tạo giúp người lao động nâng cao kiến thức và trình độ cho bản thân, tự hoàn thiện mình. Đào tạo chính là một nhu cầu tự hoàn thiện mình. Nhu cầu tự hoàn thiện mình là nhu cầu mở mức cao nhất trong hệ thống thứ bậc các nhu cầu của Maslow. Theo Maslow, hành vi của con người chịu sự chi phối của các nhu cầu chưa được thoả mãn và con người luôn đòi hỏi nhiều hơn. Khi một nhu cầu được thoả mãn, con người lại khát khao nhu cầu cao hơn. Do đó, đây là một chuỗi các hoạt động liên tục trong đó, con người miệt mài hoàn thiện qua quá trình tự phát triển.

Giai đoạn cao nhất của của quá trình tự hoàn thiện được đặc trưng bởi tính chính trực, tinh thần trách nhiệm, tính khoan dung, tính giản dị, và tự nhiên. Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó. Các cá nhân trong quá trình tự hoàn thiện tập trung vào các vấn đề ngoại lai với chính bản thân họ.

Đối với nhu cầu tự hoàn thiện, nhà quản lý cần cung cấp các cơ hội phát triển những thế mạnh cá nhân. Đồng thời, người lao động cần được đào tạo và phát triển, cần được khuyến khích tham gia vào quá trình cải tiến trong doanh nghiệp hoặc tổ chức và được tạo điều kiện để họ tự phát triển nghề nghiệp.

Từ đó đào tạo còn là yếu tố thúc đẩy sử phát triển của doanh nghiệp. Bởi sau khi được đào tạo tốt chất lượng nguồn lao động sẽ tăng tạo nên hiệu quả trong công việc tốt hơn. Mặt khác đội ngũ lao động có chất lượng cao trong một doanh nghiệp sẽ giúp chính doanh nghiệp đó tạo được vị thế trên thị trường lao động, khả năng cạnh tranh được nâng cao.

Đào tạo giúp người lao động tăng tính thỏa mãn hơn trong công việc họ đang làm hiện tại, giúp họ nắm vững hơn các kiến thức, kỹ năng chuyên môn từ đó người lao động sẽ tự tin và lạc quan về công việc, nắm vững hơn về nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn cũng như khả năng nâng cao sự thích ứng công việc trong trong tương lai. Việc được đào tạo do doanh nghiệp tiến hành, hỗ trợ làm cho người lao thấy được sự quan tâm và tin tưởng của doanh nghiệp. Đây là động lực để các nhân gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, sẵn sàng tiếp nhận những thử thách nghề nghiệp mới của doanh nghiệp. Chính vì vậy,

doanh nghiệp phải kết hợp tạo động lực thông qua đào tạo với các hình thức khác từ đó mới kích thích sự thỏa mãn nhu cầu về mọi mặt của người lao động

2.2.4.2. Tạo môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động

Nghiên cứu tâm lý của người lao động, các nhà khoa học đã thấy rằng sự ảnh hưởng, tác động của môi trường, điều kiện đến động lực, cũng như hiệu quả làm việc của người lao động.

Việc tạo môi trường làm việc tốt, bầu không khí làm việc vui vẻ chính là thỏa mãn nhu cầu an toàn hay nhu cầu được bảo vệ và nhu cầu xã hội trong học thuyết của Maslow. Nhu cầu an toàn có an toàn về tính mạng và an toàn về tài sản. An ninh và an toàn có nghĩa là một môi trường không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của con người. Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người. Để sinh tồn con người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn. Nhu cầu an toàn nếu không được đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến hành bình thường được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện

được. Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Cao

hơn nhu cầu an toàn là nhu cầu xã hội, nhu cầu quan hệ như quan hệ giữa người với người, quan hệ con người với tổ chức hay quan hệ giữa con người với tự nhiên. Con người luôn có nhu cầu yêu thương gắn bó. Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển.

Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và được người khác thừa nhận. Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương. Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con người với nhau. Nhu cầu này là một dấu vết của bản chất sống theo bầy đàn của loài người chúng ta từ buổi bình minh của nhân loại.

Do vậy, từ cách bố trí máy móc, màu sắc ánh sáng, vệ sinh nơi làm việc đến những thiết bị máy móc phục vụ công việc, sự quan tâm của người lãnh đạo… có ảnh hưởng rất lớn tới tâm trạng làm việc của người lao động. Một môi trường làm việc phù hợp, tiện lợi, với trang thiết bị hiện đại, thường xuyên tổ chức các buổi

sinh hoạt tập thể, sự quan tâm tận tình của người lãnh đạo đến từng nhân viên chắc chắn sẽ tạo điều kiện để người lao động tăng cường động lực lao động, giảm thiểu rủi ro trong lao động. Vì vậy, để tăng hiệu quả làm việc cho người lao động doanh nghiệp cần phải cung cấp cho họ đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công việc, trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ trong quá trình làm việc theo đúng quy định, nơi làm việc cần được thiết kế và bố trí một cách khoa học, thường xuyên quan tâm đến tâm tư tình cảm của người lao động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ.

Bầu không khí tại nơi làm việc cũng ảnh hưởng lớn tới tâm lý, hiệu quả làm việc của người lao động. Tạo động lực cho người lao động thông qua bầu không khí làm việc vui vẻ là một biện pháp không kém phần quan trọng trong hệ thống biện pháp tạo động lực cho người lao động thông qua việc kích thích tinh thần. Một doanh nghiệp luôn duy trì bầu không khí làm việc tốt đẹp, thân thiện, mọi người tôn trọng lẫn nhau, thường xuyên hỗ trợ nhau trong công việc, người lãnh đạo luôn quan tâm đến những mong muốn của người lao động, hiểu rõ và đánh giá đúng năng lực, sở trường của từng người đẻ từ đó tạo ra một không gian cho phép và khuyến khích tất cả các nhân viên trở nên năng động nhiệt tình hơn trong công việc. Mỗi nhân viên luôn nỗ lực phấn đấu không ngừng và luôn duy trì được không khí tốt trong suốt quá trình làm việc, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả làm việc. Để tạo dựng một bầu không khí lao động tập thể thân thiết, hợp tác nhịp nhàng thì doanh nghiệp có thể tổ chức thông quan các hoạt động tập thể như phát động các phong trào thi đua, phong trào thể dục thể thao, văn nghệ… tạo điều kiện cho người lao động giao lưu, trao đổi, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, hay những khó khăn trong công việc cũng như trong cuộc sống. Qua đó người lao động sẽ thấy thoải mái, tinh thần làm việc phấn chấn, yêu thích công việc, gắn bó hơn với đồng nghiệp cũng như với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w