Chức năng và nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 53)

THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘ

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

Là một cơ quan mang tính đặc thù riêng biệt nên chức năng, nhiệm vụ chính của Viện công nghệ thông tin và truyền thông được nhà trường phân công là:

+ Đào tạo: Đảm nhận giảng dạy các môn chuyên ngành về lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông với chất lượng theo quy định của nhà trường cho tất cả các chương trình đào tạo chính quy và liên kết của trường cũng như của Viện. Bên

cạnh đó, thường xuyên xây dựng phương thức và chương trình đào tạo hiện đại, hấp dẫn, linh hoạt và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tế theo các quy định chung của Bộ và trường; quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình đó sau khi thông qua Hội đồng Khoa học Đào tạo và được Hiệu trưởng phê duyệt

+ Quản lý sinh viên: Bên cạnh đó Viện có nhiệm vụ quản lý toàn diện sinh viên các ngành do Viện đào tạo. Nội dung quản lý bao gồm cả về tổ chức, nhân sự, học tập, lao động, chế độ chính sách, xử lý kết quả học tập, kỷ luật, khen thưởng, nhận xét sinh viên hàng năm, cả khoá học theo quy định phân cấp của Hiệu trưởng.

Đối với các hệ đào tạo theo “niên chế” như hiện nay, những mặt chính trong công tác quản lý sinh viên của khoa bao gồm:

• Quản lý học tập của sinh viên theo lịch trình đã được thông qua.Phối hợp với

các đơn vị hữu quan tạo điều kiện, giúp đỡ sinh viên tự quản, tổ chức vui chơi giải trí rèn luyện thân thể, tự học. . .

• Phối hợp, tạo điều kiện để các tổ chức quần chúng của sinh viên hoạt động

theo chức năng quy định.

• Xét và quyết định kỷ luật sinh viên ở cấp khoa, viện. Những mức kỷ luật

nặng, liên quan đến đình chỉ học tập có thời hạn hoặc buộc thôi học vĩnh viễn, khoa lập hồ sơ báo cáo lên trường để Hiệu trưởng quyết định.

• Xét khen thưởng sinh viên ở cấp khoa, viện và các mức khen thưởng cao hơn

để báo cáo lên cấp trên xét quyết định.

• Xét và báo cáo lên Hiệu trưởng giải quyết hoãn, giảm hoặc miễn học phí cho

những sinh viên gặp hoàn cảnh khó khăn hoặc cấp học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó học giỏi.

• Cấp giấy giới thiệu cho sinh viên đi liên hệ công tác trong thời gian còn ở

trường để phòng Hành chính Tổng hợp đóng dấu (trừ giấy giới thiệu đi liên hệ công tác sau khi tốt nghiệp).

• Đối với các hệ đào tạo theo “tín chỉ” nhiệm vụ quản lý sinh viên về học tập

cần được chi tiết và kế hoạch hoá theo thời gian (học kỳ và năm học)

nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, phát huy tiềm năng nghiên cứu ứng dụng triển khai; Coi nghiên cứu khoa học là nhân tố quyết định nâng cao chất lượng đào tạo, là thước đo định giá trình độ và chất lượng của một trường đại học có đẳng cấp. Nghiên cứu khoa học phải bám sát thực tiễn cuộc sống, coi đó là cội nguồn cảm hứng sản sinh ra các chương trình, đề tài, nhiệm vụ khoa học và sản phẩm khoa học - công nghệ.

+ Hợp tác trong nước và quốc tế: Tạo quan hệ hợp tác, xây dựng chương trình phối hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước, nhằm phát huy tiềm lực của khoa, đồng thời tranh thủ nguồn đầu tư các dạng : tiền vốn, nhân lực, thiết bị, kinh nghiệm, và các hình thức tinh thần vật chất khác. . . nhằm hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra. Trong khuôn khổ được phân công, cho phép, quan hệ với các trường, viện ở nước ngoài, tạo dựng sự hợp tác để tranh thủ dự án đầu tư, trao đổi hợp tác đào tạo và tu nghiệp, hợp tác nghiên cứu khoa học.

+ Tổ chức quản lý: Viện quản lý hành chính theo sự phân cấp của trường : quản lý cán bộ, công chức viên chức thuộc khoa theo nội quy, quy chế và luật công chức, quản lý văn phòng, tài sản thiết bị, các cơ sở vật chất từ mọi nguồn gốc thuộc phạm vi khoa, viện được phân công sử dụng.

Song dưới viện còn có các bộ môn trực thuộc, các bộ môn có các chức năng nhiệm vụ được phân cấp như sau:

+ Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện quá trình giảng dạy các môn học thuộc bộ môn phụ trách theo sự phân công của khoa và trường cho các bậc đào tạo; chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa và Hiệu trưởng trong phần việc được phân công về các mặt : nội dung chương trình, bài giảng, bài thí nghiệm, thực tập; nội dung, hình thức thi, kiểm tra, luận án tốt nghiệp. . .

• Tổ chức soạn giáo án, bài giảng, lựa chọn hình thức và phương pháp truyền

đạt thích hợp.

• Tiến hành giảng dạy lý thuyết, hướng dẫn thí nghiệm và thực hành, hướng

dẫn xemina cho sinh viên.

• Quyết định nội dung, hình thức về tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả.

• Tổ chức và hướng dẫn thực tập cho sinh viên

+ Đảm bảo thực hiện kế hoạch biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ các môn học do bộ môn phụ trách:

• Biên soạn, bổ sung, đổi mới, phát triển và hoàn thiện giáo trình, bài tập, bài thí nghiệm. . . cho phù hợp với yêu cầu nâng cao và hoàn cảnh thực tiễn.

• Thường xuyên quan tâm các biện pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên

môn của thầy giáo và nhân viên phục vụ đào tạo trong bộ môn (dạy thử, hướng dẫn thử . . .); bồi dưỡng các thầy giáo và nhân viên mới theo quy định và quy chế của Bộ và trường.

• Nghiên cứu áp dụng các phương pháp giảng dạy mới, phương tiện và thiết bị

mới đạt hiệu quả cao.

• Theo dõi và giám sát việc thực hiện lịch trình giảng dạy và việc đảm bảo

chất lượng giảng dạy của các thành viên trong bộ môn.

+Tiến hành các đề tài NCKH, thực hiện triển khai công nghệ và tổ chức sản xuất; đảm bảo nội dung, kế hoạch, tiến độ các đề tài NCKH các cấp đã được đăng ký thực hiện.

+ Nghiên cứu đề xuất với khoa, trường những vấn đề lớn về chuyên môn như:

• Kế hoạch, biện pháp xây dựng đội ngũ thầy giáo và nhân viên phục vụ đào tạo

• Phương hướng phát triển ngành đào tạo về mục tiêu nội dung, phương pháp

• Việc mở thêm ngành nghề mới, xây dựng các môn học mới, trang bị các

phương tiện thí nghiệm mới. . . .

+ Sử dụng, bảo quản, thanh lý và mua sắm. . . cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, thiết bị phương tiện thuộc bộ môn quản lý.

+ Xây dựng bộ môn vững mạnh về mọi mặt (chính trị, tư tưởng, chuyên môn, sư phạm. . .), quản lý tốt các hoạt động chuyên môn, tạo điều kiện để các thầy giáo, nhân viên phục vụ đào tạo và các cán bộ NCKH có cùng chuyên môn hoặc chuyên môn gần nhau được bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ; góp phần chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công nhân viên chức.

+ Tổ chức tốt quản lý ngành đào tạo, trực tiếp quản lý học viên cao học và NCS về chuyên môn; tham gia quản lý sinh viên theo sự phân công của khoa.

+ Đề xuất kế hoạch hợp tác trong đào tạo, NCKH với các trường, viện, cơ quan khoa học trong và ngoài nước để thông qua khoa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w