Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 86)

M ức độ ức độ hài lòng với các yếu tố Rất

3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

Việc tạo động lực cho người lao động tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông, trường đại học Bách Khoa còn có hạn chế bởi có các nguyên nhân khác nhau.

Viện công nghệ thông tin và truyền thông chịu sự quản lý của trường đại học Bách Khoa, mà trường đại học Bách Khoa lại chịu sự quản lý của Bộ giáo dục cũng như của nhà nước, cho nên các chính sách còn chưa được linh hoạt ví dụ chế độ lương thưởng còn chưa cao, bắt buộc phải tuân thủ theo quy định và cơ chế chung của nhà nước, việc điều chỉnh là vượt quá thẩm quyền của các cấp lãnh đạo Viện, trường.

Nhiều công việc còn phụ thuộc vào chỉ đạo và quy định của các cơ quan cấp trên như việc cải thiện trang thiết bị, điều kiện làm việc tốt hơn … vì những quy định khá chặt chẽ về quản lý các khoản chi do cơ quan cấp trên ban hành nên nhiều chính sách hỗ trợ về mặt vật chất và cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ công chức không được thực hiện.

Bên cạnh đó một nguyên nhân từ phía ban lãnh đạo tại Viện. Qua điều tra, phỏng vấn chuyên sâu với những người có thâm niên công tác cao thì thấy khi người lãnh đạo quan tâm đến đời sống, tâm tư nghiệp vọng của cán bộ thì các vướng mắc trong khi làm việc được giải quyết, cũng như các hoạt động cho cán bộ được đẩy mạnh, các khoản đãi ngộ cũng được tăng hơn mà vẫn phù hợp với quy chế, quy định. Việc đánh giá năng lực và kết quả công việc được đánh giá một cách công bằng và thực tế chứ không thiên vị. Từ đó, tạo không khí làm việc vui vẻ, tạo động lực cho người lao động hăng hái hơn và ngược lại.

Ngoài ra, một nguyên nhân không kém phần quan trọng khiến công tác tạo động lực cho người lao động chưa đạt hiệu quả cao đó là xuất phát từ ohí người lao động. Có những người không hài long với các chính sách động viên của cơ quan là do họ đòi hỏi quá nhiều mà chưa làm tròn trách nhiệm hoặc không có ý thức xây dựng. Có qnhững cácn bộ năgn lực làm việc kém, phương pháp làm việc không khoa học, không biết cách giải tỏa căng thẳng dẫn đến hiệu quả làm việc thấp mà sinh ra chán nản, giảm động lực lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w