1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Con người bản năng trong truyện ngắn việt nam đương đại luận văn thạc sỹ ngữ văn

125 2,1K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 569,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ MAI QUỲNH CON NGƯỜI BẢN NĂNG TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI LUẬN VĂN THẠCNGỮ VĂN VINH - 2011 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ MAI QUỲNH CON NGƯỜI BẢN NĂNG TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI LUẬN VĂN THẠCNGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60.22.34 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHAN HUY DŨNG VINH - 2011 4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Đóng góp của luận văn 7. Cấu trúc luận văn Chương 1. SỰ ĐỔI MỚI QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1. Bối cảnh phát triển mới của truyện ngắn Việt Nam đương đại 1.1.1. Những điều kiện thuận lợi từ truyền thống văn học 1.1.2. Ngọn gió lành của thời kỳ Đổi mới và hội nhập 1.1.3. Những thành tựu đã được khẳng định 1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Việt Nam đương đại 1.2.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người 1.2.2. Những biểu hiện của sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của truyện ngắn Việt Nam đương đại 1.2.3. Những bổ sung cần thiết và những chối bỏ cực đoan trong truyện ngắn Việt Nam đương đại khi miêu tả, thể hiện con người 1.3. Con người bản năng - một đối tượng khám phá hấp dẫn của truyện ngắn Việt Nam đương đại 1.3.1. Con người bản năng như một thách thức về việc đổi mới cách nhìn Trang 4 4 5 18 19 20 20 20 21 21 21 22 25 27 27 28 32 34 5 nhận các vấn đề nhân sinh 1.3.2. Con người bản năng như một “lối thoát” của phương thức thể hiện 1.3.3. Con người bản năng và việc khẳng định cá tính sáng tạo của từng nhà văn Chương 2. NHỮNG PHƯƠNG DIỆN TỒN TẠI CỦA CON NGƯỜI BẢN NĂNG THỂ HIỆN TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 2.1. Con người bản năng trong lĩnh vực của tình yêu, tình dục 2.1.1. Tình yêu, tình dục – lãnh địa thuận lợi cho con người bản năng thể hiện 2.1.2. Mật độ đậm đặc của những pha “nóng” trong truyện ngắn Việt Nam đương đại và những hệ luỵ của nó 1.1.3. Những khám phá có chiều sâu về bản năng “ái dục” của con người 2.2. Con người bản năng với các nhu cầu thế tục khác 2.2.1. Quyền được tồn tại của các nhu cầu thế tục 2.2.2. Sự nhìn nhận về các nhu cầu thế tục của con người trong truyện ngắn Việt Nam đương đại 2.2.3. Những vấn đề đạo đức đặt ra khi thể hiện con người bản năng với các nhu cầu thế tục 2.3. Con người bản năng với sự chi phối của yếu tố vô thức 2.31. Mấy lưu ý về khái niệm vô thức 2.3.2. Ý thức về sự tồn tại của yếu tố vô thức trong truyện ngắn Việt Nam đương đại khi thể hiện con người bản năng 2.3.3. Những điểm bất cập của truyện ngắn Việt Nam đương đại trên vấn đề “vô thức” Chương 3. NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG CÁCH VIẾT CỦA TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI KHI THỂ HIỆN CON 34 37 40 43 43 43 44 51 71 71 73 74 76 76 77 80 6 NGƯỜI BẢN NĂNG 3.1. Những điểm mới trong kết cấu 3.1.1. Vạch ranh giới giữa các tuyến nhân vật bằng tiêu chí “ái dục” 3.1.2. Tạo đối lập giữa các “trình độ sống” 3.1.3. Kiểu tình huống “ngỡ là… hoá ra” 3.2. Những điểm mới trong ngôn ngữ trần thuật 3.2.1. Sự phong phú của hệ từ vựng, hình ảnh diễn tả đời sống bản năng của con người 3.2.2. Sự pha trộn giữa ngôn ngữ ước lệ và ngôn ngữ “trực chỉ” 3.2.3. Ý thức cá biệt hoá của các nhà văn khi miêu tả ngôn ngữ nhân vật 3.3. Những điểm mới trong giọng điệu trần thuật 3.3.1. Giọng suồng sã, bặm trợn 3.3.2. Giọng nồng nàn, đam mê 3.3.3. Giọng lấp lửng, ám chỉ KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 82 82 87 89 91 91 95 97 101 102 105 108 111 113 MỞ ĐẦU 7 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Truyện ngắn Việt Nam đương đại là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn của những người quan tâm đến bước phát triển mới của văn học nước nhà. Qua nó, ta có thể nhận ra được nhiều vấn đề cốt lõi của hoạt động sáng tạo: truyện ngắn có thể giúp độc giả hiểu được sâu sắc hơn về con người hiện đại hay không? Trong các phương diện tồn tại của con người, mặt bản năng giờ đây được đánh giá, nhìn nhận như thế nào? Có những cách tân nào về lối viết tương ứng với những khám phá mới về con người đã được thể hiện ở đó? Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn hướng đến một sự hiểu biết sâu sắc hơn về truyện ngắn Việt Nam đương đại với các vận động hợp quy luật của nó mà nhiều nhà nghiên cứu đã khái quát lên. 1.2. Con người bản năng không phải là đối tượng nghiên cứu, khám phá riêng của văn học. Nhưng văn học có những ưu thế đặc biệt của mình trong việc soi tỏ “hiện thực” này. Trong văn học Việt Nam, vấn đề con người bản năng đã được đề cập từ lâu, nhưng đây là vấn đề luôn mang tính nhạy cảm, không phải bao giờ việc tìm hiểu nó cũng được khuyến khích. Theo đuổi đề tài Con người bản năng trong truyện ngắn Việt Nam đương đại, chúng tôi có nguyện vọng tìm ra những nguyên nhân, động lực chính ngăn cản hay khuyến khích văn học (cụ thể ở đây là truyện ngắn) đào sâu vào những vấn đề thuộc bản thể con người trước kia cũng như hiện nay. 1.3. Phải nói rằng truyện ngắn Việt Nam đương đại đã có nhiều trang viết xuất sắc khi đề cập vấn đề con người bản năng, với những tác giả nổi bật như Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư, Y Ban… Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chắc 8 chắn sẽ có được cơ hội tốt để khám phá thêm về đóng góp nghệ thuật của những nhà văn tiêu biểu đã làm nên sự khởi sắc của truyện ngắn Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử vấn đề Từ văn học dân gian đến văn học trung đạivăn học đương đại không một giai đoạn nào không có tác giả viết về con người bản năng. Ở mỗi giai đoạn, chất lượng và số lượng tác phẩm có đề cập đến vấn đề con người bản năng có khác nhau. Hiện chưa có một công trình quy mô, nghiên cứu bao quát vấn đề rất thú vị này trong văn học Việt Nam, mặc dù đã xuất hiện không ít công trình bàn về từng khía cạnh của nó hay về từng tác giả có thể hiện con người bản năng. Qua những công trình đó, chúng tôi tìm thấy không ít gợi ý bổ ích cho đề tài luận văn của mình. 2.1. Những công trình bàn về con người bản năng trong văn học nói chung Về Hồ Xuân Hương, người nghiên cứu khá sâu là tác giả Đỗ Lai Thuý với Hồ Xuân Hương - Hoài niệm phồn thực. Công trình phân tích ưu điểm cũng như hạn chế của những cách tiếp cận thơ Hồ Xuân Hương từ trước đến nay, từ đó xác định: “Tiếp cận và lí giải cái dâm cái tục trong thơ Hồ Xuân Hương và toàn bộ thơ bà từ góc độ tín ngưỡng phồn thực là một cách tiếp cận khả thi [59, 55]. Cũng trong công trình này, tác giả nhận thấy Hồ Xuân Hương rất coi trọng cơ thể, tính dục, hạnh phúc cá nhân, xem nó là những gì thuộc tự nhiên. Bởi vậy Hồ Xuân Hương chủ trương chống lại những cái phản tự nhiên: cái chết, kiếp tu hành, bất bình đẳng giữa nam và nữ… Có thể thấy cách tiếp cận của Đỗ Lai Thuý một mặt vừa khắc phục được tình trạng mâu thuẫn và băn khoăn từ xưa 9 đến nay về vấn đề có hay không cái tục trong thơ Hồ Xuân Hương, mặt khác lại nhìn ra sự hợp nhất giữa thiêng và tục, giữa thanh và tục trong thơ bà. Trong một bài viết về thơ Bích Khê - Bích Khê “Thi sỹ thần linh – Thơ loã thể” - Phạm Xuân Nguyên đã đi sâu phân tích một mảng thơ “đặc biệt” của Bích Khê: thơ loã thể. Ông khẳng định: “Bích Khê đã đặt Dâm ngang hàng với cái Đẹp, và như thế với ông đó là một phạm trù thơ. Tên phạm trù đó, loại thơ đó Bích Khê cũng đã đặt “thơ loã thể” [38, 1]. Nghiên cứu con người trong văn học hiện đại, tác giả Trần Văn Toàn với bài viết Về một diễn ngôn tình dục trong văm xuôi nghệ thuật Việt Nam đã đề cập yếu tố tình dục trong tác phẩm của Tự Lực văn đoàn. Theo tác giả bài báo, đến Đời mưa gió, học thuyết Phân tâm học bắt đầu xâm nhập vào văn học Việt Nam qua sự ham mê sắc dục từ đáy sâu của con người mà ta không thể thể lý giải nổi. Bài báo cáo tiếp cận vấn đề tính dục trong văn học ở một phương diện hoàn toàn mới: nguồn gốc hình thành và cơ chế vận động của diễn ngôn tính dục. Trong văn học thời kỳ này, một ấn tượng rõ nét về sức mạnh cám dỗ của sắc dục được nêu lên. Nó mở ra một cách tiếp cận con người bản năng, từ đó làm hiện lên bản chất dễ sa ngã của nó trước dục vọng của xác thịt. Với cách nói của bài viết, ta biết được rằng kể từ Đời mưa gió của Nhất Linh – Khái Hưng đến Số đỏ, Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng thì diễn ngôn về đạo đức tính dục được dần thay thế “bởi diễn ngôn khoa học về dục tính” [63, 19]. Và ở phần kết của bài viết, tác gải đã đưa ra nhận định có liên quan đến “hình tượng sex” trong văn học đương đại. Ông viết: “chỉ trong văn học đương đại từ 1986 đến nay người ta mới thấy sự bùng nổ của tình dục trong văn chương. Từ Nguyễn Huy Thiệp – Bảo Ninh đến Nguyễn Bình Phương – Võ Thị Hảo – Y Ban… màu sắc tình dục càng đậm nét. 10 . TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ MAI QUỲNH CON NGƯỜI BẢN NĂNG TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã. DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ MAI QUỲNH CON NGƯỜI BẢN NĂNG TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN VINH - 2011 2

Ngày đăng: 18/12/2013, 19:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w