Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 55 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
55
Dung lượng
615,57 KB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ******** PHAN THỊ THU CHỨC NĂNG CỦA ĐOẠN MIÊU TẢ TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. GVC LÊ KIM NHUNG HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc của mình tới cô giáo hướng dẫn ThS, GVC Lê Kim Nhung, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn để tôi hoàn thành khoá luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ khoa Ngữ Văn, trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 và các bạn sinh viên trong nhóm khoá luận đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để khoá luận của tôi được hoàn thành. Mặc dù đã có những cố gắng nhất định song khoá luận của tôi vẫn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Phan Thị Thu LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Chức năng của đoạn miêu tả trong truyện ngắn Việt Nam đương đại” là một đề tài do chính tôi thực hiện, không có sự trùng lặp với bất kì đề tài của tác giả khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Phan Thị Thu MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 6. Phương pháp nghiên cứu 8 7. Bố cục khóa luận 8 NỘI DUNG 9 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 9 1.1. Một số vấn đề về văn tự sự 9 1.1.1. Khái niệm về văn tự sự 9 1.1.2. Đặc điểm của văn tự sự 9 1.2. Một số vấn đề về văn miêu tả 10 1.2.1. Khái niệm miêu tả 10 1.2.2. Văn miêu tả và các thể văn khác. 10 1.2.3. Đặc điểm của văn miêu tả 11 1.3. Các mảng ngữ nghĩa trong tác phẩm tự sự và chức năng của đoạn miêu tả 13 1.3.1. Các mảng ngữ nghĩa trong tác phẩm tự sự 13 1.3.2. Chức năng của đoạn miêu tả 14 1.4. Văn học đương đại Việt Nam 15 1.4.1. Giới thuyết chung về văn học đương đại Việt Nam 15 1.4.2. Đặc điểm văn học đương đại Việt Nam 18 CHƢƠNG 2: CHỨC NĂNG CỦA ĐOẠN MIÊU TẢ 21 2.1. Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại 21 2.1.1. Bảng tổng hợp kết quả thống kê 21 2.1.2. Nhận xét sơ bộ kết quả khảo sát, thống kê, phân loại 22 2.2. Phân tích kết quả thống kê 23 2.2.1. Đoạn miêu tả với chức năng tổ chức văn bản 23 2.2.2. Đoạn miêu tả với chức năng quy định 32 2.2.3. Đoạn miêu tả với chức năng phân đoạn 39 2.2.4. Đoạn miêu tả kết hợp nhiều chức năng 44 KẾT LUẬN 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong tác phẩm tự sự, bên cạnh các yếu tố sự kiện, cốt truyện, nhân vật thì miêu tả cũng là một trong những mảng yếu tố ngữ nghĩa góp phần tạo nên nội dung tác phẩm. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp cho việc kể chuyện sinh động hấp dẫn hơn và đóng vai trò như một yếu tố định hướng giúp người đọc hiểu, cảm và tìm ra phương pháp tiếp cận tác phẩm. Việc sử dụng miêu tả nhiều hay ít trong tác phẩm tự sự tùy thuộc vào phong cách sáng tác, phụ thuộc vào dụng ý nghệ thuật riêng của người nghệ sĩ. Do đó, miêu tả và biểu cảm trở thành một biện pháp nghệ thuật. Vì những lí do trên, việc nghiên cứu chức năng của đoạn miêu tả trong tác phẩm tự sự có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá cái hay, cái đẹp của tác phẩm đồng thời góp phần khẳng định được nét độc đáo, phong cách riêng của mỗi tác gia văn học. 1.2. Văn xuôi đương đại Việt Nam đặc biệt là truyện ngắn đương đại là một thực thể nghệ thuật có những đặc trưng khác biệt với truyện ngắn thời kì chiến tranh. Truyện ngắn đương đại Việt Nam khởi sắc không chỉ là nhờ vào sự hiện diện của các cây bút trình làng các tác phẩm đầu tiên của mình từ sau đổi mới mà trước hết là nhờ vào sự lột xác của các cây bút gạo cội đã được bạn đọc biết đến trên văn đàn từ lâu. Bởi vậy khi nhắc đến văn xuôi đương đại Việt Nam không thể không nhắc đến các nhà văn như: Ma Văn Kháng, Vu Bão, Đỗ Chu, Dương Duy Ngữ, Phạm Hoa, Xuân Thiều… Văn xuôi thời kì đổi mới tưởng chừng bị cuốn đi với thời đại của công nghệ thông tin nhưng vẫn có những thế hệ nhà văn tìm tòi, khai thác những giá trị văn hóa dân tộc. Gần đây, các nhà văn như: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Khắc Trường, Y Ban, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo, khi đọc các tác 2 phẩm của họ ta vẫn bắt gặp rất nhiều những chất liệu văn hóa dân gian trong đó. Bởi văn học là tấm gương phản chiếu văn hóa dân tộc. Con đường đến với văn hóa của mỗi dân tộc thường thông qua các tác phẩm văn học. Giá trị đích thực của văn học là ở chỗ nó phản ánh tất cả các vấn đề văn hóa, xã hội, vận mệnh, tiền đồ của dân tộc, phản ánh tinh thần của thời đại. Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn như trên chúng tôi lựa chọn, nghiên cứu đề tài: “Chức năng của đoạn miêu tả trong truyện ngắn Việt Nam đương đại”. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Việc nghiên cứu chức năng của đoạn miêu tả từ góc độ ngôn ngữ. Ngành “Ngôn ngữ học” trước đây mới chỉ dừng lại việc nghiên cứu ở mức cấp độ câu mà ngữ pháp truyền thống cho là đơn vị ngữ pháp trực thuộc cao nhất. Sau này người ta thấy rằng cấp độ này không đáp ứng được những nhu cầu thực tiễn của việc phân tích tác phẩm văn học và đã đi sâu vào nghiên cứu ở cấp độ cao hơn - đó là cấp độ văn bản. Lúc này thì “Ngôn ngữ học văn bản thực sự làm một cuộc cách mạng vì nó đã đưa ngôn ngữ học lên tầm một khoa học bao quát đối tượng của mình”. Các nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu các khía cạnh của văn bản như: sự thống nhất của chủ đề văn học bản, các phương diện của hình thức văn bản, biện pháp tu từ văn bản Đứng ở góc độ ngôn ngữ thì chức năng của đoạn miêu tả trong tác phẩm tự sự là một vấn đề lí thuyết rất mới mẻ. Vấn đề này đã được một số nhà nghiên cứu đề cập đến: 2.1.1. Giáo sư Đỗ Hữu Châu trong bài giảng “Ngữ nghĩa và các mảng ngữ nghĩa trong tác phẩm tự sự” (chuyên đề giảng dạy cho hệ Thạc sĩ Ngữ văn ĐHSP Hà Nội) đã nêu và phân tích một số chức năng của đoạn miêu tả trong tác phẩm tự sự như: - Chức năng phân đoạn: miêu tả được sử dụng để đánh dấu, chuyển tiếp từ lốc sự kiện này sang lốc sự kiện khác. Với chức năng này, đoạn miêu tả có vai trò như một phương tiện liên kết. 3 - Chức năng thư giãn: miêu tả có tác dụng làm cho chuỗi sự kiện đi chậm lại, kéo dài thời gian hoặc làm chậm đoạn mở nút. - Chức năng trang trí: làm cho câu chuyện đẹp hơn, sinh động hơn và gần với hiện thực ngoài đời hơn. - Chức năng tổ chức văn bản: với chức năng này, đoạn miêu tả góp phần đảm bảo sự liên kết logic giữa các sự kiện, làm cho sự kiện trở nên dễ hiểu hơn. Ngoài ra đoạn miêu tả còn làm tăng thêm tính có thể dự đoán được của truyện. Nói khác đi, đoạn miêu tả tạo bối cảnh và tạo tiền giả định để các sự kiện tiếp theo xuất hiện. - Chức năng quy định: miêu tả góp phần làm cho người đọc thấy được những thông tin trực tiếp hay gián tiếp về sự kiện. 2.1.2. Bên cạnh đó chương trình SGK Ngữ văn Trung học Phổ thông đã có những bài dạy về vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn học tự sự: - Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 (tập 1), (Nguyễn Khắc Phi chủ biên) NXB Giáo dục & Đào tạo, Hà Nội, 2004 khẳng định: “Trong văn bản tự sự, rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người, kể việc mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc” [9, Tr 74] - Sách Ngữ văn 9 (tập 1), (Nguyễn Khắc Phi chủ biên) NXB Giáo dục & Đào tạo, Hà Nội, 2004 cũng có nhận xét: “Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự kiện có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm và sinh động” [10, Tr 92]. Như vậy chúng ta có thể thấy vấn đề vai trò, chức năng của miêu tả trong văn xuôi không chỉ là đối tượng nghiên cứu của các sách giáo trình Đại học mà còn được chương trình sách giáo khoa phổ thông đề cập đến. Điều đó cho thấy đây là vấn đề đã được quan tâm, một vấn đề có ý nghĩa và mang tính thời sự. Vì vậy, việc đi sâu, tìm hiểu chức năng của đoạn miêu tả trong tác phẩm tự sự là cần thiết. 4 Tuy đã được Giáo sư Đỗ Hữu Châu và chương trình sách giáo khoa Trung học cơ sở đề cập đến, nhưng vấn đề chức năng của đoạn miêu tả trong tác phẩm tự sự mới chỉ được dừng lại ở việc phân tích một số dẫn chứng tiêu biểu minh họa cho vấn đề lí thuyết. Vì vậy vấn đề này vẫn mang tính chất gợi mở. Trên cơ sở lí thuyết của Giáo sư Đỗ Hữu Châu, chúng tôi phân tích những kết quả, ngữ liệu thống kê được trong những Tuyển tập truyện ngắn hay năm 2010, 2011, 2012, 2013 nhằm làm rõ hơn vấn đề lí thuyết về chức năng của đoạn miêu tả trong tác phẩm tự sự mà Giáo sư Đỗ Hữu Châu đã đề cập đến. 2.1.3. Trước đó đã có một số khóa luận tốt nghiệp đại học nghiên cứu về chức năng của đoạn miêu tả. Nhưng những khóa luận này chủ yếu nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại như : - Tìm hiểu chức năng của đoạn miêu tả trong văn xuôi Thạch Lam của sinh viên Kim Thị Hân, khóa 29 (2006), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - Tìm hiểu chức năng đoạn miêu tả trong tác phẩm tự sự của Nguyễn Minh Châu, Tô Thị Hồng Nhung, khóa 31 (2008), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - Tìm hiểu chức năng của đoạn miêu tả trong văn xuôi viết cho thiếu nhi của sinh viên Trịnh Thị Oanh, khóa 35 (2013), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Việc nghiên cứu chức năng của đoạn miêu tả trong truyện ngắn đương đại chưa được tác giả nào đề cập đến. Vì vậy, tìm hiểu chức năng của đoạn miêu tả trong văn xuôi đương đại là một việc làm rất cần thiết. Tìm hiểu đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ góp thêm tiếng nói khẳng định một khía cạnh của văn học đương đại Việt Nam. 2.2. Việc nghiên cứu ngôn ngữ truyện ngắn đƣơng đại Việt Nam Trong công trình nghiên cứu về “Một số vấn đề trong ngôn ngữ văn học Việt Nam thế kỉ XX” của PGS. Nguyễn Văn Long - khoa Ngữ văn trường 5 Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhận xét: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, là chất liệu của văn chương, văn học là nghệ thuật ngôn ngữ. Những điều đó đã được thừa nhận một cách hiển nhiên, không có gì phải bàn cãi. Từ đó, nghiên cứu văn học nhất thiết không thể bỏ qua bình diện ngôn ngữ văn học, không chỉ bởi vì mọi yếu tố, mọi bình diện của văn học đều chỉ có thể được biểu đạt qua ngôn ngữ, mà còn vì sáng tạo ngôn ngữ là một trong những mục đích quan trọng, cũng là một phần không nhỏ trong sự đóng góp vào những giá trị độc đáo, riêng biệt của văn chương. Lịch sử văn học, xét về một phương diện cũng chính là lịch sử của ngôn ngữ văn học. Ngôn ngữ văn học vừa là điều kiện, lại vừa là kết quả của quá trình vận động, biến đổi của văn học qua các thời kì, giai đoạn. Sự thay đổi hệ hình văn học cũng đi liền với sự thay đổi của hệ hình ngôn ngữ văn học, và qua đó phản ánh sự biến đổi của đời sống xã hội, của tư duy, của môi trường văn hoá tinh thần và các giá trị của quan niệm thẩm mĩ”. Do đó, việc nghiên cứu ngôn ngữ trong văn học Việt Nam đương đại có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là trong truyện ngắn đương đại Việt Nam. Tác giả Phùng Gia Thế trong bài viết: Chất các - na - van trong ngôn ngữ văn xuôi đương đại” đã chỉ rõ tính chất các - nan - van trong ngôn ngữ văn xuôi đương đại được biểu hiện trên ba bình diện cơ bản: 1. Sự thông tục hóa phi thẩm mỹ ngôn từ; 2. Sự bành trướng của cái biểu đạt; 3. Sự hỗn loạn của diễn ngôn. Có thể nhận ra, sự vận hành theo xu hướng các - na - van hóa khiến văn xuôi theo khuynh hướng hậu hiện đại bị/ tự đẩy (mình) ra khỏi khu vực trung tâm của văn hóa chính thống (hoặc tách rời hẳn, hoặc trở thành “đứa con sài đẹn” của nền văn hóa chính thống). Tự nó xác lập cho mình một khu vực tồn tại đặc biệt - vùng ngoại biên của nền văn hóa đương đại. Truyện ngắn đương đại là một thể loại năng động, phát triển nhanh, đã tồn tại trong một thời gian dài từ sau ngày giải phóng (1975) đến nay. Tác giả [...]... loại chức năng các đoạn miêu tả trong các tác phẩm truyện ngắn Việt Nam đương đại - Phân tích đoạn miêu tả, xem xét chức năng và hiệu quả sử dụng của nó, từ đó rút ra kết luận 5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu: Đoạn miêu tả trong truyện ngắn đương đại Việt Nam 7 5.2 Phạm vi nghiên cứu - Truyện ngắn hay 2010 - 2011, NXB Văn học - Truyện ngắn hay 2011 - 2012, NXB Thanh niên - Truyện. .. cảnh sinh hoạt của con người Việc sử dụng đoạn miêu tả khiến cho tác phẩm trở nên sinh động, hấp dẫn hơn Kết quả thống kê cho thấy, trong tất cả các đoạn miêu tả, đoạn miêu tả với chức năng quy định thái độ, cách đánh giá, tình cảm của tác giả được sử dụng nhiều nhất, sau đó đến đoạn miêu tả với chức năng tổ chức văn bản và đoạn miêu tả kết hợp nhiều chức năng Cụ thể, đoạn miêu tả với chức năng quy định... cơ sở lí luận của các nhà nghiên cứu, chúng tôi đi sâu tìm hiểu đề tài: Chức năng của đoạn miêu tả trong truyện ngắn Việt Nam đương đại Hi vọng đề tài này sẽ góp phần thêm tiếng nói khẳng định một khía cạnh khác của văn học đương đại Việt Nam 3 Mục đích nghiên cứu 3.1 Góp phần bổ sung và khẳng định rõ hơn một vấn đề lí thuyết của Ngôn ngữ học Đó là vấn đề chức năng của đoạn miêu tả trong tác phẩm... nêu ra các chức năng cơ bản của đoạn miêu tả trong văn tự sự như sau: - Chức năng phân đoạn: miêu tả được sử dụng để đánh dấu, chuyển tiếp từ lốc sự kiện này sang lốc sự kiện khác Với chức năng này đoạn miêu tả có vai trò như một phương tiện liên kết - Chức năng thư giãn: miêu tả có tác dụng làm cho chuỗi sự kiện đi chậm lại, kéo dài thời gian hoặc làm chậm đoạn mở nút của truyện 14 - Chức năng trang... đương đại tập trung vào tính triết lí, tính thời đại và để có thể thể hiện được những nội dung ấy các tác giả thường tập trung vào sử dụng các đoạn miêu tả với chức năng chủ yếu như: chức năng quy định, chức năng tổ chức văn bản, chức năng thể hiện thái độ, tình cảm, cách đánh giá của tác giả 2.2 Phân tích kết quả thống kê 2.2.1 Đoạn miêu tả với chức năng tổ chức văn bản Trong tác phẩm tự sự đoạn miêu. .. rằng đoạn miêu tả với chức năng tổ chức văn bản chiếm số lượng khá lớn trong truyện ngắn đương đại Việt Nam Chúng tôi đã thống kê được số phiếu sử dụng đoạn miêu tả với chức năng này Cụ thể, đoạn miêu tả với chức năng ngụ tình chiếm 31 phiếu trong đó: cảnh vật tương đồng với tình cảnh đối tượng là 14 phiếu (chiếm 15.7%), cảnh vật đối lập với tình cảnh đối tượng là 17 phiếu (chiếm 19.2%), chức năng dự... có thể gặp phải trong cuộc sống thông qua những chức năng cụ thể của đoạn miêu tả Chức năng dự báo được sử dụng với 13 phiếu giúp người đọc có thể hình dung trước số phận cuộc đời nhân vật cũng như những khó khăn mà nhân vật có thể gặp phải 22 Các tác phẩm truyện ngắn thường có đoạn miêu tả được sử dụng với chức năng như một nhân vật nhưng văn học đương đại các đoạn miêu tả với chức năng này được sử... tác phẩm - Chức năng quy định thái độ, cách đánh giá, tình cảm của tác giả 3 4 Đoạn miêu tả với chức năng phân đoạn: Đoạn miêu tả kết hợp nhiều chức năng 21 2.1.2 Nhận xét sơ bộ kết quả khảo sát, thống kê, phân loại Hầu hết các tác phẩm thuộc đối tượng khảo sát đều xuất hiện đoạn miêu tả với các yếu tố trữ tình và tự sự đan xen Đoạn miêu tả được sử dụng nhiều với các loại như đoạn văn miêu tả cảnh thiên... bảng thống kê sau: Chức năng của đoạn miêu tả STT Tỉ lệ hiện (%) + Cảnh vật tương đồng với đối tượng 14 15.7% + Cảnh vật đối lập với đối tượng 17 19.2% 13 14.6% 12 13.5% 9 10.1.% - Chức năng phân đoạn cụ thể 6 6.7% - Chức năng phân đoạn trừu tượng 1 Số lần xuất 4 4.5% 14 15.7% Tổng: 89 100% Chức năng tổ chức văn bản: - Chức năng ngụ tình: - Chức năng dự báo 2 Chức năng quy định: - Chức năng quy định tư... với chức năng quy định thống kê được 21 phiếu, trong đó đoạn miêu tả với chức năng quy định tư tưởng, chủ đề tác phẩm chiếm 12 phiếu (13.5%), đoạn miêu tả với chức năng quy định thái độ, cách đánh giá, tình cảm của tác giả chiếm 9 phiếu (10.1%) Sở dĩ đoạn miêu tả với chức năng quy định được sử dụng nhiều là vì đặc điểm của văn học đương đại Văn học đương đại có đặc điểm nội dung là mang tính triết lí, . 2.2.1. Đoạn miêu tả với chức năng tổ chức văn bản 23 2.2.2. Đoạn miêu tả với chức năng quy định 32 2.2.3. Đoạn miêu tả với chức năng phân đoạn 39 2.2.4. Đoạn miêu tả kết hợp nhiều chức năng. lựa chọn, nghiên cứu đề tài: Chức năng của đoạn miêu tả trong truyện ngắn Việt Nam đương đại . 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Việc nghiên cứu chức năng của đoạn miêu tả từ góc độ ngôn ngữ. Ngành. sát, thống kê, phân loại chức năng các đoạn miêu tả trong các tác phẩm truyện ngắn Việt Nam đương đại. - Phân tích đoạn miêu tả, xem xét chức năng và hiệu quả sử dụng của nó, từ đó rút ra kết