Đoạn miêu tả với chức năng quy định

Một phần của tài liệu Chức năng của đoạn miêu tả trong truyện ngắn việt nam đương đại (Trang 37)

7. Bố cục khóa luận

2.2.2.Đoạn miêu tả với chức năng quy định

“Biện pháp tu từ học thuộc kiểu quy định là biện pháp tu từ văn bản trong đó mảnh đoạn được đánh dấu về tu từ hoặc xác định điệu tính tu từ hoặc của toàn văn bản” [6, Tr 35].

Đoạn miêu tả với chức năng quy định được thể hiện ở ba xu hướng sau: quy định tư tưởng chủ đề tác phẩm, quy định thái độ, cách đánh giá, tình cảm tác giả.

Thông qua việc khảo sát một số tuyển tập truyện ngắn Việt Nam đương đại chúng tôi thu được một số phiếu: 21 phiếu cho đoạn miêu tả với chức năng quy định.Trong đó đoạn miêu tả quy định tư tưởng chủ đề tác phẩm chiếm 12 phiếu (13.5%); đoạn miêu tả quy định thái độ, cách đánh giả, tình cảm của tác giả chiếm 9 phiếu (10.1%). Với con số thống kê này, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần khẳng định chức năng quy định của đoạn miêu tả trong truyện ngắn đương đại Việt Nam.

33

2.2.2.1. Đoạn miêu tả thể hiện chức năng quy định tư tưởng, chủ đề tác

phẩm

Trong truyện ngắn Người đàn bà điên, Hồ Tĩnh Tâm cũng sử dụng đoạn miêu tả với chức năng này:

“Sáng hôm sau, tôi với người dì lớn tuổi ấy lại đến với chị ta. Hai chúng tôi rón rén bước tới ngôi nhà khép kín cửa. Ghé nhìn vào trong, cả hai chúng tôi cùng bàng hoàng như không tin được vào mắt mình. Người đàn bà điên lót giẻ, đặt đứa bé nằm trên đó. Chị ta đã dời ba ông đầu Táo đến sát cái võng. Củi cháy lom rom trong lòng ông đầu rau. Cái bình sữa đã pha đầy đến tận miệng. Người đàn bà điên ngồi xệp dưới đất, tay trái quơ quơ một nùi giẻ như thể đang đuổi muỗi cho đứa bé. Rất lâu, rất lâu sau đó, chúng tôi tận mắt thấy chị ta cầm lấy bình sữa, dúi cái núm cao su vào miệng đứa bé. Đứa bé bú chùn chụt; hết bình sữa còn nghe tiếng chóp chép khát thèm, thương tới trào nước mắt”.

Câu chuyện kể về người đàn bà điên, sống một mình, nhưng tự dưng có một ngày có người mang đến cho người đàn bà ấy một đứa trẻ. Tuy là người điên nhưng tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ với đứa con lại có trong người đàn bà ấy. Dù người đàn bà ấy có điên nhưng cũng vẫn biết chăm sóc con, vẫn biết cho con bú bình sữa, lo lắng cho đứa con thơ. Hành động của người đàn bà điên xuất phát từ cái tâm, từ tình cảm mẹ con thiêng liêng nhất. Đứa trẻ khi đưa vào tay người đàn bà điên ai ai cũng sợ bà ta sẽ làm tổn thương nó, nhưng không bà ta lại chăm sóc nó như một người mẹ bình thường. Đó chính là tình mẫu tử thiêng liêng vốn có trong mỗi người mẹ, dù cho người đó có bị điên đi chăng nữa.

Đoạn miêu tả trên vừa là cảnh thiên nhiên, vừa là cảnh sinh hoạt của con người. Khung cảnh thiên nhiên là không gian trong ngôi nhà của người đàn bà điên, còn cảnh sinh hoạt là những hoạt động của người đàn bà điên cho

34

con ăn. Những hành động như: lót giẻ rồi đặt đứa bé lên, ngồi xệp dưới đất, đuổi muỗi cho đứa bé, dúm cái núm cao su vào miệng… Thông qua những hình ảnh, những hoạt động của người đàn bà điên, thái độ, tư tưởng tình cảm của tác giả được gửi gắm vào đó. Đó chính là tình người. Dù cho là một người điên nhưng vẫn có tình cảm mẹ con, tình mẫu tử hay chính là tình người. Xã hội hiện đại với biết bao cám dỗ mà không ai lường trước được. Đứa trẻ không cha không mẹ được đưa đến cho người đàn bà điên hay là những sự vô cảm của những người mẹ bỏ con, hay những cô gái trót mang thai mà không nuôi được con. Đây là vấn đề nhức nhối, xảy ra rất nhiều trong xã hội hiện nay. Tình người, tình cảm con người trong xã hội hiện đại phải chăng rất mỏng manh dễ vỡ như thuỷ tinh? Tình cảm con người, tình mẹ con thiêng liêng nhưng giờ đây hình như không phải vậy. Nhà văn đã thể hiện được vấn đề nhân sinh trong xã hội hiện nay qua những trang văn của mình, như muốn thức tỉnh con người với tình cảm yêu thương.

Tình cảm mẹ con, tình mẫu tử thiêng liêng da diết nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được những tình cảm ấy. Có những người phụ nữ không có khả năng làm mẹ, họ tìm mọi cách để có thể có được thứ tình cảm thiêng liêng ấy. Và cách của họ là tìm người đẻ thuê. Truyện ngắn Đẻ thuê

của Phan Cửu Long có nói tới vấn đề này. Truyện kể về một cô gái ở tỉnh lẻ lên Sài Gòn làm việc, trước những điều mới mẻ, nhộn nhịp của một nhịp sống mới cô cũng dần quen, không còn nhút nhát. Nhưng khi Vân làm được gần năm thì mẹ cô ở dưới quê bệnh nặng, gia đình không có đủ tiền chạy chữa cho mẹ. Và khi không còn cách nào khác Vân đành chấp nhận đẻ thuê cho người ta để lấy 30 triệu chữa bệnh cho mẹ. Đoạn miêu tả dưới đây thuộc phần đầu của câu chuyện, miêu tả cảnh Vân cho con bú, chăm con trước khi giao con cho người thuê mình.

“Ngồi nhìn con hồn nhiên trong giấc ngủ, gương mặt nó như một thiên thần, thỉnh thoảng nhoẻn miệng cười, nụ cười chợt nở, chợt tắt trong thế giới

35

riêng của nó, cái thế giới thiên đường, trông nó càng đáng yêu biết bao. Thằng bé đã gần một tháng tuổi, da trắng, tóc đen dày, mắt to, cái mũi không cao lắm, nhưng xinh xắn. Nhờ trời, nó dễ ăn, dễ ngủ, không khóc đêm, chỉ mỗi việc bú no nê, đùa giỡn và ngủ, nhờ Vân tốt sữa, vì là con nhà lao động, to con, sức khoẻ rất tốt. Nó càng dễ bao nhiêu, Vân càng đứt ruột bấy nhiêu, cả cái tên con đến bây giờ cũng chưa đặt, hay nói khác hơn là không được đặt tên, Vân và chị Hằng cứ gọi nó là Chó con, một cái tên quy ước để chỉ nó khi hai chị em nói chuyện với nhau, chứ nó thì đã biết gì”.

Con người trong xã hội hiện đại cũng có những nỗi đau, nỗi lo lắng. Nhiều người phụ nữ luôn mong muốn có con, được làm mẹ nhưng họ lại không thể sinh con và nghề “đẻ thuê” xuất hiện. Họ có thể là những người lao động ở các tỉnh lẻ lên thành phố kiếm sống, nhưng với hoàn cảnh khó khăn không đủ tiền để trang trải cuộc sống họ đã làm công việc này. Và trong truyện nhân vật Vân là người như vậy. Hoàn cảnh của gia đình cô rất khó khăn, và để có tiền gửi về cho mẹ chữa bệnh cô đã chấp nhận đẻ thuê cho người khác. Nhưng tình cảm máu mủ, ruột thịt mẹ con sao có thể không có được. Đoạn văn thể hiện được tình cảm của một người mẹ dành cho đứa con của mình, đó là tình yêu thương vô hạn nhưng ngay cả cái tên cô cũng không được đặt cho con. Ở đoạn văn này tác giả đã thể hiện rất rõ những cung bậc cảm xúc của người mẹ khi ngắm nhìn đứa con thơ đang ngủ. Vì hoàn cảnh, vì cuộc sống mà người mẹ chấp nhận đẻ thuê nhưng họ cũng là mẹ, là người mang nặng đẻ đau mà luôn có tình cảm thiêng liêng cao quý. Vân yêu con, ngắm con nhưng rồi ngày mà người ta đến lấy con mang đi cũng sẽ đến. Vân như đứt từng khúc ruột khi nhìn con mình được một người xa lạ bế ẵm, nhưng làm sao được khi cô chỉ là đẻ thuê cho họ để lấy tiền. Một nghề nghe mà đau lòng nhưng sao Vân vẫn phải làm. Tất cả vì miếng cơm manh áo, vì khoản tiền gửi về quê cho mẹ chữa trị. Cuộc sống nhiều mảng mặt, muôn màu, mỗi người luôn có những định mệnh được an bài trước và không thể tránh khỏi.

36

Vấn đề được nhà văn nói tới qua đoạn miêu tả này chính là hiện tượng trong xã hội hiện đại: đẻ thuê. Hai từ đẻ thuê đã làm bật lên tính thời sự của vấn đề. Tính nhân sinh, tình cảm con người lại được mang ra mua bán, trao đổi như một món hàng. Thông qua đoạn miêu tả tác giả muốn nhấn mạnh đến tình cảm con người, những khó khăn trong cuộc sống cũng như những vấn đề mang tính thời sự hiện nay. Trong xã hội có những người mẹ mong mỏi có con, nhưng lại không sinh được con,có những người cuộc sống quá khó khăn, không thể trang trải cuộc sống bằng công việc của họ. Và hệ quả tất yếu là có “đẻ thuê”. Đây là vấn đề đang diễn ra rất nhiều trong xã hội. Vấn đề được nhà văn nói tới chính là nhân sinh, tình mẫu tử thiêng liêng.

Tình cảm gia đình, bạn bè, tình yêu đều được thể hiện rõ nét trong các tác phẩm hiện nay. Nó mang đến cho người đọc cái nhìn mới, nhận thức mới về những vấn đề xảy ra thường ngày. Trong truyện ngắn Hơi ấm, Bích Ngân cũng sử dụng đoạn miêu tả với chức năng này:

“Cuộc hẹn gặp thằng nhóc 11 tuổi lại khiến Thuỳ bồn chồn. Cô không sao tập trung hoàn tất cái bản báo cáo hoạt động kinh doanh trình cho sếp như dự định, phải gác lại, tự nhủ sáng mai sẽ vào công ti sớm, làm cho xong chỗ còn lại.

Về nhà, Thuỳ tắm rửa qua loa nhưng lại đứng trước tủ quần áo thật lâu. Cô hình dung buổi gặp mặt sẽ rất khó khăn, cho cô và cho cả thằng Phúc. Nó sẽ khó chịu trước một người đàn bà xa lạ đang cận kề cha nó. Nó sẽ tỏ rõ thái độ, lườm lườm nhìn Thuỳ, trước tiên là những thứ dễ nhận ra từ dáng vẻ bên ngoài… Cô tần ngần. Mặc những cái áo thun cổ thuyền ôm vừa khít vóc dáng, Thuỳ thấy không hợp với một kẻ đang muốn được làm mẹ. Những cái áo sơ mi thì trông cô sẽ có dáng một cô giáo nghiêm nghị, khó tính. Mấy cái áo giả vét sẽ khiến cô khô cứng, cách biệt. Cuối cùng Thuỳ chọn mặc cái áo ngắn tay có in hình những bông cúc vàng, tuy hơi nổi một chút nhưng vui vui con mắt”.

37

Đoạn văn miêu tả cảnh Thuỳ chọn quần áo để mặc cho việc đi gặp đứa con riêng của người yêu. Nó thể hiện tâm trạng của Thuỳ trước việc gặp thằng nhỏ. Có vẻ như cô rất lo lắng không biết đứa bé sẽ nghĩ như thế nào về mình, về diện mạo của mình. Cô là một cô gái hiện đại, năng động nhưng khi đi gặp một đứa trẻ lại có tâm trạng bồn chồn, lo lắng. Vấn đề được nhà văn nói tới ở đây chính là mối quan hệ mẹ kế - con chồng. Thuỳ lo lắng cho cuộc gặp mặt này, không biết thằng bé sẽ suy nghĩ thế nào về mình, khiến cô bối rối lựa chọn quần áo sao cho phù hợp. Thông thường mối quan hệ mẹ kế con chồng không thuận hoà, hạnh phúc và đó là lí do khiến Thuỳ lo lắng hay cũng là nỗi lo chung của những cô gái lấy chồng đã có con riêng. Nhưng Thuỳ cố gắng vượt qua tất cả để có thể đến với người mình yêu và cô chấp nhận lo lắng, chăm sóc cho con riêng của chồng như chính con mình vậy. Tình cảm con người, vấn đề con riêng, mẹ kế được nhà văn nói tới như chính cuộc sống hiện giờ. Tất cả là những vấn đề mà con người trong xã hội hiện đại trải qua.

2.2.2.2. Đoạn miêu tả với chức năng quy định thái độ, cách đánh giá, tình

cảm của tác giả

Đoạn miêu tả này được dùng với chức năng này được thể hiện qua đoạn miêu tả trong truyện ngắn Biệt thự, mèo, răng giả và những chuyện khác

của Trần Đức Tiến:

Gốc cây trứng cá ngoài hè phố, tầm bốn giờ chiều. Nắng chỉ còn vàng

rực ở dãy phố bên kia. Dãy bên này đã chìm ngập trong bóng rợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đầu tiên là ả Thắm với hai tay hai chiếc ghế nhựa xách theo từ nhà. Ả ngồi xuống một chiếc, ngửa cổ xoã mái tóc ra sau lưng. Mái tóc vừa gội dày rậm, đen nhức mắt. Chiếc ghế còn lại đặt bên cạnh.

Người thứ hai là lão Bật. Lão vừa đi công chuyện về, chỉ kịp đẩy cái xe đạp vào sân nhà mình rồi lững thững bước đến chiếc ghế trống dành cho lão. Trông mặt lão hôm nay không được vui.

38

Tiếp đến là thằng Nhỡ. Thằng này phải đợi đến khi lão Bật đã yên vị mới xuất hiện. Nhìn lão Bật bên cạnh ả Thắm, nó hú lên một tiếng ngắn thay câu chào rồi ngồi xuống đống nắp hố ga cũ - những tấm xi măng trơ lõi sắt thải ra từ lâu mà chưa dọn đi.

Cuối cùng là con mèo”.

Câu chuyện là những con người và những sự kiện rất đời thường được tác giả miêu tả khiến cho người đọc có thể tưởng tượng ra những nhân vật, khung cảnh xung quanh họ. Đó là khung cảnh đời thường với gốc cây trứng cá, với con người sống xung quanh khu biệt thự, họ có những câu chuyện xảy ra hàng ngày. Nhưng những con người ở đây sống như thế nào? Cuộc sống ra sao? Hàng ngày những câu chuyện vẫn lặp đi lặp lại nhàm chán, những sự việc diễn ra đến mức quen thuộc: cứ tầm bốn giờ chiều nắng đã nhạt thì sẽ xuất hiện những con người: đầu tiên là ả Thắm, sau đó là lão Bật, tiếp là thằng Nhỡ và cuối cùng là con mèo. Những con người, sự vật này hàng ngày đều có những công việc lặp đi lặp lại như cái máy. Như lão Bật ngày nào lão cũng tìm ra chuyện để kiện, lão kiện nhiều đến mức chính lão còn không nhớ được những vụ mà lão đã kiện; hay thằng Nhỡ ngày ngày nó không nói không cười khi vui cũng như khi buồn chỉ biết hú như cuộc sống nguyên thuỷ… Con người trong khung cảnh này có một cuộc sống nhàm chán, và dường như họ nhận thấy xã hội có quá nhiều rối ren, phức tạp.

Con người nhìn nhận cuộc sống qua lăng kính chủ quan của mỗi người, và mỗi nhà văn cũng có những nhận xét riêng của mình về cuộc sống, về xã hội, con người. Qua sự nhìn nhận của các nhà văn cuộc sống trở nên có hồn hơn hay ảm đạm hơn chính là nhờ vào cách tiếp cận của họ. Và mỗi người sẽ có những tiếp thu nhất định cho cuộc sống của mình.

Tiểu kết: Đoạn miêu tả với chức năng quy định được các tác giả sử

39

này, các nhà văn làm cho tác phẩm của mình trở nên sinh động, có hồn, lôi cuốn hấp dẫn bạn đọc.Thông qua những đoạn miêu tả này, tác giả đã góp phần làm cho người đọc có được sự đồng cảm, xúc động với các số phận con người trong xã hội. Đọc những truyện ngắn hiện nay ta luôn cảm nhận được tình người ấm áp là nhờ những đoạn miêu tả với chức năng này. Đồng thời nó góp phần khẳng định phong cách cá nhân cho mỗi nhà văn.

Một phần của tài liệu Chức năng của đoạn miêu tả trong truyện ngắn việt nam đương đại (Trang 37)