Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại

Một phần của tài liệu Chức năng của đoạn miêu tả trong truyện ngắn việt nam đương đại (Trang 26)

7. Bố cục khóa luận

2.1.Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại

2.1.1. Bảng tổng hợp kết quả thống kê

Chúng tôi tiến hành khảo sát trong những tác phẩm trong các tuyển tập truyện ngắn như: Truyện ngắn hay 2010 - 2011, NXB Văn học; Truyện ngắn

hay 2011 - 2012, NXB Hồng Đức; Truyện ngắn hay 2012, NXB Hồng Đức;

Truyện ngắn hay 2013, NXB Hồng Đức. Bằng thao tác phân tích, phân loại

chúng tôi nhận thấy: Đoạn miêu tả viết trong các tác phẩm truyện ngắn đương đại được sử dụng theo bốn chức năng cơ bản, ở mỗi loại này lại chia thành các loại nhỏ hơn. Nó được thể hiện ở bảng thống kê sau:

STT Chức năng của đoạn miêu tả Số lần xuất hiện

Tỉ lệ (%) 1 Chức năng tổ chức văn bản:

- Chức năng ngụ tình:

+ Cảnh vật tương đồng với đối tượng + Cảnh vật đối lập với đối tượng - Chức năng dự báo 14 17 13 15.7% 19.2% 14.6% 2 Chức năng quy định:

- Chức năng quy định tư tưởng, chủ đề tác phẩm

- Chức năng quy định thái độ, cách đánh giá, tình cảm của tác giả.

12

9

13.5%

10.1.%

3 Đoạn miêu tả với chức năng phân đoạn: - Chức năng phân đoạn cụ thể

- Chức năng phân đoạn trừu tượng

6 4

6.7% 4.5% 4 Đoạn miêu tả kết hợp nhiều chức năng 14 15.7%

22

2.1.2. Nhận xét sơ bộ kết quả khảo sát, thống kê, phân loại

Hầu hết các tác phẩm thuộc đối tượng khảo sát đều xuất hiện đoạn miêu tả với các yếu tố trữ tình và tự sự đan xen. Đoạn miêu tả được sử dụng nhiều với các loại như đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt của con người. Việc sử dụng đoạn miêu tả khiến cho tác phẩm trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

Kết quả thống kê cho thấy, trong tất cả các đoạn miêu tả, đoạn miêu tả với chức năng quy định thái độ, cách đánh giá, tình cảm của tác giả được sử dụng nhiều nhất, sau đó đến đoạn miêu tả với chức năng tổ chức văn bản và đoạn miêu tả kết hợp nhiều chức năng.

Cụ thể, đoạn miêu tả với chức năng quy định thống kê được 21 phiếu, trong đó đoạn miêu tả với chức năng quy định tư tưởng, chủ đề tác phẩm chiếm 12 phiếu (13.5%), đoạn miêu tả với chức năng quy định thái độ, cách đánh giá, tình cảm của tác giả chiếm 9 phiếu (10.1%). Sở dĩ đoạn miêu tả với chức năng quy định được sử dụng nhiều là vì đặc điểm của văn học đương đại. Văn học đương đại có đặc điểm nội dung là mang tính triết lí, do đó các tác giả luôn muốn thể hiện những suy nghĩ, đánh giá của bản thân trước các hiện tượng của đời sống. Những tình cảm, suy nghĩ của con người hiện đại được các nhà văn thể hiện qua các tác phẩm của mình. Không giống như các thể loại văn học trước thời kì đổi mới, văn học đương đại thể hiện được tính thời đại nên các đoạn miêu tả với chức năng quy định thái độ của tác giả được sử dụng nhiều hơn cả.

Chức năng ngụ tình cũng được các nhà văn sử dụng triệt để. Nó thể hiện được tâm trạng nhân vật cũng như những khó khăn mà nhân vật có thể gặp phải trong cuộc sống thông qua những chức năng cụ thể của đoạn miêu tả. Chức năng dự báo được sử dụng với 13 phiếu giúp người đọc có thể hình dung trước số phận cuộc đời nhân vật cũng như những khó khăn mà nhân vật có thể gặp phải.

23

Các tác phẩm truyện ngắn thường có đoạn miêu tả được sử dụng với chức năng như một nhân vật nhưng văn học đương đại các đoạn miêu tả với chức năng này được sử dụng rất ít hoặc không sử dụng. Kết quả đó cho thấy văn học đương đại tập trung vào tính triết lí, tính thời đại và để có thể thể hiện được những nội dung ấy các tác giả thường tập trung vào sử dụng các đoạn miêu tả với chức năng chủ yếu như: chức năng quy định, chức năng tổ chức văn bản, chức năng thể hiện thái độ, tình cảm, cách đánh giá của tác giả.

2.2. Phân tích kết quả thống kê

2.2.1. Đoạn miêu tả với chức năng tổ chức văn bản

Trong tác phẩm tự sự đoạn miêu tả với chức năng tổ chức văn bản góp phần đảm bảo sự liên kết logic giữa các sự kiện, làm cho các sự kiện trở nên dễ hiểu hơn. Ngoài ra nó còn làm tăng thêm tính dự đoán của truyện. Chức năng tổ chức văn bản được thể hiện cụ thể ở những mặt sau: đoạn miêu tả với chức năng ngụ tình, đoạn miêu tả với chức năng dự báo những điều xảy ra trong tương lai của nhân vật.

Qua phân tích chúng tôi thấy rằng đoạn miêu tả với chức năng tổ chức văn bản chiếm số lượng khá lớn trong truyện ngắn đương đại Việt Nam. Chúng tôi đã thống kê được số phiếu sử dụng đoạn miêu tả với chức năng này. Cụ thể, đoạn miêu tả với chức năng ngụ tình chiếm 31 phiếu trong đó: cảnh vật tương đồng với tình cảnh đối tượng là 14 phiếu (chiếm 15.7%), cảnh vật đối lập với tình cảnh đối tượng là 17 phiếu (chiếm 19.2%), chức năng dự báo là 13 phiếu (chiếm 14.6%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1.1.Đoạn miêu tả với chức năng ngụ tình

“Ngụ tình” có nghĩa là gửi tâm tình vào một câu văn, đoạn văn. Những truyện ngắn đương đại hiện nay sử dụng rất nhiều các đoạn miêu tả với chức năng ngụ tình. Với những tác phẩm văn xuôi giàu chất thơ ta thường thấy “có một ít đời và rất nhiều tâm hồn”. Điều đó có nghĩa như chất liệu văn chương

24

của những tác phẩm ấy không chỉ là hiện thực cuộc sống mà chủ yếu trên hết là tình cảm con người.

a. Cảnh vật miêu tả tương đồng với tình cảnh đối tượng

Khi cảnh vật được miêu tả tương đồng với tình cảnh đối tượng thì thông qua cảnh vật ấy người đọc sẽ thấy được những thông tin trực tiếp hay gián tiếp về đối tượng. Người đọc sẽ hình dung ra đối tượng thông qua cảnh vật bằng liên tưởng tương đồng.

Trong tác phẩm Giống mùa nghịch, Võ Diệu Thanh đã sử dụng đoạn miêu tả với chức năng này:

“Trắng xám. Những cái lá trơ gân. Lóng này mưa nhiều mấy đám cỏ cứt heo bên đường mọc xanh um. Vậy mà đám đậu lại oằn oại. Tụi mày chê mưa? Sắp chết hết rồi chớ gì. Chết đi. Sống chi mà rối ren. Tao cầu cho tụi mày chết rụi cái một. Tao cũng cầu cho tao chết sớm đây”.

Cảnh vật được miêu tả theo tâm trạng nhân vật. Những cây đậu trái mùa, không phải là mùa trồng đậu nên lá trắng xám, oằn oại dường như nó được miêu tả theo tâm trạng nhân vật. Tịnh là đứa trẻ có nhiều suy nghĩ hơn những đứa bạn cùng trang lứa. Với tâm trạng buồn chán, Tịnh nhìn những cây đậu mà cũng thiết tưởng nó cũng chê mưa, cũng sắp chết, cô cầu cho nó chết. Tâm trạng buồn đau nên khung cảnh qua con mắt của cô cũng tàn tạ, cũng héo úa.

Tịnh là cô gái mới lớn có mà lại có những ưu tư, suy nghĩ của một người trưởng thành, mang nhiều tâm trạng. Những cây đậu trái mùa trắng xám, lá trơ gân, oằn lại hay cũng chính là tâm trạng con người. Những tính từ mạnh chỉ màu sắc, tính chất của cây đậu được tác giả sử dụng triệt để làm cho người đọc có thể hình dung ra những cây đậu vào mùa này héo tàn như thế nào. Khung cảnh thiên nhiên cũng mang những nỗi héo úa, buồn tủi như chính nỗi buồn của con người vậy. Cuộc sống của Tịnh không thể tươi vui

25

được khi mà cô có một người cha hay rượu chè rồi về đánh chửi vợ con. Tịnh hận cha mình. Cuộc sống muôn vàn khó khăn, những người chồng người cha phải đi làm, mưu sinh, lo cơm áo gạo tiền cho gia đình, nhưng khi họ không lo được cho vợ con họ thì họ sinh ra cờ bạc, rượu chè. Họ tìm đến những thứ đó như một liều thuốc để giải phóng tinh thần. Nhưng đối với những đứa con thì việc chúng có người cha rượu chè, say sỉn tối ngày là điều không mong muốn. Nhưng Tịnh yêu cha mình. Chính vì cô yêu quý cha nên cô mới có thái độ gay gắt với cha, không dám nhìn thẳng vào cha, ngay cả khi cha cô đã mất. Và do đó cô nhìn đời, nhìn tình cảnh của bản thân luôn trong tình trạng buồn chán. Tâm trạng nhân vật được miêu tả tương đồng với tình cảnh đối tượng.

Thông qua đoạn miêu tả người đọc dễ dàng nhận ra tâm trạng của Tịnh, đó là tâm trạng buồn mơ hồ khi chứng kiến những cây đậu héo úa vì mưa. Một tâm trạng buồn chán, khổ đau được hiện lên thông qua những khung cảnh thiên nhiên, cây cỏ.

Hơn ba trăm năm trước, đại thi hào Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều đã viết:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Triết lí của Nguyễn Du “người buồn cảnh cũng buồn” quả thật không sai. Và trong đoạn miêu tả trên ta thấy được tâm trạng buồn của nhân vật và dường như nó lây sang cả khung cảnh thiên nhiên, sang những luống đậu vậy.

Một đoạn khác trong truyện Củi mục trôi về của Nguyễn Ngọc Tư cũng tạo ra sự tương đồng như vậy:

“Những đám mây tối thẫm, trĩu nước sà thấp, ậm è như đang cố ấn ngôi chùa lún sâu vào khoảng vườn ngập quá đầu ngọn cỏ. Những cái bọng mưa sắp oà vỡ ra. Hối hả kê bộ ván ngựa trước chánh điện - một chỗ ngồi cho bữa tụng niệm chiều, thầy bỗng ngó ra ngoài trời, bảo “đường sá gì mà vắng hoe, buồn quá, ông”.

26

“Thêm một người cũng không làm chùa vui hơn. Như mấy bức tượng, gã cũng lặng lẽ, cũ kĩ, thăm thẳm chỉ một sắc thái, nhưng không có được cái an nhiên, thanh thản, trên gương mặt là sự nhàu úa, buồn bã. Nhiều khi thầy nói chuyện gì đó và phát hiện ra có con cóc trong góc nhà cọt kẹt trả lời mình. Chỉ có lúc thầy giả bộ bâng quơ, “con nhỏ đó vẫn chưa ai cưới”, thấy da mặt gã xanh đi”.

Tình cảnh nhân vật được thể hiện tương đồng với đối tượng. Thiên nhiên nơi quê nhà được miêu tả qua những tính từ mạnh như: tối thẫm, trĩu

nước, ậm è, bọng nước sắp oà vỡ… tất cả làm nên một khung cảnh thật tang

thương, buồn bã. Con người trong khung cảnh thiên nhiên như thế cũng không thể có một tâm trạng tươi vui được mà đó là tình cảm day dứt, đau khổ. Con người trở về với cuộc sống với xã hội sau khi đã phải trả giá cho tội ác của mình. Nhưng nhân vật trong truyện vẫn không thoát khỏi nỗi dằn vặt về việc làm của mình. Nó như một khối u nhọt lúc nào cũng chực để mưng mủ, để đau, gây ra những đau xót cho con người. Những sự dằn vặt của con người được nhà văn được miêu tả rất kĩ qua những nét biểu cảm trên khuôn mặt. Đó là sự nhàu úa, u buồn trên khuôn mặt, lúc nào gã cũng đau đớn dằn vặt cho việc làm của mình. Nhân vật là “gã” đã chết từ lúc “gã - mười - tám - tuổi dìm đứa bé gái xuống mé ao… trong khoảnh khắc, gã thấy mình chỉ còn là cái xác. Gã chết rồi. Vì những li rượu đầu đời, những bộ phim tục tũi đầu đời. Vì con bé đi học một mình. Và đường xóm buổi trưa thưa vắng người”.

Nhưng nỗi đau rồi cũng sẽ nguôi ngoai, rồi cũng phải làm một việc gì đó cho hành động của mình. Và người con trai trong câu chuyện đã cùng với “đứa

bé gái” ngày đó thành “đôi người ấy đi cạnh nhau trên con đường xóm”.

Tính triết lí được tác giả thể hiện rõ nét qua đoạn miêu tả trên. Đó là sự dằn vặt, day dứt của con người thời hiện đại. Nó làm cho con người tin vào cuộc sống, vào luật nhân quả “gieo gió ắt gặt bão”.

27

b. Cảnh vật được miêu tả đối lập với tình cảnh đối tượng

Đoạn miêu tả với chức năng ngụ tình đối lập vẫn cho người đọc thấy được những thông tin trực tiếp về sự kiện trong tác phẩm của mình, nhưng cảnh vật được miêu tả không theo xu hướng tương đồng mà đối lập với tình cảnh đối tượng. Qua thống kê, chúng tôi thu được đoạn miêu tả với chức năng này được sử dụng tới 17 phiếu (chiếm 19.2%). Đoạn văn miêu tả trong truyện

Một mình giữa dòng của Đỗ Thị Hồng Vân có sử dụng chức năng này: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Nước mắt tuôn rơi trên khuôn mặt gầy gò của người thiếu phụ mới gần bốn mươi. Chị thẫn thờ nhìn ra sân bệnh viện. Ngoài kia, nắng vàng rời rợi, gió thu mơn man trên những vòm lá xanh biếc. Đôi chim sâu lích rích âu yếm bên nhau. Chị ngồi đây, sống những ngày tháng giả điên theo chồng, chẳng biết đến bao giờ…”

Khung cảnh thiên nhiên ngoài bệnh viện thật tươi vui, nắng vàng trải khắp sân, gió mơn man trên những vòm lá xanh, đôi chim lích rích nhưng lại trái ngược với tâm trạng nhân vật. Thùy phải chăm người chồng bị bệnh tâm thần của mình. Bao nhiêu khó khăn vất vả đổ dồn lên đôi vai nhỏ bé của người vợ. Những từ ngữ được tác giả sử dụng như: đôi chim sâu lích rích âu

yếm, gió thu mơn man… tất cả đều gợi lên những âu yếm tình cảm vợ chồng,

nhưng Thùy không được hưởng. Cô phải ngồi đây sống những ngày tháng giả điên theo chồng, mong sao chồng khỏi bệnh. Khung cảnh nên thơ, cuộc sống tươi đẹp nhưng cuộc đời của Thùy lại không được hạnh phúc trọn vẹn. Đó là những nỗi bất công mà cô phải chịu. Người ta được sống sung sướng, hạnh phúc bên chồng con nhưng cô lại phải sống những lúc dở điên như chồng. Nhưng vượt lên tất cả đó là tình cảm vợ chồng cao đẹp mà Thùy dành cho chồng mình. Đó chính là tình cảm vợ chồng thiêng liêng, tình cảm gia đình mà nhà văn muốn nói đến trong tác phẩm của mình.

Đoạn miêu tả với chức năng tương phản với tình cảnh đối tượng còn được thể hiện trong tác phẩm Bóng cây Kơnia đổ dài của Dương Bình Nguyên:

28

“Đêm ở nhà trăng thật sáng, sáng đẹp đến ngỡ ngàng. Tôi ngồi ngoài cầu thang, một mình. Cái cầu thang đã mòn vẹt và lên nước bóng loáng, chẳng thể biết nó đã in bao dấu chân người. Ngôi nhà này ông ngoại tôi làm mất ba tháng trời, phải dùng ba con voi kéo cột, phải chở mất mấy trăm gùi lá som về đan mái. Những chiếc cột gỗ sao xanh, gỗ trắc ngày một trở nên bóng đẹp như những tráng niên, dù cho ông ngoại tôi đã mải miết trở về với Giàng. Thời thơ ấu, tôi rất tự hào về ngôi nhà vững chãi của mình”.

Ngôi nhà của cha ông để lại là một ngôi nhà rất đẹp, được xây dựng cũng rất kì công: làm mất ba tháng, dùng ba con voi kéo cột, chở mất mấy trăm gùi lá som về đan mái… nhưng người đọc có thể nhận thấy khung cảnh đó lại rất buồn. Cảnh đẹp nhưng tâm trạng con người lại không vui vẻ, hạnh phúc trong ngôi nhà của mình. Khung cảnh thiên nhiên thật nên thơ, bầu trời đêm với ánh trăng sáng, thật sáng đến mức ngỡ ngàng. Người cháu ngồi nhìn ngắm lại ngôi nhà như hoài niệm về quá khứ xa xưa của gia đình, khi mà mọi người còn sống vui vẻ, hạnh phúc bên nhau trong một ngôi nhà ấm cúng. Ngôi nhà được miêu tả với những nét đẹp cổ kính: cái cầu thang đã lên nước bóng loáng, những chiếc cột gỗ sao xanh, gỗ trắc ngày một trở nên bóng đẹp như những tráng niên nhưng con người sống trong ngôi nhà ấy hình như đã quên dần đi quá khứ của ông cha, chà đạp lên quá khứ tươi đẹp đó.

Người cháu ngắm nhìn ngôi nhà của mình, ngôi nhà với những nét đẹp đơn sơ, cổ kính nhưng với một tâm trạng buồn đau trái ngược. Chính nét đẹp ấy của ngôi nhà như làm cho con người thêm buồn, thêm đau. Không gian đẹp, hình ảnh đẹp nhưng nhân vật trong hoàn cảnh ấy lại đau buồn, khổ đau

Một phần của tài liệu Chức năng của đoạn miêu tả trong truyện ngắn việt nam đương đại (Trang 26)