Đoạn miêu tả với chức năng phân đoạn

Một phần của tài liệu Chức năng của đoạn miêu tả trong truyện ngắn việt nam đương đại (Trang 44)

7. Bố cục khóa luận

2.2.3.Đoạn miêu tả với chức năng phân đoạn

“Phân đoạn là phần đoạn được chia ra” [11, Tr 771]. Trong văn chương, cụ thể là trong tác phẩm tự sự đoạn miêu tả có chức năng phân đoạn là đoạn miêu tả được sử dụng để đánh dấu chuyển tiếp từ lốc sự kiện này sang lốc sự kiện khác. Trong đó có thể chia ra làm hai loại là phân đoạn cụ thể và phân đoạn trừu tượng. Phân đoạn cụ thể là sự chuyển đổi từ cảnh này sang cảnh khác hoặc từ chương này sang chương khác. Phân đoạn trừu tượng là phân đoạn trong cuộc đời nhân vật, là sự chuyển đổi từ chặng này sang chặng khác của cuộc đời nhân vật.

Qua khảo sát một số tuyển tập truyện ngắn đương đại, chúng tôi nhận thấy đoạn miêu tả với chức năng phân đoạn chiếm một tỉ lệ không nhiều. Trong đó đoạn miêu tả với chức năng phân đoạn cụ thể chiếm 6 phiếu (6.7%) và đoạn miêu tả với chức năng phân đoạn trừu tượng chiếm 4 phiếu (4.5%).

2.2.3.1. Đoạn miêu tả với chức năng phân đoạn cụ thể

Đoạn miêu tả với chức năng phân đoạn cụ thể được tác giả sử dụng như một phương tiện liên kết, ngoài ra nó còn có một vai trò to lớn trong việc đem lại cho những truyện ngắn đương đại “thông tin bổ sung, thông tin tu từ học, thông tin thẩm mĩ”.

Trong truyện ngắn Lằn ranh kẻ cắp, Nguyễn Văn Thọ đã sử dụng đoạn miêu tả với chức năng này:

“Toàn bộ quá trình lần nữa ấy dằn vặt hắn từng ngày. Từng ngày, nhất là lúc mà hắn biết rõ rằng, giờ này Joschi đang quỳ xuống và cầu khẩn! Nó

40

giằng co tới đau đớn khi diễn ra ở một vùng xa hoắc! Nơi không có họ hàng hang hốc, nơi thân cô thế cô và cũng là nơi - từng đêm khuya lắm - đôi khi trong giấc ngủ mệt mỏi hắn vẫn có những con mơ. Hắn thấy hắn vượt qua những cánh rừng bom đạn lở loét, ven những con suối đầy vắt và những khe đá bướm trắng xoá dập dờn hoa cả mắt. Cả một con đường nữa, khác hẳn con đường giữa cánh rừng kia. Đường dài hun hút, gió buốt lạnh thổi và những hốc mắt đầy bụi, sương, tuyết trắng. Rồi chính hắn lại thấy hắn ngồi trong bóng tối, đếm từng đồng tiền lẻ nhàu nát của Joschi đã trả sau từng tuần.

Không, tôi không thể, không bao giờ là thằng hèn! Tôi là kẻ làm thuê khốn nạn chứ không thể là kẻ cắp - Hắn bật dậy, tỉnh mơ trong đêm tối, lẩm bẩm tự nói với chính hắn”.

Đoạn miêu tả là cơn mơ trong giấc ngủ chập chờn của một con người đang ở lằn ranh của kẻ cắp. “Hắn” làm thuê cho Joschi, và thu nhập của Joschi ngày càng nhiều lên nhưng hắn ta lại không kiểm tra tiền của mình bán được trong ngày. Điều này dẫn đến việc người làm muốn lấy trộm tiền của ông chủ. Nhưng đoạn miêu tả này đã cho ta thấy sự đấu tranh trong chính suy nghĩ của nhân vật, để cuối cùng ta chỉ là “kẻ làm thuê khốn nạn chứ không thể

là kẻ cắp”. Lằn ranh kẻ cắp thật ngắn ngủi, chỉ cần một hành động nhỏ thôi là

chúng ta có thể trở thành kẻ cắp, nhưng hắn đã làm được, đã bước qua được ranh giới đó để trở thành kẻ làm thuê khốn nạn, nhưng có lương tâm, có lòng tự trọng. Như vậy đoạn miêu tả đã thực hiện chức năng của nó theo ý đồ tác giả. Sự phân đoạn này giúp người đọc đưa cảm nhận của mình từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ một con người suýt trở thành kẻ cắp đã giữ được mình, vẫn tiếp tục làm việc. Cuối cùng hắn cũng nói chuyện với ông chủ của mình về việc mình có ý định ăn cắp tiền, chủ của hắn cũng không tin hắn ngay, nhưng ngày hôm sau hắn vẫn làm việc và được ông chủ tăng tiền công. Hắn đã cho ông chủ của hắn thấy không phải cứ có kẻ làm thuê, dầu bị kiểm

41

soát chặt vẫn phải dự kiến điều mất mát, thời gian hay tiền bạc, hàng hoá… như cái giả thiết mà ông chủ của hắn tin vào.

2.2.3.2. Đoạn miêu tả với chức năng phân đoạn trừu tượng

Nếu đoạn miêu tả với chức năng phân đoạn cụ thể được tác giả sử dụng với mục đích phân từ cảnh này sang cảnh khác, từ chương này sang chương khác thì miêu tả với chức năng phân đoạn trừu tượng lại để phân đoạn cuộc đời, số phận nhân vật. Nhờ những đoạn miêu tả đó mà người đọc thấy được sự biến chuyển của cuộc đời, số phận nhân vật từ giai đoạn này đến giai đoạn khác.

Trong quá trình sáng tác, mỗi nhà văn thường xây dựng trong các tác phẩm của mình một hệ thống nhân vật riêng. Mỗi tác giả, mỗi tác phẩm là một hệ thống nhân vật. Để có được thế giới nhân vật đó các nhà văn đã xây dựng những biến chuyển trong cuộc đời số phận nhân vật, đúng như quan niệm “con người như một dòng sông” của Lep.Tônxtôi. Dòng sông có lúc trong lúc đục, lúc ấm lúc lạnh, có lúc êm đềm có lúc ào ạt. Con người cũng có khi xấu khi tốt, khi khổ đau lúc hạnh phúc.

Trong tác phẩm văn chương thường thì để phân chia giai đoạn cuộc đời nhân vật nhà văn chú ý đến những hành động, biến cố. Nhưng đôi khi các tác giả lại sử dụng đoạn miêu tả để đánh dấu những thay đổi có tính chất bước ngoặt của cuộc đời nhân vật. Trong tác phẩm Quà tặng trước lúc giao thừa,

Di Li có sử dụng đoạn văn với chức năng này.

“Người gã rủn đi khi nhìn thấy một lùm con con động đậy phía bên kia cổng chợ. Khu chợ này cũng được cửa đóng then cài cả đêm đề phòng những thùng cá khô được cuốn xích sắt bị thất thoát, nhưng trước cổng có một mái hiên nhô ra. Gã nhào sang đường, nhìn rõ thằng bé đang rúm lại sau miếng bìa các tông ướt mủn. Chiếc áo nỉ Người Nhện cũng sũng nước, chân tay thằng bé lạnh toát như cục băng nhưng trán thì nóng hầm hập. Nước trên gò má gã chỗ nóng chỗ lạnh. Nó run lên cầm cập và gã cũng run không kém”.

42

Đoạn miêu tả đánh dấu bước ngoặt cuộc đời của cha con “gã”. Trước đây, gã là một diễn viên có tiếng của làng giải trí nhưng sau đó sự nghiệp đi xuống cùng nhiều sự kiện xảy ra với gã. Đứa con trai không mong muốn có được đưa vào tay gã. Nó sống với gã mười mấy năm nhưng gã không thể hiện tình thương yêu với nó, luôn mắng chửi, coi nó là cái nợ đời. Nhưng đoạn miêu tả trên đánh dấu sự chuyển biến rõ rệt của tình cha con của gã và đứa con. Gã thương yêu con, lo lắng cho con khi thấy nó biến mất khỏi cuộc đời mình. Hằng ngày thằng Thiên ở cùng gã, lo lắng cho gã, nó “quen thuộc như cái bát ăn cơm, cái cốc uống nước và tay vặn nắm cửa thường ngày, quen thuộc đến nỗi một ngày nào đó những thứ hiển nhiên ấy biến mất thì chủ nhân

của nó mới chợt nhớ ra và tự hỏi chúng biến đi đâu, và tại sao lại biến đi”,

khi nó biến mất thì gã mới chợt nhận ra nó quan trọng với mình đến mức nào. Khi nhận ra được sự biến mất của nó thì gã mới thấy nó quan trọng với mình thế nào và gã bổ nhào đi tìm con. Và khi tìm được nó ướt sũng nước mưa gã thấy mình là người cha quá tệ. Đoạn văn đánh dấu sự thay đổi tình cảm rõ rệt của hai cha con, nhất là của người cha dành cho con mình. Gã thấy con mình thật đáng thương, đáng được yêu mến. Đọc đến đây, người đọc sẽ cảm thấy tò mò hơn về cách đối xử của gã với con trai như thế nào và để có thể biết rõ hơn thì họ sẽ tiếp tục khám phá, tìm hiểu tác phẩm. Đoạn miêu tả này đã thực hiện chức năng của nó theo ý đồ của tác giả, giúp cho tác phẩm trở nên hấp dẫn người đọc hơn nữa.

Truyện ngắn Ơn chúa đã sinh ra đàn bà của Nguyễn Thế Duyên cũng có đoạn miêu tả với chức năng này.

“Nói rồi hắn hấp tấp đi ra phía cuối thuyền nổi lửa đun cháo. Khi hắn bưng bát cháo bước vào thì cô gái đã tỉnh táo hẳn. Hắn ngồi xuống bên cạnh cô, kê đầu cô lên cao và múc từng muỗng cháo nhỏ bón cho cô gái. Một cái gì đó lạ lắm bỗng trào dâng trong hắn. Hắn không biết đó là cái gì. Hơn ba

43

mươi năm hắn chưa bao giờ gặp cái tình cảm này nhưng khi gặp nó bàn tay cầm cái thìa bỗng run lên và một giọt cháo nóng rớt xuống mặt cô gái. Hắn luống cuống đặt vội bát cháo xuống xuống làm bát cháo đổ cả ra sạp con thuyền. Hắn cầm vội lấy cái khăn mặt khẽ khàng lau mặt cho cô gái và mắt họ gặp nhau. Hắn thấy người hắn lắc lư. Hình như con thuyền chở hắn vừa leo lên đỉnh một con sóng”.

Một con người là tội phạm nhưng đã trở lại với những rung động theo đúng như ý nghĩa của nó. Hắn ta phạm tội nhưng đã được một người con gái cứu giúp cả về thể xác lẫn tinh thần. Hắn đã trở về với đúng nghĩa con người, là người có tình cảm, biết yêu thương. Đoạn văn đánh dấu sự thay đổi đó trong một con người được tác giả thể hiện qua những hành động rất nhỏ của việc bón cháo cho người con gái đó. Nhờ vào những tình cảm đó và câu nói của người con gái mà hắn đã không bắn cảnh sát, để có thể có ngày trở về. Một tên tội phạm với những tình cảm như vậy đã giúp hắn có thể trở về vào một ngày không xa, và làm lại từ đầu với người con gái đang đợi hắn.

Tiểu kết: Đoạn miêu tả với chức năng phân đoạn trong truyện ngắn

đương đại tuy không nhiều nhưng mỗi đoạn đều thể hiện được dụng ý nghệ thuật rất rõ của tác giả. Bằng việc sử dụng những đoạn miêu tả với chức năng phân đoạn tác giả làm cho tác phẩm của mình luôn có bố cục rõ ràng, có sự liên kết chặt chẽ cả về nội dung và hình thức giữa các phần, chương, đoạn của tác phẩm. Bên cạnh đó nó còn tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe. Người đọc không bị nhàm chán với những mô típ chuyển đoạn quen thuộc mà trở nên hào hứng, phấn khởi bởi sự khám phá cái mới. Đoạn miêu tả với chức năng phân đoạn không chỉ giúp tác phẩm có sự liên kết mà còn có tác dụng liên kết cung cấp cho người đọc những thông tin bổ sung về đối tượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

44

Một phần của tài liệu Chức năng của đoạn miêu tả trong truyện ngắn việt nam đương đại (Trang 44)