Một số vấn đề về đôi mới thi pháp thể loại trong truyện ngắn Việt Nam đương đại Trần Thanh Việt Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Luận văn ThS ngành: Lý luận văn học; Mã số: 60
Trang 1Một số vấn đề về đôi mới thi pháp thể loại trong truyện ngắn Việt Nam đương đại
Trần Thanh Việt
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Luận văn ThS ngành: Lý luận văn học; Mã số: 60 22 32 Người hướng dẫn: PGS TS Pha ̣m Thành Hưng
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Chương 1: Trình bày những tìm tòi đổi mới ngh ệ thuật xây dựng cốt truyện và tổ chức kết cấu Chương 2: Nghiên cứu những yếu tố cách tân trong không gian và thời gian trần thuật Chương 3: Chỉ ra những yếu tố mới trong điểm nhìn và giọng điệu
Keywords: Truyện ngắn; Văn học Việt Nam; Thi pháp; Nghiên cứu văn
học
Content
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong sự vận động của dòng chảy văn học dân tộc, truyện ngắn Việt Nam ngày càng khẳng định sự phát triển và vị thế của mình trong đời sống văn học đương đại
Khi cầm bút, đứng trước một đề tài mình tâm huyết, nhà văn bao giờ cũng chọn cho mình một hình thức diễn đạt, một thể loại Phần lớ n các n hà văn có tài , có ý thức nghề nghiê ̣p thường nắm vững các nguyên tắc thể loại và phát triển các nguyên tắc đó lên mức hoàn mỹ Như vậy truyện ngắn luôn có sự vận động, đổi mới thi pháp thể loại
Sự thành công của các tác giả truyện ngắn trong thời gian gần đây đã chứng tỏ điều đó
Hơn nữa, truyện ngắn đương đại trong những năm qua đã thể hiện sự cách tân bằng việc đổi mới hình thức nghệ thuật Không thể nói rằng, việc thay đổi hình thức nghệ thuật ở truyện ngắn là dấu hiệu khẳng định truyện ngắn hay Cái hay của một tác phẩm dựa trên nhiều yếu tố Tất cả các yếu tố của nội dung và hình thức truyện đều có một mẫu
số chung, tức sự kết hợp hài hòa giữa chúng, tức sự tương hỗ giữa các yếu tố ấy đạt đến hiệu quả cao nhất khi truyền tải ý đồ nghệ thuật và tư tưởng của nhà văn Vì thế, khi chọn
Trang 2tư liệu để khảo sát, chúng tôi chọn những truyện ngắn trong những năm gần đây, được dư
luận đánh giá là truyện ngắn hay
Vừa qua, Nhà xuất bản văn học và Báo Văn nghệ kết hợp cùng công ty truyền thông Nhã Nam đã cho ra đời bộ tác phẩm tinh tuyển của văn học Việt Nam qua các thời
kỳ, còn gọi là truyện ngắn tinh tuyển 60 năm báo Văn nghệ Những người sưu tầm và tuyển chọn nhấn mạnh: “Sở dĩ chọn thể loại truyện ngắn mà chưa phải là thơ hay bút ký, phóng sự… vì đây là thể loại sớm được khẳng định trên báo, được nhiều nhà văn sử dụng, nó cũng là cánh cửa vào đời văn của nhiều thế hệ cầm bút” [15]
Báo Văn nghệ là tờ báo Văn học sang trọng và có uy tín, là cơ quan ngôn lu ận chính thống của Hội nhà văn Việt Nam Trải qua 60 năm phát triển kể từ ngày thành lập, báo Văn nghệ luôn đồng hành cùng những cây viết trẻ, nhiều nhà văn đã thành danh từ diễn đàn này Trước nay, báo Văn nghệ luôn là nơi cung cấp không chính thức truyện ngắn cho rất nhiều tuyển tập truyện ngắn hay cho nhiều Nhà xuất bản Từ góc nhìn về truyê ̣n ngắn hôm nay , qua các tuyển tâ ̣p truyê ̣n ngắn hay báo Văn nghê ̣ trong các năm từ
2006 đến 2009, chúng tôi hy vọng sẽ có một cái nhìn khá i quát về những biến đổi về mă ̣t thi pháp của truyê ̣n ngắn Viê ̣t Nam đương đa ̣i
Với mục đích khẳng định thế mạnh của thể loại truyện ngắn trong đời sống văn học hiện nay cũng như khẳng định việc đổi mới nền văn học đương đại bắt đầu từ sự đổi
mới thi pháp thể loại, chúng tôi chọn đề tài Một số vấn đề về đổi mới thi pháp thể loại
trong truyện ngắn Việt Nam đương đa ̣i
LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Truyện ngắn Việt Nam đương đại đang vận động trong sự phát triển chung của văn học dân tộc những năm sau Đổi mới (1986) Đến nay, truyện ngắn nước nhà đã đạt được nhiều thành tựu và đã được tổng kết sau những lần trao giải thưởng truyện ngắn hay
do các đơn vị Báo chí – Truyền thông, các Hội Văn học – Nghệ thuật địa phương tổ chức Cùng đó là sự xuất hiện của nhiề u bài viết đăng tải trên báo in , báo mạng, tạp chí chuyên ngành liên quan đến truyện ngắn
Trong pha ̣m vi nghiên cứu của luâ ̣n văn, chúng tôi chỉ tập trung vào những bài viết liên quan đến viê ̣c đổi mới thi pháp thể loa ̣i truyê ̣n ngắn Viê ̣t Nam đương đa ̣i
Trước hết, đó là những bài viết xuất hiê ̣n trên báo chí và ta ̣p chí chuyên ngành
Trang 3Lê Hương Thủy trong “Một góc nhìn truyện ngăn 2008” nhận định: “Thực tế cho
thấy trong năm vừa qua, số lượng các tập truyện ngắn được in ra rất nhiều Theo thống kê chưa thật đầy đủ thì số các tập truyện ngắn của từng tác giả in và lưu chiểu ở Thư viện quốc gia năm 2008 lên tới 50 đầu sách” và “Một số cây bút vẫn tiếp tục xu hướng cách tân, đổi mới lối viết” [86]
Lý Hoài Thu khi tổng kết sự vận động của các thể loại văn xuôi trong thời kỳ đổi mới, nhận xét: “Bên cạnh tiểu thuyết, truyện vừa và truyện ngắn (Trung thiên tiểu thuyết
và đoản thiên tiểu thuyết) trong các thập niên qua phát triển mạnh mẽ, có thể gọi là rực
rỡ Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi đây là thời kỳ “lên ngôi” của truyện ngắn Điều này hoàn toàn có thể cắt nghĩa được bởi trong nhịp độ của đời sống công nghiệp hiện đại, dưới sức ép từ phía các phương tiện nghe nhìn, truyện ngắn đã phát huy được ưu thế của mình một cách hiệu quả" [92]
Cũng trên Tạp chí Sông Hương , Thái Phan Vàng Anh khi bàn về Ngôn ngữ trần
thuật trong truyê ̣n ngắn Viê ̣t Nam đương đại nhấn ma ̣nh xu hướng thu he ̣p khoảng cách
giữa truyê ̣n kể với chuyê ̣n của hiện thực, trong đó có viê ̣c kéo ngôn ngữ trần thuâ ̣t la ̣i gần
với ngôn ngữ xô bồ, hỗn ta ̣p, trần tru ̣i, ngắn go ̣n của đời sống
Trong khi đó, Phạm Thị Thanh Nga, đã kết luận cho bài viết Yếu tố kỳ ảo trong
truyện ngắn Việt Nam sau 1975, như sau: “Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, trong
nhiều truyện ngắn đương đại, cái kỳ ảo đóng vai trò như một tình huống quan trọng đối với sự chuyển biến của cốt truyện” [71]
Phùng Gia Thế trong Dấu ấn hậu hiê ̣n đại trong văn học Viê ̣t Nam sau 1986, khi
đề cập đ ến lĩnh vực truyện ngắn đã bày tỏ quan điểm : “Sự đa da ̣ng và di ̣ch chuyển liên tục của các điểm nhìn nghệ thuật ; không có nhân vâ ̣t trung tâm , lý tưởng; sự vă ̣n gẫy vai nhân vâ ̣t và vai tính cách trong hình tượng ; vô số các hình tượng nhại; nhiều kết thúc; có thể “tháo dỡ” được; sự chuyển di ̣ch, pha trô ̣n làm đứt gãy những giới ha ̣n thể loa ̣i truyền thống; mô ̣t cuô ̣c “chơi” thể loa ̣i, kiểu truyê ̣n ngắn – tư liê ̣u, truyê ̣n ngắn – nhâ ̣t ký, truyê ̣n ngắn – dòng ý thức, truyê ̣n ngắn – chân dung” [84]
Ở một bài viết khác , Nguyễn Thành nhâ ̣n đi ̣nh : truyê ̣n ngắn đương đa ̣i đang diễn
ra sự thay đổi thi pháp thể loa ̣i , trong đó “Mô ̣t số nhà văn nhà văn đương đa ̣i thường sử dụng lối kế t cấu lắp ghép , phân mảnh Kiểu kết cấu này dựa trên kỹ thuâ ̣t lắp ghép (collage) của nghệ thuật điện ảnh” và “Hình thức truyện lồng truyện được nhiều nhà văn đương đa ̣i sử du ̣ng” Ngoài sự đổi mới kết cấu , các nhà văn h iê ̣n nay còn thay đổi cách
Trang 4thức trần thuâ ̣t bằng cách “lựa cho ̣n hai phương thức trần thuâ ̣t từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba” và “Các nhà văn đương đa ̣i thường vâ ̣n du ̣ng tối đa sự luân phiên điểm nhìn trong cùng một tác phẩm để tạo cho cái thế giới được viết ra đa thanh, phức hợp” [78]
Bên ca ̣nh đó, mô ̣t số bài viết trong những năm gần đây la ̣i bàn về truyê ̣n ngắn của các nhà văn thế hệ 198x (cách gọi những nhà văn sinh trong khoảng thời gian từ 1980 đến 1989) Họ là một lực lượng góp phần không nhỏ trong việc đổi mới thi pháp thể loại truyê ̣n ngắn
Bùi Thị Quỳnh Biển , qua bài viết Đặc điểm ngôn ngữ trong truyện ngắn của thế
hê ̣ (nhà văn) 198x, đã chỉ ra xu hướng tha y đổi ngôn ngữ trần thuâ ̣t trong truyê ̣n ngắn
đương đa ̣i, đó là viê ̣c ngôn ngữ của thời đa ̣i @, ngôn ngữ chát , blog, thứ ngôn ngữ cô ̣c lốc, trần tru ̣i mà giới trẻ hiê ̣n nay ưa dùng , ngôn ngữ sắc, lạnh mang tính thời sự, báo chí được sử dụng nhiều, ngoài ra còn có sự xuất hiện của thứ ngôn ngữ pha tạp , vay mươ ̣n từ ngữ nước ngoài, từ ngữ đồng bào dân tô ̣c thiểu số , từ ngữ đi ̣a phương Tác giả đã lý giải viê ̣c biến đổi ngôn ngữ trần thuâ ̣t như trên do nhu cầu nô ̣i ta ̣i muốn làm mới mình của các nhà văn trẻ, do tác đô ̣ng của thời đa ̣i bùng nổ công nghê ̣ thông tin , do sự cách tân các yếu tố nghê ̣ thuâ ̣t khác trong truyê ̣n ngắn
Tiếp theo, Trần Quang Thưởng với bài Truyê ̣n ngắn 198x những thành tựu bi ̣ bỏ
lỡ, nhấn ma ̣nh “Những đóng góp của truyê ̣n ngắn 198x là khá đáng kể Đó là viê ̣c mở
rô ̣ng pha ̣m vi , quan niê ̣m về thể loa ̣i bằng cách ta ̣o ra sự kéo dãn dung lượng trang viết , gia tăng hàm lượng hiê ̣n thực được phản ánh , tạo ra sự hỗn dung thể loại bằng cách cho phép thâm nhập vào truyện ngắn hình bóng của tiểu thuyết , thậm chí được phân chia chương hồi mô ̣t cách khá ma ̣ch la ̣c Bên ca ̣nh viê ̣c kéo dãn dung lượng là mô ̣t phép ngươ ̣c la ̣i: co he ̣p dung lươ ̣ng truyê ̣n , mỗi truyê ̣n ngắn co khi chỉ gồm 1 hoă ̣c 2 trang in Sự khẳng đi ̣nh bản ngã hiê ̣n sinh của các nhà văn thế hê ̣ 198x được thể hiê ̣n bởi viê ̣c chủ yếu sử du ̣ng điểm nhìn hiê ̣n ta ̣i Ngôn ngữ truyê ̣n ngắn là thứ ngôn ngữ đâ ̣m chất đời thường, thâ ̣m chí là thứ ngôn ngữ chát, ngôn ngữ blog đang ngổn ngang, trần tru ̣i” [93]
Nguyễn Hoài Thu qua Truyê ̣n ngắn 8x – một thái độ sống và sáng tạo cho rằng:
“Những truyê ̣n ngắn 8x có phần non nớt , vụng dại trong cách nghĩ cũng như trong cách viết Nhưng chính trong các sáng tác đó các cây bút la ̣i tỏ ra dày da ̣n , tỏ ra trải nghiệm, tỏ
ra hiểu biết về cuô ̣c đời , nhân thế, về những quy luâ ̣t sá ng ta ̣o văn chương và kỹ thuâ ̣t ngôn từ” [90]
Trang 5Ngoài những ý kiến khẳng định sự cần thiết phải đổi mới nghệ thuật truyện ngắn , trên các báo in, báo mạng còn xuất hiện những ý kiến hoài nghi hiệu quả của sự đổi mới
Chu Văn Sơn trong một bài viết đăng trên báo Nhân dân, quả quyết: “Cuộc cách tân cần phải làm mới và làm giàu cho hình thức từ nhiều nguồn khác nhau Hẳn vì điều này mà người quá sốt sắng cách tân thường bị cuốn hút và đã đổ xô vào các cuộc tìm kiếm hình thức Họ coi việc tìm ra hình thức mới là mục đích hàng đầu của một cuộc cách tân” [75]
Đỗ Ngọc Yên thì chia sẻ trong Truyện ngắn Việt Nam đi về đâu?
“Chúng tôi cho rằng truyện ngắn Việt Nam vẫn đang trong quá trình mò mẫm, tìm đường” [97]
Những ý kiến hoà i nghi về thành tựu đa ̣t được của viê ̣c đổi mới nghê ̣ thuâ ̣t truyê ̣n ngắn góp phần khẳng đi ̣nh sự quan tâm của công chúng đô ̣c giả , trong đó có các nhà nghiên cứu đối với loa ̣i hình truyê ̣n ngắn
Ngoài ra, trong những năm gần đâ y, nhiều luâ ̣n văn khoa ho ̣c cũng đề câ ̣p đến vấn
đề đổi mới thi pháp thể loại truyện ngắn đương đại ở nhiều khía cạnh khác nhau Có thể kể tên các tác giả luâ ̣n văn tiêu biểu như Nguyễn Thi ̣ Huyền Hâ ̣u với Truyê ̣n ngắn Viê ̣t Nam thời kỳ 1986 – 2000 viết về chiến tranh , Lưu Thi ̣ Hà với Sự vận động của truyê ̣n ngắn Viê ̣t Nam từ 1986 đến nay, nhìn từ góc độ hình thức thể loại, Võ Thị Thúy Hằng với Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của mộ t số nhà văn nữ thời kỳ đổi mới ,
Nguyễn Thanh Hồng với Tìm hiểu một số cách tân nghệ thuật trong truyện ngắn của một
số cây bút nữ thời kỳ 1986 - 2006 (Nguyễn Thi ̣ Thu Huê ̣ , Nguyễn Ngọc Tư , Đỗ Bích Thúy) Các luận văn trê n đã đề câ ̣p đến vấn đề đổi mới thi pháp thể loa ̣i truyê ̣n ngắn
thông qua viê ̣c đi sâu tìm hiểu các kiểu cốt truyê ̣n và kết cấu mang tính cách tân như cốt truyê ̣n phân mảnh , cốt truyê ̣n có cấu trúc lỏng , cốt truyê ̣n đảo lô ̣n th ời gian sự kiện , kết cấu tâm lý , kết cấu mở Trong những luâ ̣n văn này , các tác giả cũng đề cập đến sự thay đổi gio ̣ng điê ̣u , sự lên ngôi của gio ̣ng giễu nha ̣i , giọng hài hước, giọng chiêm nghiệm… ;
đề cập đến tác động của viê ̣c tổ chức không gian với viê ̣c hình thành tính cách nhân vâ ̣t
Ngoài ra có thể kể đến những công trình nổi bật nghiên cứu về truyện ngắn như
chuyên luâ ̣n Truyê ̣n ngắn Viê ̣t Nam: Lịch sử – Thi pháp – Chân dung do Phan Cự Đê ̣ chủ
biên, Nxb Đại ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i ấn hành năm 2000; chuyên luận Truyê ̣n ngắn –
Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại của Bùi Việt Thắng, Nxb Đa ̣i ho ̣c Quốc gia
Hà Nội ấn hành năm 2000; chuyên luâ ̣n Bình luận truyện n gắn của Bùi Việt Thắng, Nxb
Trang 6Văn ho ̣c ấn hành năm 1999; bài viết Văn xuôi Viê ̣t Nam hiê ̣n nay, logic quanh co của các
thể loại, những vấn đề đang đặt ra và triển vọng của Nguyên Ngọc; bài viết Truyê ̣n ngắn và cuộc sống hôm nay của Pha ̣m Xuân Nguyên
Từ các bài viết và các công trình nghiên cứu trên đây, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
1 Hầu hết các bài viết trên đều khẳng định: truyện ngắn Việt Nam đương đại đang diễn ra sự đổi mới thi pháp thể loại Bởi vì, đổi mới luôn là xu hướng, là quy luật của sáng tác, của tiến trình nghệ thuật, nhất là nghệ thuật đương đại
2 Những bài viết trên chủ yếu là các bài tiểu luận hay các phát biểu ngắn bàn về một vài đặc điểm cụ thể, một vài khía cạnh của một tập truyện ngắn, về một hay nhiều tác giả truyện ngắn
3 Một số bài viết có tính tổng hợp do sự hạn chế về mặt dung lượng, gắn với đặc điểm loại hình báo chí – truyền thông, mới chỉ đưa ra được những luận điểm, chưa phải là những công trình nghiên cứu chuyên sâu
Tóm lại, những bài viết, những công trình nghiên cứu đó, bằng các hướng tiếp cận khác nhau đều trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến sự đổi mới thi pháp thể loại trong truyện ngắn Việt Nam đương đại
Kế thừa những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi mở rộng, đi sâu nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam đương đại từ góc độ đổi mới thi pháp thể loại, trong đó có việc khảo sát truyện ngắn hay trên báo Văn nghê ̣ qua bốn năm, từ 2006 đến 2009
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư liệu truyện ngắn hay báo Văn nghệ qua 3
năm 2006 – 2009, được chúng tôi chọn từ 4 tuyển tập: Buổi sáng biến mất - Tuyển truyện
ngắn hay và đoạt giải cuộc thi báo Văn nghệ 2006 – 2007 do Nhà xuất bản Hội nhà văn
ấn hành năm 2008; Vết chim trời – Tuyển truyện ngắn hay báo Văn nghệ 2007 do Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 2008; Cà phê hàng Hành – Tuyển truyện ngắn hay
báo Văn nghệ 2008 do Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 2009; Mơ màng trên mạng - Tuyển truyê ̣n ngắn hay báo Văn nghê ̣ 2009, Nhà xuất bản Hội nhà vă n ấn hành
năm 2010
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ xem xét mỗi yếu tố thi pháp truyê ̣n ngắn đương đa ̣i có dấu hiê ̣u của sự đổi mới trong sự đối sánh với truyê ̣n ngắn Viê ̣t Nam trong
Trang 7giai đoa ̣n văn ho ̣c trước và sau năm 1975, đồng thời đă ̣t các tâ ̣p truyê ̣n ngắn được khảo sát trong dòng chảy liên tục của truyện ngắn sau đổi mới 1986 đến nay
Trong luâ ̣n văn này , chúng tôi đi khảo sát một số đặc điểm thi pháp truyện ngắn
qua các tâ ̣p truyê ̣n ngắn đã chọn, đó là các yếu tố Kết cấu & Cốt truyê ̣n; Không gian &
Thời gian; Điểm nhìn & Giọng điệu
Đối với một số tác phẩm , vốn là truyê ̣n ngắn của các tác giả miền Nam sáng tác trước năm 1975 được báo Văn nghê ̣ đăng la ̣i và được cho ̣n vào tuyển tâ ̣p, chúng tôi khảo sát những tác phẩm đó trong sự đối sánh để thấy rõ đặc điểm thi pháp truyện ngắn đương
đa ̣i Đồng thời chúng tôi cũng nh ận thấy rằng , hầu hết những truyê ̣n ngắn được tuyển chọn là tác phẩm của nhiều tác giả , trong đó có nhiều tác giả trẻ , vì thế trong quá trình khảo sát, chúng tôi cũng gặp khó khăn khí khái quát các yếu tố đổi mới trong nhiều tác phẩm của nhiều tác phẩm khác nhau
NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN
Tiến hành khảo sát để tìm ra những biến đổi của các yếu tố thi pháp trong hệ thống
thi pháp thể loại truyện ngắn, qua các Tuyển tập truyện ngắn hay báo Văn nghệ từ 2006
đến 2009
Chỉ ra những yếu tố thi pháp có sự đổi mới một cách toàn diện, hệ thống trong các
truyện ngắn đã khảo sát, đăc biệt ở các phương diện: Cốt truyện & Kết cấu, Không gian
& Thời gian, Giọng kể & Điểm nhìn
Chỉ ra sự tương tác giữa các yếu tố thi pháp thể loại truyện ngắn với một số thể loại văn học khác trong đời sống văn học đương đại
Khẳng định tính tất yếu của việc đổi mới thi pháp thể loại truyện ngắn Khẳng định vị thế của thể loại truyện ngắn đương đại trong đời sống văn học hiện nay, nhìn từ góc độ thi pháp
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vâ ̣n du ̣ng kiến thức lý luâ ̣n về thi pháp truyê ̣n ngắn đối với các vấn đề : Cốt truyê ̣n – Kết cấu, Thời gian – Không gian trần thuâ ̣t, Điểm nhìn – Giọng điệu trần thuật…
Sử du ̣ng các thao tác:
So sánh đối chiếu các tác phẩm đồng đa ̣i để thấy được từng trào lưu , xu hướng truyê ̣n ngắn nổi bâ ̣t
Trang 8So sánh đối chiếu các tác phẩm li ̣ch đa ̣i để thấy được sự thay đổi các yếu tố cấu thành hệ thống thi pháp truyện ngắn
Phân tích , tổng hợp các nét chung và riêng trong các tác phẩ m để thiết lâ ̣p hê ̣ thống luâ ̣n điểm
Thống kê, mô tả các hiê ̣n tượng, các biểu hiện của hình thức, sau đó lý giải sự xuất hiê ̣n các yếu tố mới trong từng yếu tố thi pháp thể loa ̣i truyê ̣n ngắn
CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn được triển khai phần Nội dung làm 3 chương:
Chương 1: Những tìm tòi đổi mới ngh ệ thuật xây dựng cốt truyện và tổ chức kết
cấu
Chương 2: Những yếu tố cách tân trong không gian và thời gian trần thuật
Chương 3: Những yếu tố mới trong điểm nhìn và giọng điê ̣u
References
SÁCH TÁC PHẨM
[1] Nguyễn Minh Châu (2006), Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nxb Văn
học
[2] Nguyễn Khải (2002), Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải, Nxb Hội nhà văn
[3] Nguyễn Huy Thiệp (2005) Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Hội nhà
văn
[4] Nhiều tác giả (2003) Tuyển tập truyện ngắn lãng mạn 1930 – 1945, Nxb Văn học [5] Nhiều tác giả (2003), Tuyển tập truyện ngắn hiện thực 1930 – 1945, Nxb Văn học [6] Nhiều tác giả (2003), Truyện ngắn Báo Văn nghệ trẻ chọn lọc 2002, Nxb Hội nhà
văn
[7] Nhiều tác giả (2003), Truyện ngắn hay 2007 – 2008 tập 1, Nxb Thanh niên
[8] Nhiều tác giả (2005) Truyện ngắn đương đại Việt Nam tác giả tự chọn (2 tập), Nxb
Văn học
[9] Nhiều tác giả (2007), Truyện ngắn được giải Báo Văn nghệ 1995 – 2004, Nxb Thanh
niên
Trang 9[10] Nhiều tác giả (2007), Tuyển chọn truyện ngắn được giải Văn nghệ quân đội, Nxb
Văn học
[11] Nhiều tác giả (2008), Buổi sáng biến mất, Tuyển truyện ngắn hay và đoạt giải cuộc
thi Báo Văn nghệ 2006 – 2007, Nxb Hội nhà văn
[12] Nhiều tác giả (2008),Vết chim trời, Tuyển truyện ngắn hay Báo Văn nghệ 2007,
Nxb Hội nhà văn
[13] Nhiều tác giả (2008), Con đường sống, Bộ các tác phẩm tinh tuyển của Văn học
Việt Nam qua các thời kỳ, Nxb Hội nhà văn, 2008
[14] Nhiều tác giả (2008), Bút máu, Bộ các tác phẩm tinh tuyển của Văn học Việt Nam
qua các thời kỳ, Nxb Hội nhà văn
[15] Nhiều tác giả (2008), Muối của rừng, Bộ các tác phẩm tinh tuyển của Văn học Việt
Nam qua các thời kỳ, Nxb Hội nhà văn
[16] Nhiều tác giả (2008), Nợ trần gian, Bộ các tác phẩm tinh tuyển của Văn học Việt
Nam qua các thời kỳ, Nxb Hội nhà văn
[17] Nhiều tác giả (2008), Mầm sống, Bộ các tác phẩm tinh tuyển của Văn học Việt Nam
qua các thời kỳ, Nxb Hội nhà văn
[18] Nhiều tác giả (2009), Truyện ngắn hay 2007 – 2008 tập 2, Nxb Thanh niên
[19] Nhiều tác giả (2009), Truyện ngắn hay 2008 – 2009, Nxb Thanh niên
[20] Nhiều tác giả (2009), Truyện ngắn đặc sắc 2009, Nxb Văn học
[21] Nhiều tác giả (2009), Cà phê hàng Hành, Tuyển truyện ngắn hay Báo Văn nghệ
2008, Nxb Hội nhà văn
[22] Nhiều tác giả (2010), Mơ màng trên mạng , Tuyển truyê ̣n ngắn hay Báo Văn nghê ̣
2009, Nxb Hội nhà văn
[23] Nhiều tác giả (2010), Truyê ̣n ngắn hay 2010, Nxb Thời đa ̣i
SÁCH LÝ LUẬN, NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH
[24] Tạ Duy Anh (2000), Nghê ̣ thuật viết truyê ̣n ngắn và ký, Nxb Thanh niên
[25] Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại ho ̣c Quốc gia Hà N ội,
2004
[26] M Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Nxb Giáo du ̣c
Trang 10[27] Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã
hô ̣i
[28] Phan Cự Đệ (Chủ biên) – Nhiều tác giả (2007), Truyện ngắn Việt Nam Lịch sử - Thi
pháp – Chân dung, Nxb Giáo du ̣c
[29] Hà Minh Đức (Chủ biên) – Nhiều tác giả (2007), Lí luận văn học, Nxb Giáo du ̣c
[30] Daniel Grojnowski (1993), Đọc truyện ngắn, (Lire La Nouvelle), Nxb Dunod, Paris
( Tài liệu dịch chưa xuất bản , Người dịch: Phùng Ngọc Kiên – Trần Hinh, Hiệu đính: Trần Hinh)
[31] Kate Hamburger (2004), Logic học về các thể loại văn học, Nxb Đại ho ̣c Quốc gia
Hà Nội
[32] Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn
[33] Đào Duy Hiê ̣p (2008), Phê bình văn học từ lý thuyết hiê ̣n đại, Nxb Giáo du ̣c
[34] Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học,
Nxb Giáo du ̣c
[35] Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nhà xuất bản giáo dục
[36] I P Ilin và E A Tzurganova (chủ biên) Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại
Nguyên Ân dịch (2002), Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn
học Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
[37] M B Khrapchenko (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu
văn học, Nxb Đa ̣i ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i
[38] Jakovson (2008), Thi học và Ngữ học Lý luận văn học phương Tây hiện đại, Nxb
Văn học
[39] Phương Lựu (2005), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại ho ̣c sư pha ̣m
[40] Phương Lựu (Chủ biên) – Nhiều tác giả (2002), Lí luận văn học, Nxb GD
[41] Phương Lựu (2005), Lý luận văn học hiện đại phương Tây, Phương Lựu tuyển tập,
tập 2, Nxb Giáo du ̣c
[42] I M Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Nxb Đại ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i
[43] E M Meletinsky (2004), Thi pháp huyền thoại, Nxb Đại ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i
[44] Vương Trí Nhàn (1980), Sổ tay truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới
[45] Nhiều tác giả (1999), 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng 8, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
[46] Nhiều tác giả (1986), Các nhà văn nói về văn, Nxb Tác phẩm mới