1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cảm thức đô thị trong truyện ngắn việt nam đương đại (qua truyện ngắn của nguyễn huy thiệp, hồ anh thái, nguyễn thị thu huệ)

148 233 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 3,48 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 - NGUYỄN ĐÌNH DOANH CẢM THỨC ĐÔ THỊ TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP, HỒ ANH THÁI, NGUYỄN THỊ THU HUỆ) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM HÀ NỘI, 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN ĐÌNH DOANH CẢM THỨC ĐÔ THỊ TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP HỒ ANH THÁI, NGUYỄN THỊ THU HUỆ) Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp Hà Nội - 2016 LỜI CẢM ƠN Mở đầu luận văn tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng, sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này Xin được cảm ơn Phòng Sau đại học, Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Viện Văn học cùng các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, tư vấn, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc học tập và nghiên cứu Xin được cảm ơn Hội đồng bảo vệ, các thầy cô phản biện đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu và tạo điều kiện cho tôi bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ của mình Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2016 Học viên Nguyễn Đình Doanh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc Học viên Nguyễn Đình Doanh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .1 1 Lí do chọn đề tài .1 2 Lịch sử vấn đề 3 3 Mục đích nghiên cứu 13 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 13 5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 13 6 Đóng góp mới của luận văn 14 7 Phương pháp nghiên cứu .14 8 Cấu trúc của luận văn 14 CHƯƠNG 1 CẢM THỨC ĐÔ THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 15 1.1 Giới thuyết về khái niệm đô thị và đô thị hóa 15 1.1.1 Đô thị 15 1.1.2 Đô thị hóa 16 1.2 Cảm thức đô thị 17 1.2.1 Cảm thức 17 1.2.2 Cảm thức đô thị .18 1.3 Cảm thức đô thị trong văn học nhìn từ lịch sử 19 1.3.1 Vài nét về văn học đô thị trên thế giới 19 1.3.2 Đô thị trong văn học Việt Nam trước 1986 20 1.3.3 Đô thị trong văn học Việt Nam sau 1986 23 CHƯƠNG 2 ĐỜI SỐNG VÀ CON NGƯỜI ĐÔ THỊ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP, HỒ ANH THÁI, NGUYỄN THỊ THU HUỆ 27 2.1 Một đời sống xô bồ, hỗn tạp 27 2.1.1 Sự thay đổi mô hình xã hội dẫn đến những đảo lộn giá trị trong cuộc sống 27 2.1.2 Sự đảo lộn các giá trị 28 2.2 Xu hướng vọng ngoại, chạy theo lối sống phương Tây 36 2.3 Con người tha hóa .40 2.3.1 Con người thực dụng .40 2.3.2 Con người biến chất 51 2.4 Con người cô đơn .58 CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CẢM THỨC ĐÔ THỊ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP, HỒ ANH THÁI, NGUYỄN THỊ THU HUỆ 73 3.1 Điểm nhìn trần thuật 73 3.1.1 Trần thuật từ điểm nhìn bên trong 73 3.1.2 Trần thuật từ điểm nhìn bên ngoài 79 3.1.3 Sự dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật .86 3.2 Ngôn ngữ 92 3.2.1 Vài nét về ngôn ngữ truyện ngắn 92 3.2.2 Ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ 93 3.3 Giọng điệu trần thuật 108 3.3.1 Khái lược về giọng điệu trần thuật .108 3.3.2 Giọng điệu trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ 109 KẾT LUẬN .125 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài 1 Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước theo phương thức đổi mới đạt được nhiều thành tựu trên các phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội làm thay đổi căn bản diện mạo đất nước Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện Các hoạt động văn hóa, xã hội trong xu thế hội nhập trở nên đa dạng, phong phú, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu khác nhau của đời sống con người Tuy nhiên, chúng ta cũng chịu những hậu quả không nhỏ từ mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động trực tiếp làm thay đổi nhiều giá trị truyền thống của dân tộc Con người đô thị đứng trước vòng xoáy, cám dỗ của đồng tiền, quyền lực, hư danh… Một bộ phận không nhỏ cư dân đô thị đã không xác định được chỗ đứng và định hướng của mình trong xã hội, bị cuốn vào vòng xoáy của cơ chế thị trường trong sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế hàng hóa, nhiều khi buông thả mình theo lối sống thực dụng mà bất chấp nền tảng đạo đức, luân lí truyền thống Một số khác lại rơi vào trạng thái hoang mang, lạc loài, đơn độc trước những biến thiên của thời cuộc khi những giá trị truyền thống thay đổi, đảo lộn Thực trạng phi lí và cay đắng đó đã làm sụp đổ thế giới tinh thần mà bấy lâu nay con người Việt Nam hằng coi trọng và giữ gìn 2 Cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội, văn học Việt Nam đương đại cũng từng bước thích ứng và có những thay đổi rõ rệt Vấn đề đời sống đô thị đã trở thành vấn đề được nhiều nhà văn quan tâm, phản ánh Các nhà văn thời kì này đã thực tế, chủ động, nhạy cảm và nhanh chóng nắm bắt được những vấn đề nóng bỏng của đời sống xã hội, đi sâu đề cập đến những vấn đề cá nhân, xoáy sâu vào thực tế bụi bặm đời sống con người trong bước chuyển mình đi vào cơ chế thị trường, đang xâm thực và làm băng hoại đời sống văn hóa, đạo đức, tinh thần của con người cùng những vấn đề phát sinh mới trong đời sống xã hội do quá trình đô thị hóa 3 Truyện ngắn Việt Nam về đô thị rất phong phú, bao quát được nhiều bức tranh đa dạng với những mảng nhòe mờ và những góc khuất của xã hội đô thị đương đại đang trong giai đoạn kiến tạo, phát triển Dường như, mọi vấn đề trong bức tranh ấy đều được khai phá, không còn những khoảng trống bị cấm kị, né tránh Đô thị như có một sức cuốn hút, một thôi thúc thể hiện và một đam mê thử sức Các nhà văn, bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục đề cao cái mới, ngợi ca những điều tốt đẹp, nhân văn trong cuộc sống đã có cơ hội viết nhiều hơn, thẳng thắn hơn về những mặt trái của xã hội, những tiêu cực, những hạn chế đang xâm thực và làm băng hoại đời sống văn hóa, đạo đức và tinh thần của con người đô thị Nguyễn Đình Tú đã khẳng định cách lí giải về giới trẻ đô thị như sau:"Hoang hoải, lạc loài, hoài nghi và vỡ mộng chỉ những trạng huống tinh thần của con người chứ không phải là một khúc cắt rời của hiện trạng xã hội Ở một phương diện nào đó, hoài nghi và vỡ mộng không phải không có ý nghĩa tích cực trong cuộc sống đối với mỗi con người Văn học nói về cái mất mát để giữ gìn, nói về nước mắt để hạnh phúc, nói về khiếm khuyết để hoàn thiện"[52] Trong số các nhà văn đương đại có tên tuổi viết về đô thị như: Chu Lai, Tạ Duy Anh, Trung Trung Đỉnh, Đức Ban, Đỗ Vĩnh Bảo, Nguyễn Bình Phương, Ma Văn Kháng, Đỗ Bích Thúy, Đỗ Phấn, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Trương Quý…Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ là một trong những cây bút có nhiều truyện ngắn viết về đô thị Tác phẩm của các nhà văn ngay từ khi mới chào đời đã thu hút sự chú ý đặc biệt của bạn đọc cũng như giới chuyên môn, phê bình Mặc dù, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ đề cập đến những vấn đề không hoàn toàn là mới về đô thị, nhưng lại luôn là những đề tài nóng bỏng về con người trong bối cảnh xã hội đang có những thay đổi hết sức mạnh mẽ, quyết liệt theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực Cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ là những suy tư, phân tích, phản ánh cuộc sống và con người đô thị trên nhiều phương diện: từ nhận thức, phân tích, phê phán, chiêm nghiệm, bi kịch, trào lộng Với mong muốn đóng góp một tiếng nói vào việc nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam đương đại viết về đô thị tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Cảm thức đô thị trong truyện ngắn Việt Nam đương đại (Qua truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ)” 2 Lịch sử vấn đề 2.1 Những nghiên cứu chung về đô thị trong văn học Việt Nam đổi mới Vấn đề cuộc sống đô thị là một đề tài không mới nhưng rất nhạy cảm, vì nó xoay quanh cuộc sống con người với những vấn đề xã hội nhức nhối, những quan hệ phức tạp, xô bồ, những được mất hư hao, những khủng hoảng hay bứt phá, những xây mộng và vỡ mộng, những trải nghiệm và trả giá, những nợ đời và nợ lòng… nên gây được chú ý đặc biệt đối với độc giả và giới nghiên cứu Nhiều nhà nghiên cứu đã có những đánh giá nhìn nhận về văn học đô thị hôm nay rất khách quan và xác thực, chúng tôi xin điểm qua một số ý kiến như: Trong cuộc thảo luận về văn học đô thị do báo điện tử Người đô thị tổ chức, khi đề cập đến các vấn đề nội hàm của khái niệm văn học đô thị, diễn tiến của văn học đô thị Việt Nam trong quá khứ, những thành tựu của văn học Việt Nam đương đại, PGS.TS Đỗ Lai Thúy cho rằng:“tiểu thuyết đô thị Việt Nam còn ít về đề tài đô thị, nếu có thì đôi khi đô thị thường được nhìn bằng sự hoài niệm nông thôn Bởi vậy, tính đô thị của nó chủ yếu biểu hiện ở phương diện thể loại Theo ông Mai Anh Tuấn, “văn học đô thị Việt Nam xuất hiện từ khi đô thị xuất hiện tầng lớp trung lưu đô thị và tầng lớp tư sản nội địa Tức là khi xuất hiện hai sự đối kháng cả về mặt địa chính trị và địa văn hóa với tầng lớp nông dân” Một cảm thức đô thị quan trọng được tác giả nhắc tới: “Sự cô đơn của con người, khi viết về điều đó thì văn học đô thị hiện đại đã chạm sâu vào con người đô thị” Ông Phó Đức Tùng nhận định:“Đô thị Việt Nam không có lõi, và khi không có lõi, tính hiện đại trong văn học đô thị của Việt Nam chỉ là tính hiện đại bắt chước, chưa phải là tính đô thị” Các ý kiến đánh giá dù là trực tiếp hay gián tiếp đều góp phần quan trọng trong việc nhìn nhận đúng về thực trạng và tương lai của văn học đô thị Việt Nam Điều đó, cũng lí giải vì sao, mỗi khi tác phẩm viết về đô thị của các nhà văn ra đời phán đoán một việc ác, người ta chỉ nghĩ bằng lòng ác, mà không bằng lòng nhân?(Dĩ vãng) Những triết lý, chiêm nghiệm trong truyện của Thu Huệ thường là những vấn đề nhân sinh xuất phát từ cuộc sống Đó là những lo lắng, suy tư, những trạng huống của con người đô thị, đặc biệt là người phụ nữ Có thể nói, chiêm nghiệm, triết lý là một trong những giọng điệu chủ đạo của văn học Việt Nam đương đại Cùng với các giọng điệu khác như: Giọng điệu khách quan, lạnh lùng, giọng giễu nhại…Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ đã thể hiện một cách sâu sắc cảm thức đô thị trong các truyện ngắn của mình KẾT LUẬN 1 Đô thị xuất hiện khá sớm ở nước ta, nó gắn liền với sự phát triển của Nhà nước qua các giai đoạn khác nhau với vai trò, chức năng chủ yếu là trung tâm hành chính-chính trị, kinh tế văn hóa Đặc biệt từ sau 1986, với đường lối mở cửa, phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước, diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, quá trình đô thị hóa diễn ra tốc độ chóng mặt Đời sống đô thị thời kỳ đổi mới và quá trình đô thị hóa trong nước đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong văn học nghệ thuật Từ những năm 30 của thế kỉ trước, văn học đã xuất hiện các tác phẩm viết về cuộc sống con người đô thị Tuy nhiên, phải đến 1986 thì đô thị mới trở thành vấn đề được các nhà văn quan tâm, phản ánh rõ nét Các nhà văn Việt Nam đương đại đã tập trung phản ánh sự thay đổi của cuộc sống, con người đô thị trước vòng xoáy của nền kinh tế thị trường thời kỳ mở cửa, hội nhập Với vốn kiến thức phong phú cùng sự trải nghiệm cuộc sống sâu sắc và bút lực mạnh mẽ, các tác giả văn học Việt Nam đương đại đã có hàng loạt tác phẩm hay viết về cuộc sống và con người đô thị Trong đó, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ là một trong những cây bút có nhiều truyện ngắn tiêu biểu thể hiện cảm thức đô thị thời kỳ đổi mới 2 Xuất hiện trong làng văn Việt Nam vào những năm cuối của thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ đã có những truyện ngắn hay mang hơi thở của thời đại, ghi lại những bước chuyển mình sâu sắc của đô thị Việt Nam trong cơ chế thị trường thời mở cửa, hội nhập Các truyện ngắn: Không có vua, Huyền thoại phố phường, Tướng về hưu, Những bài học nông thôn của Nguyễn Huy Thiệp; Tập truyện “Tự sự 265 ngày” với 11 truyện ngắn, Tập truyện Bốn lối vào nhà cười, Một số truyện ngắn trong tập truyện Mảnh vỡ đàn ông của Hồ Anh Thái; Tập truyện Thành phố đi vắng với 17 truyện ngắn cùng với một số truyện ngắn khác của Nguyễn Thị Thu Huệ trong 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ là những truyện ngắn tiêu biểu viết về các vấn đề của đời sống chốn thị thành với những lối thể hiện khác biệt, táo bạo về con người và cuộc sống đô thị Qua những truyện ngắn này cùng các sáng tác khác của mình, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ đã khẳng định được vị trí, tên tuổi của mình trên văn đàn và trong lòng bạn đọc 3 Trong mỗi tác phẩm của mình, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ đã giống như những nhà quay phim hướng ống kính của mình về các mảng đời sống khác của đời sống phố phường tỉ mỉ ghi hình Mỗi câu chuyện của nhà văn đưa độc giả tiếp cận gần nhất đến đời sống đô thị đương đại cùng với những vấn đề của nó Ở đây, các nhà văn đã thể hiện cảm thức đô thị của mình trước những biến đổi của xã hội Việt Nam bằng cách nói, cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ độc đáo của văn chương Bên cạnh việc ghi nhận những thay đổi tích cực của đời sống đô thị thời kỳ đổi mới, các nhà văn đã mạnh tay phơi bầy, phê phán mặt trái của xã hội đô thị dưới tác động của kinh tế thị trường Dưới ngòi bút của các nhà văn, đời sống thị thành hiện lên với những xô bồ, hỗn tạp, các giá trị truyền thống bị rạn nứt, đảo lộn Con người đô thị có xu hướng vọng ngoại, chạy theo lối sống phương Tây, trở nên thực dụng, bị đồng tiền, dục vọng làm cho tha hóa, biến chất Cùng với đó là sự xuống cấp trầm trọng của đời sống tinh thần làm cho con người đô thị trở nên hoang hoảng, lạc lõng, cô đơn trước sự biến đổi mạnh mẽ của cuộc sống Qua những trang văn viết về đô thị, các tác giả muốn gửi tới bạn đọc những trăn trở của mình về đời sống con người đô thị hôm nay Đồng thời, gửi đi những thông điệp nóng hổi có ý nghĩa nhân bản trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống cùng bản sắc con người Việt Nam trong thời đại mới Cảm thức đô thị mà người đọc cảm nhận được rõ nét nhất từ những truyện ngắn của ba nhà văn đó là những suy tư, trăn trở của người cầm bút, cùng những bức tranh đô thị Việt Nam thời kỳ đổi mới với ngổn ngang màu sắc, hình khối và xúc cảm 4 Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, với đích đến là mô tả triệt để, sâu sắc cuộc sống đô thị thời mở cửa, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ đã có sự cách tân trong nghệ thuật thể hiện cảm thức đô thị trong các truyện ngắn của mình ở một số phương diện cơ bản như: Tổ chức điểm nhìn trần thuật một cách linh hoạt, giúp cho việc phản ánh đời sống, con người đô thị được soi chiếu từ nhiều góc độ khác nhau tạo tính khách quan, chân thực cho hiện thực phản ánh Cùng với đó là sự lựa chọn ngôn ngữ mang tính chất đối thoại, độc thoại thể hiện tính dân chủ và đa thanh cho truyện kể Với lớp từ ngữ thông tục, nhà văn đã đưa văn học đến gần hơn với đời sống và độc giả Cùng với việc sử dụng các giọng điệu chủ đạo như: Giọng khách quan lạnh lùng, giọng giễu nhại và giọng chiêm nghiệm, triết lí các tác giả đã thể hiện được một cách khách quan, sinh động, chân thực cảm thức đô thị trong các truyện ngắn của mình Mặc dù, một số truyện ngắn của các nhà văn khi ra đời đã làm khuấy động dư luận và còn có nhữn ý kiến trái chiều khi nói tới hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp hay một số truyện ngắn trong tập Tự sự 265 ngày của Hồ Anh Thái (khi mà các quan điểm học thuật vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi lối tư duy cứng nhắc, mang nặng màu sắc chính trị, áp đặt) hoặc khi nói về tập truyện ngắn Thành phố đi vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ vẫn còn có những khen chê khác nhau Tuy nhiên, dưới góc nhìn nhận và đánh giá cảm thức đô thị trong truyện ngắn của ba nhà văn chúng tôi nhận thấy các tác giả đã có đóng góp rất lớn cho mảng truyện ngắn viết về đô thị trên các phương diện từ nội dung, hình thức và tư tưởng thẩm mĩ Những nỗ lực sáng tạo và tâm huyết nghệ thuật của các nhà văn là minh chứng cho một tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc, đầy trách nhiệm, là động lực tiếp sức cho dòng văn học viết về đô thị ngày một phát triển Trong chủ trương đổi mới văn học, đất nước ta đang cần những cây bút sung sức, táo bạo, tài năng, nhiệt thành góp phần đưa nền văn học nước nhà tiếp tục phát triển và hội nhập cùng xu thế chung của văn học thế giới TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Lan Anh (2011), “Hồ Anh Thái với Tự sự 265 ngày”, Báo Người lao động [2] Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội [3] Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội [4] Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí văn học (số 6) [5] Nguyễn Thị Bình(1995), Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, chương trình KHCN cấp nhà nước KX07 [6] Nguyễn Thị Bình(2007), Những đổi mới văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975, Nxb Giáo dục, Hà Nội [7] Nguyễn Thị Bình(2007), Con người trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội [8] Nguyễn Thị Bình (2012), Văn xuôi Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội [9] Nguyễn Minh Châu(2005), Cỏ lau, Nxb Kim Đồng [10] Nhật Chiêu(2007), Văn học Nhật Bản, Nxb Giáo dục [11] Nguyễn Văn Dân(2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã hội, Đà Nẵng [12] Trương Đăng Dung(2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội [13] Kim Dung(1994), “Đọc hồi ức Bến trần gian”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (số 11) [14] Vũ Dũng(Chủ biên)(2000), Từ điển Tâm lý học, Nxb Khoa học Xã hội [15] Đặng Anh Đào(1991), “Hình thức mới trong truyện ngắn hôm nay”, Tạp chí văn học (số 6) [16] Nguyễn Đình Đăng, “Nhà văn Việt Nam của tôi”, www.evan.com.vn [17] Phan Cự Đệ(1986) “Mấy vấn đề lý luận văn xuôi hiện đại”, Tạp chí văn học (Số 5) [18] Phan Cự Đệ(Chủ biên)(2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội [19] Nguyễn Đăng Điệp (2002), “Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc”, Báo thể thao và văn hóa [20] Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học [21] Nguyễn Đăng Điệp(2009),“Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp”, http://www.tapchisonghuong.com.vn [22] Phong Điệp, “Đánh giá thành tựu Văn học Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới”, www.vietnamnet.com.vn [23] Hà Minh Đức(1998), Văn học Việt Nam hiện đại – bình giảng và phân tích tác phẩm, Nxb Thanh niên [24] Hà Minh Đức(Chủ biên),(2012), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam [25] G.N.Pospelow (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội [26] Đặng Thái Hà (2005),“Vấn đề sinh thái-đô thị trong văn xuôi Việt Nam thời đổi mới”, Tạp chí văn nghệ quân đội [27] Nguyễn Việt Hà(2013), Khải huyền muộn, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh [28] Nguyễn Việt Hà(2014), Ba ngôi của người, Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh [29] Lê Bá Hán-Trần Đình Sử-Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên),(2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục [30] Phan Trọng Hậu, “Văn hóa hậu hiện đại nhìn từ nhiều phía”, Báo văn nghệ số 33, ra ngày 19.08.2006 [31] La Khắc Hòa(2006), Dấu hiệu của Chủ nghĩa Hậu hiện đại trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phan Thị Hoài, Nguồn: Vienvanhoc.org [32] Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề về thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội [33] Phạm Thị Hoài (1989), Mệ lộ,( Tập truyện ngắn), Nxb Phú Khánh [34] Trần Thị Mỹ Hồng (2012), “Những đặc sắc của giọng điệu trần thuật trong văn xuôi Hồ Anh Thái”, Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Quảng Bình, (Số 1) [35] Lê Quốc Hiếu, “Kín - cảm thức về thân phận lạc loài, hoang hoải của Nguyễn Đình Tú”,http://tonvinhvanhoadoc.vn [36] Châu Minh Hùng (2004), “Cuộc tìm kiếm hình thức đa thanh mới của văn xuôi hiện đại qua tổ chức truyện của Nguyễn Huy Thiệp”, Báo cáo tham dự hội thảo Văn học Việt Nam sau 1975- những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội [37] Châu Minh Hùng, “Tiếng nói của cái tục trong văn Nguyễn Huy Thiệp”, www.evan.com.vn [38] Châu Minh Hùng,“Hình thức đa thanh mới qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”, www.evan.com.vn [39] Nguyễn Thị Thu Huệ (2006), 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nxb Hội nhà văn [40] Nguyễn Thị Thu Huệ (2012), Thành phố đi vắng(Tập truyện ngắn), Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh [41] Nguyễn Văn Huyên (2014), “Lối sống người Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa hiện nay”, Tạp trí Triết học [42] Vũ Thị Thu Huyền (1999), “Những đổi mới nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp”, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Quốc Gia Hà Nội [43] Phạm Thành Hưng (1992), Lí luận văn học (Soạn chung), Nxb Giáo dục [44] Lã Thị Hương (2012), Đô thị hiện đại trong tập truyện ngắn Thành phố đi vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ, Luận văn tốt nghiệp, ĐHSP Hà Nội 2 [45] Lê Thị Hường (1995) “Những đặc điểm của truyện ngắn Việt Nam sau 1975”, Luận án Phó Tiến sĩ khoa Ngữ văn, Trường Đại học KHXH & NV [46] Nguyễn Văn Kha, Con người cá nhân trong truyện ngắn 1975 – 1990 [47] Nguyễn Văn Kha (2006), Đổi mới quan niệm về con người trong truyện Việt Nam 1975 – 2000, Nxb Đại học Quốc gia, TP Hồ Chí Minh [48] Ma Văn Kháng (2001), Truyện ngắn Ma Văn Kháng, Nxb Văn hoá thông tin [49] Phùng Ngọc Kiếm (2005), Tự sự 265 ngày của Hồ Anh Thái và văn học phi lí (Văn học so sánh, nghiên cứu và triển vong), Nxb ĐHSP, Hà Nội [50] M Backhtin(1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du [51] Nguyễn Danh Lam (2005), Bến vô thường, Nxb Hội Nhà văn [52] Tôn Phương Lan (2005), Văn chương và cảm nhận, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội [53] Tôn Phương Lan (2014), “Người luôn làm mới mình”, Bốn lối vào nhà cười [54] Lê Hồng Lâm (2001), “Phong cách không phải là cái vỏ bề ngoài bất biến”, Báo Sinh viên [55] Phong Lê(1997), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia, HN [56] Phong Lê (1989), Vẫn chuyện văn và người, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội [57] Nguyễn Trường Lịch (2002), Con mắt tiếp nhận văn chương, Nxb Giáo dục, Hà Nội [58] Phạm Quang Long (2003), “Đề cương văn hóa Những định hướng lớn về một nền văn hóa mới theo quan niệm của Đảng”, Tạp chí Văn học(Số 7) [59] Nguyễn Văn Long – Lã Nhâm Thìn (Đồng chủ biên) (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, HN [60] Phương Lựu (2005), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb ĐHSP, Hà Nội [61] Nguyễn Đăng Mạnh(2001), Nhà văn – tư tưởng – phong cách, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội [62] Nguyễn Đăng Mạnh(2002), Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách, Nxb Văn hóa [63] Nguyễn Đăng Mạnh(2005), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Đại học sư phạm [64] Tôn Thảo Miên (2013), “Thị hiếu thẩm mĩ của công chúng – nhìn từ đời sống văn học Việt Nam đương đại”, Tạp chí nghiên cứu văn học,Số 2,tr.76-84 [65] M.B Kharchenko (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội [66] M.B Khrapchenco(2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội [67] Nguyễn Thành Nam (2007), “Ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”, Luận văn thạc sĩ , Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội [68] Bảo Ninh (2011), Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Trẻ [69] Lã Nguyên, “Văn học trong bước chuyển mình”, Báo Văn nghệ 05/05/1988 [70] Lã Nguyên(1999), “Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn”, Tạp chí Văn học, (Số9) [71] Lã Nguyên “Nguyễn Huy Thiệp và bước ngoặt của văn học Việt nam sau 1975”, http://languyensp.wordpress.com.Ngày 06/06/2014 [72] Phạm Xuân Nguyên (Sưu tầm và biên soạn), (2001), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Văn hóa thông tin [73] Mộc Nguyên(2013), “Đọc tập truyện ngắn “Thành phố đi vắng” của Nguyễn Thị Thu Huệ”, Tạp chí tia sáng, http://vannghequandoi.com.vn [74] Nhiều tác giả (1983), Từ điển văn học, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội [75] Nhiều tác giả (1997), Giảng văn văn học Việt Nam,Nxb Giáo dục [76] Nhiều tác giả (1998), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG [77] Nhiều tác giả, “Nguyễn Huy Thiệp, tác phẩm và dư luận” Tạp chí Sông Hương, Nxb Trẻ [78] Nhiều tác giả ( 2007), 20 truyện ngắn đặc sắc về Hà Nội, Nxb Thanh niên [79] Nhiều tác giả (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục [80] Nhiều tác giả(2009), Văn học phương Tây, Nxb Giáo dục [81] Đỗ Phấn(2010), Vắng mặt, Nxb Hội Nhà văn, Công ty sách Bách Việt [82] Đỗ Phấn (2011), Chảy qua bóng tối, Nxb Trẻ [83] Hoàng Phê (2001), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng [84] Vũ Trọng Phụng (1999), Toàn tập(Tái bản), Nxb Hội Nhà văn [85] Huỳnh Như Phương (1991), “Văn xuôi Việt Nam những năm 80 và những vấn đề dân chủ mới của nền văn học”, Tạp chí văn học (số 4) [86] Tiểu Quyên (2012),“Thành phố đi vắng”, http://giaitri.vnexpress.net [87] Trần Đăng Suyền (1983), “Một cách nhìn cuộc sống hiện nay”, Tạp chí văn nghệ, (Số15) [88] Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, BGD&ĐT - Vụ giáo viên, Hà Nội [89] Trần Đình Sử (1993), Giáo trình thi pháp học, Nxb ĐHSP, Tp Hồ Chí Minh [90] Trần Đình Sử (1996), Lí luận phê bình văn học, Nxb Hội Nhà văn [91] Trần Đình Sử (2004), Tự sự học, Nxb ĐHSP Hà Nội [92] Trần Đình Sử (2006), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục [93] Từ điển Bách Khoa Việt Nam (1995), Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội [94] Hồ Anh Thái(2006), Tuyển tập nói bằng lời của mình, Nxb Kim Đồng, Hà Nội [95] Hồ Anh Thái(2014), Bốn lối vào nhà cười, Nxb Trẻ [96] Hồ Anh Thái(2013), Cõi người rung chuông tận thế, Nxb Trẻ, HCM [97] Hồ Anh Thái (2013), SBC là săn bắt chuột, Nxb Trẻ [98] Hồ Anh Thái(2014), Tự sự 265 ngày, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh [99] Hồ Anh Thái(2014), Mảnh vỡ của đàn ông, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh [100] “Hồ Anh Thái và những quan niệm về văn chương”,VN expess.com [101] Đào Thán (1994), “Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện trong văn xuôi”, Tạp chí văn học,(Số 2) [102] Bùi Việt Thắng(1991), “Văn xuôi gần đây và những quan niệm về con người”, Tạp chí Văn học, (Số 6) [103] Bùi Việt Thắng(2000), Truyện ngắn những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội [104] Bùi Việt Thắng(2000), Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội [105] Bùi Việt Thắng (2002), Tứ tử trình làng, bài giới thiệu cuốn Truyện bốn cây bút nữ, Nxb Văn học [106] Phùng Gia Thế (2007),“Cấu trúc trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”, Tạp chí Khoa học, (số 2), Đại học sư phạm Hà Nội [107] Nguyễn Ngọc Thiện(2000), Tài năng và bản lĩnh nghệ sĩ, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội [108] Nguyễn Huy Thiệp(1995), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn [109] Nguyễn Huy Thiệp(2001), Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Phụ Nữ [110] Nguyễn Huy Thiệp, “Huyền thoại phố phường”, htpp://lmvn.com [111] Lý Hoài Thu (2001), “Sự vận động các thể loại văn học thời kì đổi mới”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia, Hà Nội [112] Phạm Thị Thuật (2009), Truyện ngắn Pháp cuối thế kỷ XX, một số vấn đề lí thuyết và thực tiễn sáng tác, Nxb Giáo dục Việt Nam [113] Lê Hương Thủy (2012), “Truyện ngắn đương đại về đề tài đô thị”, Văn nghệ quân đội, http://vannghequandoi.com.vn [114] Lộc Phương Thủy(Chủ biên), (2007), Lí luận phê bình văn học thế giới thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, HN [115] Đỗ Lai Thuý (2001), Nghệ thuật như là thủ pháp, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội [116] Đỗ Lai Thúy(2015), “Văn học đô thị Việt Nam nhìn từ thể loại tiểu thuyết”, Tạp chí người đô thị [117] Trần Nhã Thụy, “Văn chương không cần lắm điều”, http://Tuoitre.vn, ngày 23/09/2011 [118] Nhật Tuấn (2013), “Một thành tựu văn xuôi hiện đại”, Báo Văn nghệ,( số 10) [119] Lê Ngọc Trà, “Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới”, www.vienvanhoc.org.vn [120] Bùi Thanh Truyền -Lê Biên Thùy, “Hồ Anh Thái và dấu ấn hậu hiện đại”, htpp://tapchivan.com Ngày 30/03/2003 [121] Hồ Sĩ Vịnh (2002), “Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ”, Báo văn nghệ(Số 35) [122] Nguyễn Như Ý(Chủ biên),(2009), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục ... cứu truyện ngắn Việt Nam đương đại viết đô thị định lựa chọn nghiên cứu đề tài: ? ?Cảm thức đô thị truyện ngắn Việt Nam đương đại (Qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ)? ??... Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ)? ?? Mục đích nghiên cứu Thực đề tài: ? ?Cảm thức đô thị truyện ngắn Việt Nam đương đại (Qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ)? ??,... 1: Đô thị cảm thức đô thị văn học Việt Nam đương đại Chương 2: Đời sống người đô thị truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ Chương 3: Nghệ thu? ??t thể cảm thức đô thị truyện

Ngày đăng: 25/01/2019, 21:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w