Con người bản năng với các nhu cầu thế tục khác

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong truyện ngắn việt nam đương đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 75 - 81)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.Con người bản năng với các nhu cầu thế tục khác

2.2.1.Quyền được tồn tại của các nhu cầu thế tục

Văn học một thời chỉ chú ý tới con người xã hội. Họ luôn đại diện cho vẻ đẹp, phẩm chất, lý tưởng của cả cộng đồng, nhu cầu của họ là nhu cầu chung của xà hội. Khi văn học trở về với đời sống thì nhu cầu thế tục được xem như một đối tượng thẩm mỹ đích thực. Một áng văn hay, một câu chuyện cuốn hút người đọc vẫn thường bắt nguồn từ câu chuyện ôm ấp, chia sẻ thân xác giữa hai người yêu nhau, hay những khao khát hạnh phúc đời thường, những nỗi suy tư trăn trở về kiếp người. Con người hiện lên với tất cả chất người tự nhiên của nó. Ở đó có cả bóng tối và ánh sáng, cao cả và thấp hèn, tốt đẹp và xấu xa…. Cái sang trọng đi liền với cái nhếch nhác, cái thiên lương đi liền với cái phàm tục. Không còn

nói đến cái cao cả, vĩ đại mà chỉ nói những nhu cầu rất bình thường của con người như ham muốn thể xác, cảm xúc thăng hoa, những cử chỉ vuốt ve, quyền được sống hạnh phúc. Bây giờ con người phản ánh trong văn học được tôn trọng. Con người tự do và làm chủ trong tình yêu, tình dục, được cảm thông chia sẽ với những khát khao tình ái, quyền có tiếng nói trong gia đình… Các nhà văn đều có ý thức miêu tả đa dạng và chân thực và các trạng thái tình cảm, tâm sinh lý của con người hôm nay. Truyện ngắn Cánh đồng bất tận được kể dưới sự cảm nhận của nhân vật Nương đầy dung dị, chân thật của đứa trẻ mới lớn. Người đọc không thể cầm lòng khi nhìn cảnh người cha đốt căn nhà trong sự tức giận, hận thù. Và rồi họ lênh đênh trên con thuyền từ cánh đồng này đến cánh đồng khác cùng với những đàn vịt “ Cánh đồng không có tên. Nhưng với tôi và Điền, chẳng có nơi nào là vô danh, chúng tôi nhắc, chúng tôi gọi tên bằng những kỷ niệm mà chúng tôi có trên mỗi cánh đồng. Chỗ chị em tôi trồng cây, chỗ Điền bị rắn cắn, chỗ tôi có kỳ kinh nguyệt đầu tiên… Và mai này khi trôi dạt đến một nơi nào khác, nhắc đến cánh đồng này với cái tên của chị, chắc chúng tôi sẽ xốn xang”. [65,159]. Ở Nương và Điền ta thấy day dứt một niềm khát khao hiểu biết và tình yêu thương của người cha mẹ được sống trong một mái ấm “Lần đầu tiên hai chị em tôi lạc giữa đồng. Cơn mưa buổi xế chiều làm tắt rụi ánh mặt trời, và đêm tối nhanh chóng ập xuống. Mưa giăng bốn bề, những rặng vườn trở nên xa vời, mờ mịt, căn lều và chiếc ghe của mình nằm ở phía nào vậy ta, Điền hoang mang hỏi. Chúng tôi lội xom xom xuống một mé vườn và rã rời tuyệt vọng xua bầy vịt quay ra. Cha tôi đã bỏ về ghe từ giữa trưa, có thể cha đã uống rượu say và ngủ mất tiêu. Có thể cha còn thức nhưng cha không đi tìm. Khóc đã đời, một hồi, thấy trời ngày càng tối, chúng tôi quyết định buông trôi, tha thểu đi theo bầy vịt, biết đâu”.[65, 175].Chính sự hận thù của người cha đã khiến chị em Nương luôn sợ sệt, bị đánh, sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm “Chúng tôi biết là khó đòi hỏi gì hơn nữa, chỉ một chút xao lòng của cha, là mừng lắm rồi. Cha giống như đồ vật bằng gốm vừa qua cơn lửa lớn, vẫn hình dáng ấy nhưng đã rạn nứt, nên chúng tôi chỉ dám đứng xa mà nhìn, mủ mỉ nâng niu, nếu không thì vỡ mất. … Tôi và Điền buộc phải tự học lấy cách sống. Nhiều khi dễ đến không ngờ… Nhờ Điền bị rắn hổ đất cắn mà chúng tôi biết được cách phân biệt vết răng của rắn độc” [65, 173].Đó là những cảm xúc xốn xang của Nương khi nhìn thèm khát được đến trường như bao đứa trẻ khác “Tôi ôm quắp thằng Điền nghe những con sóng nhỏ lách tách vỗ vào mũi ghe, nói, Hai nhớ trường học quá à, cưng (Ôi cái trường xiêu dựng trên khu vườn chùa đầy cây thuốc, có ông thầy trẻ tuổi hay vò đầu tôi và xao xuyến hỏi, má khoẻ hôn con?). Thằng Điền hỏi lại, "Mắc gì mà nhớ? Lãng òm…". Tôi không biết, tôi đã ngưng nhớ nó từ khi sống cuộc sống

trên đồng, nhưng đêm nay, sao tôi lại nghĩ tới, cả chuyện kiếm tiền để chữa mắt cho Điền (tôi vẫn nghĩ, sự xuất hiện của nước mắt chỉ có ý nghĩa khi người ta khóc). Đêm nay, tôi sao thế này? Vì nhìn thấy niềm hy vọng ư?”[65, 183]. Dường như tác phẩm để lại dư âm bởi cảnh đời của bốn con người trong một không gian hạn hẹp ở trong và quanh con thuyền luôn trôi dạt đơn côi, chan hoà với cỏ cây với trời nước. Bốn con người rã rời gần như tách biệt nhau trong tâm khảm lại buộc sống cạnh nhau. Ra đi với gánh nặng hận thù, Út Vũ chủ trương lấy tình dục làm vũ khí để trả thù đời “với những người đàn bà sau này”,anh đồng loã với bản năng thú tính “tính toán rất vừa vặn, sao cho đủ yêu, vừa đủ bẻ bàng và bỏ rơi họ đúng lúc”.Hình tượng người cha chỉ còn là pho tượng đá lạnh lùng thậm chí dưới ánh mắt Điền “cha làm chuyện đó giống như mấy con vịt đạp mái”. Anh phải chứng kiến cảnh đứa con gái bị hiếp trước mặt mình. Anh trở thành nạn nhân của oán thù. Đọc văn của Nguyễn Ngọc Tư ta cứ thấy một cảm giác xót xa, thương cảm đến nhường nào.

Khai thác các nhu cầu thế tục của con người các nhà văn đương đại luôn quan tâm thể hiện những khát vọng rất đời của người phụ nữ như khát vọng làm đẹp, đầy ưu ái khi miêu tả nhu cầu được ăn ngon, mặc ấm, quyền được thả lỏng mình trong thế giới riêng tư. Lời nói của My trong Thiếu phụ chưa chồng của Nguyễn Thị Thu Huệ cũng là lời tuyên bố của giới nữ hôm nay về quyền làm chủ bản thân mình “Thời của tôi khác thời của chị rồi…. Tôi muốn tự do sung sướng. Muốn là bà chủ”…. “Cái kiếp đàn bà thật khốn nạn. Mẹ yêu quý của chúng ta luôn dạy chúng tôi rằng: Khi bé thì phải vâng lời bố mẹ. Lớn lên lấy chồng thì phải theo chồng, chồng chết thì theo con. Chỉ có vâng lời và vâng lời”.

Đó không phải là sự điểm tô, làm dáng trong văn chương mà là sự thôi thúc bên trong để vẽ nên sự cao đẹp trong những phần khuất lấp bản năng của con người.

2.2.2. Sự nhìn nhận về các nhu cầu thế tục của con người trong truyện ngắn Việt Nam đương đại

Như chúng ta biết, “Phân tâm học là phương pháp kinh nghiệm có mục đích phát hiện những ham muốn vô thức được che dấu đằng sau những hành vi có vẻ hợp lý, phải đạo của mỗi cá nhân”. Văn học hiện đại vận dụng nội dung lý thuyết của phân tâm học để xây dựng nhân vật ở chiều sâu tâm sinh lý, nhằm thể hiện mối quan hệ tình yêu tình dục ở bên trong tâm hồn con người.

Qua dấu ấn Phân tâm học với những phức cảm và phức điệu của tâm hồn mỗi nhân vật, nhà văn muốn đặt vấn đề và trình bày những trạng thái tình cảm cụ thể của mỗi người từ yêu thương, giận hờn hay đau đớn, từ khao khát cho đến thoả mãn, khoái cảm trong tình yêu, tình dục, hay từ những giấc mơ vô thức cho đến những động thái có tính bản ngã, bản năng của họ một cách chân thật và diệu nhất.

Nhìn từ các phức cảm của tâm lý học chiều sâu, các nhà văn, thông qua từng số phận cá nhân, từng thế giới nội tâm của nhân vật, đã đặt vấn đề và lý giải vấn đề một cách vi tế và mới mẻ về tình yêu, và tâm sinh lý phức tạp các nhà văn đều lấy điểm tựa từ bản năng vô thức Freud – ông tổ của Phân tâm học cho là nguyên nhân của mọi nguyên nhân tính dục để đi sâu khám phá các trạng thái tình cảm thầm kín của nhân vật từ đó đề cập đến giá trị cuộc sống.

Khi vấn đề bản năng được đề cập đến, xuất hiện nhiều trong truyện ngắn đương đại. Con người được nhìn nhận ở mặt xã hội lẫn cá nhân. Con người trong văn học có quyền được thể hiện bình đẳng đều gần với đời sống hiện thực và người hơn. Các nhu cầu thế tục được các nhà văn đương đại nhìn bằng con mắt trân trọng, không kì thị không thành kiến. Văn học chỉ xoáy vào những vấn đề thường nhật, nhưng đã trả con người về đúng vị trí của nó. Trước đó nhà thơ Tố Hữu khi đi theo cách mạng đã tuyên bố:

Gạt phăng hết những tình riêng nhỏ nhặt Để hai tay ghì chặt khối đời to

Hay:

Rũ sạch cô đơ, riêng lẻ, bần cùng.

Trong cuộc sống, cô đơn đôi khi cũng rất cần thiết để con người nhận thức lại mình. Nhưng văn học cách mạng xem đó là vấn đề nhỏ nhặt, nhu cầu thế

tục không được đề cập đến, muốn phủ nhận những cái gì nhân bản nhất để nói đến lý tưởng cộng sản. Một thời văn học mà nói đến nhu cầu bản năng tính dục là bị xem là xấu. Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang từng bị kết án là khiêu dâm. Thực ra họ chỉ có ý trình bày bộ mặt khác, mặt trái của xã hội, nêu lên những tệ hại, có ý nghĩa giáo dục, hướng thượng. Nhu cầu đó không nên che dấu bởi để duy trì nòi giống đó cũng là một thứ hạnh phúc mà con người ngay từ khi bắt đầu có chút hiểu biết về thân xác của mình vẫn thường ấp ủ, mơ ước. Vậy tại sao lại vùi dập nó, che lấp nó trong khi nó chính là niềm đam mê, là cảm giác bay bổng, là cảm xúc tuyệt vời, hay nói cách giản gị, đời thường hơn, đó chính là niềm thống khoái của cả thể xác lẫn tâm hồn khi con người đạt đến đỉnh cao của hoạt động tính dục. Hơn nữa với tư cách là người sáng tạo tác phẩm nghệ thuật, mục đích cao nhất mà nhà văn hướng đến là cái thẩm mỹ. Nên văn học từ sau đổi mới 1986, nhu cầu bản năng trở thành đề tài thu hút cho nhiều cây bút. Các nhà văn nhìn bằng con mắt đồng cảm, và tập trung đi sâu khai thác nhu cầu thật của con người. Văn học mô tả một cách tận tình, đã đem hết bút lực để viết, góp phần trả lại cho con người đáng được hưởng nhu cầu thế tục. Bởi dục tính khác với thô tục, tục tĩu, như áo mỏng dính khác với trần truồng, dâm thư, dĩ nhiên không phải là tác phẩm văn chương. Bản năng dục tính như một giá trị nhằm đánh thức, khêu dậy, dẫn nhập, đem ý nghĩa đến cho thực tại cuộc sống. Truyện ngắn đương đại đã có cái nhìn mới so với văn học giai đoạn trước đó. Con người hài hoà giữa cá nhân và xã hội, giữa vô thức và ý thức.

2.2.3. Những vấn đề đạo đức đặt ra khi thể hiện con người bản năng với các nhu cầu thế tục khác

Trong cuộc sống đương đại tình yêu tình dục là một thước đo về sự hưởng thụ của con người. Ngày xưa hễ văn học cứ nói tới tình dục là xấu, luôn bị lên án

viết tục tĩu, và nhất là người phụ nữ không có quyền lên tiếng, hay khao khát tự do yêu đương trong lĩnh vực tình ái. Bởi mô thức đạo đức xã hội phong kiến đã khống chế tư duy của người Việt Nam trong suốt một thời gian dài, họ luôn phải ép xác trong “tam tòng tứ đức” với “tam cương ngũ thường”. Họ cho rằng tất cả những gì dính dáng bộ phận sinh dục hay hành động tính dục đều là dâm ô, tục tĩu. Còn bây giờ các nhà văn đương đại đứng về phía con người đang khao khát để đấu tranh lại dư luận với xã hội. Tình yêu không phải chỉ để nhìn nhau, mà lớn hơn người hơn đó là những dâng hiến. Khi chạm đến tình ái các nhà văn đương đại không chỉ gánh vác những trách nhiệm xã hội lớn lao mà nó còn luồn lách tận vào những góc khuất của cuộc sống đời thường. Soi rọi vào đấy để giúp con người nhìn lại chính mình, tìm về lẽ sống tốt đẹp. Nó đề cập đến những vấn đề có vẻ như nhỏ nhặt, nhưng lại có ý nghĩa rất nhân văn. Họ dám nhìn thẳng, nhìn thật vào cuộc đời còn lắm đa đoan, rối rắm, nói lên tiếng nói chân thành cả với những điều bấy lâu không ai dám nói tới. Truyện ngắn đương đại góp phần quan trọng trong việc thể hiện cuộc đấu tranh nội tâm giữa đạo đức và ham muốn bản năng. Sau cuộc ngoại tình với Trí, nhân vật nữ trong Dòng sông hủi đã thốt lên “Trước cổng nhà tôi vừa say đắm, vừa hoan lạc, vừa phạm tội, cơn gió độc đã thực sự thổi xuống đời tôi. Chính tôi đã tự mời nó đến, tôi không thể đổ tội cho bất cứ một thứ số phận nào”. Đó là lời thú tội của người vợ đã ngoại tình hay cũng chính là sự dày vò của lương tâm con người luôn xung đột giữa những khao khát bản năng và ý thức đạo đức. Trong Cánh đồng bất tận nhân vật Út Vũ mang trong mình những gam màu tối đó là niềm ân hận – đó là một thứ ẩn uất của đời sống tâm lý con người. Anh tìm đến tình dục chỉ để trả thù. Hành động gối chăn với “cô đĩ” với người phụ nữ ở Bàu sen, được xem như một tâm hồn đau thương mang nhiều oán hận.

Đó là một thế giới vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Một thế giới do vô tình hay cố ý, hay vì danh dự của loài người mà người ta bỏ qua. Con người không chấp nhận nó, vì nó mà con người mất đi vẻ oai nghi, đường hoàng. Nhưng không có cái xa xa thì chắc gì đã ta có cơ sở để thừa nhận những gì tốt đẹp. Và bản năng kia vốn sinh ra ta đã mang bên mình, muốn phủ nhận nó là việc làm không tưởng.

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong truyện ngắn việt nam đương đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 75 - 81)