Bối cảnh phát triển mới của truyện ngắn Việt Nam đương đạ

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong truyện ngắn việt nam đương đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 25 - 31)

7. Cấu trúc luận văn

1.1. Bối cảnh phát triển mới của truyện ngắn Việt Nam đương đạ

1.1.1. Những điều kiện thuận lợi từ truyền thống văn học

Những năm đầu thể kỷ XX chữ Quốc ngữ đã thay thế chữ Nôm, chữ Hán trong sáng tác văn học. Đó là dấu hiệu đầu tiên của quá trình hiện đại hoá như một nhu cầu nội sinh của nền văn học dân tộc. Truyện ngắn có giá trị đầu tiên là

Thầy Lazarô phiền của Nguyễn Trọng Quản – áng văn xuôi quốc ngữ đầu tiên đuợc coi là tác phẩm mở đầu cho truyện ngắn hiện đại, rồi đến truyện ngắn của Phạm Duy Tốn.

Sang đến những năm 1930 của thế kỷ XX, cùng với quá trình hiện đại hoá văn học, truyện ngắn đã có những bước chuyển biến rõ rệt trở thành một bộ phận quan trọng, làm nên diện mạo của nền văn học dân tộc. Nhờ tiếp thu kinh nghiệm của phương Tây, truyện ngắn được viết theo lối mới, mới từ cách xây dựng nhân vật đến nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ... Giai đoạn 1930 – 1945 chưa bao giờ truyện ngắn lại phong phú và đặc sắc như thế, với nhiều tác giả, tác phẩm in dấu ấn phong cách riêng. Truyện ngắn trữ tình của Thạch Lam, Thanh Tịnh; truyện ngắn phong tục của Bùi Hiển, Kim Lân; truyện ngắn hiện thực phê phán của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng. Văn học hiện thực tập trung phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội, đi sâu phản ánh tình cảnh khốn khổ của tầng lớp nhân dân với sự cảm thông sâu sắc. Đã có những trang miêu tả, phân tích tâm lý đạt tới trình độ bậc thầy như truyện ngắn của Nam Cao... Các nhà văn hiện thực đã đề cập tới chủ đề thế sự với thái độ phê

phán xã hội trên tinh thần dân chủ và nhân đạo. Chỉ sau hơn một thập niên, chúng ta đã thấy xuất hiện nhiều truyện ngắn đặc sắc.

Được tạo đà từ bề dày truyền thống như thế là một điều kiện khá thuận lợi của truyện ngắn đương đại. Chính vì thế, sau 1975 đặc biệt từ thời kỳ đổi mới, truyện ngắn với những cách tân về nội dung, hình thức đã mang đến cho nền văn học nước nhà có thêm nhiều khí sắc mới. Từ đây văn xuôi nước nhà đang dần “thay da đổi thịt”, cùng với đội ngũ nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến như Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu... là sự xuất hiện hàng loạt cây bút trẻ đầy triển vọng làm cho văn học thêm phong phú như Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu,...

1.1.2 Ngọn gió lành của thời kỳ đổi mới và hội nhập

Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nuớc, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc. Niềm vui chưa trọn vẹn khi ta phải đối mặt với nhiều thách thức, biến động thời hậu chiến. Đời sống khó khăn, niềm tin vào lý tưởng bị lung lay… Những yếu tố đó tác động đến văn học. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của các văn nghệ sỹ về hiện thực cuộc sống xã hội. Đó chính là mảnh đất màu mỡ để văn học khám phá.

Tháng 12-1986, đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam đề ra chương trình đổi mới toàn diện, kêu gọi toàn Đảng, toàn dân đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật của đất nước và cuộc sống nhân dân. Đường lối đổi mới “nhìn thẳng vào sự thật’’ do Đại hội lần thứ VI vạch ra đáp ứng mọi đòi hỏi của thời đại. Nghị quyết 05 của Bộ Chính Trị BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam “về đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và văn hóa, phát huy

khả năng sáng tạo, đưa văn học nghệ thuật và văn học phát triển lên một bước” ra đời đúng lúc. Đây chính là vận hội mới cho một nền văn học đang khát khao đổi mới.

Một dấu mốc quan trọng trong quá trình đổi mới đó là cuộc gặp gỡ của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh với gần 100 nghệ sỹ trí thức đại diện cho các ngành điện ảnh sân khấu vào tháng 1-1987 tại Hà Nội. Tại cuộc gặp gỡ này, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh phát biểu và chỉ rõ đặc điểm và hiện trạng văn hóa, nghệ thuật nước ta. Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nhìn nhận vào sự thật, chỉ ra: nhìn từ nhiều năm qua, Đảng chưa thật sự coi trọng vai trò của văn hóa; hoạt động văn học nghệ thuật phải chịu sự áp đặt, không có tính dân chủ. Đấy là những nguyên nhân gây nên sự khó khăn trong đời sống nghệ thuật. Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh kêu gọi các nghệ sỹ hãy thay đổi cách viết cho phù hợp tình hình đất nước. Cuộc sống đổi thay sẽ kéo theo sự thay đổi nhu cầu thẩm mỹ và nhu cầu thưởng thức. Bối cảnh xã hội mới là ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo mới cho nghệ sĩ. Nó còn có ý nghĩa khi các nhà văn đang ôm ấp những hoài bão, khát vọng sáng tạo.

Với tinh thần “cởi trói”, trên đại thể, nhà văn có thể viết một cách tự do hơn. Tự do trong sáng tác là một động lực quan trọng cho sự xuất hiện một lực lượng sáng tạo đông đảo. Trong tình hình ấy, với cơ chế thị trường, việc in ấn, xuất bản tác phẩm không còn khó khăn như trước, các phương tiện truyền thông, báo chí, nhà xuất bản... sẵn sàng làm công việc quảng bá tác phẩm mới, cũng góp phần khuyến khích nhiệt tình sáng tạo của nhà văn.

Việc đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ mở ra quá trình giao lưu tự do. Cùng với quá trình ấy là sự phát triển ngày càng rầm rộ của phong trào dịch thuật, nền văn xuôi của nước ta được tiếp xúc và tiếp thu những thành tựu của

nền văn nghệ thế giới, đặc biệt là phương tây Tư bản chủ nghĩa, ta được tiếp xúc với các tác phẩm văn học đương đại của văn học phương Tây mà trước đây chỉ mới nghe nói đến.

Trên bình diện lý luận phê bình, chúng ta cũng được tiếp xúc và chắt lọc được những tinh hoa của lý luận phê bình, nắm bắt được những biện pháp… để tiếp cận một cách trung thực, nhân văn hơn với tác phẩm.

Công tác lý luận phê bình ngày càng hoàn thiện hơn với đội ngũ các nhà khoa học có trình độ cao, thái độ nghiêm túc và phương pháp nghiên cứu hiện đại. Những nỗ lực của các nhà nghiên cứu, của đông đảo bạn đọc, ngoài việc phát hiện cái hay, cái đẹp của tác phẩm… có tác dụng định hướng cho sáng tác.

Việc đổi mới quản lý văn học cũng góp phần nhất định cho quá trình đổi mới quan niệm về con người. Đội ngũ quản lý văn học ngày càng tỏ ra chuyên môn hơn, có ý thức tôn trọng tài năng, có ý thức khuyến khích sáng tạo... cũng khiến người viết hăng hái hơn trong việc đổi mới văn học.

Hoà bình lập lại, giáo dục phát triển, dân trí ngày càng cải thiện, thị hiếu thẩm mỹ được nâng cao. Yêu cầu của bạn đọc ngày càng khắt khe, đặc biệt lực lượng độc giả chuyên nghiệp khiến văn học không ngừng phải đổi mới để không bị bạn đọc bỏ rơi.

Thực hiện đường lối đổi mới, sự lãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ cũng bắt đầu cởi mở hơn. Bây giờ nguời ta không còn đòi hỏi phải độc tôn phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa nữa. Tình trạng không thoả mãn với chính mình đã trở thành một nhân tố tích cực thúc đẩy tìm tòi trong sáng tác văn học.

Tóm lại sau chiến tranh và sau đổi mới, có nhiều cơ hội mở ra cho sự đổi mới văn học, trong đó có sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người.

1.1.3. Những thành tựu đã được khẳng định

Từ năm 1986 đến nay, văn học phát triển song song với những chuyển biến của đất nước. Các nhà văn mang trong mình quan điểm sáng tác mới, ngôn ngữ văn học được hiện đại hoá cho phù hợp với sự phát triển của thời đại. Không khí dân chủ trong sống xã hội đã tạo điều kiện cho văn học phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Các thể loại văn học phát triển khá đồng đều như thơ, truyện ngắn, kí, tiểu thuyết, phóng sự... có bước đột phá quan trọng và đạt những thành tựu đáng kể, góp phần làm nên diện mạo phong phú cho văn học nước nhà.

Truyện ngắn là thể loại tập trung nhiều yếu tố của một nền văn học đang đổi mới. Truyện ngắn phát triển ồ ạt về số lượng mạnh mẽ về chất lượng. Tất cả những bề bộn, đa chiều của cuộc sống đều được đưa vào truyện ngắn một cách cụ thể, sinh động. Do đặc trưng của một thể loại nhỏ nên có thể luồn lách vào mọi ngõ ngách tâm hồn con người, luôn bám hiện thực đa chiều của cuộc sống, soi vào tâm linh con người.

Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu văn học, từ 1975 đến nay văn học Việt Nam trải qua ba giai đoạn: 1975 - 1985, 1986 - 1993, 1994 đến nay. Trong đó chặng hai từ 1986 đến những năm đầu 1990 đây là chặng đất nuớc ta đang chuyển mình từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường với tất cả những biến động của đời sống hết sức phong phú và phức tạp. Truyện ngắn là thể loại phổ biến, thích hợp với mọi công chúng, bạn đọc. Quan niệm hiện thực của các nhà văn đang mở ra những tầm nhìn mới, con người được nhìn nhận dưới góc độ thế sự đời tư và được khám phá trong quan hệ với cõi đời, với mọi người và chính nó. Nhà văn quan tâm hơn đến số phận riêng tư, nhân cách, những đấu tranh giằng xé, lựa chọn và khát vọng, cả hạnh phúc lẫn khổ đau, được mất, vui buồn của của con người.

Bởi vậy giai đoạn này đánh dấu nhiều tên tuổi, tạo nên diện mạo mới cho văn học nước nhà. Trước hết là sự đổi mới của các nhà văn đã có bề dày sáng tác ở giai đoạn trước như Nguyễn Minh Châu - nhà văn tiên phong trên lĩnh vực truyện ngắn với những tác phẩm: Bức tranh (1982), Bến quê (1985), Cỏ lau

(1987). Nguyễn Minh Châu luôn ý thức “đi tìm hạt ngọc ẩn giấu bên trong bề sâu tâm hồn con người”. Bên cạnh đó là một Nguyễn Khải vẫn thống nhất và biến hoá trong ngòi bút triết luận tỉnh táo. Với cách kể chuyện tự nhiên, dân dã nhưng sâu sắc, Nguyễn Khải đã góp phần không nhỏ vào sự đổi mới văn học. Nguyễn Huy Thiệp khai thác nhiều đề tài với ngòi bút sắc lạnh đến tàn nhẫn.

Tướng về hưu của ông thực sự là một hiện tượng độc đáo.

Từ cuối những năm 1990 đến nay, trong xu thế đời sống xã hội ổn định, văn học cơ bản cũng trở lại với quy luật mang tính đời thường, nhưng không tách rời định hướng tư duy nghệ thuật trong những năm đầu đổi mới. Truyện ngắn giai đoạn này phản ánh con người với nhiều dáng vẻ, phong phú, phức tạp, với những khát khao rất thật. Nhiều cây bút trẻ có sự bứt phá trong cách thể hiện từ đề tài, bút pháp tạo cho mình một phong cách riêng. Phạm Thị Hoài có tập truyện ngắn Mê lộ (1989) mang dấu ấn của triết học và kỹ thuật phương tây đậm nét. Năm 2004, với truyện ngắn Bóng đè, Đỗ Hoàng Diệu đã tạo nên một cuộc tranh luận sôi nổi trên văn đàn. Tác phẩm được xây dựng trên một câu chuyện nhiều tính dục. Với lối viết táo bạo, nhưng lại thích hợp với việc thể hiện chủ đề, Đỗ Hoàng Diệu đã qua những khát khao tình dục của người phụ nữ gửi đến độc giả những thông điệp giàu ý nghĩa về cuộc sống. Năm 2005 Nguyễn Ngọc Tư thật sự gây ấn tượng trên văn đàn với truyện ngắn Cánh đồng bất tận. Rồi Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Y Ban, Hồ Anh Thái... Truyện ngắn của các tác giả thường xoay quanh cuộc sống thường nhật ẩn chứa

nhiều tư tưởng sâu sắc. So với truyện ngắn trước đó, giai đoạn này thật sự có một bước tiến mới.

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong truyện ngắn việt nam đương đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w