7. Cấu trúc luận văn
1.3. Con người bản năng một đối tượng khám phá hấp dẫn của truyện ngắn Việt Nam đương đạ
toàn diện hơn về xã hội hôm nay. Muốn phản ánh cuộc sống xã hội, muốn đưa nó vào trang văn, các nhà văn phải lăn lộn trong cuộc sống hiện thực để nhào nặn thế giới hình tượng theo cách riêng của mình. Tuy nhiên xét cho cùng, con người trong truyện ngắn của các nhà văn đương đại dù ở dạng thức nào, con người khô khan hay tình cảm, khổ đau bất hạnh hay con người may mắn, hạnh phúc, hay con người vất vả với bao nỗi lo toan trong cuộc sống đời thường... tất cả đều mang chiều sâu tư tưởng và hàm chứa nỗi niềm tâm sự của nhà văn. Điều này mang lại cái nhìn đa diện về con người trong cuộc sống hiện đại cho độc giả.
1.3. Con người bản năng - một đối tượng khám phá hấp dẫn của truyện ngắn Việt Nam đương đại truyện ngắn Việt Nam đương đại
1.3.1. Con người bản năng như một thách thức đối với việc đổi mới cách nhìn nhận các vấn đề nhân sinh
Thông thường người ta vẫn cho rằng bản năng là mặt xấu, thuần “động vật”, phần “con” trong con người vì thế nó ít được đề cập tới, thậm chí khi đưa vào sáng tác văn học còn bị phê phán.
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: bản năng con người là khả năng vốn có do bẩm sinh, chứ không phải do kinh nghiệm, luyện tập. Như vậy bản năng là yếu tố thuộc mặt tự nhiên của con người. Nó tồn tại bên trong con người nên văn học phủ nhận nó là trái với tự nhiên. Đã một thời gian dài, văn học Việt Nam dồn hết
bút lực tô đậm vẻ thánh thiện cho con người mà quên đi rằng trong mỗi người luôn tồn tại hai mặt song song: vô thức thuộc về bản năng và ý thức thuộc về xã hội.
Nếu trước đây đời sống bản năng chưa được nhìn nhận, xem xét và phản ánh thấu đáo thì cuối thể kỷ XX cùng với sự khẳng định chỗ đứng của Phân tâm học, Thuyết trực giác, và phong trào triết học Hiện sinh ở phương Tây thì vấn đề bản năng, vô thức của con người được nhìn nhận như một chủ đề nghiêm túc. Người ta cho rằng đời sống bản năng, vô thức của con người là có thật, không những thế mà còn chi phối mạnh mẽ đến nhiều hành động, suy nghĩ, khát vọng, ước mơ của con người. Bởi vậy, văn học đương đại đã bắt đầu chú ý và đi vào khai thác đời sống bản năng, vô thức, qua đó mà khám phá đời sống tâm linh, đời sống tinh thần của con người.
Ở Việt Nam từ tác phẩm văn học dân gian đến sáng tác của Hồ Xuân Hương, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ trong văn học trung đại, hay sáng tác của nhóm Tự Lực văn đoàn, tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao trong văn học 1930 - 1945... vấn đề bản năng đã được đề cập đến. Nhưng ở đó con người chỉ mới xuất hiện như những bản năng tự nhiên, chưa được nâng lên thành ý thức. Phải đến sau này, vấn đề bản năng mới thực sự được quan tâm đúng mức, đầy đủ, chân thực. Trong sáng tác của nhà văn đương đại Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư..., con người được nhìn nhiều chiều, con người bản năng được đặt ngay cạnh con người xã hội, ý thức và vô thức đan cài vào nhau.
Những nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp có thái độ, cử chỉ, hành động mang tính chất con người bản năng, với bản chất khởi thuỷ của nó. Ông không ngần ngại khi miêu tả quá trình chuyển biến sinh lý của một cậu bé thành người
lớn (Những bài học nông thôn) hay trò “tổ tiên” của đôi trai gái trước con mắt phản đối khó chịu của người thiếu phụ (Sang sông). Rồi đến vua chúa cũng là những người quy hàng trước sắc đẹp. Trước vẻ “xinh đẹp lạ lùng” của Vinh Hoa, Quang Trung “đột nhiên rùng mình, hoa mắt, đánh rơi cốc rượu quý cầm tay”. Còn vua Gia Long thì “xây xẩm mặt mày, ngã quay ra đất, ngất đi”. Cả hai đều rất muốn thành thân với nàng, để rồi một “lấy làm buồn” một “thở dài ngao ngán” cho sứ mệnh đế vương không đuợc quyền đê tiện.
Theo Phân tâm học, từ tuổi thiếu niên đến tuổi trưởng thành, dục năng được thể hiện qua tính dục khác giới. Khi hai cơ thể khác giới có sự tiếp xúc về mặt thân xác, có thể tạo ra những khoái cảm nhất định. Đó chính là cái bản năng tính dục của con người. Trong Xuân từ chiều, Y Ban đã cố gắng hết mình để bóc trần lớp vỏ thánh thiện hằng ngày của con người, để phơi bày bản thể trần tục như nó vốn có. Khi hai vợ chồng Xuân hôn nhau trong Tuấn bắt đầu có sự chuyển biến tận bên trong mà anh không thể làm chủ được nó “Tuấn hôn cô... Cơn ngạt thở không chỉ riêng Xuân, hình như vòng tay Tuấn đang nới dần. Không ở phía dưới, có một sự cứng nhắc đang chạm vào rất mạnh... Cô cảm nhận được sự co giật của chồng. Rồi cơ thể anh co lại, đông cứng. Còn Xuân quấn chặt lấy cổ Tuấn vì những cảm xúc mới mẽ... môi anh sao ấm vậy. Sung sưóng quá trời, con không thở được nữa”...
Sáng tác của nhà văn trẻ có không ít tác phẩm đề cao thái quá mặt bản năng thầm kín của phái nữ nên đã gây phản cảm đối với độc giả. Trong bài
Nhục cảm trong văn chương Phạm Thị Ngọc Liên đã trích dẫn lời nhận xét của một nữ giảng viên đại học: “Nếu người ta cho Bóng đè là tác phẩm văn học, tôi sẽ không bao giờ đọc sách văn nữa” [28, 4]. Người đọc, trong lúc trà dư tửu hậu, kháo nhau rằng: “Muốn biết Sex thành thị thì đọc Hoàng Diệu, sau đó đọc Ngọc
Tư để biết Sex nông thôn”, một kiểu phê phán nhẹ nhàng hàm ý giễu cợt đối với hai nhà văn nữ này [28, 4]. Song để đánh giá một cách công bằng, những tác phẩm đích thực đề cập đến bản năng đã giúp cho việc thể hiện con người một cách chân thực, toàn diện, mang tính nhân bản hơn, để không kì thị, không định kiến, mà am hiểu một cách sâu sắc, cảm thông hơn đời sống bên trong con người - vốn là một thế giới bí ẩn.
Như vậy con người bản năng trở thành thứ ngôn ngữ, một chìa khoá giúp nhiều tác giả đi sâu vào ngõ ngách, vào khu rừng bí hiểm nhất của con người - thế giới tâm linh và vô thức. Một thế giới vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Đôi khi chúng ta ngại nói đến nó vì nó mà con người không thánh thiện, vì nó mà mất vẻ uy nghi, đường hoàng. Nhưng không có nó chưa phải là một con người thực sự.
1.3.2. Con người bản năng như một “lối thoát” của phương thức thể hiện
Với tham vọng khám phá con người một cách toàn diện trong tính phức tạp đa diện của nó, văn học đương đại luôn tìm kiếm những phương thức tiếp cận mới mẻ nhằm tương thích với đối tượng phán ánh của mình. Cùng với sự đổi mới những quan niệm về con người trong truyện ngắn là sự đổi mới trong phương thức thể hiện, từ việc xây dựng cốt truyện, kết cấu, nhân vật, giọng điệu.
Sự đa dạng trong kết cấu, cốt truyện là một điểm mới. Cốt truyện được xem như phương tiện để các nhà văn bộc lộ tính cách, hành động nhân vật, tái hiện xung đột xã hội. Sức lôi cuốn hấp dẫn của cốt truyện tạo nên sức mạnh thuyết phục của chủ đề và tư tưởng. Bởi vậy, khi cầm bút các nhà văn luôn có ý thức sáng tạo, làm mới cốt truyện. Sáng tác của các nhà văn sau 1975 luôn xây dựng cốt truyện mới mẻ, đa dạng, tạo nên nhiều phong cách riêng. Cốt truyện đan xen nhiều mạch truyện là loại cốt truyện phù hợp với xu hướng phản ánh
cuộc sống đa chiều. Cốt truyện được tổ chức linh hoạt và tinh tế theo kiểu này xuất hiện nhiều trong Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Huy Thiệp,... Cốt truyện tâm lý giúp nhà văn khơi sâu vào thế giới nội tâm đầy bí ẩn và phức tạp của con người thể hiện trong sáng tác của Ma Văn Kháng, Phạm Thị Vàng Anh, Y Ban. Ngoài ra, sự gia tăng của kiểu cốt truyện phân mảnh cắt dán, những đoạn, những phần tưởng như rời rạc được lắp ghép lại thành cốt truyện xuất hiện nhiều trong tác phẩm của Hồ Anh Thái, Nguyễn Huy Thiệp, Đỗ Hoàng Diệu... đã làm phá vỡ hoàn toàn quan niệm quan niệm cốt truyện truyền thống. Như Năm người đàn ông và một cô gái điếm của Đỗ Hoàng Diệu. Truyện là sự kết hợp từ nhiều mẫu chuyện nhỏ hơn. Đầu tiên là câu chuyện Toàn - Ngọc. Ngọc - vợ của Toàn đã “ôm đứa con gái đi theo một người đàn ông”. Toàn đi tìm lạc thú ở Ngà - một cô gái điếm. Câu chuyện thứ 2 là kể về Mạnh đi tìm một cô gái có “bộ ngực cong vểnh” bằng những cuộc ái ân. Và tiếp theo là câu chuyện “trục trặc về sinh lý vợ chồng” của vợ chồng Đàn. Và sau đó là câu chuyện về Đạo - một Công an chống mại dâm nhưng lại đi mua dâm với nhiều cô gái. Và cuối cùng là câu chuyện bao trùm của Huệ “Một cô bé mười tuổi trong trại trẻ mồ côi hằng ngày phải lao động vất vả như nô lệ bị cái nhìn tiêu ớt người đàn ông quản lý đã tháo chạy ra bờ đê sông Hồng ngủ vùi trong bãi ngô xanh mướt suốt 2 ngày”. Đặc điểm nổi bật của cốt truyện này là có thể tách ra nhiều cốt truyện riêng lẻ, đòi hỏi người viết có khả năng bao quát đời sống để xây dựng tình huống, sự kiện một cách chân thực, tự nhiên để biểu đạt bức tranh xã hội một cách có thần thái.
Một truyện ngắn hay thường có sự mới lạ và hợp lý trong kết cấu. Truyện ngắn đương đại xuất hiện kết cấu mở, như truyện Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ. Hay kết thúc với nhiều đoạn kết khác nhau như truyện của Nguyễn Huy Thiệp để lại nhiều dư âm sâu lắng, tạo ra nhiều suy ngẫm, đồng sáng tạo cho độc
giả. Bên cạnh đó là kết cấu tâm lý và kết cấu đảo lộn thời gian sự kiện theo dụng ý của tác giả, đã góp phần tạo nên sự phong phú của kết cấu truyện ngắn hiện đại. Truyện của Đỗ Hoàng Diệu và Y Ban viết theo kiểu kết cấu này. Vu quy của Đỗ Hoàng Diệu là câu chuyện cô gái sắp về nhà chồng hồi tuởng lại những cuộc tình cô đã trải qua. Dòng hồi tưởng ấy liên tục tuôn chảy và tạo thành nội dung câu chuyện.
Trong văn xuôi tự sự nhân vật là yếu tố không thể thiếu. Có lẽ chưa bao giờ hình tượng trong tác phẩm văn học lai đa dạng và phức tạp như hôm nay. Các nhà văn đương đại luôn đặt nhân vật vào những tình huống bi kịch giúp cho nhân vật hiện lên một cách tự nhiên, thể hiện sự đa chiều trong tính cách. Như bi kịch thời hậu chiến; bi kịch cuộc sống và sự phức tạp của cơ chế thị trường; bi kịch hôn nhân gia đình; bi kịch trong tình yêu...
Nhân vật luôn được nhà văn xây dựng theo hướng phức hợp, đa bình diện. Khác với kiểu nhân vật sử thi trong văn học chống Mỹ, kiểu nhân vật đời tư trong văn học sau 1975 có đời sống tâm lý đan xen chồng chéo giữa những nét tính cách tạo nên một con người phức tạp, có khi đối lập nhau. Các nhà văn đương đại không quan tâm nhiều đến việc mô tả hay tường thuật lại đời sống xã hội của một con người mà chủ yếu tập trung tái hiện đời sống tâm lý - tâm linh nhân vật. Truyện ngắn sau 1975 xuất hiện rất nhiều những dòng hồi tưởng, những kí ức, những dằn vặt ám ảnh nhân vật Nương trong Cánh đồng bất tận
Nguyễn Ngọc Tư, nhân vật ngưòi đàn bà trong I am đàn bà, nhân vật tôi trong
Bóng đè,Căn bệnh,Vu quy của Đỗ Hoàng Diệu. Theo tác giả Hoàng Cầm Giang, những ám ảnh ấy có cả những “ẩn ức tình dục, những khắc khoải bản năng”. Trong mỗi nhân vật mà nhà văn xây dựng thường tồn tại nhiều con người khác nhau, thậm chí đối lập nhau, của ý thức, với tiềm thức, và vô thức. Các nhà văn
chủ động đề cập đến con người bản năng cùng với những ẩn ức tình dục của con người. Do thương nhớ chồng và sự thiếu thốn của đời sống tình dục, người đàn bà trong I am đàn bà đã cởi bỏ lớp áo xã hội, đạo đức để thoả mãn cảm xúc tình dục, rồi sau đó lại trải qua cơn dằn xé hành hạ dữ dội trong tâm hồn vốn rất người ấy. Chính vì thế con người bản năng trở thành chiếc chìa khoá giúp tác giả đi sâu vào thế giới tâm linh và vô thức để phản ánh.
Cách tân trong giọng điệu tạo ra sự khác biệt trong truyện ngắn giai đoạn trước 1975. Nhìn chung, văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 tương đối nhất quán về giọng điệu. Giọng khẳng định, ngợi ca hào hùng bao trùm lên tất cả. Từ sau 1975, quan niệm về một hiện thực ngổn ngang, bề bộn khiến văn học đa dạng hơn trong chất giọng. Bên cạnh giọng điệu phê phán, đả kích, chua chát, giọng trữ tình, suy tư chiêm nghiệm, là giọng suồng sã, gần gũi với cuộc sống đời thường. Mỗi người một giọng điệu tạo nên sự đa thanh đa sắc trong văn học.
Như vậy với sự đổi mới quan niệm nghệ thuật con người, văn học chú ý đi sâu khai thác thế giới bản năng con người, dẫn đến sư thay đổi trong cách xây dựng cốt truyện, kết cấu, nhân vật so với văn học 1945- 1975.
1.3.3. Con người bản năng và việc khẳng định cá tính sáng tạo của từng nhà văn
Cùng viết về vấn đề con người bản năng nhưng ở mỗi nhà văn lại có cách xây dựng và xử lý yếu tố bản năng trong truyện khác nhau, màu sắc đậm nhạt khác nhau, dụng ý nghệ thuật khác nhau. Chính điều đó khẳng định cá tính sáng tạo của từng nhà văn.
Ma Văn Kháng xem vấn đề tính dục như mặt bản năng của con người. Ông mạnh dạn và thành công khi đưa vấn đề này vào trong một số lượng lớn sáng tác của mình. Truyện của ông nói nhiều đến vấn đề bản năng tính dục thể
hiện như mặt tự nhiên, năng động của đời sống, vừa biểu hiện sự nhếch nhác, vô văn hoá, vô đạo đức của những kẻ vô học, những kẻ phàm phu tục tửu và đạo đức giả. Đằng sau đó người đọc luôn bị ám ảnh và cuốn theo nỗi đau đớn xót xa, niềm day dứt khôn nguôi về lẽ đời và tình người trong mỗi trang viết.
Với giọng văn sắc lạnh, cái nhìn tàn nhẫn, yếu tố bản năng trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp được nâng lên thành ý thức, một khát vọng, nhân vật thực hiện bản năng ấy với triết lý rất rõ ràng, không loanh quanh, không dấu diếm. Những nhân vật của ông thường không kiềm chế được dục vọng bản năng của mình dưới sự chao đảo của kinh tế thị trường, sự xuống dốc của chuẩn mực đạo đức, thể hiện trong truyện ngắn Không có vua, Đểu cáng và độc ác, Những người thợ xẻ...
Còn Đỗ Hoàng Diệu không những đề cập, phản ánh mà còn nói một cách trực tiếp, sâu sắc, tỉ mỉ về tính dục. Trong Bóng đè, Vu quy, Tình chuột, Những sợi tóc màu tang lễ… yếu tố dục tràn ngập, thậm chí quá cụ thể, sỗ sàng với những pha làm tình và các bộ phận đặc trưng tình dục trên cơ thể con người. Sex trong tác phẩm Đỗ Hoàng Diệu đậm mùi, đậm màu, đậm chất biểu tượng. Tác giả miêu tả cận cảnh cả đường nét, màu sắc, mùi vị: “Mồ hôi rìn rịn bức bối hai đùi, đúng khi tôi cảm được sự cương cứng thúc lên bụng thì cánh cửa buồng mở toang” (Bóng đè). Nhiều động từ, tính từ thể hiện sự cuồng hứng: bóp nát, cắm phập, khoan sâu, cắm trên cắm dưới vào lòng sông, gẫy gập, cắt khúc, cơn xoáy liệt, thả hút mê man, ngầy ngậy, nước tràn miệng, đau đớn mà thoả mãn... Song