Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Việt Nam đương đạ

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong truyện ngắn việt nam đương đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 31 - 38)

7. Cấu trúc luận văn

1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Việt Nam đương đạ

đương đại

1.2.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người

Theo Trần Đình Sử “quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các phương tiện, biện pháp thể hiện trong văn học, tạo nên giá trị thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật’’[19,46].

Từ định nghĩa trên, ta có thể thấy quan niệm về nghệ thuật về con người phải: là sự lý giải, khám phá con người, tức là cái nhìn, cách cảm thụ của nhà văn về con người, những nhận xét đánh giá… về nó, sự “cảm thấy’’ sự lý giải, đánh giá đó đã chuyển hóa thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp… thể hiện con người trong văn học, nó phải tạo nên giá trị nghệ thuật - thẩm mỹ cho nhân vật.

Sự ra đời của khái niệm quan niệm nghệ thật về con người giúp cho việc nghiên cứu văn học thoát khỏi xu hướng chỉ chú ý đến phương diện khách thể của nhân vật bao gồm: ngoại hình, tính cách, phẩm chất, tâm lý ngôn ngữ…Quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố cơ bản nhất của một chỉnh thể nghệ thuật, giúp chúng ta khám phá cách cảm thụ và biểu hiện của nhà văn, của chủ thể, là tiêu chí quan trọng để xác định phong cách nghệ thuật.

Quan niệm nghệ thuật về con người trước hết là sản phẩm lịch sử - xã hội, quan hệ với văn hóa - tư tưởng, do vậy quan niệm về nghệ thuật về con người có tính lịch sử, luôn vận động biến đổi theo từng thời kỳ khác nhau. Ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử sẽ có những sản phẩm quan niệm nghệ thuật về con người

với những nét riêng, dẫn đến sự thay đổi trong cách lý giải, cảm thụ, biểu hiện trong văn học. Chính vì thế mọi sự đổi mới của văn học chỉ thực sự bắt đầu khi có sự đổi mới về quan niệm nghệ thuật về con người

1.2.2. Những biểu hiện của sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của truyện ngắn Việt Nam đương đại

Văn học 1945 - 1975 phát triển trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Nó đã phục vụ đắc lực cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hai đề tài “thiêng liêng và cao cả” đó là Tổ quốc và CNXH. Văn học 1945- 1975 thực sự là bức tranh chân thực và đẹp đẽ về lịch sử dân tộc. Ở đó con người gắn bó số phận cá nhân với số phận cộng đồng. Họ được xây dựng với cảm hứng anh hùng ca. Ở đó “Cái tôi và cái ta được hòa làm một, cá tính quyền lợi, bản sắc... của con người cá nhân trong văn học kháng chiến bị nhòa mờ, xem nhẹ’’[21, 316]. Họ là con người “đơn trị, dễ hiểu, đúng với quan niệm con người kiểu sử thi”. Con người trong văn học 1945-1975 tiêu biểu cho lý tưởng của dân tộc, họ tồn tại và gắn liền với những sự kiện lịch sử, số phận đất nước dân tộc và ở họ kết tinh những sự kiện lịch sử, số phận đất nước dân tộc, và ở họ kết tinh những phẩm chất cao quý của cộng đồng. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị, ở lẽ sống tình cảm lớn. Cái riêng tư, đời thường nếu được nói đến chủ yếu cũng là để nhấn mạnh thêm trách nhiệm, tình cảm cá nhân đối với cộng đồng. Họ là những người như Nguyệt, Lãm trong

Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu), là Chị Sứ trong Hòn Đất (Anh Đức) là anh hùng Núp trong Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc)…

Từ sau 1975, đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập. Lúc này yêu cầu sáng tác để cổ vũ chiến đấu không còn được đặt ra một cách gay gắt và sự thể hiện cuộc sống không còn bị bó hẹp trong một phạm vi đề tài chật chội nữa.

Từ 1986 đến những năm đầu 1990, đất nước ta chuyển mình từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Chính vì thế con người sử thi chuyển sang con người đời tư thế sự, được khám phá trong quan hệ với với cuộc đời, với mỗi con người, và với chính nó. Đó là hình ảnh con người hình thành nhân cách dưới sự tác động và chi phối của các yếu tố xã hội phức tạp và cuộc sống đa chiều trong thời kỳ đổi mới.

Có thể nói chưa bao giờ con người cá nhân, con người đời thường được phản ánh một cách chân thực, và sinh động như giai đoạn này. Một mảng hiện thực lớn trước đây dường như bị bỏ quên đó là số phận con người. Con người đời thường được soi rọi từ nhiều hướng nhiều chiều hết sức phức tạp. Nhà văn khai thác khá kỹ về thế giới nội tâm con người với những khao khát bản năng thầm kín. Nếu trước đây nhà văn nhìn cuộc đời và con người khá đơn giản, rạch ròi giữa thiện - ác, cao cả - thấp hèn, không có sự giằng xé khi đối diện với các mâu thuẫn chung riêng, thì sau 1975 người sáng tác đã nhìn con người là tiểu vũ trụ phức tạp, có chiều sâu tâm hồn khó nắm bắt, có cá tính không giống với bất cứ ai. “Đó là những con người được nhìn nhận trong nhiều mối quan hệ phức tạp: quan hệ xã hội, quan hệ xã hội, quan hệ đời tư, quan hệ lịch sử... con người với những nỗi buồn, niềm vui, trong sự phấn khởi và nỗi đau khổ, trong niềm, hoài nghi chính đáng. Họ đẹp trong chất thép và cả trong sự mềm yếu” [46, 184- 185]. Văn học có dịp đào xới sâu hơn cuộc sống xã hội và mô tả cuộc sống đó một cách toàn diện. Mảng đề tài mà truyện ngắn đương đại hay khai thác là gia đình, tình yêu, tình dục, đạo đức cá nhân, cuộc hành trình ý thức và cá nhân.

Văn xuôi 1945- 1975 thường nói đến con người vinh quang, con người làm chủ, không ai thấy nỗi đau đớn thống khổ của mình bởi nó bị cuốn đi trong cơn bão táp cách mạng. Nhưng sau hoà bình lặp lại, con người được trả về với

đời thường, và lúc ấy mới nhận ra nổi thống khổ của mình. Sự khủng hoảng những năm đầu đổi mới làm con người trở nên chán nản, những chuẩn mực đạo đức, đạo lý làm người có chiều hướng đi xuống. Không hiếm kẻ thờ ơ trước nỗi đau đồng loại, quan hệ vợ chồng bị phá vỡ, người ta kiếm tiền bằng mọi giá ... tất cả trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho các nhà văn.

Bằng ngòi bút sắc lạnh, Nguyễn Huy Thiệp đi sâu vào khai thác những mặt trái của xã hội, lột trần những mảnh đời. Đó là những con người sống mà không kiềm chế được dục vọng thú tính của bản thân mình. Một ông bố trong một lần đi đường đã nảy sinh dục vọng, cưỡng bức cả đứa con gái của mình rồi bị trả giá bằng cái chết ghê rợn trong Tội ác và trừng phạt. Bước vào thế giới của một gia đình Không có vua người đọc không khỏi rùng mình sợ hãi. Ở đây con người tồn tại như một đám sinh vật biết đi lại, nói năng, suy nghĩ, đối xử với nhau. Một cô con dâu sống trong sự bủa vây của đồng tiền và dục vọng. Một ông bố chồng “bắc ghế đẩu, trèo lên nín thở ngó sang buồng” xem con dâu tắm. Em chồng làm ở Bộ Giáo dục suốt ngày tìm cách ve vãn mơn trớn chị dâu “nhìn chị người tôi cứ mềm như bún”, lúc thì đe dọa “tôi nói trước thế nào tôi cũng ngủ được với Sinh một lần”, lúc thì phỉnh phờ “Sinh còn quyến luyến cái gì? lão Cấn vừa ngu vừa hèn, lại vừa yếu, bác sỹ bảo lãnh tinh, lấy Sinh hai năm mà có con cái gì đâu, tối nay tôi vào buồng Sinh nhé”. Những hành động, cử chỉ, lời nói trơ trẽn, bỉ ổi của Đoài chứng tỏ một sự suy thoái của đạo đức cá nhân và sự băng hoại trong mối quan hệ gia đình.

Sự quan tâm đến những kiếp người bình dị đời thường là sự trở về với cội nguồn văn học. Đồng thời nó cũng thể hiện được tinh thần dân chủ và nhân đạo trong cuộc sống hôm nay. Không chỉ con người đời thường, mà ta dễ dàng bắt gặp những mảnh đời riêng tư mang tính bi kịch. Trong truyện ngắn Người đàn

bà sinh ra từ bóng đêm, Y ban đã dựng lên cuộc đời đầy gian khổ nhục nhã với những dằn vặt suy tư của người đàn bà lỡ bước, phải dùng thân xác để nuôi mình nuôi con. Chỉ có điều người đàn bà ấy không trượt dài, chìm sâu trong nhơ bẩn mà có lúc giật mình, xấu hổ, nhục nhã với chính mình.

Bên cạnh đó người đọc còn bắt gặp bi kịch thời hậu chiến. Chiến tranh đã đi qua, đất nước đang hồi sinh và phát triển mọi mặt, nhưng dấu ấn đau thương tàn khốc vẫn in đậm trong ký ức nhiều người. Nhìn lại quá khứ, nhà văn có cơ hội nhìn nhận lại chiến tranh, kiểm chứng lại hậu quả. Văn học nhìn hiện thực chiến tranh bằng cái nhìn đa chiều. Chiến tranh được khúc xạ qua tâm hồn, số phận nhân vật. Người phụ nữ là nạn nhân của chiến tranh như Thảo trong Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo không tình yêu, không gia đình, không hôn nhân… Hay Nguyễn Huy Thiệp trong Cún đã khắc hoạ tâm trạng cô đơn và bất hạnh của nhân vật Cún ngay từ khi mới chào đời để suốt đời anh ta mang mặc cảm tàn phế đầy xót xa rằng “anh ta không phải là người, nó là hình dị dạng”. Nhưng rồi Cún có con với cô Diệu. Trước giây phút đứa con ra đời, Cún thật sự vui niềm vui “bỗng dưng được trút hết cả đi, khuây khỏa lạ lùng”.

Truyện ngắn sau 1975 khám phá con người bản năng với những khao khát rất con người - điều mà văn học giai đoạn trước xem là điều cấm kỵ không được nhắc đến. Người phụ nữ trong I am đàn bà của Y ban đã xa chồng gần 2 năm. Nỗi nhớ chồng đồng hành với những khao khát tình dục đã nung nấu chị mà chị không hay biết. Để khi tắm cho ông chủ và chạm đến “con giống con má” của ông thì nổi khao khát ấy lại trỗi dậy. Chị cố chống chế, cố che dấu, kìm hãm chúng và chị đã mơ “đến khi quay lại để tắm tiếp cho ông chủ thì đã không cưỡng được cảm xúc của chị khiến chị đã nắm chặt tay vào con giống con má. Cái chết nữa là đêm ngủ thị lại mộng mị. Thị nằm mộng có một người người đàn

ông hôn thị khiến cho cảm xúc thèm khát của chị đang ngủ im bật dậy. Thị tỉnh giấc trong ngây ngất của sự thèm khát” [3, 10]. Hay nhân vật “tôi ” trong Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu có sự đam mê xác thịt, sự khao khát nhục thể hết sức mạnh mẽ “Tôi không thể ngoan hiền. Tôi hay chồm lên người Thụ nuốt lấy anh vồ vập. Tôi ưa kéo Thụ lên chà xát. Tôi muốn đã cơn thèm khát từ buổi trưa ấy, một buổi nắng bình thường nhưng với tôi là rát bỏng, là bước ngoặt. Thụ cứ hay van xin tôi đừng hừng hực như hổ cái” [8, 6 ]. Cô gái ấy bị bóng đè, khi biết mình bị chính bóng đen của cha chồng của dòng họ đế vương nhà chồng hãm bức. Ban đầu là cảm giác sợ hãi đến tột cùng, nhưng sau đó là sự rung động sự thỏa mãn về cảm giác xác thịt. Nếu trước đây truyện ngắn ít đề cập đến những khao khát, những ham muốn xác thịt của con người, nếu có cũng chỉ đề cập một cách nhẹ nhàng, kín đáo bằng cách nói hình ảnh, thì nay trong truyện ngắn của mình Đỗ Hoàng Diệu nói một cách trần trụi những rung động, ham muốn rất thật từ trong sâu thẳm người phụ nữ.

Tóm lại cùng với sự đổi thay của lịch sử xã hội, là sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người. Trong bối cảnh chung của văn học từ 1975 trở lại đây, văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng đã bắt kịp hơi thở nóng hổi của cuộc sống, tiếp cận, khai thác những vấn đề gay gắt, gai góc nhất cuộc sống, cũng như sự xấu xa nhất trong tâm hồn thế giới bí ẩn của con người, trong số phận mỗi cá nhân con người. Chính vì vậy mà văn học lúc này “thật hơn”, “đời hơn”.

1.2.3. Những bổ sung cần thiết và những chối bỏ cực đoan trong truyện ngắn Việt Nam đương đại khi miêu tả, thể hiện con người

Nếu trong ở giai đoạn 1945 - 1975, văn học chỉ quan tâm đến những vấn đề lớn lao của đất nước, thường miêu tả con người giai cấp kết tinh những phẩm chất, lý tưởng cộng đồng, thì sau 1975, văn học miêu tả con người cá nhân trong

mối quan hệ đa chiều, phức tạp, luồn sâu vào ngõ ngách tâm hồn, tâm linh. Từ bi kịch hậu chiến đến bi kịch cuộc sống, câu chuyện hôn nhân gia đình, phần hậu của tình yêu, hay cảnh âu yếm, làm tình trong đời sống vợ chồng... đều được tác giả chú ý khai thác.

Quan trọng hơn là các nhà văn cùng trải nghiệm, sẻ chia, đồng cảm với nhân vật. Dạng thức con người trong truyện ngắn đương đại là con người “đầy tâm trạng”. Nhà văn ít khi ném nhân vật của mình vào dòng xoáy cuộc đời, vào những biến cố của xã hội, để từ đó thay đổi theo sự thăng trầm, đảo điên của xã hội, mà họ để cho nhân vật của mình luôn vật vã, trăn trở với chính bản thân, ở cái bản ngã nửa tối nữa sáng của họ.

Đọc những truyện ngắn từ sau 1986 đến nay chúng ta đều thấy dường như con người mà nhà văn miêu tả đều có sự chối bỏ truyền thống trước đây là nhân vật lý tưởng. Con người vốn vô cùng phức tạp. Nó không chỉ có “thân” mà còn có “tâm”. Trong “tâm” có những cái rất khó hình dung, khó lý giải, khó nắm bắt, khó phán xét... Truyện ngắn sau 1986 chủ yếu khai thác con người ở thế giới phức tạp này.

Trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, nhân vật người cha vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm của bi kịch gia đình. Một người đàn ông sẵn sàng “cho quá giang một khúc đời” người con gái, một người đàn ông chỉ biết cặm cụi làm ăn, chăm lo cho vợ cho con nhưng sau biến cố gia đình ông ta sẵn sàng nhẫn tâm “tính toán rất vừa vặn, sao cho đủ yêu, vừa đủ đau, vừa đủ bẽ bàng và bỏ rơi họ đúng lúc”. Ông là người cha vô trách nhiệm, người vô cảm nhưng cũng có lúc đau khổ đến tột cùng, mắt ông “ầng ậc nước” vì phải chứng kiến tận mắt đứa con gái mình bị hãm hiếp.

Cuộc sống vốn rất phức tạp và đa thanh đa sắc, luôn vận động biến đổi. Mỗi trạng thái xã hội sẽ có những tích cực và tiêu cực riêng. Văn học không nên chỉ nói đến những cái tốt đẹp của thời đại, của những nhân vật lý tưởng mà lãng quên những khóc khuất trong đời sống nội tâm con người. Quan niệm nghệ thuật

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong truyện ngắn việt nam đương đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w