Những điểm mới trong kết cấu

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong truyện ngắn việt nam đương đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 87 - 96)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.Những điểm mới trong kết cấu

Một tác phẩm nghệ thuật đích thực là một thế giới tinh thần do con người sáng tạo ra. Nó có thể không đầy đủ các yếu tố hình thức nghệ thuật, nhưng nếu thiếu vắng kết cấu nghệ thuật thì bản thân nó chưa thành một chỉnh thể. Vậy “kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm, phục vụ đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ cụ thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình. Kết cấu tác phẩm không bao giờ tách rời nội dung và tư tưởng tác phẩm” [19].

Kết cấu gồm kết cấu hình tượng và kết cấu văn bản trong đó các phần của thế giới hình tượng được bố trí vào các phần tương ứng của văn bản để tạo ra quan hệ giữa thời gian trần thuật và thời gian cốt truyện. Điểm mở đầu và điểm kết thúc của thời gian trần thuật tương ứng với điểm mở đầu và kết thúc của thời

gian cốt truyện là kiểu kết cấu khép kín. Trong thực tế văn chương hiện đại, thông thường điểm mở đầu trần thuật được đánh dấu khi câu chuyện xảy ra và điểm kết thúc trần thuật được xác định khi câu chuyện khi câu chuyện chưa xong xuôi, đó là kiểu kết thúc để ngỏ. Ý nghĩa của nghệ thuật kết cấu gắn với biểu hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm, triển khai, trình bày cốt truyện, hệ thống tính cách, điểm nhìn trần thuật của tác giả. Như vậy kết cấu nghệ thuật là sự sáng tạo độc đáo của nhà văn.

3.1.1. Vạch ranh giới giữa các tuyến nhân vật bằng tiêu chí “ái dục”

Khi nói đến hình thức của văn chương ta không thể không nói đến nhân vật. Vì nhân vật là một yếu tố thuộc hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn chương. Văn học tái hiện cuộc sống con người bằng hình tượng nhân vật. Nhân vật tồn tại trong tác phẩm văn chương có vai trò như để triển khai cốt truyện, tái hiện những tính cách tiêu biểu của thời đại, là phương tiện để khái quát đời sống. Viết về con người bản năng, các nhà văn đương đại cũng không nằm ngoài quy luật đó. Có nhiều cách để phân loại nhân vật. Dựa vào vai trò của nhân vật trong việc phát triển cốt truyện ta có nhân vật chính, phụ, nhân vật trung tâm. Dựa vào tiêu chí tư tưởng có nhân vật chính diện, phản diện. Còn khi miêu tả con người bản năng chúng ta có thể phân ranh giới bằng tiêu chí ái dục. Tiêu chí “ái dục” chia nhân vật làm hai nhóm. Một bên là những kẻ ép xác, dè bỉu, coi thường đời sống bản năng. Ma Văn Kháng đã phán ánh rõ điều đó trong tác phẩm của mình. Bên cạnh vẻ đẹp đầy chất phồn thực của nhiều người phụ nữ lại có những người đàn bà xấu xí. Loại này thường là kẻ nanh nọc, chua ngoa tráo trở, ích kỷ hay đố kỵ ghen ghét. Điều đó được bộc lộ qua chuyện Cái Tý Ngọ: “Nó không mông, không ngực, trông như khúc xương khô” [24, 563]. Những người này đều là kẻ xấu xa, không có nhân tính. Sự thiếu hụt nhân tính một phần nguyên do từ sự

thiếu hụt đời sống bản năng. Đó là những con người không có nhu cầu giao hoà giữa con người với con người, không có nhu cầu tái sinh luân chuyển, vì vậy ở họ luôn diễn ra sự ghen ghét đố kị. Họ cười chế nhạo nỗi đau thiệt thòi của người khác, trong khi mình chẳng có vẽ đẹp tâm hồn thể xác gì. Đối lập lại với những nhân vật ép xác, Ma Văn Kháng chú ý nói nhiều tới những người phụ nữ mang vẻ đẹp nguyên sơ, không cần phấn son. Đó là vẻ đẹp tự nhiên sinh sôi nảy nở, nhiều ham muốn, mang tính phồn thực. Trong truyện ngắn Seo Lykẻ khuấy động tình trường nhà văn miêu tả nét đẹp, sức sống căng tràn, hấp dẫn đến mê hồn, hoàn mỹ của Seo Ly. “Seo Ly không còn là một thiếu nữ măng tơ, không hoàn toàn là măng mới, như trăng mới mọc, nụ mới hé. Seo Ly đã là thiếu phụ viên mãn trọn vẹn. Vóc dáng nàng thuần thục, đã nảy nở hết độ. Mỗi chi tiết trên cơ thể nàng đã được đào thải, gạn lọc, chọn tuyển và bây giờ định hình những tuyệt phẩm của tạo hoá. Nỗi bật trên cơ thể nàng là khuôn hình eo hông mượt mà và bầu vú tràn trề sinh lực. Chúng uyển chuyển khi nàng bước đi. Và cùng hoà phố với chúng, mắt nàng biếc xanh lúng liếng, môi nàng hé mở đầy vẻ mời mọc, gợi tình. Và nàng, rõ ràng đường nét da thịt, rõ ràng bụng tròn lưng nở như một thực thể đàn bà, mà thần thái lại quái kiệt yêu kiều, như từ huyền thoại cổ tích đi ra”. Vẻ đẹp đó khiến nhịp sống toàn phố huyện biến đổi kỳ lạ. Sự sống sôi nổi đã xoá đi vẻ buồn tẻ, lặng lẽ uể oải của nó. Từ dáng vẻ khuôn mặt, điệu bộ đến đời sống tâm hồn nơi đây như vừa trải qua một cuộc lột xác. Giờ đây họ mới thực sự sống với ý nghĩa đầy đủ nhất của con người thật của mình, sống bằng tất cả niềm tin, hăng say, năng lực sống, năng lực yêu của mình. “Nhờ nàng, đàn bà bỗng dồi dào năng lực yêu và đàn bà bỗng diêm dúa, tơ tuốt, phong tình hơn. Nàng cho mọi người thấy cuốn sách vĩ đại của tự nhiên được viết bằng khúc ca hoan lạc. Hương thơm của câu chuyện trăng gió, giờ đây át cả mùi đồng ruộng thanh tao

bấy lâu đươc coi là chủ thể của đời sống. Nhờ nàng mà những kẻ đần độn nhất dù trong phối cảnh tầm thường của đời sống phố huyện nhận ra mỗi ngày sống vẫn một ngày vàng vậy” [23, 99]. Đó là tất cả những vẽ đẹp lành mạnh mà Ma Văn Kháng đã khám phá, thể hiện từ đời sống bản năng của con người. Nó thật có ý nghĩa với những người tưởng chừng như không thể lay động cảm xúc.

Qua nhân vật này, giúp chúng ta lại càng hiểu hơn đời sống bản năng dồi dào giúp con người gần với người hơn. Con người sống cởi mở, bình đẳng hơn, dễ cảm thông hơn. Và để luôn ngợi ca khám phá một thế giới bản năng tính dục Ma Văn Kháng đã để cho nhân vật tự khẳng định ý nghĩa của nó trong Dao sắc nhờ cán: “Ôi cái đời sống tình dục muôn đời xanh tươi. Thân xác ông là cái mảnh ruộng cằn khô, kiệt lực đã gặp người đàn bà là trận mưa xuân tươi nhuần. Dòng ái lực của ông chỉ được khơi nguồn, dẫn dụ bỗng dào dạt tuôn chảy như suối nguồn thời trai trẻ… Ngọn lửa cháy trong ông là hợp thành từ hai ngọn nguồn hoà quyện vào nhau, kích thích nhau để cùng bốc cao ngùn ngụt: Lòng đam mê sáng tạo và niềm ái dục vô bờ”. Tình yêu niềm đam mê tình ái vốn là bản tính tự nhiên, nhu cầu tất yếu của cá nhân con người. Ma Văn Kháng luôn bênh vực và hiểu niềm khao khát rất thật ấy. Ông luôn nhấn mạnh nỗi đam mê, khát vọng mãnh liệt của con người. Chính niềm đam mê ấy làm cho cuộc sống trở nên sinh động và tràn ngập niềm vui. Nhờ những câu chuyện mây mưa mà những người đàn bà ở khu tập thể xích lại gần nhau, bỏ đi bộ mặt đạo đức giả và lạnh lùng bởi họ nhận ra “sung ngái một lòng, bưởi bòng một dạ”.

Nhân vật nói bằng ngôn ngữ bản năng ái dục ấy thể hiện hầu hết ở nhiều truyện ngắn của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu. Nhân vât Thị trong I am đàn bà của Y Ban mang vẻ đẹp của con người có khát vọng đấu tranh dám bứt phá để sống để tồn tại. Ra đi làm ăn xa, nhu cầu sinh lý, nhu cầu bản năng trỗi dậy trong Thị

“nó đẩy cảm giác của chị thành sự thèm khát… nó hối thúc Thị, Thị mộng mị đi vào phòng ông chủ. Còn nhân vật trong truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu con rất trẻ, khao khát sống mãnh liệt với bản năng của mình. Nhân vật xưng tôi trong Vu quy đã trải qua cảm giác buồn vui, hạnh phúc, đau đớn, thoả mãn thèm khát với những cuộc tình cô đã trải qua trong đời. Những người đã biến cô thành một người đàn bà “Nhất là buổi chiều ấy, buổi chiều tôi cắt đứt tuổi thơ vội vàng bằng anh. Cắt đứt bằng lưỡi, bằng môi, bằng mắt, bằng tất cả sức mạnh và nhịp đập rối loạn say mê. Căn phòng ngủ ngăn nắp của anh lộn tung những mê cuồng. Mê cuồng chứng giám nỗi mất mát và bắt đầu sự hồi sinh. Hồi sinh một người đàn bà thực thụ. Người đàn bà 16 tuổi. 16 năm tuổi thơ, anh cắt trọn trong một cú thọc sâu” [8, 43]. Đó là biểu hiện của sức sống mãnh liệt, niềm khao khát tình ái cháy bỏng trong những cô gái hiện đại.

Khi lấy ranh giới tiêu chí ái dục chúng ta còn thấy hiện lên những người đàn ông thừa đam mê nhục dục nhưng lại thiếu lòng tự trọng và tình thương người. Họ nhân danh những trí thức, tiến bộ nhưng không có lương tâm, đạo đức chỉ để thoả mãn ham muốn thấp hèn của mình. Trong Tình chuột, đứng bên cái chết của người tình mà chính mình là thủ phạm gián tiếp gây ra nó, anh ta thốt lên rằng: “Một đứa con gái duyên dáng, mặn mà, đẹp thế, trẻ thế mà lại đi tự tử. Uống thuốc chuột và giãy đành đạch, chắc là đau đớn lắm. Tiếc thật, khó mà tìm đâu ra một tấm thân mảnh dẻ, láng mịn, trơn bóng”. Câu nói thể hiện cái nhìn vô nhân đạo trước cái chết đáng thương của cô gái. Khi nói về cô gái một người đàn ông khác nhận xét: “Công bằng mà nói xét ở số đo cơ học cô gái ấy cũng chẳng phải sắc nước hương trời gì. Mông không to, ngực chẳng nở. Mắt không bồ câu mà mũi cũng chẳng sọc dừa. Mông và ngực đều nhỏ nhưng săn chắc. Miệng rộng trán cao, mông tựa phi trường Tân Sơn Nhất và tất nhiên không có ổ voi, ổ

gà. Cặp đùi dài thẳng băng. Con gái thế này thì phải biết. Mắt ướt chết người. Mình chưa bao giờ được ngủ với cô gái như vậy cả. Chỉ là những bộ ngực to xệ, những cặp mông như đôi thúng sắp rớt xuống gót chân.Vầy vò mãi cũng chán và đâm ra vô cảm”. Chúng đưa chuyện chăn gối ra để đùa, bình phẩm. Ở họ không có tình yêu, cảm xúc: “Mình có yêu cô ấy hay không? Khó mà định nghĩa. Mà làm quái gì có tình yêu”.

Tóm lại sỉ nhục hay lên án nhu cầu bản năng của con người đều là một điều vô nhân đạo. Chúng ta không nên kìm nén, che dấu nó. Bởi lẽ nó là một nhu cầu rất tự nhiên của con người.

3.1.2. Tạo đối lập giữa các “trình độ sống”

Một thời văn học chỉ ca ngợi vẻ đẹp tinh thần như lý tưởng, phẩm chất… và hết sức tô vẽ nó để nó thánh thiện, cao cả. Tình yêu trong mưa bom lửa đạn chỉ cầm tay, nhìn nhau hoà chung trong nhiệm vụ thiêng liêng của tổ quốc. Hầu như văn học bỏ qua đề tài tính dục. Chính vì vậy con người luôn bị ép xác trong quan hệ đạo đức, quan hệ xã hội. Con người trong thời hiện đại cân bằng giữa tinh thần và thể xác. Các nhà văn không hề tô hồng, hay bôi đen cuộc sống bản năng, mà luôn để con người hiện lên với vẻ trần trụi, đời nhất.

Truyện Bóng đè kể về cô con dâu cùng chồng về quê, mỗi năm nhà chồng có mười đám giỗ. Bàn thờ phủ màu đỏ, to rộng, không khí ma quái. Với tấm chân dung bố chồng, ông nội chồng. Ngủ cạnh tấm phản trước bàn thờ, tự nhiên cô có cảm giác thèm thuồng xác thịt. Trong cơn mê tỉnh chập chờn, một bóng đen từ bàn thờ bay ra, lột quần áo và cưỡng hiếp cô. Cô nhận ra nét quen thuộc trên bức chân dung “tia nhìn sắc lạnh, hàm răng hơi nhô đanh ác quen thuộc” [8, 21]. Về thành phố cô thèm thuồng cảm giác khoái lạc ấy và háo hức có đám giỗ.

Đêm lại một bóng đen từ bàn thờ bước ra “Nó mang trong mình dáng hình của một lão già Trung Quốc nào đó đầy quyền uy chập chờn trên cái nền lát gạch tàu. Lão Tàu xa xăm, bí ẩn, vừa đen tối vừa có sức hút lạ kỳ, quyến rũ khác thường, vừa giông giống bố chồng tôi” [8, 30]. Cô thèm khát tình dục đến nóng bỏng “giang rộng chân oằn oại rền rĩ”. Đó là những giây phút hạnh phúc dù chỉ là trong giấc mơ.

Bên cạnh những cảm xúc rất thật thì truyện ngắn đương đại khai thác con người bản năng dưới nỗi đau trước một xã hội đầy rẫy những trò mua vui, đổi chác trên cơ thể con gái. Dưới ngòi bút của Đỗ Hoàng Diệu những ông giáo sư, những vị sỹ quan, cả ông giám đốc, thứ trưởng…họ vẫn mang nỗi đam mê thân xác nhưng không phải bằng tình yêu sự thăng hoa cảm xúc mà bằng những dục vọng thấp hèn. Một ông giáo sư có giọng “cười âm ỷ, giọng cười xanh lục sang trọng người đàn ông 50 một đời vợ” sẵn sàng “trườn tới” với “thân hình rắn tìm mồi” trên cơ thể của cô học trò của ông. Những lời ông thì thầm bên tại Dực không phải là lời nói yêu thương của tình yêu mà chỉ là hiện thân của nỗi đam mê nhục dục: “Em đẹp lắm, vẽ non tơ của em làm thầy thèm thuồng ngay từ buổi đầu nhìn em”. Ông đại diện cho văn hoá, đạo đức nhà giáo vậy mà thốt lên: “Em có đau không ? Em sướng lắm phải không? Vẫn cong người lên thế kia chắc là còn thèm phải không em? Chờ thầy đã nhé”.

Những người đàn ông trong Tình chuột chỉ vì muốn thoả mãn cái dục vọng thấp hèn mà đi giết một cô gái ngây thơ. Những cuộc tình tập thể đã biến những người đàn ông thành những con thú chỉ biết gào thét, thoả mãn nỗi thèm khát bên trong: “Em đã làm tình với anh rồi thì với bạn anh cũng vậy thôi. Hơn nữa mấy người ấy có thêm quyền ký giấy tờ cho em toại nguyện giấc mộng của mình Vy à. Em chiều họ đi. Cũng có thể nghe anh giới thiệu cặp đùi em dài quá

và láng cóng. La hét làm gì nữa Vy… Nhưng bây giờ tất cả đã loã lồ. Ý định loã lồ, thân xác loã lồ, cuộc đổi chác loã lồ. Các anh sẽ gượng nhẹ, sẽ không làm em đau… Người em đỏ hông lên quyến rũ quá. Các anh sẽ dạy em một số chiêu… Nào thoải mái đi em yêu. Ôi không ai biết được lợi hơn ai. Đầm đìa thế này mà còn chống cự. Không khéo lần sau chính em là người rủ bọn anh chưa biết chừng. Rõ ràng những cơn rùng mình thoả mãn của em anh nhìn thấy. Khi em bước lên taxi chào bọn anh vẻ thoả mãn nhường lại cho sự thẹn thùng nhưng đôi môi mọng đỏ của em vẫn hừng hực thèm khát”. Họ là những CON NGƯỜI nhân danh văn hoá trí thức “anh Huấn bên Công an, anh Thành giám đốc du lịch”. Chẳng khác gì một lũ chuột. Đối với họ không có tình yêu ở đây. Ở họ cái duy nhất được thừa nhận là khoái lạc, chiếm đoạt, mua bán, đổi chác.

3.1.3. Kiểu tình huống “ngỡ là…hoá ra”

Khi viết về con người bản năng các nhà văn đương đại thường đặt nhân vật vào những tình huống kịch tính. Nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thường không trực tiếp bộc lộ cảm hứng và khao khát bản năng một cách trực tiếp. Trong Một chiều giông gió kể về những công nhân đường sắt ở một cung đường vắng trên giải đất miền trung nắng cát. Mảnh đất của sự giao tranh khốc liệt, cái nắng khô cằn của cảnh vật. Vì sự bình yên của những chuyến tàu xuyên Việt, 12 chàng trai trong đội bảo dưỡng, đứng đầu là Tua - “Chàng trai 28 tuổi, đen cháy, sắt seo, sản phẩm đích thực của mảnh đất khô cằn, khắc nghiệt” - đều lao động tích cực, tưởng chừng như họ đã vô cảm do công việc nặng nhọc, xa cách với mọi người. Những tưởng họ chỉ biết đến công việc giữa miền núi xa xôi

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong truyện ngắn việt nam đương đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 87 - 96)