Con người bản năng với sự chi phối của yếu tố vô thức

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong truyện ngắn việt nam đương đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 81 - 87)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Con người bản năng với sự chi phối của yếu tố vô thức

2.3.1. Mấy lưu ý về khái niệm vô thức

Năm 1900, trong tác phẩm Giải đoán giấc mơ, Freud đưa ra “lý thuyết hình học” của tâm trí, trong đó ông chia tâm trí thành ba vùng: vô thức, tiềm thức và ý thức. Freud đi tới lý thuyết nhờ các khám phá về vô thức và ông luôn xem vô thức là yếu tố quyết định nhân cách nhân cách con người. Vì những lý do nào đó, những cảm giác và những mục đích mà một cá nhân đã không những giấu kín người khác mà còn tự giấu ngay chính bản thân mình nữa. Trong tâm lý học của Freud, cõi vô thức là tối thượng và mọi hoạt động ý thức chỉ có một vị trí phụ thuộc. Theo Freud, có hai hệ thống quyết định cuộc sống tinh thần là hệ tìm kiếm khoái cảm vô thức và hệ kiểm soát tiềm thức. Hệ tìm kiếm khoái cảm gắn với dục năng, mục đích là thu được sự thoả mãn tức thời các đòi hỏi. Nếu những ước vọng ấy không thực hiện hay bị kìm nén sẽ tạo thành giấc mơ. Giấc mơ có vai trò quan trọng, vì nó có thể thoả mãn một phần nhu cầu vô thức trong khi vẫn duy trì được tiêu chuẩn đạo đức. Freud xem giấc mơ là “con đường

vương giả” dẫn tới vô thức. Ông nói: “Tất cả chúng ta, kể cả người tốt, đều có bản chất dã thú vô pháp lộ trong giấc ngủ”.

Trong cuộc sống, cùng với các hiện tượng tâm lý có ý thức, chúng ta thường gặp hiện tượng tâm lý chưa có ý thức diễn ra chi phối hoạt động của con người (người mắc chứng mộng du, người bị thôi miên). Hiện tượng tâm lý không ý thức, chưa nhận thức được, trong tâm lý học gọi là vô thức.

Con người không nhận thức được các hiện tượng tâm lý, các hành vi, cảm nghĩ của mình. Những cảm nghĩ mà con người không nhận thức được các chúng như ẩn náu trong một “cõi lòng” tối tăm, nhưng vẫn chi phối hành vi. Vô thức không bao hàm thái độ của con người. Lúc ở trạng thái vô thức, con người không nhận xét, đánh giá về hành vi, thái độ, cách cư xử của mình.

2.3.2. Ý thức về sự tồn tại của yếu tố vô thức trong truyện ngắn Việt Nam đương đại khi thể hiện con người bản năng

Có một thời gian dài, văn học Việt Nam dồn hết bút lực tô vẽ và ca ngợi vẻ đẹp thánh thiện của con người mà quên đi rằng trong mỗi con người tồn tại hai mặt song song: vô thức thuộc về bản năng và ý thức thuộc về mặt xã hội.

Phâm tâm học đã khẳng định vai trò cuả vô thức trong hành vi của con người. Đời sống bản năng, con người vô thức đã được thừa nhận trong văn học đương đại.

Cái tên I am đàn bà mà Y Ban dùng để đặt tên cho truyện ngắn của mình như muốn khiêu khích, gợi lên cho độc giả sự tò mò về một con người từng trải. Trong tất cả sự từng trải của người phụ nữ, tác giả muốn nhấn mạnh đến sự từng trải trong tình dục, trong phương diện thuộc về bản năng con người. Bởi giữa “con gái” và “đàn bà” khác nhau ở chỗ “đã có chồng” và “chưa có chồng”. Hai chữ “đàn bà” đậm dấu ấn trần tục, bản năng. Trong I am đàn bà, nhân vật “Thị”

là nhân vật chính của truyện. Mở đầu nhân vật xuất hiện bằng âm thanh của tiếng thét và tiếng khóc được thốt ra từ bản năng làm mẹ: “Tiếng hét dội vào rừng cây vọng lại thành tiếng hú thê thảm. Sau sự sợ hãi là sự đau đớn chất cùng phả ra từ bản năng làm mẹ của thị. Thị khóc vật vã. Khóc kiệt cùng” [3, 1]. Chính cô đã từng làm mẹ, nên cô đã không ngăn được xúc động khi chứng kiến một đứa trẻ bị bỏ rơi, trong tiếng kêu thương thảm thiết. “Tay thị đụng vào chim thằng bé. Bỗng thị giật thột. Cái chim thằng bé cưng cứng. Không tin vào cái cảm giác thoáng qua ấy, thị dùng cả 5 ngón tay phải sờ vào chim thằng bé. Cái chim còn cứng. Cái chim còn cứng thì thằng bé còn sống, thằng bé còn sống. Thị vội cởi nốt chiếc áo lót rồi ôm thằng bé sát vào ngực thị. Một cuộc luân hồi được nén trong ngực thị. Thị cảm nhận sự ấm dần lên trên cơ thể thằng bé. Và nó đã tìm được vú thị từ lúc nào. Nó mút chùn chụt” [3, 1].

Theo Freud dục tính con người phát triển qua năm giai đoạn. Đầu tiên dục năng biểu hiện ở miệng, nó là nơi dễ bị kích thích qua vú mẹ để tạo năng lượng tính dục. Chính thị với hành động ấy đã kích thích cái bản năng sống của thằng bé. Thằng bé đã sống lại. Không ai có thể phủ nhận đời sống bản năng của con người.

Theo Freud, vô thức là những ham muốn bị dồn nén vượt ra ngoài sự kìm hãm của ý thức, nhân vật không hiểu được mình, đi vào xung đột bên trong, kéo nhân vật vào trong một vùng đam mê, đó là những bản năng hoạt động theo nguyên tắc khoái cảm. Và một trong những con đường giải toả là giấc mơ. Người phụ nữ trong I am đàn bà đã xa chồng gần 2 năm. Nỗi nhớ chồng đồng hành với khao khát tình dục. Mỗi khi tắm cho ông chủ và chạm đến “con giống con má” thì nỗi khao khát ấy lại trỗi dậy. Chị cố gắng chế, cố che dấu, kìm hãm chúng và chị đã mơ. Và giấc mơ kia chính là hình thức để thoả mãn những ẩn ức

tình dục của thị. Như một chiếc lò xo càng nén lại càng bật lên mạnh mẽ. Bản năng ấy trỗi dậy dữ dội như thiêu đốt lòng thị. “Thị mộng mị đi vào phòng ông chủ. Cái ánh mắt của ông chủ như thúc vào tim thị. Cái ánh mắt mừng rỡ. Thị nhìn sâu vào cái ánh mắt mừng rỡ đấy rồi thị trút bỏ áo quần của thị. Thị lật chiếc khăn mỏng đắp trên người ông chủ. Con giống con má đang cất cao đầu chờ thị. Như giấc mơ đêm hôm nào thị cần lấy nó đưa vào cơ thể thị. Thị đã không phải thức giấc trong sự thèm khát cháy bỏng nữa. Thị đã thoả mãn”. Hai chữ “mộng mị” đã tố cáo rằng thủ phạm dẫn đến hành vi của thị chính là tầng sâu vô thức.

Nhà văn đương đại đã rất thấu hiểu khi miêu tả thế giới vô thức của người phụ nữ. Ta còn bắt gặp trong giấc mơ với những khao khát dục tính. Đó là người phụ nữ trong Tân cảng, vì người chồng không thoã mãn nhu cầu ái ân, ẩn ức dồn nén, để rồi một ngày ẩn ức kia mới được giải toả. Cô đã nghe theo tiếng gọi của vô thức “Vô thức nói. Vô thức cười. Vô thức thấy lòng chộn rộn. Vô thức thấy rạo rực đôi môi. Và tim vô thức đạp nhanh. Mọi thứ đều vô thức. Chắc tại một thứ không vô thức là bản năng đàn bà khao khát trỗi dậy bên trong. Gặp rượu vô thức. Gặp trời Hà Nội se lạnh vô thức. Gặp những động chạm thân xác vô thức. Nó bỗng thành ý thức đánh thức chị dậy. Đến khi chỉ còn chị và người đàn ông đó, mọi thứ như nổ tung ra”.

Theo Phân tâm học, mơ là một trạng thái vô thức nhưng lại là cách duy nhất để thoã mãn những nhu cầu mà đời sống thực tại không thoã mãn được. Người phụ nữ trong Người đi tìm giấc mơ cũng thế. Cô là người “đầu thai nhầm chỗ” nên những điều bất hạnh luôn rình rập và sẵn sàng đến với cô bất kỳ lúc nào. Cô là người phụ nữ nhạy cảm, nhưng khát khao được yêu nhưng hiện thực không như ý muốn. Nỗi thất vọng về hiện thực gây ra sự dằn vặt, đau khổ trong

tâm hồn, cô bắt đầu tìm đến với thế giới trong mơ, hòng mong thoát khỏi hiện thực đau khổ cuả mình “Tôi bắt đầu tưởng, một ngày kia, tôi bỗng dưng xinh đẹp cao vọt lên. Ngực to mông nở… tôi sẽ đính ở hai đầu vú hai bông cúc tím, ở bụng một cái lá dâu”. Cô khao khát một tình yêu, cuộc sống vợ chồng nồng nàn với người cô ấy yêu, dù rằng hiện tại người ấy chỉ xem cô như “một cái máy đẻ mà thôi”. Cô thất vọng và chán ghét hiện tại. Nỗi đau ấy được cô nén lại trong lòng và vỡ oà trong giấc ngủ “Tôi mơ thấy mình đi ra biển người ấy hiện ra, chạy bằng đôi chân nhỏ xíu như chân đứa trẻ lên tám. Tôi chạy lao vào người chàng… rồi chàng hôn tôi. Cởi áo tôi ra. Cởi quần tôi ra. Chàng bảo: đi với anh chẳng cần mặc gì… Tôi hét lên và tỉnh dậy... hai bên vú cương lên và nhức nhối”. Cô đã tự thú “Tôi sống ban ngày như một cái bóng. Ban đêm mới là cuộc sống thực của tôi. Trong mơ tôi được yêu. Được đi ra khỏi căn nhà ảm đạm không ánh sáng. Được làm những gì mà cuộc sống thực thực tại không có. Nếu ban ngày có ai đó chửi tôi, thì đêm đến, trong giấc mơ, tôi là người chửi họ, thậm chí là tát vào mặt họ mà không sao”… Chính cái vô thức kia đã phản ánh một cách trung thực đời sống tâm hồn của con người ý thức. Khi sống với giấc mơ họ sống thật với mình bằng những cảm xúc thăng hoa.

2.3.3. Những điểm bất cập của truyện ngắn Việt Nam đương đại trên vấn đề “vô thức”

Các nhà văn đương đại đã khá thành công khi khai thác thế giới vô thức của con người bản năng. Những trang văn dành cho nó không nhiều, phân tích chưa sâu, nhìn nhận rất hạn hẹp, chỉ thể hiện qua giấc mơ, gắn liền với tình dục với những khao khát không kìm nén được. Trong I am đàn bà người đọc đều nhận ra người đàn bà đang đấu tranh dữ dội giữa những thèm khát cháy bỏng với lí trí và đạo đức. Trước khi người đàn bà ấy tìm đến sự thoả mãn một cuộc chiến

quyết liệt đã diễn ra trong tâm hồn chị. Chị đã kìm nén thật chặt cái thèm khát bản năng của mình. Lần đầu chị có cảm giác lạ khi bắt gặp “nó cất cao đầu gật gù. Thị nhìn đăm đăm nó như bị thôi miên... Thị bỏ chạy ra khỏi phòng. Thị ngồi xuống nghế và thấy da mặt mình tê bần”. Trong con người ấy đang kìm nén những ham muốn bản năng. Rồi chị có ý định đóng bỉm cho ông chủ, và một lần nữa “khi tắm cho ông chủ, lúc chị kỳ cọ đến cái chỗ nhạy cảm ấy, nó cứ phồng to và cứng nhắc. Thị đã đỏ mặt tía tai chạy ra khỏi nhà tắm”. Trong cuộc chiến đấu, ý thức đạo đức đã thua đậm cái bản năng dục tính. Chị đau đớn đến tột cùng nhưng khi thoả mãn nhưng lại nhận ra cái vô đạo đức của mình: “Đồi bại, thị rủa mình. Sao lại tệ hại đến vậy, cái thứ đàn bà xấu xa… Thị ân hận vì mình đã làm cái việc xấu ấy. Thị khóc nhiều lắm. Khóc mụ mị cả người”. Các nhân vật của Y Ban luôn thiếu hụt tình ái. Truyện ngắn của chị góp phần xây dựng đời sống tâm lí bị đè nén, mang nhiều mặc cảm, chứa đựng nhiều ẩn ức trong những con người cuộc đời gặp nhiều bất trắc.

Các truyện ngắn chưa khơi sâu được vô thức của thế giới bên trong, chưa diễn tả bằng ngôn ngữ, gắn với sự sáng tạo nghệ thuật. Học thuyết Freud đã chứng minh quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ không chỉ có ở ý thức, tiềm thức mà có ngay trong vô thức. Vì vậy, phân tâm học rất đề cao yếu tố vô thức trong sáng tạo nghệ thuật. Vô thức có vai trò rất quan trọng trong sáng tạo của người nghệ sỹ. Trong một phút giây thăng hoa trước một hiện thực nào đó, nghệ sỹ thường biết chớp lấy và viết rất nhanh trong một khoảnh khắc của vô thức. Đỉnh cao nghệ thuật thường ra đời trong thế giới vô thức ấy. Truyện ngắn đương đại chưa phản ánh được sự sáng tạo đó trong tác phẩm của mình.

Chương 3

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong truyện ngắn việt nam đương đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w